- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 681/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 07 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ;
Xét Báo cáo thẩm định ngày 09/9/2010 của Hội đồng thẩm định về thẩm định Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 661/TTr-KHĐT ngày 04/10/2010; đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 133/TTr-SNN ngày 27/9/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Tên quy hoạch. Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
1. Mục tiêu tổng quát:
- Phát huy lợi thế về vị trí, tài nguyên đất đai, thời tiết, khí hậu và truyền thống sản xuất nông nghiệp của từng các địa phương trong tỉnh để hình thành các vùng sản xuất các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hoá sản phẩm có giá trị cao, đảm bảo cho công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015 tổng diện tích các loại cây nguyên liệu là 330.200 ha, tăng 18,1% so với năm 2010, bao gồm: cây mía đường: 25.000 ha, cây sắn: 50.000 ha, cây thuốc lá: 5.000 ha, cây bông: 3.500 ha, cây hồ tiêu: 6.000 ha, cây điều: 25.000 ha, cây cà phê: 76.400 ha, cây cao su: 122.500 ha, cây chè: 1.200 ha, cây đậu đỗ các loại 12.000 ha.
- Đến năm 2020 tổng diện tích các loại cây nguyên liệu là 344.582 ha tăng 4,5% so với năm 2015, bao gồm: cây mía đường: 25.000 ha, cây sắn: 50.000 ha, cây thuốc lá: 5.000 ha, cây bông: 5.000 ha, cây hồ tiêu: 6.000 ha, cây điều: 27.000 ha, cây cà phê: 80.000 ha, cây cao su: 130.082 ha, cây chè: 1.500 ha, cây đậu đỗ các loại 15.000 ha.
1. Quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy chế biến đường:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tập trung của tỉnh đến năm 2015 là 25.000 ha, sản lượng dự kiến đạt 1.715.000 tấn, năng suất bình quân đạt 686 tạ/ha, trong đó diện tích mía được tưới chiếm 23,6%.
- Đến năm 2020 ổn định diện tích mía là 25.000 ha, áp dụng kỹ thuật tiên tiến và đưa giống mới có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất, tăng diện tích mía được tưới lên 29,5%, sản lượng dự kiến đạt 1.720.646 tấn, năng suất bình quân đạt 716 tạ/ ha.
- Với sản lượng mía dự kiến, vùng nguyên liệu mía đến năm 2015 và đến năm 2020 sẽ đáp ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy đường An Khê với công suất 7.000 tấn mía cây/ngày; nhà máy Ayun Pa với công suất 3.000 tấn mía cây/ngày.
- Phân bổ quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy chế biến đường như sau:
+ Nhà máy đường An Khê: Diện tích 14.250 ha, tại xã Thành An, phường An Bình của thị xã An Khê; các xã Kon Bla, Đăk Hlơ, Kon Lơng Khơng, Tơ tung của huyện Kbang; các xã của huyện Kông chro và các xã thuộc huyện Đăk Pơ.
+ Nhà máy đường Ayun Pa: Diện tích 7.000 ha tại các xã của huyện huyện Phú Thiện, huyện Ia Pa, thị xã Ayun Pa.
+ Cho phép Công ty Cổ phần Đường Bình Định: Đầu tư và thu mua nguyên liệu mía tại 3 xã Song An, Cửu An, Tú An thuộc thị xã An Khê và xã Đông, Lơ Ku, Nghĩa An của huyện Kbang với diện tích là 3.725 ha.
2. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sắn:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến từ nguyên liệu sắn đến năm 2015 là 50.000 ha, sản lượng 1.022.000 tấn. Đến năm 2020 ổn định diện tích là 50.000 ha, sản lượng 1.022.000 tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 04 nhà máy chế biến sắn: Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Khê với công suất 110 tấn/ngày; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Mang Yang với công suất 80 tấn/ngày; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Chư Prông 70 tấn/ngày; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Krông Pa với công suất 220 tấn/ngày và cho nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu của Công ty Cổ phần Thảo Nguyên tại huyện Đăk Đoa.
- Phân bổ vùng nguyên liệu sắn cho các Nhà máy chế biến từ nguyên liệu sắn trên địa bàn như sau:
+ Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Khê: Diện tích 12.000 ha, tại huyện Kbang, huyện Kông Chro, huyện Đak Pơ, thị xã An Khê.
+ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Mang Yang: Diện tích 10.300 ha, tại Mang Yang, Đăk Đoa.
+ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Chư Prông: Diện tích 10.600 ha, tại các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông.
+ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Krông Pa: Diện tích 17.100 ha, tại địa bàn các huyện Krông Pa, Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa.
+ Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu của Công ty Cổ phần Thảo Nguyên tại huyện Đăk Đoa: Sử dụng nguyên liệu sắn lát khô, sản lượng sắn còn thừa ở huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
3. Quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá đến năm 2015 là 5.000 ha (tăng 300 ha so với năm 2010), năng suất đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng đạt 11.500 tấn.
- Định hướng năm 2020 ổn định diện tích 5.000 ha, đầu tư nâng cao năng suất đạt 2,5 tấn/ha, sản lượng đạt 12.500 tấn.
- Địa bàn phát triển nguồn nguyên liệu thuốc lá chủ yếu là các huyện Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa.
4. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho Nhà máy chế biến bông vải:
- Đến năm 2015, duy trì diện tích cây bông vải là 3.500 ha, sản lượng đạt 7.000 tấn.
- Đến năm 2020, diện tích vùng nguyên liệu bông sẽ phát triển 5.000 ha, năng suất trung bình 2,65 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 13.500 tấn.
- Địa bàn phát triển vùng nguyên liệu bông chủ yếu là các huyện Chư Sê, Chư Prông, Krông Pa và Kông Chro, Đăk Pơ, Phú Thiện, Ia Pa.
- Diện tích và sản lượng bông vải quy hoạch đến năm 2015 và đến năm 2020 đảm bảo cung cấp nguyên liệu đủ cho hoạt động chế biến của Nhà máy chế bông Gia Lai với công suất 15.000 tấn bông xơ/năm.
5. Quy hoạch vùng trồng cây cao su:
- Phát triển diện tích cây cao su đến năm 2015 là 122.500 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 75.094 ha, sản lượng đạt 135.300 tấn.
- Đến năm 2020 tổng diện tích cao su đạt 130.082 ha, diện tích cho sản phẩm là 117.300 ha, sản lượng đạt 253.930 tấn.
- Với sản lượng dự kiến, đến năm 2020 cần nâng công suất các nhà máy chế biến mủ cao su như sau: Nhà máy chế biến mủ cao su Chư Prông nâng công suất lên 15.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến cao su Chư Păh nâng công suất lên 15.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến cao su Chư Sê lên 15.000 tấn/năm; Các nhà máy thuộc Binh đoàn 15 từ 21.000 tấn/năm lên 25.000 tấn/năm. Riêng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai dự án trồng cao su thì tùy theo quy mô diện tích ở giai đoạn định hình để bố trí xây dựng các nhà máy có công suất phù hợp với sản lượng khai thác trong từng giai đoạn. Khi có đủ điều kiện sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm cao su tỉnh Gia Lai.
- Địa bàn phát triển cây cao su chủ yếu là các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Krông Pa, Phú Thiện, Ia Pa, thị xã Ayunpa, KBang, thành phố Pleiku.
6. Quy hoạch vùng trồng cây cà phê:
- Dự kiến phát triển cây cà phê đến năm 2015 với tổng diện tích là 77.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 76.400 ha, sản lượng đạt 177.700 tấn.
- Đến năm 2020 phát triển diện tích 80.000 ha, tăng cường đầu tư nâng cao năng suất để đạt sản lượng 193.750 tấn.
- Địa bàn phát triển cây cà phê chủ yếu là các huyện KBang, Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku.
- Với diện tích quy hoạch và sản lượng nói sẽ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu.
7. Quy hoạch vùng trồng cây chè:
Định hướng cây chè trong những năm tới tập trung thâm canh và trồng mới thay thế diện tích cây chè già cỗi, năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, tạo nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ cho các Nhà máy chế biến Biển Hồ, nhà máy chế biến chè Bàu Cạn. Cần tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Dự kiến phát triển diện tích cây chè đến năm 2015 là 1.200 ha, sản lượng đạt 7.100 tấn. Đến năm 2020 phát triển lên 1.500 ha, sản lượng đạt 12.950 tấn.
- Địa bàn phát triển chủ yếu là ở huyện Chư Prông, Chư Păh.
8. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến tiêu:
- Tiềm năng phát triển cây hồ tiêu của tỉnh là rất lớn, tuy nhiên theo khuyến cáo của Hiệp hội thế giới trong thời gian tới không mở rộng diện tích canh tác, đi sâu thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng vườn tiêu hiện có; đồng thời xây dựng, nâng công suất các nhà máy chế biến tiêu sạch để xuất khẩu nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hoá.
- Đến năm 2015 diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn là 6.000 ha (trong đó tiêu kinh doanh 5.341 ha), sản lượng là 28.600 tấn, năng suất đạt 4,7 tấn/ha. Đến năm 2020 ổn định diện tích 6.000 ha, nâng cao năng suất đạt 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt 31.950 tấn.
- Với sản lượng dự kiến như trên, đến năm 2015 xây dựng thêm 02 nhà máy chế biến tiêu sạch tại huyện Chư Sê, Chư Pưh gồm: Nhà máy tiêu Chư Sê với công suất 5.000 tấn tiêu sạch/năm, nhà máy tiêu Nhơn Hoà với công suất 5.000 tấn tiêu sạch/năm.
- Địa bàn phát triển cây tiêu chủ yếu là ở huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang.
9. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều:
- Đến năm 2015 diện tích điều tại các vùng tập trung là 25.000 ha, sản lượng 14.000 tấn.
- Đến năm 2020 diện tích điều toàn tỉnh đạt 27.000 ha, sản lượng vùng đạt 17.700 tấn.
- Trong giai đoạn 2010-2015: Nâng công suất của Nhà máy điều Krông Pa lên 10.000 tấn/năm, đến năm 2020 ổn định công suất. Đồng thời xây dựng mới nhà máy chế biến hạt điều tại Kông Chro công suất 5.000 tấn/năm.
10. Quy hoạch vùng trồng cây đậu đỗ các loại:
Đậu đỗ là cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng và là cây trồng khá phát triển ở Gia Lai. Tuy nhiên do giá cả không ổn định, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Vì vậy trong thời kỳ quy hoạch 2011-2020 chỉ duy trì trồng hằng năm với diện tích từ 10.000-15.000 ha, sản lượng đạt 12.000 tấn.
IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
1. Giải pháp về đất đai:
- Khai thác diện tích đất chưa sử dụng có khả năng trồng cây nguyên liệu để đưa vào sử dụng, phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây lâm nghiệp, đất lâm nghiệp có độ dốc dưới 150 và tầng canh tác dày, đất rẫy trồng lúa không hiệu quả, đất trồng sắn không nằm trong quy hoạch sang trồng cây nguyên liệu.
2. Giải pháp kỹ thuật thâm canh:
2.1. Thời vụ:
Bố trí thời vụ hợp lý, đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng của vùng nguyên liệu; đồng thời đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động một cách liên tục, bình ổn giá cả thị trường, đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với vùng nguyên liệu.
2.2. Giống và cơ cấu giống:
Tuyển chọn các giống cây trồng có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, phù hợp với từng vùng để đưa vào sản xuất; cơ cấu rải vụ với các nhóm cây trồng chín sớm, chín trung bình và chín muộn để đảm bảo nguyên liệu, kéo dài thời gian hoạt động chế biến của các nhà máy, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy, giảm giá thành sản phẩm. Cụ thể;
- Cây mía: Chính vụ 60%; rải vụ 40%.
- Cây sắn: Chính vụ 60-70%; rải vụ 30-40%.
- Cây Thuốc lá: Chính vụ 60-70% ; rải vụ 30-40%.
- Cây Bông: Chính vụ 60%; rải vụ 30-40%.
- Cây hồ tiêu: Giống Vĩnh Linh 50%; giống Lộc Ninh 30%, các giống khác 20%.
- Cây Điều: Cải tạo các vườn điều cũ có năng suất thấp và chất lượng kém, trồng mới các giống điều ghép.
- Cây cà phê: Thay thế vườn cà phê già cỗi bằng giống cà phê có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng; tập trung thâm canh, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng; hạn chế mở rộng diện tích trồng mới cà phê.
- Cây chè: Chặt bỏ những lô chè có năng suất thấp, thay thế các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao hơn.
- Cây cao su: Sử dụng các giống có năng suất cao, ngắn ngày, phù hợp với từng vùng để đưa vào sản xuất.
2.3. Kỹ thuật canh tác:
Trồng, chăm sóc, làm cỏ bón phân cho các loại cây nông sản phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật của từng loại cây trồng, do cán bộ kỹ thuật của nhà máy cùng cán bộ khuyến nông của địa phương hướng dẫn.
3. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng:
3.1. Đầu tư cho thuỷ lợi và hệ thống tưới:
Các loại cây nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản được trồng trên đất đồi nên khả năng tưới tiêu hạn chế. Để đảm bảo tưới cho một số cây trồng nguyên liệu, các nhà máy chế biến nông phải phối hợp với chính quyền địa phương phát triển thủy lợi theo quy hoạch, nâng cấp một số công trình thuỷ lợi đầu mối (hồ, đập), đầu tư xây dựng các trạm bơm điện, hệ thống kênh mương dẫn nước để tăng năng lực tưới; đồng thời áp dụng các biện pháp cho phù hợp và tiết kiệm nước.
3.2. Đầu tư giao thông vận chuyển nông sản:
Lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh, đồng thời xây dựng hệ thống giao thông nội đồng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cho vùng nguyên liệu. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, các nhà máy chế biến nông sản phối hợp cùng chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng vùng nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất.
3.3. Đầu tư các cơ sở giống và khuyến nông:
- Đến năm 2015 dự kiến mỗi nhà máy đầu tư 1 cơ sở trạm trại giống của nhà máy với mục đích trồng khảo nghiệm và nhân các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho nông dân để sản xuất nguyên liệu cho nhà máy; đồng thời đầu tư xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn có hiệu quả ra diện rộng.
- Đào tạo đội ngũ khuyến nông viên làm công tác khuyến nông, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phổ biến cho các hộ nông dân trồng nguyên liệu cho các nhà máy.
4. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách:
4.1. Chính sách đất đai:
- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh với nhà máy, theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi, nhằm tạo mối liên kết vững chắc giữa nông dân trồng nguyên liệu với nhà máy.
- Nhà nước khuyến khích phát triển các trang trại trồng các loại cây nguyên liệu thuộc quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy, có chính sách khuyến khích và hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện "dồn điền, đổi thửa" ở nơi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong sản xuất. Có thể thực hiện theo hình thức: người dân tự chuyển đổi thửa ruộng cho nhau để sản xuất; thực hiện chuyển quyền sử dụng đất; góp vốn để đầu tư sản xuất.
4.2. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông:
Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ dành một khoản kinh phí để thực hiện chính sách khuyến nông đối với các loại cây nguyên liệu, khuyến khích nông dân trồng. Trung tâm khuyến nông của tỉnh, huyện phối hợp với các nhà máy mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới cho người nông dân.
4.3 Chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu:
- Giống, hỗ trợ kỹ thuật: Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua việc đầu tư nghiên cứu, cải tạo giống, sản xuất giống để cung cấp các loại cây giống có phẩm chất tốt cho các hộ dân trong vùng nguyên liệu; thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm.
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà máy chế biến vay vốn để thu mua kịp thời nông sản của nông dân sau thu hoạch; đồng thời có biện pháp giám sát nguồn đầu tư, thu mua nguyên liệu của các nhà máy. Công bố giá thu mua hợp lý theo thời điểm và thường xuyên trên mạng lưới thông tin đại chúng. Về lâu dài, tạo điều kiện cho nông dân mua cổ phần của nhà máy.
- Tạo dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Thành lập hiệp hội các loại cây nguyên liệu, đồng thời thực hiện tốt mối liên kết "4 nhà" để giải quyết những khó khăn về vốn, kỹ thuật, đầu ra sản phẩm.
- Hình thành các hợp tác xã dịch vụ nhằm hỗ trợ việc phát triển các vùng nguyên liệu như: dịch vụ về giống, thu hoạch, vận chuyển, tín dụng...
- Nhà máy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hộ ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm về vốn, hỗ trợ vận chuyển từ ruộng ra bãi.
4.4. Chính sách thu mua nguyên liệu:
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
- Tổ chức tốt mạng lưới thu mua nguyên liệu tại địa bàn các xã có sản lượng lớn và ổn định. Có chính sách, cơ chế thu mua với giá cả phù hợp đảm bảo lợi ích hài hoà cho người trồng và lợi ích của doanh nghiệp trong việc thu mua chế biến nguyên liệu.
- Thực hiện chính sách bao tiêu 100% sản lượng theo hợp đồng các cây nguyên liệu của nhà máy với giá bảo hiểm được nhà máy cùng các cơ quan chức năng xây dựng và thông báo cho người dân trước khi đầu tư cho vùng nguyên liệu hàng năm.
4.5. Chính sách hỗ trợ cho các hộ nông dân vay vốn đầu tư:
Các nhà máy, công ty có vùng nguyên liệu trên địa bàn quy hoạch tại tỉnh Gia Lai cần đáp ứng đủ vốn cho công tác thu mua nguyên liệu theo tiến độ, đồng thời có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong vùng nguyên liệu. Phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn để bảo lãnh cho các hộ trồng nguyên liệu được vay vốn sản xuất.
5. Giải pháp về môi trường:
5.1. Giải pháp về xử lí việc ô nhiễm môi trường do tác động của các nhà máy:
Các nhà máy chế biến nông sản thường gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, để hạn chế tác động đến môi trường cần thực hiện một số giải pháp về nâng cấp trang thiết bị xử lý môi trường; đầu tư lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm; thực hiện đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định.
5. 2. Giải pháp về xử lí ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Từng bước phát triển vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học không độc hại, không để tồn dư các dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép trên nông sản.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Tiến hành công bố Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; hướng dẫn các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch; phối hợp cùng Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư, thu mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản; kịp thời xử lí việc tranh mua, tranh bán nguyên liệu theo quy định của pháp luật; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, thay đổi thì đề xuất cho UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.
2. Sở Công Thương: Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, đảm bảo công nghệ sản xuất phù hợp và hiện đại; cùng Sở Nông nghiệp và PTNT giám sát việc đầu tư thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp, nhà máy.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xử lí các nhà máy gây ô nhiêm môi trường theo đúng pháp luật.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch; lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển hạ tầng cơ sở các vùng nguyên liệu; đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn.
5. Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản: Phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch; cùng chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu để phục vụ lâu dài cho sản xuất; đầu tư, thu mua nguyên liệu theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; không được tranh mua, tranh bán nguyên liệu giữa các nhà máy; công khai chính sách đầu tư và giá mua nguyên liệu cho nông dân, đảm bảo sự hợp tác hài hòa, đem lại lợi ích giữ nhà máy và nông dân; có chính sách đào tạo và thu hút lao động ở địa phưomg vào làm việc trong nhà máy; tạo điều kiện cho nông dân được tham gia cổ phần; chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Các sở, ban, ngành và đom vị liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia thực hiện tốt Quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 331/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt chủ trương quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 2663/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 30/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành không còn phù hợp với Luật Quy hoạch năm 2017
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 331/QĐ-CT năm 2013 phê duyệt chủ trương quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 2663/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 681/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- Số hiệu: 681/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Hoàng Công Lự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/10/2010
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực