Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 674/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC CHI PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009;

Căn cứ Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 733/TTr-SLĐTBXH ngày 20/6/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

(Có Quy định chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt danh mục ngành nghề và mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt mức chi phí đào tạo cho người khuyết tật tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính. Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động -TBXH:
- TT. Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

QUY ĐỊNH

MỨC CHI PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số: 674/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, gồm: Mức hỗ trợ chi phí đào tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

Điều 3. Các nhóm đào tạo, điều kiện được hỗ trợ

1. Các nhóm đào tạo:

- Nhóm đối tượng 1: Bao gồm người khuyết tật;

- Nhóm đối tượng 2: Bao gồm người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Nhóm đối tượng 3: Bao gồm người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm;

- Nhóm đối tượng 4: Bao gồm người thuộc hộ cận nghèo;

- Nhóm đối tượng 5: Bao gồm người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này.

2. Điều kiện người lao động được hỗ trợ đào tạo: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Ngân sách Trung ương;

2. Ngân sách Địa phương;

3. Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.

Chương II

CHẾ ĐỘ VÀ MỨC CHI PHÍ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI HỌC

Điều 5. Nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo

1. Nội dung chi hỗ trợ đào tạo: Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

2. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng ngành nghề

2.1. Đối với người học thuộc nhóm đối tượng 1:

Số TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mức hỗ trợ tối đa/người/tháng
(ĐVT: Đồng)

I

Nghề nông nghiệp

 

1

Kỹ thuật trồng nấm

1.000.000

2

Kỹ thuật nuôi ong

1.500.000

II

Nghề phi nông nghiệp

 

1

Điện dân dụng

1.700.000

2

Mộc dân dụng

1.700.000

3.

Mây tre đan

1.500.000

4

Kỹ thuật cắt may

1.500.000

5

Móc len sợi, thêu ren, dệt

1.200.000

6

Làm chổi chít

1.000.000

2.2. Đối với người học thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4, 5:

Số TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mức hỗ trợ tối đa/người/tháng
(ĐVT: Đồng)

I

LĨNH VỰC NGÀNH/ NGHỀ NÔNG NGHIỆP

 

1

Nhóm nghề trồng cây lương thực, thực phẩm

 

1.1

Trồng lúa năng suất cao

600.000

1.2

Trồng ngô

1.3

Trồng rau an toàn

1.4

Trồng tre lấy măng

1.5

Trồng bầu bí, dưa chuột

2

Nhóm nghề chăn nuôi

 

2.1

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

600.000

2.2

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

2.3

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

2.4

Nuôi dê, nuôi thỏ

2.5

Nuôi nhím, cây hương, chim trĩ

2.6

Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

3

Nhóm nghề trồng cây ăn quả

 

3.1

Trồng ổi

500.000

3.2

Trồng bơ

3.3

Trồng dưa hấu, dưa bở

3.4

Trồng đào, lê, mận

3.5

Trồng chuối

3.6

Trồng nho

3.7

Trồng vải, nhãn

3.8

Trồng thanh long

3.9

Trồng cây có múi

4

Nhóm nghề trồng hoa

 

4.1

Trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn

600.000

4.2

Trồng hoa li, hoa loa kèn

4.3

Trồng hoa lan

5

Nhóm nghề thủy sản

 

5.1

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt (nuôi lồng, nuôi bè, nuôi ao)

600.000

5.2

Chuẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

500.000

6

Nhóm nghề trồng cây dược liệu

 

6.1

Trồng cây ba kích, cây sa nhân

600.000

6.2

Trồng cây quế, cây hồi, cây sả lấy tinh dầu

7

Nhóm nghề chế biến, bảo quản nông sản

 

7.1

Trồng và sơ chế gừng nghệ

600.000

7.2

Sản xuất tinh bột rong riềng và làm miến dong

7.3

Sơ chế mủ cao su

7.4

Chế biến chè xanh, chè đen

8

Nhóm nghề lâm sinh

 

8.1

Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

600.000

8.2

Trồng và khai thác rừng trồng

8.3

Sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp

8.4

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo

9

Nhóm nghề trồng cây công nghiệp

 

9.1

Trồng chè

600.000

9.2

Trồng bông vải

9.3

Trồng và khai thác mủ cao su

9.4

Trồng mía

500.000

9.5

Trồng đậu tương, lạc

10

Nhóm nghề khác

 

10.1

Nuôi ong mật

600.000

10.2

Quản lý công trình thủy nông

10.3

Sản xuất nông lâm kết hợp

10.4

Sử dụng thuốc thú y

10.5

Sản xuất thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi

II

LĨNH VỰC NGÀNH/NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP

 

1

Nhóm nghề thương mại - dịch vụ

 

1.1

Nghiệp vụ kinh doanh thương mại

700.000

1.2

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

1.3

Nghiệp vụ buồng, bàn trong khách sạn

1.4

Đan lát mây tre đan xuất khẩu

1.5

Kỹ thuật chế biến thực phẩm

1.6

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

1.7

Quản trị mạng máy tính

600.000

1.8

Kỹ năng phục vụ chăm sóc gia đình

1.9

Sản xuất chồi chít, tre, mành, cọ

1.10

Tin học văn phòng

2

Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng

 

2.1

Điện dân dụng

700.000

2.2

Kỹ thuật điện nông thôn

2.3

Điện tử dân dụng

2.4

Kỹ thuật gò hàn nông thôn

2.5

Kỹ thuật xây dựng

2.6

Kỹ thuật mộc dân dụng

2.7

Mộc mỹ nghệ

700.000

2.8

Kỹ thuật cơ khí nhỏ nông thôn

2.9

Sửa chữa xe máy

2.10

May dân dụng công nghiệp

2.11

Sửa chữa máy nông nghiệp

III

NGÀNH/NGHỀ KHÁC

Từ 500.000 đến 700.000

- Lưu ý: Mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa cho 01 (một) người lao động tham gia 01 (một) khóa đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng như sau:

Nhóm đối tượng 1: 6.000.000 đồng/người/khóa học.

Nhóm đối tượng 2: 4.000.000 đồng/người/khóa học.

Nhóm đối tượng 3: 3.000.000 đồng/người/khóa học.

Nhóm đối tượng 4: 2.500.000 đồng/người/khóa học.

Nhóm đối tượng 5: 2.000.000 đồng/người/khóa học.

- Trường hợp người học đồng thời thuộc các nhóm đối tượng nêu trên thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.

Điều 6. Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng hàng năm, 05 năm và tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh, đào tạo, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên đảm bảo đúng theo quy định; hướng dẫn xây dựng chương trình, giáo trình, đào tạo giáo viên;

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên quy định tại Quyết định này và các văn bản khác có liên quan của cấp có thẩm quyền;

- Tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, kinh phí thực hiện công tác đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho các sở, ngành, các huyện và thành phố trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm, 5 năm theo phân cấp quản lý, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ quan có liên quan hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

- Tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn, gửi Sở Lao động - Thương và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và và đào tạo dưới 03 tháng hàng năm, 5 năm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định này.

3. Chỉ đạo các Cơ quan phát thanh, truyền hình trên địa bàn có chuyên mục tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp, tạo việc làm đối với người lao động.

4. Chỉ đạo các Cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Quyết định này và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo trên địa bàn.

5. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên trên địa bàn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện, kết quả, hiệu quả công tác đào tạo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Tổ chức tuyển sinh, đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động theo hợp đồng đặt hàng theo đúng quy định về giáo dục nghề nghiệp.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác định rõ nhóm đối tượng người học và quản lý tốt việc triển khai chính sách hỗ trợ cho người học trong quá trình đào tạo.

3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ đào tạo đối với người học theo quy định; quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

4. Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo và đào tạo dưới 03 tháng; việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên đây là quy định mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 674/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

  • Số hiệu: 674/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/06/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Tống Thanh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản