Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 700/2002/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 700/2002/QĐ-NHNN NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ GỬI TIỀN DỰ TRỮ BẮT BUỘC BẰNG VND ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THAM GIA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật Các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tiền dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng được gửi trên hai tài khoản sau:
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tính dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Điều 2. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trong việc thực hiện dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng như sau:
1. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm:
Báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính về "số dư tiền gửi huy động bình quân" của "kỳ xác định dữ trữ bắt buộc" làm cơ sở tính toán tiền dự trữ bắt buộc của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" vào ngày 03 hàng tháng.
2. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính có trách nhiệm:
a. Báo cáo số dư tiền gửi bình quân của tổ chức tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 04 hàng tháng.
b. Trên cơ sở báo cáo "số dư tiền gửi huy động bình quân" trong "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" của tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quản lý gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" cho tổ chức tín dụng và cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 05 hàng tháng.
3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
a. Xử lý thừa thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" trên cơ sở tổng hợp số dư tiền gửi bình quân trên hai tài khoản của tổ chức tín dụng:
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng.
b. Thực hiện tổng hợp báo cáo chấp hành tiền dự trữ bắt buộc của các tổ chức tính dụng và gửi về Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng vào ngày 06 hàng tháng.
4. Cục Công nghệ tin học Ngân hàng có trách nhiệm:
Lập, cài đặt và hướng dẫn vận hành chương trình cho các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng đặt trụ sở chính để thực hiện việc truyền tin, tổng hợp, báo cáo và tính toán tiền dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Báo cáo được gửi bằng văn bản đồng thời truyền qua mạng máy tính.
Điều 4. Các quy định khác về dự trữ bắt buộc được thực hiện theo các quy định hiện hành của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Quyết định này được áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 7 năm 2002.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| Dương Thu Hương (Đã ký) |
- 1Quyết định 06/2006/QĐ-NHNN công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành đã hết hiệu lực do bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 582/2003/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 831/2003/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND đối với các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 06/2006/QĐ-NHNN công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do ngân hàng nhà nước ban hành đã hết hiệu lực do bị bãi bỏ hoặc có văn bản thay thế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 3Quyết định 582/2003/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 831/2003/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND đối với các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 700/2002/QĐ-NHNN về việc gửi tiền dự trữ bắt buộc bằng VNĐ đối với các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 700/2002/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/07/2002
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Dương Thu Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra