Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 718/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 25 tháng 04 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau;

Trên cơ sở thống nhất với Ban Dân vận Tỉnh ủy và đề xuất của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 96/TTr-SNV ngày 16/4/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 09/7/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Huyện ủy, Thành ủy;
- CVP, PVP (Trung);
- NC (Đ22, N);
- Lưu: VT. Tr 37/4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Thân Đức Hưởng

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, nội dung tiêu chí, phương pháp đánh giá và phân loại công tác dân vận của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau (sau đây viết tắt là công tác dân vận chính quyền).

2. Đối tượng áp dụng

Các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã (gọi tắt cơ quan, đơn vị).

Điều 2. Mục đích đánh giá, phân loại công tác dân vận chính quyền

1. Việc đánh giá, phân loại công tác dân vận hàng năm của các cơ quan, đơn vị nhằm xem xét toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, quy chế dân chủ, cải cách hành chính,... theo quy định; phát huy các nhân tố tích cực; góp phần tạo động lực thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước.

2. Kết quả đánh giá, xếp loại thực hiện công tác dân vận là một trong những cơ sở để xem xét, đánh giá thi đua của cơ quan, đơn vị vào dịp tổng kết các khối thi đua. Kết quả xếp loại công tác dân vận từ “Hoàn thành tốt” trở lên mới đủ điều kiện đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá

1. Bám sát nội dung thực hiện công tác dân vận theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Kế hoạch số 03-KH/TU ngày 07/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai, thực hiện Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp; Chương trình phối hợp số 10-CTrPH/BDVTU-BCSĐUBND ngày 24/11/2016 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân vận giai đoạn 2016-2021; Quyết định 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau.

2. Việc chấm điểm cụ thể dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng và hiệu quả công việc đạt được theo yêu cầu của từng nội dung tiêu chí; đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, thực chất và đúng quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN

Điều 4. Nội dung tiêu chí

1. Tiêu chí 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân vận

a) Ban hành kế hoạch hoặc văn bản quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy chế công tác dân vận phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị;

b) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị kịp thời, đúng quy định;

c) Phân công cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và tham mưu, thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị theo Quyết định 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

d) Cơ quan, đơn vị có cách làm đổi mới, nổi bật, sáng tạo trong công tác dân vận được đánh giá, ghi nhận theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Tiêu chí 2: Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận thành các văn bản quy phạm pháp luật

a) Cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước phù hợp với thực tiễn và đáp ứng quyền, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành; tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

3. Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

a) Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực;

b) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của cơ quan, đơn vị không xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng (trừ trường hợp tự phát hiện xử lý và khắc phục tốt hậu quả);

c) Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

4. Tiêu chí 4: Thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính

a) Rà soát, thực hiện đơn giản hoặc đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%;

b) Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần phục vụ nhân dân “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin”;

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

5. Tiêu chí 5: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

a) Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị

- Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hàng tháng, quý, 6 tháng và hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và thực hiện chế độ thông tin báo cáo về Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ tỉnh đúng quy định.

- Lắng nghe và giải quyết kịp thời các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện việc công khai các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

b) Thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan

- Bố trí hòm thư hoặc thư mục góp ý, hàng tuần tiếp nhận góp ý từ hòm thư, thư mục để nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.

- Thông báo để công dân, tổ chức có liên quan biết và tham gia đóng góp ý kiến đối với những chương trình, dự án do cơ quan, đơn vị xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

6. Tiêu chí 6: Thực hiện công tác tiếp công dân, đối thoại với người dân, doanh nghiệp; giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

a) Bố trí nơi tiếp dân, ban hành nội quy và công khai lịch tiếp công dân; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên; thực hiện các quy trình tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân;

b) Tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để có thống nhất phương án xử lý giải quyết được những vụ việc phức tạp;

c) Giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không để vụ việc phức tạp tồn đọng, vượt cấp, kéo dài, khiếu kiện đông người.

7. Tiêu chí 7: Thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị

a) Thực hiện góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Bộ Chính trị khóa XI ngày 12/12/2013 tại Quyết định số 217-QĐ/TW về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1094-QĐ/TU ngày 14/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Quy định về trách nhiệm tiếp thu góp ý trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong tỉnh;

b) Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

c) Cơ quan, đơn vị có kế hoạch phối hợp làm việc định kỳ 06 tháng, năm với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

8. Tiêu chí 8: Thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử

a) Ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị;

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước quan liêu, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền và thiếu năng lực, phẩm chất kém (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục tốt hậu quả).

9. Tiêu chí 9: Thực hiện Phong trào “Dân vận khéo”.

a) Hàng năm, cơ quan, đơn vị đăng ký mô hình "Dân vận khéo";

b) Thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 5. Phương pháp đánh giá

1. Thang điểm đánh giá các tiêu chí là 100.

2. Cách đánh giá, chấm điểm từng nội dung tiêu chí: Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao để đánh giá, tự chấm điểm từng nội dung tiêu chí. Nếu kết quả thực hiện đạt 100% thì đánh giá điểm tối đa; trường hợp không đạt 100% thì tùy theo mức độ đạt được để chấm điểm, cụ thể như:

a) Nếu đạt từ 90% - dưới 100% (Hoàn thành xuất sắc) thì đánh giá đạt 90% số điểm tối đa;

b) Nếu đạt từ 80% - dưới 90% (Hoàn thành tốt) thì đánh giá đạt 80% số điểm tối đa;

c) Nếu đạt 70% - dưới 80% (Hoàn thành khá) thì đánh giá đạt 70% số điểm tối đa;

d) Nếu đạt 60% - dưới 70% (Hoàn thành) thì đánh giá đạt 60% số điểm tối đa;

đ) Nếu đạt 50% - dưới 60% (Yếu kém) thì đánh giá đạt 50% số điểm tối đa;

e) Nếu đạt dưới 50% (Không hoàn thành) thì đánh giá là 0 điểm.

3. Phương pháp đánh giá:

a) Sở, ban, ngành cấp tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nội dung tiêu chí đánh giá công tác dân vận vào cột “Tự đánh giá” của Bảng 1 ban hành kèm theo quy định này;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nội dung tiêu chí đánh giá công tác dân vận vào cột “Tự đánh giá” của Bảng 2 ban hành kèm theo quy định này;

c) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nội dung tiêu chí đánh giá công tác dân vận vào cột “Tự đánh giá” của Bảng 3 ban hành kèm theo quy định này.

Điều 6. Phân loại công tác dân vận chính quyền

1. Kết quả thẩm định

a) Kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện được Sở Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và các sở, ngành có liên quan thẩm định, xem xét công nhận hoặc điều chỉnh theo thực tế thẩm định. Kết quả thẩm định được thể hiện cột “Tổng điểm thẩm định” của bảng chấm điểm;

b) Kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã được Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, Thành ủy và các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định, xem xét công nhận hoặc điều chỉnh theo thực tế thẩm định. Kết quả thẩm định được thể hiện cột “Tổng điểm thẩm định” của bảng chấm điểm.

2. Phân loại

Trên cơ sở “Tổng điểm thẩm định” của từng cơ quan, đơn vị sẽ được phân loại theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc:

- Tổng điểm đạt từ 90 đến 100 điểm; các tiêu chí phải đạt từ 08 điểm trở lên;

- Tổ chức đảng của cơ quan, đơn vị năm đó được đánh giá, xếp loại chất lượng là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

b) Hoàn thành tốt:

- Tổng điểm đạt từ 70 đến dưới 90 điểm;

- Tổ chức đảng của cơ quan, đơn vị năm đó được đánh giá, xếp loại chất lượng là hoàn thành tốt nhiệm vụ.

c) Hoàn thành:

Tổng điểm đạt từ 50 đến dưới 70 điểm.

d) Không hoàn thành:

Tổng điểm đạt dưới 50 điểm.

Chương III

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Thẩm quyền, trình tự, thời gian xét duyệt, phân loại đối với công tác dân vận

1. Thẩm quyền.

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công nhận xếp loại công tác dân vận đối với các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định công nhận xếp loại công tác dân vận đối với các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Trình tự, thời gian xét duyệt, phân loại đối với công tác dân vận.

a) Đối với cấp huyện: Trong tháng 11 hàng năm, các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tự chấm điểm, gửi kết quả về Phòng Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp. Trong tháng 01 của năm liền kề, Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, Thành ủy và các phòng chuyên môn liên quan tiến hành thẩm định kết quả tự chấm điểm, gửi dự thảo kết quả thẩm định đến đơn vị được thẩm định để đối chiếu, giải trình và bổ sung hồ sơ chứng minh (nếu có) trong thời hạn 03 ngày làm việc; Phòng Nội vụ phối hợp Ban Dân vận xem xét giải trình, hoàn chỉnh kết quả thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

b) Đối với cấp tỉnh: Trong tháng 12 hàng năm, các sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành tự chấm điểm, gửi về Sở Nội vụ trước ngày 31/12 để tổng hợp. Trong tháng 01 của năm liền kề, Sở Nội vụ phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, các sở, ngành có liên quan tiến hành thẩm định kết quả tự chấm điểm; gửi dự thảo kết quả thẩm định đến các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối chiếu, giải trình và bổ sung hồ sơ chứng minh (nếu có) trong thời hạn 04 ngày làm việc; Sở Nội vụ phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy xem xét giải trình, hoàn chỉnh kết quả thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

a) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và các sở, ngành có liên quan thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận xếp loại công tác dân vận đối với các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nội dung tiêu chí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Triển khai thực hiện tự đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác dân vận của cơ quan, đơn vị theo quy định này;

b) Các sở, ban, ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác dân vận đối với các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; rà soát nội dung tiêu chí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

3. Trách nhiệm của Phòng Nội vụ cấp huyện

a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Quy định này. Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy, Thành ủy và các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác dân vận đối với các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận xếp loại công tác dân vận đối với các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Trách nhiệm của các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Thực hiện tự đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác dân vận của đơn vị theo quy định này;

b) Các phòng chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Phòng Nội vụ thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác dân vận đối với các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

BẢNG 1

CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

 

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN

Tối đa

Tự đánh giá

Thẩm định

Ghi chú

1

Tiêu chí 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân vận

12

 

 

 

1.1

Ban hành kế hoạch hoặc văn bản quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận chính quyền; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy chế công tác dân vận phù hợp với thực tiễn của cơ quan.

4

 

 

 

1.2

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị kịp thời, đúng quy định

4

 

 

 

1.3

Phân công cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và tham mưu, thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan theo Quyết định 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2

 

 

 

1.4

Cơ quan, đơn vị có cách làm đổi mới, nổi bật, sáng tạo trong công tác dân vận được đánh giá, ghi nhận theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2

 

 

 

2

Tiêu chí 2: Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận thành các văn bản quy phạm pháp luật

10

 

 

 

2.1

Cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước phù hợp với thực tiễn và đáp ứng quyền, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

5

 

 

 

2.2

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành; tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

5

 

 

 

3

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

10

 

 

 

3.1

Cơ quan, tổ chức  thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực.

5

 

 

 

3.2

Cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan không xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

5

 

 

 

4

Tiêu chí 4: Thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính

12

 

 

 

4.1

Rà soát, thực hiện đơn giản hoặc đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%.

4

 

 

 

4.2

Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần phục vụ nhân dân “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin”.

4

 

 

 

4.3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan.

4

 

 

 

5

Tiêu chí 5: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

14

 

 

 

5.1

Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan

8

 

 

 

5.1.1

Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

4

 

 

 

5.1.2

Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và thực hiện chế độ thông tin báo cáo về Ban Chỉ đạo Quy chế Dân chủ tỉnh đúng quy định.

2

 

 

 

5.1.3

Lắng nghe và giải quyết kịp thời các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện việc công khai các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

2

 

 

 

5.2

Thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

6

 

 

 

5.2.1

Bố trí hòm thư góp ý, hàng tuần mở hòm thư góp ý, nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu cơ quan để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.

3

 

 

 

5.2.2

Thông báo để công dân, tổ chức có liên quan biết và tham gia đóng góp ý kiến đối với những chương trình, dự án do cơ quan xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

3

 

 

 

6

Tiêu chí 6: Thực hiện công tác tiếp công dân, đối thoại với người dân, doanh nghiệp; giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

12

 

 

 

6.1

Bố trí nơi tiếp dân, ban hành nội quy và công khai lịch tiếp công dân; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên; thực hiện các quy trình tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

2

 

 

 

6.2

Tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để có thống nhất phương án xử lý giải quyết được những vụ việc phức tạp.

4

 

 

 

6.3

Giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không để vụ việc phức tạp tồn đọng, vượt cấp, kéo dài, khiếu kiện đông người.

6

 

 

 

7

Tiêu chí 7: Thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị

10

 

 

 

7.1

Thực hiện góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1094-QĐ/TU ngày 14/5/2014 của của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Quy định về trách nhiệm tiếp thu góp ý trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong tỉnh.

4

 

 

 

7.2

Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất để Mặt trận Tổ quốc, và các đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4

 

 

 

7.3

Cơ quan có kế hoạch phối hợp làm việc định kỳ 06 tháng, năm với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

2

 

 

 

8

Tiêu chí 8: Thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử

10

 

 

 

8.1

Ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan

5

 

 

 

8.2

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước quan liêu, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền và thiếu năng lực, phẩm chất kém (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

5

 

 

 

9

Tiêu chí 9: Thực hiện Phong trào “Dân vận khéo”

10

 

 

 

9.1

Hàng năm, cơ quan đăng ký mô hình "Dân vận khéo".

5

 

 

 

9.2

Thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

5

 

 

 

Tổng điểm:

100

 

 

 

 

BẢNG 2

CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN

Tối đa

Tự đánh giá

Thẩm định

Ghi chú

1

Tiêu chí 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân vận

12

 

 

 

1.1

Ban hành kế hoạch hoặc văn bản quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận chính quyền; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy chế công tác dân vận phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

4

 

 

 

1.2

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị kịp thời, đúng quy định

4

 

 

 

1.3

Phân công cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và tham mưu, thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan theo Quyết định 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2

 

 

 

1.4

Cơ quan, đơn vị có cách làm đổi mới, nổi bật, sáng tạo trong công tác dân vận được đánh giá, ghi nhận theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2

 

 

 

2

Tiêu chí 2: Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về công tác dân vận thành các văn bản quy phạm pháp luật

8

 

 

 

2.1

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành.

5

 

 

 

2.2

Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

3

 

 

 

3.

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

12

 

 

 

3.1

Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh/cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện giao; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực.

5

 

 

 

3.2

Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau

5

 

 

 

3.3

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của cơ quan, đơn vị không xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

2

 

 

 

4

Tiêu chí 4: Thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính

12

 

 

 

4.1

Rà soát, thực hiện đơn giản hoặc đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 90%.

4

 

 

 

4.2

Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tinh thần phục vụ nhân dân “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin”.

4

 

 

 

4.3

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

4

 

 

 

5

Tiêu chí 5: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

14

 

 

 

5.1

Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị

8

 

 

 

5.1.1

Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

4

 

 

 

5.1.2

Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

2

 

 

 

5.1.3

Lắng nghe và giải quyết kịp thời các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện việc công khai các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

2

 

 

 

5.2

Thực hiện dân chủ quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

6

 

 

 

5.2.1

Bố trí hòm thư góp ý, hàng tuần mở hòm thư góp ý, nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.

3

 

 

 

5.2.2

Thông báo để công dân, tổ chức có liên quan biết và tham gia đóng góp ý kiến đối với những chương trình, dự án do cơ quan, đơn vị xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

3

 

 

 

6

Tiêu chí 6: Thực hiện công tác tiếp công dân, đối thoại với người dân, doanh nghiệp; giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân

12

 

 

 

6.1

Bố trí nơi tiếp dân, ban hành nội quy và công khai lịch tiếp công dân; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên; thực hiện các quy trình tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

2

 

 

 

6.2

Tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để có thống nhất phương án xử lý giải quyết được những vụ việc phức tạp.

4

 

 

 

6.3

Giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không để vụ việc phức tạp tồn đọng, vượt cấp, kéo dài, khiếu kiện đông người.

6

 

 

 

7

Tiêu chí 7: Thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị

10

 

 

 

7.1

Thực hiện góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1094-QĐ/TU ngày 14/5/2014 của của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về trách nhiệm tiếp thu góp ý trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong tỉnh.

4

 

 

 

7.2

Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4

 

 

 

7.3

Cơ quan, đơn vị có kế hoạch phối hợp làm việc định kỳ 06 tháng, năm với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

2

 

 

 

8

Tiêu chí 8. Thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử

10

 

 

 

8.1

Ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị.

5

 

 

 

8.2

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước quan liêu, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền và thiếu năng lực, phẩm chất kém (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

5

 

 

 

9

Tiêu chí 9: Thực hiện Phong trào “Dân vận khéo”

10

 

 

 

9.1

Hàng năm, cơ quan, đơn vị đăng ký mô hình "Dân vận khéo".

5

 

 

 

9.2

Thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

5

 

 

 

Tổng điểm:

100

 

 

 

 

BẢNG 3

CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, CẤP HUYỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ

ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN

Tối đa

Tự đánh giá

Thẩm định

Ghi chú

1

Tiêu chí 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân vận chính quyền

20

 

 

 

1.1

Ban hành kế hoạch hoặc văn bản quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận chính quyền; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy chế công tác dân vận phù hợp với thực tiễn của cơ quan.

6

 

 

 

1.2

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan, đơn vị kịp thời, đúng quy định

6

 

 

 

1.3

Phân công cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và tham mưu, thực hiện công tác dân vận chính quyền tại cơ quan theo Quyết định 333-QĐ/TU ngày 24/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

4

 

 

 

1.4

Cơ quan, đơn vị có cách làm đổi mới, nổi bật, sáng tạo trong công tác dân vận được đánh giá, ghi nhận theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

4

 

 

 

2

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

10

 

 

 

2.1

Cơ quan tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực.

5

 

 

 

2.2

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của cơ quan không xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực và mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).

5

 

 

 

3

Tiêu chí 5: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

20

 

 

 

3.1

Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan

12

 

 

 

3.1.1

Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

4

 

 

 

3.1.2

Tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

4

 

 

 

3.1.3

Lắng nghe và giải quyết kịp thời các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện việc công khai các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

4

 

 

 

3.2

Thực hiện dân chủ quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

8

 

 

 

3.2.1

Bố trí hòm thư góp ý, hàng tuần mở hòm thư góp ý, nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu cơ quan để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.

4

 

 

 

3.2.2

Thông báo để công dân, tổ chức có liên quan biết và tham gia đóng góp ý kiến đối với những chương trình, dự án do cơ quan xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

4

 

 

 

4

Tiêu chí 7: Thực hiện quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị

10

 

 

 

4.1

Thực hiện góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1094-QĐ/TU ngày 14/5/2014 của của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy ban hành Quy định về trách nhiệm tiếp thu góp ý trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong tỉnh.

5

 

 

 

4.3

Cơ quan có kế hoạch phối hợp làm việc định kỳ 06 tháng, năm với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

5

 

 

 

5

Tiêu chí 8: Thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử

20

 

 

 

5.1

Ban hành Quy chế văn hóa công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan

10

 

 

 

5.2

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước quan liêu, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền và thiếu năng lực, phẩm chất kém (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả)

10

 

 

 

6

Tiêu chí 9: Thực hiện Phong trào “Dân vận khéo”

20

 

 

 

6.1

Hàng năm, cơ quan đăng ký mô hình "Dân vận khéo".

10

 

 

 

6.2

Thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo”, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực theo Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế khen thưởng phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

10

 

 

 

Tổng điểm:

100

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 718/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác dân vận của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 718/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/04/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Thân Đức Hưởng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản