Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2024/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2875/TTr-SNV ngày 18 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.
Quyết định này thay thế Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TỈNH TIỀN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 69/2024/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
2. Đối tượng điều chỉnh
a) Các sở, ban, ngành đề xuất thành lập, tổ chức lại, kiện toàn, thành lập lại, thay đổi thành viên, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác, Tổ công tác, Tổ kiểm tra và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những nhiệm vụ, công việc quan trọng, liên ngành.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quy chế này.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu riêng, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật chuyên ngành. Tổ chức phối hợp liên ngành sử dụng con dấu của cơ quan của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành và cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành.
4. Tổ chức phối hợp liên ngành không có Văn phòng độc lập, không có biên chế chuyên trách (trừ trường hợp có quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành trung ương), tất cả các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 5. Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Theo văn bản của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương; ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
2. Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm của tỉnh, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều sở, ban, ngành cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Những vấn đề đột xuất, cấp bách, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong tỉnh (gọi chung là sở, ban, ngành tỉnh) cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
2. Đôn đốc, chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Cấp phó người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành và thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
a) Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu: Cấp phó là người đứng đầu sở, ban, ngành tỉnh được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; Thành viên là đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan và phải là phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh trở lên.
b) Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh là người đứng đầu: Cấp phó là phó Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc Thủ trưởng, phó Thủ trưởng của các sở, ban, ngành tỉnh được giao phối hợp giải quyết các vấn đề liên ngành; Thành viên là đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan và phải là phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh trở lên.
3. Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức vụ thấp hơn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì sở, ban, ngành tỉnh báo cáo đề xuất rõ khi trình hồ sơ thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
4. Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thành phần của tổ chức phối hợp liên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 8. Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế này, sở, ban, ngành tỉnh lập hồ sơ thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
Điều 9. Thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Sở, ban, ngành tỉnh gửi hồ sơ thành lập tổ chức phối hợp liên ngành đến Sở Nội vụ để thẩm định.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định việc thành lập tổ chức phối hợp liên ngành. Nội dung thẩm định gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý.
b) Cơ cấu thành viên.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn.
d) Nội dung dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động.
đ) Các nội dung khác có liên quan.
Điều 10. Tổ chức lại, kiện toàn, thành lập lại, thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
1. Điều kiện tổ chức lại, kiện toàn, thành lập lại, thay đổi thành viên
a) Khi tiến hành rà soát để sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc đổi tên tổ chức phối hợp liên ngành thì lập hồ sơ tổ chức lại.
b) Khi có sự điều chỉnh tăng, giảm về số lượng thành viên hoặc điều chỉnh tăng, giảm nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành thì lập hồ sơ kiện toàn.
c) Khi số lượng thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành thay đổi trên ½ (một phần hai) so với số lượng thành viên tại thời điểm thành lập thì lập hồ sơ thành lập lại; số lượng thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành thay đổi từ ½ (một phần hai) trở xuống so với số lượng thành viên tại thời điểm thành lập thì lập hồ sơ thay đổi thành viên.
2. Trình tự thủ tục tổ chức lại, kiện toàn, thành lập lại, thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
a) Trình tự thủ tục tổ chức lại, kiện toàn, thành lập lại tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện như trình tự thủ tục thành lập tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quy chế này.
b) Trình tự thủ tục thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
Các sở, ban, ngành tỉnh được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành lập hồ sơ thay đổi thành viên và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).
Điều 11. Giải thể tổ chức phối hợp liên ngành
1. Điều kiện giải thể
a) Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
b) Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động theo nhiệm vụ được giao thì tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được ghi trong quyết định thành lập.
c) Các trường hợp còn lại giải thể khi không hoạt động trong thời gian từ 6 tháng trở lên, hoạt động không hiệu quả hoặc có tổ chức khác có cùng chức năng, nhiệm vụ do cơ quan cấp trên thành lập trên địa bàn tỉnh.
2. Trình tự thủ tục giải thể
Sở, ban, ngành tỉnh đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành về việc giải thể và lập hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định giải thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ trưởng sở, ban, ngành đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu thì người đứng đầu sở, ban, ngành tỉnh được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành thì sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành quyết định việc thành lập tổ giúp việc và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có trách nhiệm sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành.
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành.
đ) Ký các văn bản của tổ chức phối hợp liên ngành.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đứng đầu thì người đứng đầu sở, ban, ngành tỉnh được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Điều 15. Trách nhiệm của thành viên
1. Thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, chịu trách nhiệm cá nhân trước người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành về những nhiệm vụ được phân công.
2. Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Điều 16. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Sở, ban, ngành tỉnh được giao nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Định kỳ trước ngày 30 tháng 5 (đối với báo cáo 6 tháng) và ngày 30 tháng 11 hàng năm (đối với báo cáo năm), cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác của sở, ban, ngành tỉnh được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.
Các tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập trước ngày Quyết định ban hành Quy chế này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hoạt động.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thành phần của tổ chức phối hợp liên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Giám đốc Sở Nội vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.
- 1Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 1922/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 55/2024/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 69/2024/QĐ-UBND về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 69/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/11/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra