- 1Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 7 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 32/TTr-SXD ngày 28/6/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi áp dụng:
- Danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế áp dụng trong việc lập, thẩm định quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng, cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây thân gỗ bóng mát và cây bụi thân gỗ; không xem xét đối với cây bụi nhỏ có hoa, cây thân thảo...
2. Nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng:
- Ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng;
- Đáp ứng yêu cầu về mỹ quan và không gian cảnh quan khu vực công cộng;
- Đáp ứng yêu cầu về an toàn cho người, phương tiện, công trình; vệ sinh môi trường; hạn chế làm hư hỏng kết cấu các công trình kề cận và công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Tiêu chí phân chia danh mục cây xanh:
- Cây xanh trồng gồm các loại cây đáp ứng được phần lớn các nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng nêu trên; danh mục cây khuyến khích trồng theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
- Cây cấm trồng gồm những cây có độc tố, chất gây nghiện, có khả năng gây nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình; danh mục cây cấm trồng theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
- Cây trồng hạn chế gồm những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường, cây dễ bị sâu hại hoặc cây có rễ ăn nổi, rễ ngang phát triển mạnh làm hư hại, mất mỹ quan công trình; tuy nhiên có thể phù hợp trồng tại khuôn viên công trình công cộng, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, các công trình công cộng thuộc các khu chức năng do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng; danh mục cây trồng hạn chế theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
4. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục hoặc du nhập từ nước ngoài, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, có ý kiến trước khi mua trồng.
5. Đối với cây xanh đã trồng trong đô thị thuộc danh mục cấm trồng hoặc không phù hợp với tính chất, vị trí, đặc điểm cây trồng theo danh mục cây xanh trồng hạn chế thì cơ quan, đơn vị theo phân công phân cấp có trách nhiệm đánh giá, xem xét cây có thuộc loại được bảo tồn không để có biện pháp quản lý phù hợp hoặc lập kế hoạch từng bước thay thế để đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 12/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Loài cây | Khu vực khuyến khích trồng | Ghi chú | |||
Tên thông thường | Tên khoa học | Vỉa hè | Dải phân cách | Công viên, vườn hoa; khuôn viên công cộng | ||
I | Nhóm cây bóng mát |
|
|
|
| |
1 | Bằng lăng tím | Lagerstroemia speciosa | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 3,5m |
2 | Móng bò tím (Hoàng hậu) | Bauhinia purpurea | x | x | x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè, dải phân cách lớn > 3,5m |
3 | Cây me chua (me ta) | Tamarindus indica | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 3,5m |
4 | Giáng hương (Cây sưa Quảng Nam) | Pterocarpus macrocarpus | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 3,5m |
5 | Bàng Đài loan (Bàng lá nhỏ) | Terminalia mantaly | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 5m |
6 | Giáng hương (Sưa vườn, sưa đỏ) | Pterocarpus macrocarpus Kurz. | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 3,5m |
7 | Lim xẹt (Phượng vàng) | Peltophorum pterocarpum | x |
| x | Phù hợp trên tuyến đường có vỉa hè lớn > 5m |
8 | Muồng hoàng yến (Muồng hoàng hậu, Bò cạp vàng, Osaka hoa vàng) | Cassia fistula L. | x |
| x | Phù hợp cho các tuyến đường có vỉa hè hẹp ≤ 3m |
9 | Cây lát Hoa | Chukrasia tabularis | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè lớn >5 m |
10 | Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng) | Dalbergia tonkinensis Prain. | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè lớn >3,5 m |
11 | Lim Xanh | Erythrophloeum fordii Oliv | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè lớn >3,5 |
12 | Cây bàng Vuông | Barringtonia asiatica | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè vùng ven biển và hải đảo |
13 | Cây Sấu | Dracontomelon duperreanum Pierre | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè lớn >5 m |
14 | Ngọc lan | Michelia alba De | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường vỉa hè > 3,5 |
15 | Muồng đen (Muồng xiêm) | Cassia siamea Lam. | x |
| x | Phù hợp các tuyến đường, vỉa hè lớn >5 m |
II | Nhóm cây bụi trang trí |
|
|
|
|
|
1 | Tường vi (Tường vi Nhật, dã Tường vi) | Lagerstroemia indica Linn. | x | x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
2 | Hồng lộc | Syzygium campanulatum Kort h. |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
3 | Ngâu (Ngâu ta) | Aglaia duperreana |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
5 | Vạn tuế | Cycas revoluta |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
6 | Thiên tuế | Cycas pectinata |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
7 | Mai Xuân | Ochna integerima |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
8 | Mai tứ Quý | Ochna serrulata |
| x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
9 | Chuông vàng (Hoàng yến) | Tabebuia argentea | x | x | x | Dải phân cách lớn ≥ 2m |
10 | Phi lao (dương liễu) | Casuarina equisetifolia Forst |
| x |
| Phù hợp cắt tán làm cây trang trí, phòng hộ nhất là vùng ven biển; Dải phân cách lớn ≥ 2m. |
DANH MỤC CÂY CẤM TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 12/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Loài cây | Lý do cấm trồng | |
Tên Việt Nam | Tên khoa học | ||
1 | Bã đậu (Vông đồng) | Hura crepitas 1 | Cây có nhựa và hạt chứa độc tố |
2 | Cây trứng cá |
| Thời gian sinh trưởng ngắn, thân giòn dễ đổ ngã |
3 | Gòn | Ceiba pentendra (l.) Gaertn. | Cành nhánh giòn, dễ gãy, quả chín phát tán gây ô nhiễm môi trường |
4 | Bồ kết | Gleditsia triacanthos | Thân có nhiều gai rất to |
5 | Cao su | Hevea brasiliensis | Cành nhánh giòn, dễ gãy |
6 | Lòng mức (các loại) | Wrighlia | Quả chín phát tán, hạt có lông ảnh hưởng môi trường |
7 | Mã tiền | Slrychnos nux-vomica | Hạt có chứa chất độc |
8 | Thông thiên | Thevetia peruviana | Hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc |
9 | Trúc đào | Nerium oleander | Thân và lá có chất độc |
10 | Sò đo cam (Hồng kỳ, Chuông đỏ, Hoa Tulip châu Phi) | Spathodea campanuiata P.Beauv. | Loại cây ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 |
11 | Đùng đỉnh (Đủng đỉnh) | Caryota mitis Lour. | Quả gây ngứa |
12 | Xiro | Carissa carandas | Thân và cành nhánh có rất nhiều gai |
13 | Cô ca cảnh | Erythroxylum Iiovograiialeiise | Lá có chất cocaine gây nghiện |
DANH MỤC CÂY XANH HẠN CHẾ TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 12/7/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Loài cây | Lý do hạn chế trồng | |
Tên Việt Nam | Tên khoa học | ||
I | Nhóm cây bóng mát |
| |
1 | Dầu rái | Dipterocarpus alatus Roxb. | Đặc tính sinh học phát triển là “ưu thế ngọn”, tán hình tháp, cao tối đa đạt 18-22m, không có ưu thế phát triển cành thứ cấp (cành cấp 2,3,4..); khi đốn ngọn ở chiều cao 5-6m (để hạn chế đổ ngã do gió, bão hoặc tâm cao đường dây điện) thì cây rất trơ trọi khi bị chết cành cấp, tán xấu, rất kém bóng che. Phù hợp trồng theo hướng mảng xanh trong công viên, lề đường không có dây điện trần, vỉa hè lớn > 5m |
2 | Sao đen | Hopea odor ata Roxb | |
3 | Muồng tím (Muồng ngủ, Còng, Me tây) | Samanaea saman (Jacq.) Merr. | Cây sinh trưởng, phát triển rất nhanh, cây cao từ 15 - 25 m, tán đẹp rộng, ít đổ ngã, thân to phù hợp trồng công viên, bệnh viện, sân trường, ít rụng lá, có thể trồng đường phố nhưng hạn chế vỉa hè phải lớn, đường không có dây điện trần trên cao |
4 | Cây Liễu rũ | Salix babylonica | Cây thân gỗ có kích thước trung bình, chiều cao từ 10-15m. Các lá mọc so le nhau và rũ xuống. Phù hợp trồng ven hồ, sông suối bay các suối đá nhân tạo |
5 | Long não | Cinnamomum camphor a (L.) J.S. Presl. | Cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh, cao từ 10 - 15m, cây phân làm nhiều cành, cành thưa, hay chết nhác cành, nhiễm sâu đục. Cây phù hợp khu công viên, bệnh viện, sân trường. |
6 | Cây Đuôi công (Giáng Hương hay Dáng Hương, Đinh Hương) | Pterocarpus macrocarpus | Cây dáng hương có chiều cao trung bình từ 10m đến 30m, cây có tán rộng và phân nhánh nhiều, gỗ giòn, dễ đổ gãy trong mùa gió bão, rất tốn công tỉa cành hàng năm nên không phù hợp trên các hè phố do vướng phải hệ thống lưới điện trên không và cây đổ ra đường. |
7 | Cây ăn quả các loại |
| Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Trồng trong khu dân cư, khuôn viên. |
8 | Bách tán (Tùng bách tán, Tùng cối) | Araucaria encelsa R.Br | Cây lá kim, tán thưa Trồng trong khuôn viên, công viên, vườn hoa, quảng trường |
9 | Bàng ta | Terminalia catappa L | Cây có quả thu hút côn trùng, hay bị sâu lông gây ngứa; Trồng trong khu dân cư |
10 | Cau vua | Roystonea regia O.F. Cook | Bẹ lá to, cứng, gây nguy hiểm cho người, công trình và phương tiện. Có thể trồng trong công viên, vườn hoa, công trình văn hóa trong đô thị hoặc đồi núi thuộc quỹ đất cây xanh trong đô thị |
11 | Cây Đa gáo | Ficus callosa Willd | Cây có rễ phụ, có nguy cơ ảnh hưởng đến công trình hạ tầng; Phù hợp trồng tại các khu vực công viên, đình chùa, di tích lịch sử... |
12 | Cây Đa, Đề, Da, Sộp, Sung, Sanh, Si | Ficus spp. | Rễ phụ làm hư hại công trình; dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh đường phố; Phù hợp trồng trong khuôn viên chùa, công viên, công trình di tích văn hóa lịch sử. |
13 | Cây Hoàng nam (Huyền diệp) | Polyalthia longifolia Sorin. | Cành lá mọc chếch xuống đất, độ che tán ít. Trồng làm điểm nhấn cảnh quan trong khuôn viên, công viên, vườn hoa, quảng trường. |
14 | Lộc vừng (Chiếc, Mung) | Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. | Thân gỗ lâu năm, chiều cao khoảng 4 - 10m; cây sinh trưởng tốt, lá luôn xanh, cây có tầm che khuất bảng hiệu giao thông, hoa nở nhiều vào ban đêm, hoa rụng tốn nhiều công quét dọn, có mùi hôi. Chỉ trồng khu vực vùng ven, trong khuôn viên. |
15 | Cây Sa la | Pseudoryx nghetinhensis | Nên trồng các khu tâm linh |
16 | Cây Sa Kê | Artocarpus altilis | Nên trồng khu công viên |
17 | Cây Xà cừ | Khaya senegalensis | Nên trồng mảng lớn |
18 | Cây Phong Ba | Heliotropium foertherianum | Tán thưa phù hợp vùng ven biển và hải đảo. |
19 | Chà Là Mỹ | Phoenix dactylifera | Phù hợp trang trí, vùng đất cát ven biển |
II | Nhóm cây bụi trang trí |
| |
1 | Cây hoa giấy | Bougainvillea spectabilis | Phát triển nhanh, tốn nhiều công cắt tỉa, thân cây nhiều gai. |
2 | Cau bẹ trắng | Normanbya merrillii | Thân hình cột, khi phát triển đến độ cao > 2m thì thân trơ trụi, dễ đổ ngã mùa mưa, dễ bị tốp thân |
3 | Cau ăn trái | Areca catechu L | Thân hình cột, khi phát triển đến độ cao > 2 m thì thân trơ trụi, dễ đổ ngã mùa mưa, dễ bị tốp thân |
- 1Quyết định 3852/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp khuyến khích sử dụng để trồng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1687/QĐ-UBND năm 2017 ban hành danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên vỉa hè, trong giải phân cách đường phố, trong công viên, vườn hoa và khuôn viên công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 4Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 3852/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 709/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp khuyến khích sử dụng để trồng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 1687/QĐ-UBND năm 2017 ban hành danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên vỉa hè, trong giải phân cách đường phố, trong công viên, vườn hoa và khuôn viên công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
Quyết định 654/QĐ-UBND năm 2023 về danh mục cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế tại đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 654/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết