Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 704/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 704/QĐ-LĐTBXH ngày 10/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm thực hiện các quyền lợi hợp pháp của lao động nữ, bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nhóm các chỉ tiêu quốc gia
Chỉ tiêu 1: Hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất tỷ lệ nữ đạt 40%.
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đối với lao động nữ xuống dưới 5%.
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 40% vào năm 2020.
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng đạt không dưới 80%.
Chỉ tiêu 5: Đạt 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
2. Nhóm các chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chỉ tiêu 6: Nâng tỷ lệ nữ được đào tạo sau đại học lên 50% trong tổng số được đào tạo sau đại học.
Chỉ tiêu 7: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ công chức, viên chức được đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ 50% trong tổng số tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Chỉ tiêu 8: Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng đạt 35% trong tổng số tham gia cấp ủy.
Chỉ tiêu 9: Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% đơn vị có công chức, viên chức nữ tham gia lãnh đạo đơn vị.
Chỉ tiêu 10: 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành phụ trách được tập huấn về giới, phân tích và lồng ghép giới.
Chỉ tiêu 11: 100% công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động.
Chỉ tiêu 12: 100% lãnh đạo đơn vị và đoàn thể được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Chỉ tiêu 13: 100% nữ công chức, viên chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
1. Đối với nhóm các chỉ tiêu quốc gia
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở cho việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội; các quy định về lao động nữ: Xóa bỏ các quy định bất hợp lý và gây cản trở lao động nữ tiếp cận các cơ hội việc làm, có các biện pháp đảm bảo công bằng trong tuyển dụng và tăng cường chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm, hướng dẫn cụ thể và triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và có tách biệt theo giới; có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư vào việc cung cấp thông tin thị trường lao động, đảm bảo cập nhật thường xuyên.
- Xây dựng chiến lược ưu tiên về đào tạo nghề riêng cho lao động trong từng lĩnh vực cụ thể; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thống kê về đào tạo nghề cho lao động nữ thống nhất từ trung ương đến địa phương; phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề và các trường Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề thuộc Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam góp phần mở rộng quy mô đào tạo nghề ở các trình độ cho lao động nữ; các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ yếu thế.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 trong đó hàng năm chú trọng tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm.
- Xây dựng và triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Tăng cường lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu về Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tích cực tham gia vào các Hội nghị, Diễn đàn quốc tế và khu vực (ASEAN, APEC, ASEM) và các chương trình, dự án của Tổ chức quốc tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội.
2. Đối với nhóm các chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các cấp ủy và lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể và đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có nhận thức đúng về vai trò của đội ngũ nữ công chức, viên chức; từ đó, xác định rõ trách nhiệm, tạo điều kiện để nữ công chức, viên chức có cơ hội khẳng định và tham gia vào các hoạt động công tác của của Bộ, Ngành.
- Thực hiện tốt khâu tuyển chọn, đánh giá nữ công chức, viên chức, làm tiền đề xây dựng quy hoạch; trong rà soát, đánh giá, phân loại cần có sự phân tách về giới để có những đánh giá riêng, qua đó đề ra các biện pháp thích hợp để đạt được các chỉ tiêu về giới theo hướng tăng tỉ lệ nữ công chức, viên chức ở tất cả các lĩnh vực, vị trí công tác, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với nữ công chức, viên chức; xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016-2020 sát với thực tiễn và yêu cầu công việc, trong đó phải cụ thể hóa tỉ lệ nữ công chức, viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn kinh phí, nguồn tài trợ và có chính sách, chế độ thích hợp, tạo điều kiện để khuyến khích đội ngũ công chức, viên chức tự học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, nhất là công chức, viên chức trẻ, nữ công chức, viên chức và nữ công chức, viên chức lãnh đạo.
- Nghiên cứu xây dựng một số chính sách riêng đối với nữ công chức, viên chức để có cơ hội khẳng định vị trí, vai trò của mình, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp đối với công tác cán bộ nữ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và lồng ghép giới trong Chương trình hành động của các Bộ trưởng ASEAN giai đoạn 2016-2020.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vai trò của các tổ chức đoàn thể, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và vai trò của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị: những vấn đề liên quan đến nữ công chức, viên chức phải có ý kiến đóng góp trước hết của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; các cấp ủy phải coi công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ nữ công chức, viên chức là nhiệm vụ chính trị của mình; Thủ trưởng đơn vị phải chủ động quan tâm và tạo mọi điều kiện để đội ngũ nữ công chức, viên chức phát huy được vai trò, vị thế của mình; phải coi những tiến bộ của phụ nữ như là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị.
1. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ
1.1. Hướng dẫn Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.
1.2. Triển khai các văn bản tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới của Bộ giai đoạn 2016-2020.
1.3. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức các khóa tập huấn kiến thức về giới, phân tích và lồng ghép giới; tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
1.4. Tham gia và phối hợp với các đơn vị chức năng trong nghiên cứu, phát hiện và đề xuất giải quyết vấn đề giới trong xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung công tác của Bộ; xây dựng cơ chế phối hợp, thẩm định yếu tố bình đẳng giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1.5. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.
1.6. Hướng dẫn các đơn vị, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị thuộc Bộ tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, trong đó có tiến độ thực hiện nhóm các chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
1.7. Tổ chức tổng kết hàng năm, giai đoạn và báo cáo Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam về thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện báo cáo nhóm các chỉ tiêu có trách nhiệm
2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt được chỉ tiêu đề ra;
2.2. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả đạt được theo định kỳ (6 tháng, 1 năm/1 lần) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban.
2.3. Các đơn vị có trách nhiệm chủ trì thực hiện như sau:
a) Nhóm các chỉ tiêu quốc gia
- Cục Việc làm: chỉ tiêu 1, chỉ tiêu 2.
- Tổng cục Dạy nghề: chỉ tiêu 3.
- Văn phòng Quốc gia và giảm nghèo: chỉ tiêu 4.
- Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội: chỉ tiêu 5.
b) Nhóm các chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Vụ Tổ chức cán bộ: chỉ tiêu 6, chỉ tiêu 7.
- Văn phòng Đảng - Đoàn thể: chỉ tiêu 8.
- Các đơn vị thuộc Bộ: chỉ tiêu 9.
- Vụ Pháp chế, Vụ Bình đẳng giới: chỉ tiêu 10.
- Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ, Vụ Bình đẳng giới: chỉ tiêu 11, chỉ tiêu 12.
- Các đơn vị thuộc Bộ: chỉ tiêu 13.
3. Thủ trưởng các đơn vị
3.1. Xây dựng Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới hàng năm và giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện các chỉ tiêu đặt ra trong nhóm chỉ tiêu quốc gia và nhóm chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động các đơn vị thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
3.2. Chỉ đạo thường xuyên, kịp thời các hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới đã xây dựng.
3.3. Phối hợp với các đơn vị chức năng và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ trong việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề giới trong xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung công tác của Bộ, ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.4. Đề xuất bố trí, phân bổ kinh phí hàng năm theo dự toán của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3.5. Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới hàng năm và giai đoạn 2016-2020, tiến độ thực hiện và dự kiến hoàn thành các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu quốc gia và nhóm các chỉ tiêu đối với công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gửi báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) về Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ)./.
- 1Báo cáo 88/BC-LĐTBXH tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 182/QĐ-BTP về Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 1335/BGDĐT-TCCB hướng dẫn chương trình công tác vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 2816/LĐTBXH-BĐG năm 2016 ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 6775/VPCP-KGVX năm 2016 báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1145/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 4630/BHXH-TCCB năm 2016 triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 8Công văn 2951/LĐTBXH-TCCB về Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Chương trình phối hợp 60/CTPH-BTP-HLHPNVN năm 2018 về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022 do Bộ Tư pháp - Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 191/2009/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Báo cáo 88/BC-LĐTBXH tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5Quyết định 182/QĐ-BTP về Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Công văn 1335/BGDĐT-TCCB hướng dẫn chương trình công tác vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 8Công văn 2816/LĐTBXH-BĐG năm 2016 ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Công văn 6775/VPCP-KGVX năm 2016 báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm của Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1145/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Công văn 4630/BHXH-TCCB năm 2016 triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 12Công văn 2951/LĐTBXH-TCCB về Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Chương trình phối hợp 60/CTPH-BTP-HLHPNVN năm 2018 về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022 do Bộ Tư pháp - Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ban hành
Quyết định 704/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Số hiệu: 704/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra