Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 687/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 17/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1777/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ xây dựng “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030” (Bản Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ và đột xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Thanh tra Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG NGÀNH THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục tiêu chung
Giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 đến 2025
- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:
Từ 70% trở lên nông, ngư dân tại các vùng ven biển, vùng nuôi tập trung và cán bộ quản lý thủy sản các cấp được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;
Từ 80% trở lên cán bộ quản lý khu bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.
- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:
Từ 10% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
Giảm 30% sử dụng phao xốp trong nuôi biển;
Từ 30% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng loại vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần.
- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản:
Từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
Từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
Từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
100% các cơ sở chế biến xuất khẩu và 50% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
Từ 70% trở lên các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.
- 100% Khu bảo tồn biển xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:
100% nông, ngư dân tại các vùng ven biển, vùng nuôi tập trung và cán bộ quản lý thủy sản các cấp được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;
100% cán bộ quản lý khu bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.
- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:
Từ 20% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;
Giảm 50% sử dụng phao xốp trong nuôi biển;
Từ 80% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng nhựa dùng một lần bằng loại thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần.
- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản:
100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
Từ 70% trở lên các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
80% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;
100% cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
a) Nội dung chủ yếu
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản, phù hợp từng loại ngành nghề;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan về các quy định pháp luật về quản lý chất thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng;
- Biên soạn tài liệu cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền đảm bảo dễ hiểu, cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại nghề; xây dựng, in ấn tờ rơi, biểu ngữ… phân phát cho người dân, đặt ở nơi tập trung của cộng đồng;
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và lồng ghép nội dung tuyên truyền về rác thải nhựa trong các đợt tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư;
- Phát huy vai trò của tổ chức thanh thiếu niên, phụ nữ, hội nghề nghiệp… làm đầu tàu gương mẫu, tổ chức thường xuyên các đợt làm sạch môi trường biển, ven biển, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, các khu bảo tồn biển trên địa bàn địa phương;
- Tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 5R (5R - Renew, Refuse, Reduce, Reuse, Recycle) trong hoạt động sản xuất thủy sản và cộng đồng ngư dân ven biển;
- Nhân rộng mô hình “Nói không với túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần” tại các khu bảo tồn biển.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện:
Tổng cục Thủy sản chủ trì biên soạn các tài liệu tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý; xây dựng đề án truyền thông nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản; phối hợp với các tỉnh/thành phố ven biển để phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch hành động, nâng cao nhận thức, năng lực để quản lý rác thải nhựa cho cán bộ địa phương, cộng đồng nông ngư dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…;
Các địa phương chủ trì tổ chức và biên soạn tài liệu cho các đợt tuyên truyền, tập huấn cán bộ các cấp, cộng đồng nông ngư dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và tổ chức các phong trào làm sạch môi trường biển trọng tâm, trọng điểm;
Các khu bảo tồn biển chủ trì thực hiện mô hình “Nói không với túi ni- lông và sản phẩm nhựa dùng một lần”.
a) Nội dung chủ yếu
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ đã cam kết theo các Công ước, Điều ước quốc tế (Marpol, London, Basel…);
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung về các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tàu cá, cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến nhằm giảm thiểu sử dụng các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần, tuổi thọ thấp;
- Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật xử phạt hành chính đối với hành vi xả thải rác thải nhựa đối với các hoạt động thủy sản;
- Nghiên cứu và xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ cho các giải pháp sản xuất vật liệu thay thế nhựa, ni-lông dùng trong ngành thủy sản;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất thủy sản tăng cường thu gom, sử dụng các sản phẩm xanh, thu đổi, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa; chính sách ưu đãi với các xã đảo về thuế, giá… nhằm khuyến khích thu gom, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa;
- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong sản xuất thủy sản;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ chủ tàu cá, các hộ nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến quy mô nhỏ thực hiện thay thế vật tư, dụng cụ chuyên dùng, bao gói thủy sản trên tàu cá, trong nuôi trồng, chế biến thủy sản… bằng vật liệu thân thiện với môi trường hoặc sử dụng nhiều lần, dễ phân hủy;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có liên quan: rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích; chính sách gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong lĩnh vực thủy sản và sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản;
Các địa phương, các Trường, Viện nghiên cứu chủ động rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật địa phương; đề xuất các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi trên địa bàn.
a) Nội dung chủ yếu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-long, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản;
- Đánh giá, nghiên cứu khả năng loại bỏ các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng sử dụng nhựa dùng một lần, giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản;
- Xây dựng và thực hiện đề án kiểm soát, quản lý rác thải nhựa với tàu cá và cảng cá theo công ước Marpol;
- Tổ chức rộng rãi việc cam kết của các chủ tàu cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển không xả thải rác thải nhựa xuống biển và thu gom rác thải nhựa mang về bờ chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý;
- Phát triển các mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa linh hoạt, hiệu quả tại cảng cá, vùng nuôi thủy sản, khu tập trung cơ sở chế biến phù hợp với điều kiện, tập quán của nông, ngư dân từng địa phương;
- Xây dựng mô hình tổ đội tàu khai thác, nuôi trồng thủy sản (trên biển và đất liền), cơ sở chế biến quy mô nhỏ, mô hình quản lý cộng đồng sử dụng vật tư, dụng cụ chuyên dùng, bao gói thủy sản bằng các loại thân thiện với môi trường, hoặc nhựa sử dụng nhiều lần và thu gom, thu đổi, phân loại rác thải nhựa tại các vùng ven biển, gắn với tiêu chí nông thôn mới, xây dựng làng cá văn minh, sạch đẹp và phát triển dịch vụ du lịch làng nghề;
- Xây dựng và thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các vùng biển khác;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển;
- Xã hội hóa, hợp tác công tư trong tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh;
- Thí điểm hình thành tổ chức trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện:
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện:
Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản;
Tổng cục Thủy sản chủ trì xây dựng các đề án: thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển; kiểm soát, quản lý rác thải nhựa với tàu cá và cảng cá theo công ước Marpol; thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các vùng biển khác; điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-long, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản... Các địa phương, các Hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các Trường, Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục thủy sản thực hiện các đề án;
Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ tổ chức thực hiện thí điểm trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong lĩnh vực thủy sản và của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản;
Các địa phương phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước: tổ chức vận động ngư dân cam kết thu gom rác thải nhựa bảo vệ môi trường, từng bước thay thế các vật tư chuyên dùng, phát triển các tổ chức thu gom, xử lý rác thải; nhân rộng các mô hình thu gom, thay thế, tái sử dụng và tái chế; mô hình quản lý cộng đồng và mô hình xã hội hóa tổ chức thu gom, thu đổi, phân loại rác thải nhựa tại các vùng ven biển;
Các khu bảo tồn biển xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển.
a) Nội dung chủ yếu
- Nghiên cứu việc thay thế các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần hoặc nâng cao tuổi thọ sử dụng, phù hợp với từng ngành nghề, với loại sản phẩm, đặc điểm tự nhiên;
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ép nén, cắt… nhằm giảm thể tích, chứa đựng dễ dàng rác thải nhựa trên tàu khai thác thủy sản;
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản;
- Nghiên cứu tác động của vi nhựa đối với các chuỗi của sản xuất thủy sản;
- Điều tra, đánh giá phục vụ xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện: Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Hội, hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các Trường, Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.
a) Nội dung chủ yếu
- Tăng cường nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, cải tiến các loại ngư cụ, vật tư chuyên dùng trong sản xuất thủy sản bằng các loại vật tư thân thiện môi trường, dùng nhiều lần nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa;
- Chia sẻ thông tin, tổ chức hội thảo khu vực, quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương;
- Phối hợp với các quốc gia trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương;
- Đề xuất các đề án, dự án kêu gọi tài trợ của các quốc gia tiên tiến, các tổ chức quốc tế về kỹ thuật và tài chính cho việc giảm thiểu rác thải nhựa của ngành thủy sản.
b) Thời gian và trách nhiệm thực hiện
- Thời gian thực hiện: 2021-2030
- Trách nhiệm thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản chủ trì thực hiện.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phân công và danh mục các nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành Thủy sản, giai đoạn 2020-2030, các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ quan, các tổ chức liên quan triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí nhiệm vụ ưu tiên thực hiện được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí; đề xuất và triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện Kế hoạch.
1. Trách nhiệm của các đơn vị và của các địa phương
a) Tổng cục Thủy sản:
- Tổng cục Thủy sản là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan thuộc các Bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030;
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 trong phạm vi cả nước;
- Hàng năm kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai Kế hoạch hành động, định kỳ báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch;
- Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động vào năm 2025 và Hội nghị tổng kết thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 vào năm 2030.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương; tổ chức thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện trên địa bàn và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan liên quan, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp tổ chức thường xuyên, rộng rãi công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng ngư dân bảo vệ môi trường, nêu gương người tốt việc tốt; xây dựng và phát triển các mô hình mẫu trong cộng đồng và tổng kết nhân rộng;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nhựa tại các cảng cá, bến cá, khu tập trung dân cư ven biển, nuôi trồng thủy sản…phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương, đồng thời kêu gọi xã hội hóa và tài trợ của doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải nhựa, xây dựng mô hình và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ do địa phương ban hành.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Xây dựng kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa ngành thủy sản, trong đó tham mưu nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt cấp kinh phí;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: thực hiện tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa đại dương trong hoạt động sản xuất thủy sản; thí điểm và phát triển các mô hình quản lý rác thải nhựa trong hoạt động sản xuất thủy sản; thúc đẩy hợp tác công tác công tư trong giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương; kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nhựa trong sản xuất thủy sản nói riêng; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính:
Chủ trì thẩm định các dự án, đề tài liên quan đến thực hiện nội dung Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 và tham mưu việc bố trí kinh phí triển khai các nội dung của Kế hoạch.
đ) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
Chỉ đạo việc đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, nuôi trồng, chế biến, giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản.
e) Các Trường, Viện nghiên cứu thủy sản:
Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án; nghiên cứu, cải tiến công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản; phối hợp với các đơn vị chức năng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất thủy sản giảm thiểu rác thải nhựa.
g) Các Khu bảo tồn biển:
Chủ động xây dựng và thực hiện các hoạt động giám sát rác thải nhựa, bố trí đủ nguồn nhân lực cho công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa trong khu bảo tồn biển. Lồng ghép hoạt động giám sát rác thải nhựa vào các hoạt động chung của Vườn quốc gia, của khu bảo tồn biển.
h) Các Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn nghề cá:
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên của Hội, Hiệp hội, Nghiệp đoàn về tác hại của rác thải nhựa và phối hợp với chính quyền địa phương tham gia các hoạt động cụ thể giảm thiểu rác thải nhựa.
- Ngân sách Nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của Bộ và các địa phương, các đề án, dự án có liên quan khác thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế.
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHỤC VỤ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG NGÀNH THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
TT | Danh sách đề án, dự án, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Giai đoạn thực hiện | Ghi chú |
1 | Đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản |
|
|
|
|
1.1 | Xây dựng Đề án truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản | Tổng cục Thủy sản, Các địa phương | Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Các Hội, hiệp hội nghề nghiệp | 2021-2022 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
1.2 | Thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt với nông, ngư dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy sản | Tổng cục Thủy sản, Các địa phương | Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Các Hội, hiệp hội nghề nghiệp; Các doanh nghiệp | 2021-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
2 | Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội có liên quan, ngư dân, người nuôi trồng, chế biến thủy sản (3 lớp/năm) | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Các Hội, hiệp hội nghề nghiệp, Các doanh nghiệp | 2021-2025 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
3 | Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn cho các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương | 2021-2025 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
4 | Diễn đàn hợp tác công tư trong quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản (mục tiêu nhằm hỗ trợ các sáng kiến đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp) | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương và doanh nghiệp, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Hội, hiệp hội nghề nghiệp | 2021-2030 | Nhiệm vụ thường niên |
Xây dựng và hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản | |||||
5 | Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quản lý nhà nước |
|
|
|
|
5.1 | Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ đã cam kết theo các công ước, hiệp quốc tế (Marpol, London, Basel…) | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
5.2 | Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tàu cá, cơ sở nuôi trồng, cơ sở chế biến nhằm giảm thiểu sử dụng các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần, tuổi thọ thấp | Tổng cục Thủy sản, Các địa phương | Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu, Các doanh nghiệp | 2021-2023 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
5.3 | Các quy định pháp luật xử phạt hành chính đối với hành vi xả thải rác thải nhựa đối với các hoạt động thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
6 | Nghiên cứu và xây dựng chính sách |
|
|
|
|
6.1 | Hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ cho các giải pháp sản xuất vật liệu thay thế dùng trong ngành thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu, Các doanh nghiệp | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
6.2 | Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất thủy sản tăng cường thu gom, sử dụng các sản phẩm xanh, thu đổi, tái sử dụng và xử lý rác thải nhựa; chính sách ưu đãi với các xã đảo về thuế, giá… | Tổng cục Thủy sản | Các nhà tài trợ, Các tổ chức trong và ngoài nước, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
6.3 | Cơ chế, chính sách gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong sản xuất thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu, Các doanh nghiệp | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
6.4 | Chính sách hỗ trợ cho chủ tàu cá, các hộ nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thực hiện thay thế vật tư, dụng cụ chuyên dùng, bao gói thủy sản trên tàu cá, trong nuôi trồng, chế biến thủy sản… bằng vật liệu thân thiện với môi trường hoặc sử dụng nhiều lần, dễ phân hủy | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu, Các doanh nghiệp | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
7 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đối với các hoạt động sản xuất thủy sản tại các vùng ven biển và trên biển làm cơ sở định hướng phát triển thủy sản bền vững và để trao đổi thông tin, dữ liệu với các nước trong khu vực và quốc tế | Tổng Cục Thủy sản, Các địa phương | Các Trường, Viện nghiên cứu, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ | 2021-2023 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
8 | Điều tra, đánh giá phục vụ xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản | Tổng Cục Thủy sản, Các địa phương | Các Trường, Viện nghiên cứu, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ | 2022-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
9 | Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni- long, sản phẩm nhựa dùng một lần trên các tàu cá, cảng cá, các cơ sở chế biến thủy sản và điều tra, khảo sát rác thải nhựa trong hoạt động thủy sản trên biển | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
10 | Đánh giá, nghiên cứu khả năng loại bỏ các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng sử dụng nhựa dùng một lần, giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu, Các doanh nghiệp | 2022-2025 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
11 | Đề án kiểm soát, quản lý rác thải nhựa cho đội tàu khai thác, cảng cá theo công ước Marpol |
|
|
|
|
11.1 | Xây dựng đề án kiểm soát, quản lý rác thải nhựa cho đội tàu khai thác, cảng cá theo công ước Marpol | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (WWF, IUCN…), Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
11.2 | Thực hiện đề án kiểm soát, quản lý rác thải nhựa cho đội tàu khai thác, cảng cá theo công ước Marpol | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (WWF, IUCN…), Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
12 | Xây dựng, thí điểm và nhân rộng các mô hình quản lý rác thải nhựa đại dương |
|
|
|
|
12.1 | Mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa linh hoạt, hiệu quả tại cảng cá, vùng nuôi thủy sản, khu tập trung cơ sở chế biến phù hợp với điều kiện, tập quán của nông, ngư dân từng địa phương | Các địa phương | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
12.2 | Mô hình sân tập trung thu gom, phân loại và ép rác nhựa trên biển, tàu khai thác, hộ nuôi thủy sản trên biển thu gom và vận chuyển rác thải nhựa về bờ để xử lý | Các địa phương | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (GreenHub, MCD…), Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2022 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
12.3 | Mô hình thí điểm quản lý cộng đồng sử dụng vật tư, dụng cụ chuyên dùng thân thiện với môi trường trong hoạt động thủy sản | Các địa phương | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
12.4 | Thí điểm hình thành tổ chức trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa trong ngành thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, Các doanh nghiệp | 2022-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
12.5 | Mô hình vật liệu nổi thân thiện với môi trường thay phao xốp trong nuôi biển | Các địa phương | Tổng cục Thủy sản, Các doanh nghiệp | 2021-2025 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
13 | Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển |
|
|
|
|
13.1 | Xây dựng đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển | Các địa phương, Ban quản lý các khu bảo tồn biển | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ | 2021-2022 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
13.2 | Thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại các khu bảo tồn, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản | Các địa phương, Ban quản lý các khu bảo tồn biển | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ | 2021-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
13.3 | Thực hiện đề án thu gom các ngư cụ bị mất, bị thải bỏ trên biển tại các vùng biển khác | Các địa phương | Tổng cục Thủy sản, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ | 2026-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
14 | Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát và tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa tại khu bảo tồn biển | Ban quản lý các khu bảo tồn biển | Tổng cục Thủy sản, Các địa phương, Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (IUCN, GreenHub…) | 2021-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
15 | Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ |
|
|
|
|
15.1 | Thay thế các loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng trong hoạt động thủy sản nhằm giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần hoặc nâng cao tuổi thọ sử dụng, phù hợp với từng ngành nghề, với loại sản phẩm, đặc điểm tự nhiên | Các địa phương, Các doanh nghiệp | Tổng cục Thủy sản, Các nhà tài trợ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
15.2 | Công nghệ ép nén, cắt… nhằm giảm thể tích, chứa đựng dễ dàng rác thải nhựa trên tàu cá khai thác | Các địa phương, Các doanh nghiệp | Tổng cục Thủy sản, Các nhà tài trợ, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2025 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
15.3 | Ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, tiêu dùng, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong ngành thủy sản | Tổng cục Thủy sản, Các doanh nghiệp, Các nhà tài trợ | Các Tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2025 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
15.4 | Nghiên cứu tác động của vi nhựa đối với các chuỗi của sản xuất thủy sản | Tổng cục Thủy sản | Các nhà tài trợ, Các doanh nghiệp, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2025-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
16 | Tăng cường nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, cải tiến các loại ngư cụ, vật tư chuyên dùng trong sản xuất thủy sản bằng các loại vật tư thân thiện môi trường, dùng nhiều lần nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương, Các tổ chức trong và ngoài nước, Các Trường, Viện nghiên cứu | 2021-2030 (hàng năm) | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
17 | Tăng cường kiến thức và quản lý rác thải biển ngành thủy sản khu vực ASEAN (khai thác và nuôi trồng thủy sản) |
|
|
|
|
17.1 | Tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin và các thực hành tốt về quản lý rác thải biển ngành thủy sản tại các quốc gia khu vực ASEAN (khai thác và nuôi trồng thủy sản) | Tổng cục Thủy sản | ASEAN | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
17.2 | Xây dựng hướng dẫn của ASEAN về quản lý rác thải biển ngành thủy sản tại các quốc gia khu vực ASEAN (khai thác và nuôi trồng thủy sản) | Tổng cục Thủy sản, ASEAN | Các tổ chức quốc tế | 2022-2025 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
17.3 | Thực hiện các hướng dẫn của ASEAN về quản lý rác thải biển ngành thủy sản tại các quốc gia khu vực ASEAN (khai thác và nuôi trồng thủy sản) | Tổng cục Thủy sản | Các địa phương | 2021-2030 | Phối hợp với các tổ chức quốc tế |
- 1Quyết định 2395/QĐ-BTNMT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Quyết định 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Công văn 510/VPCP-NN năm 2021 về xây dựng Đề án tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3045/VPCP-TCCV năm 2021 Đề án xây dựng Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1407/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3475/BNN-TS về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai chuyên ngành thủy sản năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
- 2Thông báo hiệu lực của Phụ lục III, IV và V của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973, được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 1978 do Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2395/QĐ-BTNMT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Quyết định 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Công văn 510/VPCP-NN năm 2021 về xây dựng Đề án tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 3045/VPCP-TCCV năm 2021 Đề án xây dựng Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1407/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 3475/BNN-TS về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai chuyên ngành thủy sản năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 687/QĐ-BNN-TCTS năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 687/QĐ-BNN-TCTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/02/2021
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra