Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 705/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2806/TTr- STNMT ngày 10 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT BIỂN BỀN VỮNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
I. QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI
1. Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện trong thời gian qua
Thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam; Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 16-CTr/TU ngày 20/8/2007 của Tỉnh ủy Bình Định về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Bình Định và Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 02/3/2012 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo tỉnh Bình Định.
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn tỉnh, như: tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về biển, đảo... Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp nên chưa nâng cao được nhận thức của các cấp quản lý và cộng đồng dân cư trong tỉnh trong việc khai thác hợp lý, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. Đánh giá chung, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả, bền vững chưa được nâng cao. Cán bộ, công chức các cấp, các ngành và các địa phương ven biển chưa có ý thức trong việc ưu tiên, đặt lợi ích của quốc gia lên trên, theo hướng giữ gìn và làm tốt công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, hải đảo.
2. Quan điểm
a. Thực hiện việc xây dựng và triển khai Kế hoạch phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền biển, đảo; cụ thể hóa được các yêu cầu của Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam; Nghị quyết số 16-CTr/TU ngày 20/8/2007 của Tỉnh ủy Bình Định về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
b. Bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương; đồng thời, nâng cao nhận thức chung về sự cần thiết phải đẩy mạnh quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo, phù hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
c. Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài, nhằm nâng cao ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển của nhân dân trong tỉnh; góp phần khẳng định thực hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; thông qua nhận thức và hành động chung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tỉnh, từng bước khẳng định vị thế Bình Định là một tỉnh mạnh về biển.
d. Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Bình Định phải kết hợp chặt chẽ; đồng thời, tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ các cơ quan Trung ương và từ quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, chống đói nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường biển.
đ. Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước với thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyên truyền.
e. Phát huy thế mạnh của khoa học và công nghệ, các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, các đài phát thanh, truyền hình, báo viết để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tác động sâu rộng, kịp thời và hiệu quả đến cộng đồng xã hội.
3. Yêu cầu
a. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo tỉnh Bình Định; thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng, đảm bảo về nội dung và phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền.
b. Thực hiện tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với thực hiện các chương trình, chính sách trong từng lĩnh vực riêng biệt có liên quan đến Kế hoạch trên địa bàn của tỉnh.
c. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền chủ động, tích cực và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; lồng ghép tuyên truyền biển, đảo với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chương trình, đề án chuyên môn của các sở, ban, ngành, địa phương.
d. Bảo đảm phối hợp tốt và chặt chẽ hơn giữa các lực lượng làm công tác tuyên truyền biển, đảo; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân trên địa bàn biển, đảo của tỉnh.
đ. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo của tỉnh trong tình hình mới.
4. Mục tiêu
Đến năm 2015, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức, quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển có hiệu quả, bền vững và được nâng cao rõ rệt.
Cán bộ, công chức các cấp, các ngành và các địa phương ven biển trong tỉnh có ý thức trong việc ưu tiên, đặt lợi ích chung của quốc gia lên trên, theo hướng chia sẻ, giữ gìn và làm tốt công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, hải đảo.
Các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp có ý thức tốt hơn trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên cơ sở xây dựng lối ứng xử tích cực, thân thiện với môi trường biển và chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực liên quan.
5. Phạm vi thực hiện
Kế hoạch này đặt trọng tâm tuyên truyền tổng thể phát triển kinh tế biển, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Các nội dung khác được đưa vào có tính chất bổ sung, hoàn chỉnh tính tổng thể của Kế hoạch.
Kế hoạch được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định, trước hết, tập trung trên địa bàn các huyện, thành phố ven biển: Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
Về thời gian, các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch được xác định tập trung cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết những kết quả đã làm được, đề xuất điều chỉnh về mục tiêu, yêu cầu và các nội dung cho giai đoạn sau.
1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo
a. Mục tiêu:
- 100% cán bộ, công chức cơ quan quản lý nhà nước về biển, hải đảo (Sở Tài nguyên và Môi trường); trên 80% cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước các lĩnh vực khai thác biển (sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện); 100% cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và lực lượng vũ trang các huyện, thành phố ven biển; trên 50% cán bộ, công chức thuộc các xã, phường, thị trấn ven biển; trên 50% cán bộ, viên chức và người lao động các đơn vị sự nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trên vùng biển tỉnh và hầu hết ngư dân được tập huấn và trang bị tài liệu phổ biến những kiến thức pháp lý cơ bản về biển và cập nhật những văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về biển, hải đảo và các cơ quan quản lý nhà nước các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến khai thác biển, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng và phổ biến các nội dung pháp lý cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ngành, các địa phương ven biển xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên về biển và hải đảo ở các cấp; hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền về biển, đảo cho các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí ở địa phương.
- Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương ven biển phổ biến, cập nhật những văn bản pháp luật chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trên khu vực biển, hải đảo.
c. Hình thức, sản phẩm tuyên truyền:
- Tài liệu từ Trung ương, văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về biển (Điều ước Hiệp định Việt Nam đã ký kết); tài liệu hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật về biển.
- Tập huấn, phổ biến pháp luật gồm các nội dung sau:
+ Phổ biến hệ thống kiến thức pháp luật cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
+ Trang bị kiến thức pháp luật chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp trong tỉnh;
+ Cập nhật lên website Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp và ngư dân hoạt động tại các vùng biển, ven biển, hải đảo để có điều kiện tra cứu, tìm hiểu, truy cập thông tin.
- Xây dựng các chuyên mục hỏi - đáp pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo trên Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định các trang tin điện tử trong tỉnh.
- Tổ chức biên tập tài liệu, phổ biến kết quả của các công trình nghiên cứu, sáng tạo về quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế và các khóa bồi dưỡng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo để trao đổi, chia sẻ thông tin.
2. Nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo
a. Mục tiêu:
- Trên 70% doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hộ gia đình sinh sống tại các huyện, thành phố ven biển của tỉnh có hoạt động gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo được tuyên truyền để nhận thức được những hành vi khai thác, sử dụng quá mức, hủy diệt tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường cần tránh hoặc hạn chế cũng như các giải pháp mà cộng đồng có thể chủ động khắc phục, phục hồi môi trường tự nhiên.
- 100% các xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về những vấn đề nan giải, bất cập, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo và các nguy cơ, hiểm họa liên quan đến chính lợi ích của các cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo.
- Trên 80% các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở các xã phường, thị trấn ven biển được thông tin, nâng cao nhận thức, hiểu biết về dự án Tổng hợp đới ven bờ tỉnh Bình Định (thực hiện Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ) nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá trình xây dựng và giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển, hải đảo.
- Khuyến khích, động viên việc học tập, phổ biến kinh nghiệm trong cộng đồng về những điển hình đã có những thành công hoặc triển vọng trong tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ vùng ven biển, hải đảo; khuyến khích các huyện, thành phố ven biển thi đua xây dựng mô hình phát triển kinh tế biển bền vững, xóa đói - giảm nghèo.
- Phát huy vai trò của các tổ hòa giải cơ sở và ban công tác mặt trận ở các xã phường, thị trấn ven biển, hải đảo trong việc giải quyết, tháo gỡ những mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích kinh tế - xã hội giữa các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển chủ động xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo phù hợp với từng nhóm đối tượng khai thác, sử dụng gồm các nội dung chính sau:
+ Kiến thức tổng hợp về tài nguyên biển, đảo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: các tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo; ý nghĩa, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển gắn với phát triển bền vững;
+ Vai trò, ý nghĩa của cộng đồng, nhất là các cộng đồng dân cư ven biển, trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển,
hải đảo; các hành động khai thác, sử dụng tài nguyên cần khuyến khích, được phép hoặc hạn chế và không được phép; các hành động bảo vệ môi trường biển cần làm ngay và các hành động hủy hoại môi trường cần bị cộng đồng loại bỏ;
+ Các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; các quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và quy hoạch khai thác tài nguyên biển của tỉnh;
+ Tình hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh và những vấn đề tồn tại, bất cập mà cộng đồng cần lưu ý quan tâm;
+ Nội dung lồng ghép các vấn đề về kinh tế với giải quyết các chính sách xã hội đối với các xã, phường, thị trấn ven biển, chú trọng giải quyết xóa đói - giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bất bình đẳng giới, lao động nhập cư trái phép, di dân tự do.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các địa phương ven biển đề xuất biện pháp bảo vệ, làm sạch bờ biển, hạn chế xả thải không đạt tiêu chuẩn hoặc các chất thải nguy hại ra môi trường biển.
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển trong quá trình chỉ đạo cần thường xuyên khảo sát nắm tình hình, tổng kết thực tiễn, phổ biến, nhân rộng và khen thưởng kịp thời các mô hình phát triển kinh tế biển bền vững.
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thi đua lập thành tích bảo vệ môi trường biển và thực hiện phản biện, giám sát việc thực hiện các dự án, công trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, ra quyết định của cơ quan chính quyền, giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các ngành, địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
c. Hình thức, sản phẩm tuyên truyền:
- Tổ chức các phong trào, các sự kiện có ý nghĩa thiết thực, tác động trực tiếp tới nhận thức chung của cộng đồng như: kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới (8/6), Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (l - 8/6) hàng năm.
- Tổ chức cho phóng viên báo chí, người dân, học sinh, sinh viên, ngư dân và người lao động nghe phổ biến hoặc xem phim tài liệu về các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững một số hệ sinh thái biển (rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm, thảm cỏ biển..), các mô hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thành công, công trình xử lý môi trường có hiệu quả.
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên biển cho các đối tượng có liên quan.
- Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo theo chủ đề, có sự tham gia của đại diện ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.
- Công khai hóa các thông tin trên website của tỉnh về việc đăng ký các cam kết bảo vệ môi trường và đánh giá tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố ven biển.
- Cập nhật và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khai thác sử dụng bền vững một số loại tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các ngành (như lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển,…) và cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (như Công an, Bộ đội Biên phòng, Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, hàng hải...).
3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển
a. Mục tiêu:
- 100% cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở địa phương; 100% cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo; 100% cán bộ, công chức có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống lụt bão ở tỉnh và các huyện, thành phố ven biển và phần lớn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học hoạt động trên địa bàn ven biển, hải đảo được tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức đối với cộng động nhằm phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường trên biển.
- Cơ quan báo chí, các trung tâm thông tin, phát triển khoa học - công nghệ, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề kinh tế biển; chính quyền các huyện, xã ven biển, hải đảo hàng năm có kế hoạch chủ động tiến hành tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là ngư dân về phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng là lực lượng chủ yếu bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển (khu vực nội thủy và lãnh hải), phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đồng thời là lực lượng tuyên truyền quan trọng về phòng, chống, kiểm soát khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển tại các vùng ven biển và hải đảo.
- Chính quyền địa phương ven biển có phương án huy động nhanh chóng các lực lượng tình nguyện viên trong cộng đồng; làm tốt công tác động viên người dân tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường trên địa bàn.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức khảo sát tình hình thực tế, xác định nhu cầu tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển trong phạm vi địa bàn tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo, tập huấn, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, cụ thể là:
+ Các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực thi trong hệ thống phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp trong tỉnh có kế hoạch tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phát tài liệu hướng dẫn, tổ chức cộng đồng dân cư tập dượt phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển;
+ Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội (chi hội) ngư dân, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và các cơ sở công lập khác tại các vùng ven biển, hải đảo có kế hoạch phổ biến kiến thức; xây dựng phương án chòng ngừa thiên tai, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển khi được chính quyền huy động; thành lập các lực lượng tình nguyện viên trong cơ quan, đơn vị để sẵn sàng tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển khi được chính quyền huy động.
- Các sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển từng bước xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tổ chức các hoạt động tình nguyện, xung kích trong cộng đồng; xây dựng các cơ chế, chính sách đảm bảo hoạt động liên tục và có hiệu quả của đội ngũ tuyên truyền viên, có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục thiên tai, sự cố môi trường biển.
c. Hình thức, sản phẩm tuyên truyền :
- Các ấn phẩm, phim tư liệu phục vụ công tác tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Các hội nghị, hội thảo, tập huấn và hình thức tập dượt về phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xây dựng, quảng bá thương hiệu biển Bình Định
a. Mục tiêu:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược thương hiệu biển của tỉnh Bình Định, tập trung vào các nhóm thương hiệu sau đây:
+ Các sản vật tự nhiên, hoặc sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo có giá trị tiêu dùng và uy tín, chất lượng trên thị trường, có tên gọi, địa chỉ xuất xứ hàng hóa;
+ Các khu dịch vụ vui chơi, giải trí tại các vùng biển, hải đảo, sinh thái môi trường; các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, trên các hải đảo, các khu bảo tồn biển.
- Cộng đồng dân cư sống ven biển, trên các đảo và cộng đồng nói chung phấn đấu trở thành "Đại sứ tiếp thị" cho thương hiệu biển Bình Định.
- Các doanh nghiệp, hiệp hội kinh doanh các ngành, nghề khai thác biển chủ động và tích cực tham gia thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu đối với các lĩnh vực ngành nghề:
+ Công nghiệp đóng tàu;
+ Công nghiệp vận tải tàu biển và dịch vụ hàng hải;
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan đại diện thương mại, xúc tiến đầu tư và du lịch (có trụ sở trong nước hoặc tại nước ngoài) trong việc hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội kinh tế xây dựng và triển khai thành công chiến lược quảng bá thương hiệu biển Bình Định.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định và lồng ghép nội dung xây dựng, quảng bá thương hiệu vùng biển Bình Định trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia; đồng thời phối hợp với hiệp hội kinh tế trong các ngành, nghề khai thác biển định hướng cho các doanh nghiệp đổi mới chiến lược khai thác, chế biến sản phẩm từ biển phục vụ xuất khẩu dựa trên tiêu chí các thương hiệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, hải sản thân thiện với môi trường; quảng bá các khu bảo tồn biển, các loài động vật quý hiếm, các hệ sinh thái biển và ven biển cần được bảo vệ của Bình Định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch ưu tiên xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các ngành, nghề, địa phương có mục tiêu nâng tầm thương hiệu đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển kêu gọi đầu tư khai thác các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên một số hải đảo ven bờ có tiềm năng du lịch.
- Quỹ Bảo vệ môi trường Bình Định có kế hoạch tài trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ biển, dịch vụ liên quan đến biển thân thiện với môi trường và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.
- Các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành, nghề khai thác biển có kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao ý thức cho người lao động và trong cộng đồng về xây dựng, củng cố và bảo vệ thương hiệu biển.
c. Hình thức, sản phẩm tuyên truyền:
- Tổ chức sự kiện kinh tế, văn hóa thể thao và du lịch tại các huyện, thành phố ven biển; các giải thưởng hàng năm của tỉnh hoặc các hiệp hội kinh tế trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển.
- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về thương hiệu biển cho các cơ quan đơn vị ở các huyện, thành phố ven biển.
- Các tin bài và ấn phẩm để quảng bá thương hiệu biển cho các địa phương và doanh nghiệp Bình Định.
5. Nâng cao nhận thức về vị thế địa phương biển và hội nhập quốc tế của Bình Định trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo
a. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và toàn xã hội về tiến trình lịch sử vị trí vai trò của nhân dân và vị thế biển Bình Định trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; hình thành, củng cố ý thức ngày càng sâu sắc trong các tầng lớp cán bộ và nhân dân phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển và ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển trong giai đoạn hiện nay.
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn và bạn bè quốc tế về phát triển kinh tế, tài nguyên và môi trường biển; chủ động hội nhập chia sẻ thông tin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, hòa bình, ổn định, cùng có lợi.
b. Nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; trao giải thưởng "Biển xanh quê hương" cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp vì sự nghiệp biển, đảo Bình Định; chủ trì tổ chức các hình thức triển lãm, phổ biến thông tin - tư liệu và giới thiệu thành tựu khoa học - công nghệ biển của Bình Định.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương ven biển quy hoạch các địa điểm, địa danh, công trình lịch sử - văn hóa biển.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền; tài trợ cho việc biên soạn, dịch thuật, tổ chức các hình thức giới thiệu và phát hành các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về vai trò, vị trí của ngành, lĩnh vực, địa bàn trong phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và các thành tựu hội nhập quốc tế về biển, hải đảo thuộc nội dung chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý; tổ chức họp báo, hội nghị, hội thảo khoa học và phối hợp với các cơ quan báo chí của địa phương kịp thời đưa tin, bài có giá trị góp phần nâng cao vị thế địa phương biển của Bình Định; trao giải thưởng cho các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng tốt và sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển của Bình Định.
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định và các đài phát thanh, tiếp phát truyền hình cấp huyện chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng về chủ đề khẳng định vị thế, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam cũng như của Bình Định trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
- Hàng năm, các sở, ban, ngành, địa phương có kế hoạch tổ chức các buổi nói chuyện thời sự về các chủ đề nâng cao vị thế địa phương biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo Bình Định.
c. Hình thức, sản phẩm tuyên truyền:
- Các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của địa phương.
- Các sản phẩm phát thanh - truyền hình, điện ảnh xây dựng hình tượng về những tấm gương điển hình trong xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.
- Các hội nghị, hội thảo, triển lãm và ấn phẩm, công trình nghiên cứu, tin bài về vị thế địa phương biển của Bình Định và các thành tựu hợp tác quốc tế về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện (2013 - 2015)
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch; phê duyệt dự toán chi tiết các nhiệm vụ cần triển khai trong năm.
Tiếp thu và cụ thể hóa các tài liệu nghiệp vụ tuyên truyền chủ yếu.
Tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu tuyên truyền thực tế ở các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố ven biển.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tiếp tục triển khai sâu, rộng các nội dung chính của Kế hoạch.
Nhân rộng các nhóm đối tượng tuyên truyền và địa phương ven biển làm điểm công tác tuyên truyền.
Cuối năm 2015: Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch; Báo cáo Ban Chỉ đạo Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" về kết quả thực hiện và dự kiến các công việc cho giai đoạn tiếp theo.
2. Kinh phí và cơ chế tài chính thực hiện Kế hoạch
a. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền trong Kế hoạch thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó tự đảm bảo (không kể nguồn hỗ trợ và huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước). Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ do các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng và đăng ký kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định.
b. Cơ chế tài chính:
- Ngân sách tỉnh bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ biển phục vụ sản xuất và dân sinh có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu tuyên truyền phục vụ cho công tác ở địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Bình Định; phát động các phong trào, vận động nhân dân địa phương khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển bền vững; tổ chức tập dượt phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai, sự cố trên biển; đào tạo xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên của địa phương.
- Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ.
Phân công trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành, địa phương:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đúng tiến độ; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch ở các sở, ban, ngành, các địa phương ven biển; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh để huy động các đơn vị vũ trang làm nhiệm vụ tại vùng ven biển và các hải đảo tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan báo, đài trong tỉnh dành thời lượng đưa tin, bài, chuyên mục về các nội dung thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tuyên truyền thuộc phạm vi Kế hoạch cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
3. Các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả; Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành và địa phương, đồng thời huy động từ nguồn vốn khác theo quy định pháp luật để tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế ở địa phương; chủ động bố trí kinh phí và biên chế cán bộ làm công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo; chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
5. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả triển khai về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
- 1Quyết định 2811/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 2Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2011 tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 4Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020
- 5Quyết định 4181/QĐ-UBND.VX năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" tỉnh Nghệ An
- 6Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2010 triển khai Quyết định 373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 158/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- 4Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển đến năm 2020 tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 2811/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 7Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2011 tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 9Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020
- 10Quyết định 4181/QĐ-UBND.VX năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" tỉnh Nghệ An
- 11Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2010 triển khai Quyết định 373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam do tỉnh Sóc Trăng ban hành
Quyết định 705/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015
- Số hiệu: 705/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Hồ Quốc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra