BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI” NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 1145/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.
Căn cứ thực tế công tác bình đẳng giới và tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong thời gian qua, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2016 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) sẽ được triển khai với các nội dung chính như sau:
1. Huy động sự tham gia, phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức trong, ngoài nước và cộng đồng, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai cùng hành động nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
2. Thúc đẩy thực hiện luật pháp, chính sách, vận động xã hội về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
3. Khuyến khích, kêu gọi mọi người cùng lên tiếng, cùng hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2016
“Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”
Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề báo động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là trở ngại lớn trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới. Theo một nghiên cứu toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013 cho thấy, 35% phụ nữ trên toàn thế giới đã từng bị bạo lực về thể chất hoặc tình dục. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010 cho thấy, 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái. Trẻ em gái không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là đối tượng dễ bị buôn bán, lạm dụng tình dục và bạo lực ngoài môi trường gia đình.
Trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều khu vực, vùng miền và các thành phần trong xã hội.
Việc lựa chọn chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” cho Tháng hành động năm 2016 nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tháng hành động năm 2016 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm trong truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên toàn quốc nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội về thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Các hoạt động chính trong Tháng hành động được triển khai gồm:
1. Các hoạt động chuẩn bị trước khi diễn ra Tháng hành động
1.1. Xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cho các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.
1.2. Xây dựng nội dung thông điệp, thiết kế logo, pa-nô, áp phích và các sản phẩm truyền thông cho Tháng hành động.
1.3. Tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức phụ trách công tác bình đẳng giới của các Bộ, ngành và địa phương về các nội dung liên quan đến Tháng hành động.
1.4. Tổ chức Hội thảo định hướng truyền thông nhạy cảm giới và các nội dung của Tháng hành động cho phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương.
2. Các hoạt động diễn ra trong Tháng hành động
2.1. Tổ chức Lễ phát động:
- Tại Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 vào ngày 13/11/2016 tại Hà Nội.
- Các địa phương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trong thời gian từ ngày 10 - 15/11/2016.
2.2. Tổ chức chuỗi các hoạt động để hưởng ứng Tháng hành động như: hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội, diễu hành, sự kiện âm nhạc đường phố, Tuần chiếu phim, triển lãm tranh/ảnh, cuộc thi/giao lưu văn nghệ, thể thao... về chủ đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
2.3. Xây dựng, xuất bản và phổ biến các tài liệu/sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới: khẩu hiệu, thông điệp, tờ rơi, tờ gấp, băng-rôn, khẩu hiệu, phóng sự, video clip... về các nội dung, thông điệp của Tháng hành động.
2.4. Gặp gỡ, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (đặc biệt là ở cấp cơ sở).
2.5. Tổ chức một số đoàn kiểm tra liên ngành công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại một số Bộ, ngành và địa phương trong thời gian diễn ra Tháng hành động.
3. Các hoạt động sau khi kết thúc Tháng hành động
3.1. Báo cáo tổng kết Tháng hành động năm 2016.
3.2. Hội thảo tổng kết, đánh giá Tháng hành động năm 2016.
- Ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương; Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Tài trợ, viện trợ, huy động từ xã hội và cộng đồng;
- Các nguồn hợp pháp khác.
1. Vụ Bình đẳng giới:
- Tham mưu, trình lãnh đạo Bộ ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai và hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016.
- Phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức họp báo về Tháng hành động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội để triển khai các hoạt động chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tháng hành động.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.
- Xây dựng khẩu hiệu, thông điệp và các tài liệu truyền thông để tuyên truyền nhân dịp Tháng hành động.
- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo tổng kết Tháng hành động.
2. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Bình đẳng giới chuẩn bị tổ chức Lễ phát động, họp báo và các hoạt động tuyên truyền về Tháng hành động.
3. Trung tâm Thông tin, Báo Lao động - Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Tạp chí Gia đình và Trẻ em
Phối hợp với Vụ Bình đẳng giới, Văn phòng Bộ đưa tin kịp thời về các hoạt động triển khai trong Tháng hành động tại Trung ương và địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Bộ và các báo, tạp chí của ngành.
4. Các đơn vị thuộc Bộ
Tham gia, phối hợp triển khai các hoạt động của Tháng hành động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động năm 2016 trước ngày 10/10/2016.
- Chuẩn bị tổ chức Lễ phát động/ Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 tại địa phương.
- Tùy vào tình hình kinh tế - xã hội mà các địa phương có thể lựa chọn tổ chức các hoạt động phù hợp để hưởng ứng Tháng hành động như đã nêu ở phần 2, 3 của mục III về Nội dung hoạt động.
- Gửi các tin, bài, ảnh, video clip về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ và các trang thông tin có liên quan, đồng thời làm tư liệu phục vụ tổng kết Tháng hành động.
- Báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động năm 2016 (theo Mẫu) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng giới) số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: (04) 39393254/; Fax: (04) 38269551; Email: vubdg@molisa.gov.vn trước ngày 20/12/2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Tên đơn vị báo cáo:…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, Ngày tháng năm 20……. |
MẪU BÁO CÁO
“THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI” NĂM 2016
Kính gửi: ……………………………………………
I. Công tác chỉ đạo:
TT | Nội dung hoạt động | Thời gian ban hành văn bản/ triển khai hoạt động | Cơ quan ban hành/ chủ trì thực hiện | Ghi chú |
1. | Kế hoạch (ghi rõ số hiệu văn bản) |
|
|
|
2. | Công văn. (ghi rõ số hiệu văn bản) |
|
|
|
3. | Hội nghị triển khai/ Lễ phát động/Mít tinh |
|
|
|
II. Kết quả triển khai các hoạt động:
TT | Hoạt động | Số lượng/buổi | Số người tham gia | Cấp triển khai | |
Nam | Nữ | ||||
1. | Nói chuyện chuyên đề |
|
|
|
|
2. | Hội thảo, Tập huấn |
|
|
|
|
3. | Phát thanh |
|
|
|
|
4. | Truyền hình |
|
|
|
|
5. | Báo viết |
|
|
|
|
6. | Sản phẩm truyền thông: |
|
|
|
|
- Băng rôn, khẩu hiệu |
|
|
|
| |
- Tranh áp - phích |
|
|
|
| |
- Tờ gấp |
|
|
|
| |
- Băng, đĩa hình |
|
|
|
| |
- Băng, đĩa tiếng |
|
|
|
| |
- Khác:... |
|
|
|
| |
7 | Công tác kiểm tra |
|
|
|
|
8. | Hoạt động khác:... |
|
|
|
|
V. Huy động nguồn lực cho Tháng hành động
1. Ngân sách nhà nước: …………………………………………………………………………
2. Ngân sách huy động: ………………………………………………………………………….
V. Đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Tồn tại:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
- 1Quyết định 975/QĐ-BTP năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 976/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Tư pháp năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 704/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Công văn 4630/BHXH-TCCB năm 2016 triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 2Quyết định 1696/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 975/QĐ-BTP năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 976/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Tư pháp năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 704/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Công văn 4630/BHXH-TCCB năm 2016 triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Quyết định 1145/QĐ-LĐTBXH năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1145/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/08/2016
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định