ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 673/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 08 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 28/TTr-VHTTDL ngày 03 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, các giá trị văn hóa - lịch sử để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo hướng chất lượng cao và bền vững, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2015: Lâm Đồng đón 4,5 - 5 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 10%; số ngày lưu trú bình quân đạt 2,8 ngày, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 25.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 50% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao; thu hút 15.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 80% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.
- Năm 2020: Lâm Đồng đón trên 6,5 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 15%; số ngày lưu trú bình quân đạt 3 ngày, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 35.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 55% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao; thu hút 20.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch; trong đó 90% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.
- Năm 2030: Lâm Đồng đón 15 triệu lượt, khách quốc tế chiếm 20%; số ngày lưu trú bình quân đạt 3,2 ngày, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 50.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm 60% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao; thu hút 30.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch; 95% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đa dạng hóa sản phẩm
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, tổ chức liên kết hợp tác giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, hình thành các tour, tuyến du lịch nội bộ để phát huy tối đa cơ sở vật chất của các khu du lịch và tránh trùng lắp các sản phẩm dịch vụ; sắp xếp tổ chức, hình thành doanh nghiệp du lịch mạnh để chi phối hoạt động du lịch gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt.
- Định hướng đầu tư và nâng cấp các khu, điểm du lịch hiện có theo chuyên đề, mở rộng dịch vụ để thu hút khách du lịch; tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc việc giữ gìn, tôn tạo và nâng cấp các danh lam thắng cảnh, khắc phục tình trạng xuống cấp; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đang triển khai để tạo ra sản phẩm du lịch mới, đặc trưng phục vụ khách du lịch, ưu tiên đầu tư các dự án khu vui chơi giải trí tổng hợp, tập trung ở thành phố Đà Lạt.
- Gắn việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển văn hóa và các làng nghề truyền thống.
- Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để thu hút khách.
- Đa dạng hóa sản phẩm dựa trên xây dựng các tour, tuyến du lịch và sản phẩm du lịch.
2. Đầu tư và thu hút đầu tư
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu, vùng xa.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án thuộc chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm về du lịch để đưa vào khai thác kinh doanh.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới nhiều hình hình thức. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.
- Có chính sách, giải pháp tạo vốn và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh.
3. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến
- Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch theo chuyên đề, tập trung công tác quảng bá xúc tiến tại các thị trường trọng điểm về du lịch.
- Đẩy mạnh các chương trình hợp tác phát triển du lịch, dịch vụ giữa Lâm Đồng và các địa phương trong và ngoài nước. Thành lập một số văn phòng đại diện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mở chi nhánh văn phòng tại Singapore, Nhật Bản, Campuchia để mở rộng thị trường khai thác khách du lịch.
- Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xây dựng các tour tham quan vườn trà, rau, hoa chất lượng cao gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm; hình thành các tour, tuyến du lịch liên hoàn giữa các vùng du lịch trọng điểm, các địa phương trong nước.
- Khai thác tối ưu công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích xã hội hóa để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
4. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hàng năm đảm bảo nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, khuyến khích đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động trong ngành du lịch.
- Phát triển các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy; tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, dịch vụ, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch.
5. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan đến du lịch, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp du lịch, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch.
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch cho cán bộ quản lý cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tạo thuận lợi trong việc phối hợp quản lý hoạt động du lịch giữa cơ quan chuyên môn của tỉnh và các huyện, thành phố.
- Nghiên cứu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, theo dõi, quản lý khách du lịch đến Lâm Đồng cũng như trong hoạt động xúc tiến quảng bá.
6. Kinh phí thực hiện
- Ngân sách Nhà nước: ngân sách do Trung ương hỗ trợ và ngân sách của tỉnh chi theo từng giai đoạn và từng năm.
- Từ xã hội hóa: đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, xã hội cho các chương trình, hoạt động du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách thu hút đầu tư đối với từng mục tiêu cụ thể; ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên các dự án đầu tư gắn với nội dung, mục tiêu của đề án, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
3. Sở Tài chính cân đối và bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
4. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tích cực phối kết hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện các nội dung của kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 22/2009/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phát triển du lịch huyện Côn Đảo đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tổ chức năm Du lịch quốc gia 2008 Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 40/2007/QĐ-UBND ban hành quy định bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 175/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
- 8Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình kích cầu Du lịch tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- 10Quyết định 67/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 11Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 22/2009/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phát triển du lịch huyện Côn Đảo đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tổ chức năm Du lịch quốc gia 2008 Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 40/2007/QĐ-UBND ban hành quy định bảo vệ, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 175/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015
- 10Quyết định 1572/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình kích cầu Du lịch tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- 12Quyết định 67/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 13Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 14Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 673/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực