Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2008/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 10 tháng10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2008/NQ-HĐND ngày 29/7/2008 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án tổng quan: “Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010”.
Căn cứ Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tổng quan: “Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010” trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 73/TTr-BDT ngày 01 tháng 10 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DI DÂN THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69 /2008/QĐ-UBND ngày 10/10/ 2008 của UBND tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng:
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư, có đủ 3 tiêu chí sau:
a) Không có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ theo quy định của Nhà nước.
b) Nơi ở không ổn định, di chuyển chỗ ở theo nương rẫy hoặc đang sinh sống tách biệt, rải rác thành các nhóm nhỏ, xa các điểm dân cư tập trung; thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt (đường giao thông, điện, nước sinh hoạt...)
c) Chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ tương tự của Nhà nước quy định tại Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp các hộ đã được thụ hưởng các chính sách theo các Quyết định nêu trên, nhưng chưa đảm bảo các điều kiện về đất ở, đất sản xuất (theo mức tối thiểu quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg) buộc phải tổ chức định canh, định cư thì chuyển sang đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện định canh, định cư, đảm bảo nguyên tắc không được trùng lắp đối tượng và nội dung thụ hưởng chính sách.
2. Phạm vi điều chỉnh:
Chính sách này áp dụng cho việc thực hiện định canh, định cư đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, tỉnh Bình Phước có 72 xã.
Điều 2. Hình thức tổ chức thực hiện và định mức hỗ trợ
1. Hình thức tổ chức thực hiện:
a) Tổ chức định canh, định cư tập trung: Tổ chức định canh, định cư cho các hộ về sinh sống tại các điểm định canh, định cư mới, được gọi là điểm định canh, định cư tập trung. Việc quy hoạch địa điểm thực hiện các dự án định canh, định cư tập trung phải phù hợp với quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy mô của một điểm định canh, định cư phải có ít nhất từ 60 hộ trở lên.
b) Tổ chức định canh, định cư xen ghép: Tổ chức định canh, định cư cho các hộ về sinh sống xen ghép với các điểm dân cư đã có tại các thôn, ấp, được gọi là các điểm định canh, định cư xen ghép.
2. Định mức hỗ trợ:
2.1. Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng:
a) Đối với điểm định canh, định cư tập trung:
* Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu: việc xác định các hạng mục cơ sở hạ tầng để đầu tư phải thực sự cần thiết, bao gồm:
- Bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất ở, đất sản xuất.
- San gạt đất ở (tạo nền nhà) cho các hộ đến định canh, định cư.
- Khai hoang tạo quỹ đất sản xuất.
- Xây dựng đường giao thông, bao gồm:
+ Đường giao thông đến điểm định canh, định cư: là đường giao thông nông thôn loại B.
+ Đường dân sinh nội vùng trong điểm định canh, định cư: phải đảm bảo xe máy đi được.
- Điện sinh hoạt: xây dựng công trình điện tới điểm định canh, định cư tập trung.
- Thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất: việc xác định đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phải thực sự cần thiết theo nhu cầu thực tế.
- Nước sinh hoạt: tuỳ vào điều kiện tình hình thực tế của vùng dự án, chủ đầu tư xác định hình thức đầu tư cho phù hợp, đảm bảo đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân, bao gồm: xây dựng các công trình giếng nước tập trung; hoặc xây dựng các giếng đào, xây dựng các công trình xử lý nước sinh hoạt tập trung, …
- Giáo dục: nếu điểm định canh, định cư xa khu dân cư, không kết hợp sử dụng chung với hệ thống giáo dục hiện có của địa phương thì được hỗ trợ xây dựng lớp học, nhà mẫu giáo: đầu tư đồng bộ, trang bị bàn ghế học tập, điện, nước sinh hoạt, phòng ở giáo viên.
- Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, ấp.
- Một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu cần thiết thực tế.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các quy định và đơn giá hiện hành tại địa phương, UBND các huyện chỉ đạo thực hiện việc lập các dự án định canh, định cư chi tiết cho phù hợp: xác định rõ nội dung đầu tư; lựa chọn công trình, quy mô công trình phải thực sự cần thiết mới đầu tư; đảm bảo việc đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực.
* Hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng cho các điểm định canh, định cư tập trung:
- Số lượng cán bộ: mỗi điểm định canh, định cư được bố trí 2 cán bộ: bao gồm 01 cán bộ y tế và 01 cán bộ khuyến nông, khuyến lâm.
- Hình thức bố trí: nếu không có cán bộ biên chế thì sử dụng hình thức hợp đồng lao động với những người có chuyên môn về y tế, về khuyến nông, khuyến lâm ngoài biên chế nhà nước.
- Mức hỗ trợ hàng tháng cho một người tương đương mức lương bậc 01 của ngạch cán bộ, công chức quy định tại các Nghị định: số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, số 94/2006/NĐ-TTg ngày 07/9/2006 của Chính phủ.
- Thời gian hỗ trợ: 03 năm, tính từ khi đã tổ chức các hộ dân về điểm định canh, định cư tập trung mới.
- Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ (hoặc của người được hợp đồng):
+ Cán bộ y tế: Phải đảm bảo thực hiện công tác khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu ban đầu cho người dân trong điểm định canh định cư; hướng dẫn người dân cách phòng chống các dịch bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc ăn uống hợp vê sinh; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
+ Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm: Xây dựng phương án sản xuất cho điểm định canh định cư; hướng dẫn việc thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm; hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất cho các hộ dân trong điểm định canh định cư; giới thiệu giống vật nuôi - cây trồng có năng suất, có giá trị kinh tế cao, phù hợp tập quán sản xuất của bà con vùng dự án để các hộ dân phát triển sản xuất và sớm ổn định cuộc sống; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu của chính quyền địa phương.
* Hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất cho các điểm định canh, định cư tập trung:
- Mức hỗ trợ: mỗi điểm định canh, định cư tập trung được hỗ trợ 30 triệu đồng/năm.
- Thời gian hỗ trợ: 3 năm, tính từ khi đã tổ chức các hộ dân về sinh sống tại điểm định canh, định cư tập trung.
b) Đối với điểm định canh, định cư xen ghép: Đối với các xã tiếp nhận các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống còn du canh du cư đến định canh, định cư xen ghép; ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cho ngân sách xã, với mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/hộ, để sử dụng vào các viec:
- Hỗ trợ bồi thường để tạo quỹ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân sở tại bị thu hồi đất để giao cho các hộ định canh, định cư theo chế độ quy định.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã.
Căn cứ vào tình hình thực tế, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và khả năng đối ứng của ngân sách địa phương, UBND tỉnh sẽ quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.
2.2. Hỗ trợ trực tiếp cho hộ du canh du cư thực hiện định canh định cư:
a) Định mức giao đất ở và đất sản xuất: Căn cứ vào quỹ đất được quy hoạch, phương án hỗ trợ đất ở và đất sản xuất của từng huyện; đảm bảo việc giao đất cho các hộ định canh, định cư theo định mức được quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
- Đất ở: Mức giao diện tích đất ở tối thiểu phải đảm bảo xây dựng được nhà ở theo quy định của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và một số công trình phụ khác theo nhu cầu của từng hộ; việc giao đất ở phải đảm bảo không vượt quá định mức đất ở chung của khu vực nông thôn và thành thị theo quy định của địa phương.
- Đất sản xuất: Mức giao diện tích đất sản xuất tối thiểu cho mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh thực hiện định canh là 0,5 ha đất nương rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ.
Căn cứ vào quỹ đất được quy hoạch của từng huyện; khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ dân tộc thiểu số du canh du cư; khả năng ngân sách của từng huyện (có thể lồng ghép nguồn vốn của các chương trình khác, hoặc nguồn huy động được của huyện, …) UBND huyện có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện định canh, định cư với mức cao hơn.
b) Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định canh, định cư để thực hiện các công việc như sau:
- Làm nhà ở và mắc điện sinh hoạt, nước sinh hoạt (lắp đặt đường ống nước, hoặc xây dựng bể, mua dụng cụ chứa nước, …).
- Mua lương thực 6 tháng đầu tính từ khi về ở điểm tổ chức định canh định cư.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất.
Căn cứ vào tình hình thực tế, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và khả năng đối ứng của ngân sách địa phương, UBND tỉnh sẽ quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ với từng mục đích sử dụng nêu trên cho phù hợp.
c) Đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức định canh, định cư xen ghép trong cộng đồng: được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà.
d) Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi định canh, định cư:
- Mức hỗ trợ: Xác định theo quãng đường di chuyển thực tế của các hộ và đơn giá phổ biến của loại phương tiện phổ thông tại địa phương.
- Phương thức thực hiện: UBND huyện giao cho các phòng ban của huyện, phối hợp với UBND cấp xã tổ chức di chuyển dân theo 1 trong 2 hình thức sau:
+ Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư tổ chức di chuyển dân.
+ Hỗ trợ tiền trực tiếp cho từng hộ để họ tự di chuyển.
e) Sau khi tổ chức cho các hộ về nơi định canh, định cư: Các hộ được hưởng các chính sách hiện hành như người dân tại chỗ; trong đó đặc biệt ưu tiên cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Điều 3. Quy định về phân cấp quản lý và chủ đầu tư
1. Quy định về phân cấp quản lý
a) Cấp tỉnh:
Ban chỉ đạo chương trình định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện chính sách định canh, định cư trên địa bàn tỉnh.
Ban Dân tộc là thường trực Ban chỉ đạo của chương trình, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch về các dự án định canh định cư trên địa bàn, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.
- Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước thực hiện chính sách định canh định cư trên địa bàn, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các dự án định canh định cư theo kế hoạch, đảm bảo việc thực hiện mang lại hiệu quả, bền vững, không để thất thoát; tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, báo cáo UBND tỉnh.
- Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành các quy định về huy động, lồng ghép các nguồn lực..., hướng dẫn thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
b) Cấp huyện:
UBND cấp huyện là cấp quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách định canh, định cư trên địa bàn huyện. Ngoài việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình định canh, định cư, UBND các huyện quyết định thành lập Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban của huyện phối hợp với UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Chủ động trong việc quy hoạch tạo ra quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án định canh, định cư cho đồng bào dân tộc theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Chính phủ. Trường hợp địa phương không có quỹ đất để thực hiện các dự án định canh, định cư như: huyện Bình Long, huyện Chơn Thành, thì UBND 2 huyện này phải phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh đi làm việc trực tiếp với các huyện Bù Đăng, Phước Long hoặc Lộc Ninh để quy hoạch quỹ đất, trình UBND tỉnh cho chủ trương thực hiện.
- Công bố công khai các khu vực, tiêu chuẩn, đối tượng đu điều kiện được thụ hưởng chính sách định canh, định cư.
- Chỉ đạo Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư và các phòng, ban của huyện phối hợp với UBND cấp xã điều tra lập danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, chịu trách nhiệm về số hộ được thụ hưởng chương trình định canh, định cư.
- Trên cơ sở số liệu điều tra số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình một cách cụ thể trên địa bàn, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập dự án tổng thể triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn huyện và từng dự án định canh, định cư chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiến độ thực hiện và những khó khăn vướng mắt trong quá trình thực hiện về cho UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) để có hướng chỉ đạo việc thực hiện.
c) Cấp xã: Phối hợp với Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư và các phòng, ban của huyện thực hiện việc điều tra, bình xét đối tượng thụ hưởng chính sách, cùng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về đối tượng thụ hưởng. Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách trên địa bàn, đảm bảo việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, các công trình đầu tư đạt chất lượng đúng theo quy định. Đảng ủy, HĐND và các tổ chức, đoàn thể của xã phối hợp tham gia thực hiện công tác vận động, tuyên truyền việc thực hiện chính sách đến từng hộ dân, nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách mang lại hiệu quả cao.
2. Quy định về chủ đầu tư:
UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án định canh, định cư trên địa bàn huyện; giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án chương trình cùng các phòng, ban trực thuộc của huyện triển khai thực hiện các dự án định canh, định cư trên địa bàn huyện; phối hợp với UBND cấp xã để rà soát lại đối tượng thụ hưởng, đảm bảo đối tượng thụ hưởng chính sách là đúng quy định.
Điều 4. Kế hoạch vốn và nguồn vốn thực hiện.
1. Nguồn vốn thực hiện:
- Ngân sách Trung ương: Thực hiện hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số quy định tại khoản 2 điều 2 của Quy định.
- Ngân sách tỉnh: Đảm bảo chi cho các nhiệm vụ điều tra, khảo sát, lập đề án tổng quan va các dự án định canh, định cư chi tiết trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động các hộ thụ hưởng chính sách di chuyển đến điểm định canh, định cư để sinh sống và quản lý việc thực hiện chính sách; đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đối với đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức thực hiện định canh, định cư. Ngoài ra, ngân sách tỉnh có thể bổ sung thêm để đối ứng với nguồn vốn của Trung ương nhằm thực hiện hiệu quả chính sách định canh, định cư trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn vốn huy động, lồng ghép từ các Chương trình 135, 160, 168, 190, 193, 32, … và các dự án khác trên địa bàn tỉnh để thực hiện các dự án định canh, định cư theo quy định.
2. Kế hoạch hóa đầu tư
a) Nguyên tắc bố trí vốn:
Căn cứ vào nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, hàng năm UBND tỉnh sẽ xem xét cân đối nguồn ngân sách của địa phương đối ứng với ngân sách Trung ương, để phê duyệt các dự án định canh, định cư chi tiết cho UBND các huyện thực hiện việc tổ chức định canh, định cư theo kế hoạch.
Huy động, lồng ghép nguồn vốn của các chương trình 135, 160, 168, 190, 193, 32, trợ giá trợ cước, … hoặc các chương trình dự án khác trên địa bàn huyện để thực hiện chính sách định canh, định cư.
Tất cả các nguồn vốn được hỗ trợ đầu tư thực hiện các dự án định canh, định cư phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện hàng năm phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của địa phương. Trong đó, nguồn vốn phải được bố trí thứ tự ưu tiên cho việc tạo ra quỹ đất để giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống trước, các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ lần lượt được thực hiện sau theo nhu cầu cần thiết thực tế.
b) Lập kế hoạch đầu tư:
* Lập kế hoạch đầu tư cho cả giai đoạn:
- Cấp tỉnh: Trên cơ sở kế hoạch về số hộ, số dự án định canh, định cư và nhu cầu nguồn vốn triển khai thực hiện chính sách của UBND các huyện; Ban Dân tộc - Thường trực Ban chỉ đạo chương trình định canh định cư của tỉnh, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan; tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp, xây dựng thành Đề án tổng quan triển khai thực hiện chính sách: Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh; thông qua HĐND tỉnh để làm cơ sở trước khi triển khai thực hiện các dự án định canh định cư chi tiết. Khi Đề án tổng quan được HĐND tỉnh thông qua, Ban chỉ đạo chương trình sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt Đề án tổng quan làm cơ sở cho UBND các huyện triển khai thực hiện việc lập, phê duyệt các dự án chi tiết.
- Cấp huyện: Căn cứ theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương, UBND các huyện triển khai thực hiện điều tra, bình xét đối tượng thụ hưởng chính sách; xây dựng Dự án tổng quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đong bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 cho địa phương mình. Khi dự án tổng quan đã được thường trực HĐND cấp huyện thông qua, UBND huyện trình UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) xem xét phê duyệt.
* Lập Kế hoạch đầu tư cho từng năm:
- Cấp tỉnh: Trên cơ sở Đề án tổng quan triển khai thực hiện chính sách: Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Ban chỉ đạo chương trình định canh, định cư tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện xây dựng các dự án định canh định cư chi tiết thực hiện trong từng năm trên địa bàn các huyện; đồng thời Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp thành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh trong từng năm và cả giai đoạn, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Riêng năm 2008, UBND tỉnh sẽ phê duyệt đồng loạt các dự án định canh, định cư chi tiết trên địa bàn các huyện, nhằm khi có vốn của Trung ương phân bổ, UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định cho UBND các huyện triển khai thực hiện. Trong đó, ưu tiên cho việc tạo ra quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đat sản xuất,… trước cho các hộ để họ có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên vào các năm sau, trên cơ sở nguồn vốn Trung ương hỗ trợ.
- Cấp huyện: trên cơ sở dự án tổng quan của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện chỉ đạo cho Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư và các phòng, ban của huyện xây dựng các dự án định canh, định cư chi tiết trên địa bàn huyện, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Hàng năm, UBND các huyện xây dựng kế hoạch nguồn vốn thực hiện chương trình định canh, định cư cho địa phương mình, trên cơ sở nhu cầu cần thiết theo thứ tự ưu tien của các hạng mục công trình, gửi về Thường trực Ban chỉ đạo chương trình định canh, định cư của tỉnh (qua Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) để tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ vốn thực hiện. Riêng năm 2008, UBND các huyện phải xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tổng quan, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1576/QĐ-UBND ngày 11/8/2008, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/10/2008 để thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm có cơ sở triển khai thực hiện; đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các dự án định canh, định cư chi tiết trình Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 15/12/2008. Nếu quá thời gian nêu trên mà UBND huyện nào chưa trình các dự án định canh, định cư chi tiết thì xem như huyện đó không có nhu cầu thực hiện chính sách trong năm 2009.
c) Công tác triển khai thực hiện ở các cấp:
- Cấp tỉnh: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh, Ban chỉ đạo chương trình xem xét tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn ngân sách của địa phương để đối ứng với ngân sách Trung ương, phân bổ nguồn vốn về cho UBND các huyện thực hiện.
Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua dự toán nguồn vốn phân bổ thực hiện chính sách của UBND các huyện trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách để tổng hợp đánh giá việc thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
- Cấp huyện: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch vốn đã phân bổ và kế hoạch thực hiện chính sách hàng năm của huyện; UBND các huyện có trách nhiệm chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét lồng ghép với nguồn vốn của các chương trình khác, để triển khai thực hiện.
UBND các huyện chỉ đạo Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư và các phòng ban của huyện phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đảm bao đầu tư đúng đối tượng, đúng mục tiêu của chính sách, đảm bảo việc thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất.
Sau khi nguồn vốn đã được phân bổ theo các chỉ tiêu thực hiện của từng dự án, từng hạng mục công trình, UBND các huyện tổng hợp gửi báo cáo cho Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để có kế hoạch theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Cấp xã: Phối hợp với Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư và các phòng, ban của huyện thực hiện việc rà soát đối tượng thụ hưởng cho chính xác; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chính sách đến tận tổ chức, đoàn thể và người dân để hiểu rõ chủ trương, chính sách để người dân cùng tham gia giám sát việc thực hiện chính sách.
Phối hợp thực hiện công tác vận động các hộ thụ hưởng chính sách di chuyển đến điểm định canh, định cư để ổn định cuộc sống.
Tham gia đề xuất việc đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các điểm định canh, định cư trên địa bàn của mình quản lý; đảm bảo khi các dự án định canh định cư được thực hiện, các hộ định canh định cư được thụ hưởng các công trình phuc lợi công cộng như các điểm dân cư khác, có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nhằm sớm ổn định cuộc sống.
UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án định canh, định cư của địa phương mình, giao Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư thực hiện việc lập các dự án định canh, định cư trên địa bàn cho huyện; UBND huyện trình các sở ngành chức năng của tỉnh thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
Việc thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án định canh, định cư phải tuân thủ theo các quy định của Luật xây dựng, Luật đấu thầu; các Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng của các dự án định canh, định cư thực hiện theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 quy định tại Thông tư số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng khâu lập kế hoạch và giám sát công trình (giám sát kỹ thuật, khối lượng, chất lượng, …) thực hiện theo quy định hiện hành.
Hàng năm, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án định canh, định cư trên địa bàn các huyện theo định kỳ, đột xuất; đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện, đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách.
Điều 6. Quan lý, cấp phát, thanh toán; quyết toán vốn đầu tư
1. Chuyển vốn, quản lý, cấp phát, thanh toán vốn:
Căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương đã được HĐND tỉnh thông qua, chỉ tiêu kế hoạch vốn đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính có trách nhiệm chuyển vốn về cho Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho UBND các huyện thực hiện các dự án định canh, định cư. Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt, chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước huyện quản lý, cấp phát, thanh toán cho cơ quan, đơn vị thực hiện, theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng.
Đối với các nguồn vốn huy động, lồng ghép: Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho chương trình định canh, định cư từ ngân sách Nhà nước đều phải quản lý và thanh toán qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trình tự thủ tục thanh toán theo quy định.
Việc cấp phát và thanh toán kinh phí để thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định 33/2007/QĐ-TTg cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng nhất là những khoản thanh toán bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; phải có danh sách ký nhận của từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện định canh, định cư, xác nhận của đại diện thôn, ấp, UBND xã trực tiếp quản lý các hộ định canh, định cư và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định. Cụ thể:
a) Đối với nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng:
- Hỗ trợ vốn đầu tư: Việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án, công trình (bồi thường, giải phóng mặt bằng, san gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất; xây dựng đường giao thông, điện, thuỷ lợi nhỏ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, lớp học, nhà mẫu giáo và các nhu cầu đầu tư khác, …) được thực hiện theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II (quy định tại Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 05/5/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-NNPTNT ngày 08/8/2006 của liên bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng và hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới: Việc quản lý, cấp phát kinh phí (trợ cấp cho 2 cán bộ làm công tác y tế; khuyến nông, khuyến lâm và áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.
b) Về hỗ trợ trực tiếp hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư, thực hiện định canh, định cư:
- Về hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện định canh, định cư làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực (6 tháng) và nước sinh hoạt:
+ Đối với làm nhà ở: Được thực hiện theo quy định của việc hỗ trợ làm nhà ở quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Về hỗ trợ phát triển sản xuất, mua lương thực và nước sinh hoạt: Căn cứ vào danh sách các hộ được hỗ trợ (phát triển sản xuất, mua lương thực và nước sinh hoạt) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; UBND huyện giao Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư tổng hợp nhu cầu và thực hiện theo 1 trong 2 hình thức sau:
Một là, cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận bằng hiện vật: Căn cứ vào danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư thực hiện ký hợp đồng với đơn vị cung ứng, để cung ứng trực tiếp cho các hộ dân, khối lượng thực tế cấp cho từng hộ thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư với đơn vị cung ứng hàng. Việc thẩm định giá các mặt hàng do Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện thực hiện. Khi giao hàng cho các hộ dân phải có biên bản ký nhận của chủ hộ, xác nhận của thôn, ấp và cán bộ của đơn vị được huyện giao nhiệm vụ giám sát việc cung ứng. Căn cứ vào hợp đồng, các biên bản ký nhận hàng của các hộ, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước huyện để thanh toán cho đơn vị cung ứng.
Hai là, cấp tiền trực tiếp cho các hộ dân thực hiện: Căn cứ vào danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư của huyện xác nhận, Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện thực hiện cấp phát lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước huyện cho Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư, cấp tiền trực tiếp cho các hộ dân. Việc cấp tiền phải có biên bản ký nhận tiền của chủ hộ và xác nhận giám sát của đại diện thôn, ấp; UBND cấp xã ở nơi định canh, định cư mới.
- Về hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số tạo nền nhà (ở những điểm định cư xen ghép) và hỗ trợ di chuyển: Căn cứ vào danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư, phối hợp với UBND xã và cộng đồng dân cư, nơi hộ đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí định cư hướng dẫn giúp đỡ hộ dân thực hiện.
Hình thức thực hiện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ kết quả kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, phương án hỗ trợ di chuyển nhằm thẩm định và thực hiện việc cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước huyện cho Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư của huyện thực hiện thanh toán cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Quyết toán vốn đầu tư:
Các phòng, ban trực thuộc huyện và Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư của huyện có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán cho các dự án và các hạng mục công trình hoàn thành. Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện là đầu mối tiếp nhận và chủ trì thẩm tra quyết toán các dự án, các hạng mục công trình, trình UBND huyện phê duyệt.
Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện chủ trì, phối hợp cùng các phòng, ban có liên quan để thẩm tra báo cáo quyết toán cho các dự án và hạng mục công trình theo quy định của cơ chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 giai đoạn II.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể cho các Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn cụ thể cho Kho bạc Nhà nước huyện về công tác quản lý, cấp phát và thanh toán nguồn vốn đầu tư của chương trình.
3. Kính phí hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình định canh, định cư cấp tỉnh và cấp huyện:
Gồm các khoản chi: Công tác phí, kiểm tra giám sát, tổng hợp báo cáo, hội nghị, … được giao theo chỉ tiêu hàng năm cho Ban chỉ đạo các cấp, định mức kinh phí được giao theo định mức quy định của Chương trình 135 giai đoạn II.
Điều 7. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các dự án định canh, định cư
Định kỳ hàng tháng, hàng quý UBND huyện và Kho bạc Nhà nước tỉnh báo cáo tình hình thực hiện chương trình, tiến độ giải ngân vốn, những khó khăn tồn tại, đề xuất giải pháp để khắc phục về cho Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình định canh, định cư của tỉnh (Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) và UBND tỉnh.
Ban quản lý dự án chương trình định canh, định cư của huyện, hàng tháng, hàng quý phải báo cáo tiến độ thực hiện cho UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn có liên quan của huyện.
Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện, Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện việc báo cáo định kỳ cho hệ thống quản lý ngành dọc của mình về tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng vốn của chương trình.
Ban Dân tộc - Thường trực Ban chỉ đạo của Chương trình định canh, định cư của tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình theo định kỳ báo cáo UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh báo cáo các Bộ, ngành Trung ương.
Kết thúc kế hoạch năm và kết thúc chương trình, UBND các huyện lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 của huyện mình về Ban chỉ đạo chương trình của tỉnh (Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 đúng theo Quy định này.
Điều 9. Xử lý các vấn đề có liên quan
Những nội dung chưa được đề cập trong Quy định này: được thực hiện theo quy định của Nhà nước ở một số văn bản sau:
- Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010;
- Thông tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 08/6/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010;
- Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, nếu phát sinh vướng mắc hoặc những quy định trên đây không còn phù hợp với tình hình thực tế thì UBND các huyện và các cơ quan chức năng báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.
- 1Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về phương thức hỗ trợ thực hiện chính sách di dân và chi phí quản lý phục vụ chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực
- 3Quyết định 2362/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình bố trí dân cư và định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 638/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 24/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 08/2014/QĐ-UBND quy định về quản lý và thực hiện Quyết định 33/2013/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 94/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 4Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 33/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 47/1999/TT-BTC hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 190/2003/QĐ-TTg về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 12Thông tư 03/2007/TT-UBDT hướng dẫn chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 do Uỷ ban Dân tộc ban hành.
- 13Thông tư 99/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg do Bộ tài chính ban hành
- 14Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về phương thức hỗ trợ thực hiện chính sách di dân và chi phí quản lý phục vụ chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 15Quyết định 2362/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình bố trí dân cư và định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 16Quyết định 638/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
- 17Quyết định 2198/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
- 18Quyết định 24/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 08/2014/QĐ-UBND quy định về quản lý và thực hiện Quyết định 33/2013/QĐ-TTg tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 69/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Giang Văn Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra