Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 693/QĐ-UBND .HC

Thành phố Cao Lãnh, ngày 09 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỨC CHI DẠY NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 44/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Liên bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung Thông tư Liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại văn bản số 1003/STC-HCSN ngày 27 tháng 7 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt mức chi dạy nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

1/ Chi phí dạy nghề theo từng ngành nghề:

Stt

Ngành nghề đào tạo

HV/lớp

(người)

Thời gian/lớp

(ngày)

Kinh phí (đồng)

Duyệt (kể cả CPQL)

Tđó: CPQL 5%

I/

Nghề phi nông nghiệp:

 

 

 

 

1.

May dân dụng

20

120

609.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

2.

May công nghiệp

20

60

657.000 /người/ tháng

31.000 / người/ tháng

3.

Thêu rua

20

60

657.000/ người/ tháng

31.000 / người/ tháng

4.

Điện công nghiệp

20

90

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

5.

Điện dân dụng (điện cơ)

20

90

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

6.

Lắp ráp, cài đặt máy tính

20

90

 

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

7.

Lắp ráp, bảo trì điện cơ

20

90

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

8.

Nghề hàn điện

20

90

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

9.

Nghề tiện

20

90

615.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

10.

Công nhân xây dựng

20

90

586.000 / người/ tháng

29.000 / người/ tháng

11.

Sửa kiểng bon sai

20

60

657.000 / người/ tháng

31.000 / người/ tháng

12.

Nghề sửa chữa xe gắn máy

20

150

582.000 / người/ tháng

28.000 /người/ tháng

13.

Nghề khâu bóng xuất khẩu

20

60

657.000 / người/ tháng

31.000 / người/ tháng

14.

Nghề gắn, kết cườm

30

10

383.000 / người/ khoá

18.000 / người/ khóa

15.

Nghề đan giỏ xách cườm

30

25

664.000 / người/ khoá

32.000 / người/ khóa

16.

Nghề làm hoa voan

20

25

712.000 / người/ khoá

34.000 / người/ khóa

17.

Tạo sản phẩm hoa cỏ khô

20

25

707.000 / người/ khoá

34.000 / người/ khóa

18.

Nghề dệt chiếu

30

10

657.000 / người/ khoá

31.000 / người/ khóa

19.

Dệt chiếu máy

30

10

657.000 / người/ khoá

31.000 / người/ khóa

20.

Nghề thắt võng

30

10

438.000 / người/ khoá

21.000 /người/ khóa

21.

Nghề tạo sản phẩm từ lục bình, bẹ chuối

30

10

438.000 / người/ khoá

21.000 /người/ khóa

22.

Nghề đan ghế nhựa

30

10

474.000 / người/ khoá

23.000 / người/ khóa

23.

Nghề đan giỏ xách dây nhựa

30

10

383.000 / người/ khoá

18.000 / người/ khóa

24.

Nghề tạo sản phẩm tre, trúc, mây, cói

30

10

383.000 / người/ khóa

18.000 / người/ khóa

25.

Nghề bó chổi

30

10

383.000 / người/ khoá

18.000 / người/ khóa

26.

Nghề đan thảm lau chân

30

10

383.000 / người/ khoá

18.000 / người/ khóa

27.

Nghề dạy đàn cổ nhạc

10

90

886.000 / người/ tháng

42.000 / người/ tháng

28.

Nghề sơ chế hạt sen

30

10

491.000 / người/ khoá

23.000 / người/ khóa

29.

Mô hình đan ghế nhựa

20

10

3.713.000 / hộ/ mô hình

177.000 / hộ/ mô hình

II/

Nghề nông nghiệp:

 

 

 

 

1.

Kỹ thuật trồng nấm rơm

30

15

373.000 / người/ khoá

18.000 / người/ khóa

2.

Chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học

30

7

402.000 / người/ khoá

19.000 / người/ khóa

3.

Chăn nuôi gà, vịt theo hướng an toàn sinh học

30

5

269.000 / người/ khoá

13.000 / người/ khóa

4.

Kỹ thuật nuôi cá rô trên ruộng

30

7

336.000 / người/ khoá

16.000 / người/ khóa

5.

Kỹ thuật nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học

30

6

369.000 /người/ khoá

18.000 / người/ khóa

6.

Kỹ thuật trồng rau theo hường an toàn

30

5

254.000 / người/ khoá

12.000 / người/ khóa

7.

Sản xuất cây có muối theo hướng GAP

30

5

403.000 / người/ khoá

19.000 / người/ khóa

8.

Sản xuất xoài theo hướng GAP

30

5

403.000 / người/ khoá

19.000 / người/ khóa

9.

Mô hình trồng cây ớt

20

90

3.872.000 / hộ/ mô hình

184.000 / hộ/ mô hình

Các lớp đào tạo dưới một tháng được căn cứ vào mức hỗ trợ một tháng để tính toán mở lớp.

2/ Hỗ trợ tiền ăn và tàu xe cho học viên:

Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/ người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

3/ Chi phí quản lý:

Trong chi phí dạy nghề lao động nông thôn được trích 5% để làm chi phí quản lý, chi phí này được phân chia như sau:

- 3% chi phí quản lý dùng cho các đơn vị dạy nghề.

- 2% chi phí quản lý cho cơ quan quản lý đơn vị dạy nghề để chi trả phụ cấp làm đêm thêm giờ cho cán bộ phục vụ công tác này, văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, xăng đi công tác kiểm tra lớp học, khai giảng, bế giảng, hội nghị triển khai, sơ, tổng kết, học tập kinh nghiệm, chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020,…

4/ Nguồn thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu của Trung Ương.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai mức chi dạy nghề lao động nông thôn; đồng thời phối hợp cùng Sở Tài chính theo dõi đơn vị thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT & các PCT/UBND Tỉnh;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/PPLT, VX, CN. LVV.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Trọng Nghĩa