Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2001 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 2933 BKH/QLKT ngày 18 tháng 5 năm 2000; ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Loại hình kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu.
1. Tại các Khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng các loại hình kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch ...
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu.
a) Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; các khoản thu không tính cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp như: thu tịch thu hàng buôn lậu, huy động dân đóng góp; học phí; viện phí; viện trợ...), nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây:
- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%.
- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại.
- Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.
b) Các Khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi nhà nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để trả gốc và lãi.
c) Các khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư. Việc đầu tư các công trình hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định hiện hành, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
d) Nếu các công trình hạ tầng trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh thì được dùng nguồn vốn còn lại được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để đầu tư hỗ trợ các công trình khác ngoài địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu (kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu mới) nhưng có liên quan và phục vụ trực tiếp Khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi chung.
2. Thương mại, du lịch.
a) Các doanh nghiệp kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 1 được vay vốn ưu đãi nhà nước để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu.
b) Các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các cam kết nước ta đã ký kết với các nước láng giềng.
c) Tại khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.
d) Chủ đầu tư có dự án đầu tư kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi như quy định tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.
3. Đất đai.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu khi thuê đất, mặt nước, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành, còn được giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu đó.
4. Thuế.
Doanh nghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị định về thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 3. Quản lý một số lĩnh vực.
1. Xuất nhập cảnh.
a) Công dân các huyện của nước láng giềng có biên giới đối diện với Khu kinh tế cửa khẩu được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp. Nếu muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định.
b) Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các Doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xét cấp thị thực ngay tại Khu kinh tế cửa khẩu.
c) Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba được vào Khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận Khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào Khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
d) Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại Khu kinh tế cửa khẩu để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy định tại mục b Điều 3.
đ) Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
e) Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có Khu kinh tế cửa khẩu được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Ngân hàng.
Việc thành lập bàn đổi tiền và thực hiện nghiệp vụ mua bán tiền của nước có chung biên giới tại Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và các quy định hiện hành.
3. Kiểm dịch động, thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
Việc kiểm dịch động, thực vật và kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng nhập khẩu tại các Khu kinh tế cửa khẩu phải được thực hiện chặt chẽ theo các quy định hiện hành của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc lan truyền các dịch bệnh và hàng hoá kém chất lượng vào Việt Nam.
1. Ở cấp các cơ quan Trung ương.
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với Khu kinh tế cửa khẩu và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ việc kết thúc đầu tư đối với từng Khu kinh tế cửa khẩu.
b) Bộ Tài chính nghiên cứu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện các chính sách về thuế, phí và lệ phí nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho xuất khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.
c) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách thương mại dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, quy chế chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu được ưu đãi hơn so với chợ biên giới, quy chế Khu bảo thuế tại Khu kinh tế cửa khẩu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện.
Các Bộ, ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công an, Quốc phòng, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Hải quan... theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện.
2. Ở cấp tỉnh.
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương để thống nhất quy định nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với các hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu theo nguyên tắc: tại Khu kinh tế cửa khẩu chỉ có một đầu mối thực hiện một lần kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá và một lần thu thuế, thu phí đối với hàng hoá và dịch vụ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu (là cơ quan phối hợp của các tổ chức có liên quan) làm đầu mối giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc thống nhất quản lý hành chính nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách được quy định tại Quyết định này. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu có quy chế hoạt động do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu được phép quan hệ với chính quyền cấp tỉnh của nước láng giềng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Khu kinh tế cửa khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định Chính phủ hai nước đã ký.
Các Khu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện thí điểm các chính sách theo các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết định này, (riêng Khu thương mại Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).
Việc triển khai một số Khu kinh tế cửa khẩu mới, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải làm đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để được áp dụng chính sách tại Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 157/2002/QĐ-TTg thành lập và áp dụng chính sách đối với khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 184/2001/QĐ-TTg về việc cho phép cửa khẩu Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 1Quyết định 157/2002/QĐ-TTg thành lập và áp dụng chính sách đối với khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 4Quyết định 219/1998/QĐ-TTg về Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 140/2000/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 184/2001/QĐ-TTg về việc cho phép cửa khẩu Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 53/2001/QĐ-TTg về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 53/2001/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/04/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 04/05/2001
- Ngày hết hiệu lực: 10/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra