Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 66/1999/QĐ.UBT | Cần Thơ, ngày 10 tháng 7 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
"V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994;
- Căn cứ Biên bản số 40/BB.UBT ngày 04-6-1999 của UBND tỉnh Cần Thơ về cuộc họp Hội đồng nghiệm thu quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 194/CV-KHĐT ngày 10-6-1999,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:
Mục tiêu tổng quát phát triển ngành :
Phát triển ngành công nghiệp cân đối, toàn diện và bền vững theo cơ chế thị trường, gắn phát triển công nghiệp với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cùng khu vực và cả nước thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những định hướng và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển ngành công nghiệp:
a) Định hướng phát triển:
Phát triển ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành tiểu thủ công nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với thị trường đồng bằng sông Cửu Long, thị trường Đông Nam bộ, thị trường cả nước và quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài có hiệu quả. Phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Cần Thơ phù hợp với quy hoạch tổng thể tỉnh; quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long; chiến lược phát triển ngành công nghiệp và kinh tế - xã hội chung của cả nước; kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường sinh thái.
Phát triển công nghiệp trước tiên phải thúc đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở khai thác, sử dụng đầy đủ, hợp lý hơn các nguồn tài nguyên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động của công nghiệp gắn với cơ giới hóa nông nghiệp và khâu bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp chế biến hiện đại, thị trường tiêu thụ sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm tinh chế, tăng giá trị nông sản.
Gắn phát triển công nghiệp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tiến trình đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện , đường, trường, trạm, chợ, nhà ở, nước sạch, đồng thời kết hợp tốt với giải quyết các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường thiên nhiên, giảm áp lực gia tăng dân số và chuyển dịch lao động nông thôn về đô thị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, nhất là các vùng xâu, vùng xa, vùng bị ngập lụt.
Phát triển rộng rãi nhiều hình thức tổ chức hợp tác kinh tế thích hợp đa dạng hóa nhằm phát huy đúng mức khả năng của các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp. Nghiên cứu hình thành các đơn vị kinh tế công - nông nghiệp liên kết nhiều thành phần kinh tế, gắn công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ với sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các loại hình dự án vừa và nhỏ có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh.
Trong định hướng phát triển công nghiệp, từng bước hoàn thiện phân bố công nghiệp cân đối trên các vùng lãnh thổ; chú trọng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước vào phát triển công nghiệp.
b) Những lĩnh vực phát triển công nghiệp chủ yếu:
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, gắn với việc phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản; các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu và các mặt hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động; các ngành công nghiệp chủ lực có nguồn thu lớn, sản phẩm có thị trường và lợi thế cạnh tranh. Đối với các ngành công nghiệp cơ bản cần lựa chọn để phát triển một số dự án có ý nghĩa cấp bách, có điều kiện về tài nguyên, có khả năng huy động vốn và đảm bảo được hiệu quả cho ngành công nghiệp và cho cả tăng trưởng kinh tế. Từ nay đến năm 2010, các lĩnh vực ưu tiên định hướng phát triển là:
- Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
- Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy.
- Công nghiệp hóa chất.
- Công nghiệp năng lượng.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp dệt- may- da- giày.
- Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử.
. Đối với các ngành công nghiệp hiện có, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, nâng cấp và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Coi khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đi nhanh vào hiện đại hóa, tự động hóa ở những khâu hoặc những dự án có tính quyết định tăng trưởng và phát triển.
Ngành công nghiệp giữ vai trò động lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, do đó cần phải phát triển với tốc độ cao và có hiệu quả, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình ngành công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp và dịch vụ phát triển.
Những giải pháp chủ yếu:
Để thực hiện tốt quy hoạch phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động các nguồn lực từ bên trong, bao gồm nhân lực, tiền vốn, trí tuệ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đồng thời hết sức tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phải thể hiện phương hướng và nhiệm vụ phát triển công nghiệp của quy hoạch trong các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, các chương trình phát triển và dự án đầu tư. Thực hiện đúng mức chính sách bảo hộ công nghiệp trong nước, phát triển giáo dục hướng nghiệp, đào tạo, dạy nghề, từng bước nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngang tầm với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cần Thơ theo chương trình khuyến công một cách thường xuyên và hiệu quả. Hoạt động của chương trình khuyến công phải gắn chặt với chương trình khuyết nông, chương trình khuyến mãi và các chương trình kinh tế khác một cách đồng bộ để tác động hỗ trợ, bổ sung nhau tạo thuận lợi nhằm đạt mục tiêu của dự án quy hoạch ngành công nghiệp đến 2010.
Nghiên cứu khả thi và đề xuất UBND tỉnh (những vấn đề vượt thẩm quyền) để ban hành các chính sách có hiệu quả về huy động vốn, nhất là nguồn huy động từ nội lực, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ.
Điều 2. Sở Công nghiệp tỉnh Cần Thơ là cơ quan chủ quản của quy hoạch, phải có kế hoạch tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện quy hoạch chặt chẽ nhằm hoàn thành các nhiệm vụ tăng trưởng và phát triển công nghiệp mà bản quy hoạch đã đề ra.
Các Sở, ngành, UBND huyện, TP Cần Thơ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện cùng Sở Công nghiệp trong quá trình thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 với các quy hoạch ngành, các lĩnh vực của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ và các huyện có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM.UBND TỈNH CẦN THƠ |
- 1Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 809/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2013 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2013 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 809/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 66/1999/QĐ.UBT về phê duyệt quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010
- Số hiệu: 66/1999/QĐ.UBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Võ Hoàng Xinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra