Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 654/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 21/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Khối CS Bộ tại TP.HCM;
- Công đoàn Ngành NN&PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 21/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01/11/2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XH VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2016/QH14 NGÀY 08/11/2016 CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 654/QĐ-BNN-KH ngày 08/3/2017)

Ngày 21/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU

1. Mục đích

- Quán triệt nội dung, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TW, Nghị quyết số 24/2016/QH14 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị quyết tâm thực hiện thắng lợi các định hướng, mục tiêu, chủ trương chính sách của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước, của ngành.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức cơ sở Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ, đảng viên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành về đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện thành công cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch hành động phải cụ thể hóa các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng tăng trưởng, phát triển ngành 5 năm (2016 - 2020) đã được Đại hội XII, Quốc hội, Chính phủ thông qua; các nhiệm vụ đặt ra phải đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển của đất nước, của Bộ, ngành và phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

- Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động theo chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức triển khai nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ tăng trưởng, phát triển ngành 5 năm (2016 -2020).

- Toàn bộ hệ thống chính trị của ngành, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng.

3. Một số mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông nghiệp đạt trên 3,5%/năm. Đến năm 2020, tỉ trọng lao động nông nghiệp có chứng chỉ đào tạo tăng lên khoảng 22%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển cả về số lượng và hiệu quả đầu tư kinh doanh.

- Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trên 1.800 trang trại được công nhận/năm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược và nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành kinh tế ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, tạo môi trường và động lực cho phát triển ngành

- Tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 26/NQ-TW (khóa X) và Kết luận số 97-KL/TW ngày 09/5/2014 của Bộ Chính trị; hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai, tín dụng, thương mại, thuế và chính sách thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rà soát lại các văn bản pháp quy và các quy định quản lý ngành, loại bỏ các văn bản, quy định không còn phù hợp để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.

Chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai, theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”, phát huy nguồn lực đất đai cho sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao và theo chuỗi giá trị; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy định của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và tổ chức thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015, tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, các điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và công bố công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục.

Thực hiện Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 và Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mở rộng triển khai cơ chế một cửa quốc gia nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát và tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí. Đến năm 2018 có 80% thủ tục hành chính liên quan xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua cổng một cửa quốc gia, đến năm 2020 có 100% dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ở mức độ 3 và một số dịch vụ công phổ biến liên quan đến người dân và doanh nghiệp thực hiện ở mức độ 4.

- Tổ chức thực hiện Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm. Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nông sản giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số  19-2015, 2016, 2017/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại

- Huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái; cơ bản nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng hưởng thụ cho cư dân nông thôn. Ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại ngành.

- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công (khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, các phòng/trung tâm kiểm nghiệm, kiểm tra và chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm, các Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường...) và tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, năng lực cho lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư.

c) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành

- Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập. Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm giải trình của các Trường; kiểm soát chất lượng đầu ra, kiểm định chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục và đào tạo; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư cho các Trường thuộc Bộ; ưu tiên đầu tư các trường đào tạo nghề chất lượng cao, các Trường ở địa bàn khó khăn; nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới; huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ hoạt động của các Trường.

- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động nông nghiệp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, số 971/QĐ- TTg ngày 01/7/2015. Chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của lao động, doanh nghiệp và thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Gắn đào tạo nghề với thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và quy trình sản xuất mới cho nông dân.

- Thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành đã được phê duyệt; kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực bộ máy quản lý ngành theo Nghị định mới thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản

a) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội theo hướng cơ cấu lại sản xuất theo 3 nhóm sản phẩm: (1) Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; (2) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với nhóm sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chiến lược và giải pháp để từng bước mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; (3) Nhóm sản phẩm vùng/miền là đặc sản của các địa phương, có chỉ dẫn địa lý cụ thể, nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đảm bảo phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và tạo vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến nông sản; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả để chuyển đổi sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn (ngô, rau màu hoặc cây ăn trái) và sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển mạnh cây ăn quả, các loại rau hoa theo hướng công nghệ cao. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống mới, năng suất và chất lượng cao, thực hiện các giải pháp quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa và phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

- Tập trung cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Tiếp tục phát triển giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất, ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp với từng vùng sinh thái.

- Phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản; giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; đầu tư trang thiết bị chế biến, bảo quản trên tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả khai thác và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đa dạng hóa đối tượng nuôi, phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể...); phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên; nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

- Cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa các đồng muối, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối. Nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; từng bước chuyển đổi diện tích sản xuất muối thủ công, chất lượng và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản hoặc ngành nghề khác.

b) Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn

- Phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn thực phẩm các sản phẩm chế biến; thực hiện các chính sách mạnh mẽ khuyến khích đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản, sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; sản xuất vật tư và máy nông nghiệp; giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp; áp dụng các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch; phấn đấu giá trị gia tăng các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay; 100% các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản xây dựng mới và phấn đấu 70% cơ sở đã xây dựng từ trước được cải tạo, nâng cấp đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

c) Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ nông nghiệp; tăng cường xuất khẩu; triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu hàng nông lâm thủy sản

- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, xây dựng phát triển thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm; chú trọng phát triển thương mại điện tử, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, các kênh phân phối, đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường “ngách” để tiêu thụ các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tập trung giải quyết các rào cản thương mại, đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong kiểm dịch, bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm tạo thuận lợi cho xuất khẩu; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa; đổi mới phương thức thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường.

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng cao, an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả hoạt động hội chợ, triển lãm với sự tham gia của cộng đồng, nhất là của các doanh nghiệp lớn.

d) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cao; coi đây là yếu tố trọng yếu, đột phá nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, của ngành.

- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo; chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường sự kết nối giữa các cơ sở nghiên cứu với doanh nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện, bổ sung quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, có tính đến Khu tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến, bao gồm cả công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ của ngành. Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quan trọng bức thiết của ngành; ứng dụng sâu rộng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý. Thúc đẩy việc áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ các nông sản áp dụng VietGAP.

- Xây dựng các gói hỗ trợ kỹ thuật để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện việc phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp; chuyển giao một số dịch vụ công trong khoa học cho doanh nghiệp thực hiện.

- Đẩy nhanh xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực thuộc ngành, đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý; hài hòa hóa tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.

đ) Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

- Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, kết nối liên vùng và với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã. Chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giữa doanh nghiệp với tổ chức của nông dân. Triển khai có hiệu quả Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020, theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 và Quyết định số 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm, ngành hàng. Có cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm (sản phẩm lợi thế quốc gia, sản phẩm lợi thế địa phương và nhóm đặc sản vùng, miền).

- Tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện quy hoạch sản xuất gắn với lợi thế và nhu cầu thị trường, kết hợp quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị để xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư. Định kỳ rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, các Đề án/Kế hoạch cơ cấu lại các chuyên ngành, lĩnh vực. Đề xuất Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới của từng vùng kinh tế khi quyết định hình thành “thể chế điều phối phát triển kinh tế theo vùng”.

- Hoàn thành các nhiệm vụ trong các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; triển khai tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân các địa phương các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

- Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực biên giới, biển đảo.

e) Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chí và danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 và theo Kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ. Thực hiện thoái vốn đầu tư nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; kiểm soát nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và các Tổng công ty thuộc Bộ xây dựng và thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại toàn diện giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 trên cơ sở Phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

f) Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công để tập trung vốn cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

- Thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 và Quyết định số 40/2015/QĐ- TTg ngày 14/9/2015 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Tập trung vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách (nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, năng lực quản trị ngành và các lĩnh vực còn nhiều dư địa cho tăng trưởng ngành). Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước thông qua điều chỉnh các ưu tiên đầu tư và phương thức đầu tư theo định hướng cơ cấu lại ngành; chấm dứt đầu tư dàn trải, kéo dài; tăng cường đánh giá hiệu quả sau đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư, công tác đấu thầu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, khối lượng, tiến độ trong quá trình thi công, xây dựng; chống thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để dự án kết thúc đúng tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định pháp luật về kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

g) Đổi mới, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập

- Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công, bảo đảm hiệu quả các hoạt động; xác định giá trị và giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo quy định của Chính phủ; thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện. Rà soát, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó xác định các đơn vị đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần (trừ các trường học, bệnh viện), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án chuyển đổi theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015.

- Hoàn thành tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý đối với giá các loại dịch vụ được ngân sách nhà nước chi trả toàn phần hoặc một phần và giá các dịch vụ có sự điều tiết của nhà nước; đồng thời thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công.

3. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan Chủ trương trình và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT, trọng tâm gồm: (i) Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Chương trình; (ii) Rà soát các phương án quy hoạch, các đề án nông thôn mới cấp xã; (iii) Triển khai thực hiện các dự án, trong đó ưu tiên những dự án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân; (iv) Lồng ghép và điều chỉnh các cơ chế, chính sách cho phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội tham gia thực hiện chương trình; (v) Chủ trì, phối hợp xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 5 năm; (vi) Chủ trì xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn 2016-2020; (vii) Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (viii) Chủ trì xây dựng hướng dẫn thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch hàng năm; (ix) Chủ trì xây dựng hệ thống đánh giá, giám sát Chương trình; (x) Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình; (xi) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương.

- Tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hàng hóa, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, làm chuyển biến rõ nét môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn, xã trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống của người dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và từng bước ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí, sự phù hợp và những bất cập để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sát với thực tiễn. Phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Thu hút khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực quan trọng cho phát triển ngành

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân, để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chương trình, kế hoạch tăng cường và mở rộng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành. Nâng cao hiệu quả huy động các nguồn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững; thu hút đầu tư có lựa chọn, bảo đảm hài hòa cả lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế. Định kỳ tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách theo chủ đề, tổ chức gặp mặt với cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động, tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

- Đánh giá tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể phát triển thành doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia mạng sản xuất, kinh doanh và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nhất là nhóm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết hình thành các vùng, khu, tổ hợp công nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

5. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/W của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của Bộ về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng và các địa phương xây dựng các mô hình bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, nhất là ở các địa bàn trọng yếu, dọc biên giới, bờ biển và hải đảo.

- Tập trung phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo các Nghị định của Chính phủ: số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015. Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ và bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ. Tổ chức lại sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và góp phần giữ vững an ninh biển đảo quốc gia. Hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vùng biển và hải đảo thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đánh bắt hải sản xa bờ, xây dựng các cơ sở hậu cần trên biển nhằm hỗ trợ ngư dân trong chế biến, bảo quản hải sản; phối hợp xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo kịp thời thiên tai cho nhân dân, tăng cường phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên biển gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên biển. Phối hợp quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân không đánh bắt hải sản trên các ngư trường xâm phạm chủ quyền của nước khác.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá (cảng cá, chợ cá, các khu neo đậu tránh trú bão), hạ tầng nuôi trồng thủy sản và các Trung tâm nghề cá theo quy hoạch.

6. Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, ngành

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương; tập trung làm rõ chức năng, phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương về các lĩnh vực: quản lý chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm... Thực hiện rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ theo hướng loại bỏ các chức năng, nhiệm vụ không phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường và căn cứ theo Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế của Bộ gắn với cải cách tiền lương theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của BCH Trung ương (khóa XI) và Nghị quyết của Chính phủ về tinh giản biên chế. Quản lý chặt chẽ biên chế cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm, hệ thống chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

- Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp. Thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức; thực hiện đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc; nâng cao nhiệm giải trình của người đứng đầu đơn vị. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phân công đúng người, đúng việc, tạo môi trường công tác tốt để phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, công chức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào Kế hoạch hành động này để xây dựng, trình duyệt kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.

2. Định kỳ 6 tháng và cuối năm các đơn vị tiến hành rà soát, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: Việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành và nguyên nhân. Báo cáo gửi qua đường công văn và qua thư điện tử: longtg.kh@mard.gov.vn trước ngày 20/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 05/12 (đối với báo cáo năm) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Giao Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Đảng ủy Bộ, Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị./.

 

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 21/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 654/QĐ-BNN-KH ngày 08/3/2017)

TT

NỘI DUNG NHIỆM VỤ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

I. Thực hiện ba đột phá chiến lược và nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế ngành

1.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Các Tổng cục, Cục, Vụ; Viện CS và CL phát triển NN, NT

Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

2.

Phối hợp đề xuất sửa đổi Luật Đất đai theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, tháo gỡ nút thắt “hạn điền”

Vụ Pháp chế

Vụ Kế hoạch, Viện CS và CL phát triển NN, NT. Bộ Tài nguyên và Môi trường

2016-2017

3.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Cục Trồng trọt

Các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế

Quý III/2017

4.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Trung tâm Tin học và Thống kê

Các Tổng cục, các Cục; các Vụ: TCCB, Pháp chế, Tài chính, KHCN và MT

Thường xuyên

5.

Tổ chức mở rộng triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ và các đơn vị

Vụ Tổ chức cán bộ

Trung tâm TH và TK; các Tổng cục, các Cục

2018-2020

6.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số 19/NQ- CP và số 35/NQ-CP1 ngày 16/5/2016

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Các Tổng cục, Cục, Vụ được phân công

Hàng tháng báo cáo Bộ để Bộ báo cáo Chính phủ

7.

Củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế khác.

Các Tổng cục, các Cục chuyên ngành

Cục Quản lý xây dựng công trình; các Sở Nông nghiệp và PTNT

Theo KH đầu tư công trung hạn, hàng năm

8.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, gắn với giải quyết việc làm, phục vụ tái cơ cấu ngành

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Trung tâm Khuyến nông QG; các Viện, Trường thuộc Bộ; các Sở NN và PTNT

Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ

9.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ, Các Sở Nông nghiệp và PTNT

Theo Đề án được duyệt

II. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh

10.

Xây dựng Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 24/2016/QH14

Vụ Kế hoạch

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN, NT; các đơn vị liên quan

Quý I/2017

11.

Rà soát các Đề án/Kế hoạch tái cơ cấu các chuyên ngành, lĩnh vực để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn

Các TC; các Cục: TT, CN, CB và PTTTNS, KTHT và PTNT; các Vụ: KHCN và MT, TCCB, KH

Các Sở Nông nghiệp và PTNT

Quý II/2017

12.

Xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với những nông sản chủ lực quốc gia (sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, gia cầm)

Các Tổng cục: LN, TS; các Cục: TT, CN, CBNLTS và NM

Vụ Kế hoạch; các Cục: KTHT và PTNT, QLCL NLS và TS; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2017-2018

13.

Phát triển các sản phẩm trồng trọt trong nhóm nông sản quốc gia phục vụ cơ cấu lại ngành

Cục Trồng trọt

Vụ Kế hoạch; các Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 3, 5/2017

14.

Phát triển các sản phẩm thủy sản trong nhóm nông sản quốc gia phục vụ cơ cấu lại ngành

Tổng cục Thủy sản

Vụ Kế hoạch; các Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 3/2017

15.

Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển tôm nước lợ theo hướng từng bước hình thành ngành công nghiệp sản xuất tôm với công nghệ cao và tôm sinh thái hiệu quả và phát triển bền vững

Tổng cục Thủy sản

Các đơn vị liên quan

Tháng 12/2017

16.

Xây dựng Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn chất lượng cao và sản phẩm chế biến từ cá da trơn”

Tổng cục Thủy sản

Các đơn vị liên quan

Tháng 12/2017

17.

Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, miền, sản phẩm, ngành hàng

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2016-2020

18.

Xây dựng Đề án Đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Các Tổng cục, các Cục. Vụ Kế hoạch

Quý IV/2017

19.

Tổ chức thực hiện Đề án Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Bộ KH và ĐT; Liên minh HTX Việt Nam. Các đơn vị liên quan

2017-2020

20.

Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình “Kết nối xanh hướng tới một nền nông nghiệp sạch”

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Cục Quản lý chất lượng NLS và TS; các đơn vị liên quan

Tháng 12/2017

21.

Phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (2016-2020); góp phần nâng cao đời sống của nông dân các địa phương các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Vụ Kế hoạch, Tổng cục Lâm nghiệp. BCĐ các vùng. Các Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

22.

Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, công nghiệp phụ trợ, chế biến các phế phụ phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2016-2018

23.

Xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa; tăng cường xuất khẩu NLTS. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2016-2018

24.

Hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, xây dựng phát triển thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Vụ KHCN và MT; các Tổng cục: LN, TS; các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi

2016-2018

25.

Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Vụ KH. Các Bộ, ngành: KH và ĐT, TC, KH và CN, TN và MT, Xây dựng, NHNN

Tháng 3/2017

26.

Rà soát, hoàn thiện, bổ sung quy hoạch khu nông nghiệp CNC theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững, có tính đến Khu tổ hợp nông nghiệp CNC

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Vụ Kế hoạch. Các Bộ, ngành liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Quý IV/2018

27.

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về Khuyến nông

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

2017

28.

Hoàn thành ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

2017

29.

Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành NN và PTNT giai đoạn 2016 - 2020

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các Viện, Trường thuộc Bộ

2016-2018

30.

Sắp xếp và thoái vốn tại các DNNN theo kế hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc Bộ; các địa phương, các công ty nông, lâm nghiệp

Theo chỉ đạo của TTgCP

31.

Trình Bộ công bố danh mục doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ trên 50% vốn

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ

Trước tháng 6/2017

32.

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và các Tổng công ty thuộc Bộ

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Quý IV/2017

33.

Hoàn thành việc chuyển giao các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC

Vụ Quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao

Trước tháng 12/2017

34.

Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và hàng năm

Vụ Kế hoạch

Cục QLXDCT; các Tổng cục, Cục, Vụ; các Sở Nông nghiệp và PTNT

2016-2020

35.

Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Vụ Tổ chức cán bộ

Các Vụ: KHCN và MT, Tài chính; các đơn vị liên quan

Quý I-II/2017

36.

Rà soát, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần

Vụ Tài chính

Vụ Quản lý doanh nghiệp Các đơn vị sự nghiệp công (trừ trường học, bệnh viện)

Trước tháng 6/2017

37.

Đổi mới cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ

Vụ Tài chính

Các Vụ: KHCN và MT, TCCB; các đơn vị liên quan

Theo chỉ đạo của TTgCP

38.

Báo cáo TTgCP xác định các loại dịch vụ thuộc ngành được chi trả bằng ngân sách, dịch vụ do người tiêu dùng chi trả một phần hoặc toàn phần

Vụ Tài chính

Các đơn vị liên quan

Quý III/2017

III. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

39.

Hướng dẫn rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã NTM gắn với tái cơ cấu cấp huyện, cấp vùng/cấp tỉnh

Văn phòng Điều phối NTM Trung ương

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

2017

40.

Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (điều chỉnh)

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

BCN CT KHCN phục vụ XD NTM; Vụ KHCN và MT

2016-2017

41.

Phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển làng nghề; khuyến khích mỗi làng một nghề

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

2017

42.

Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

Tổng cục Thủy lợi

TT QG Nước sạch và VSMTNT; Văn phòng ĐP NTM Trung ương

Theo Chiến lược được duyệt

43.

Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

Văn phòng Bộ; các đơn vị có liên quan

2017

44.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng NTM; chủ trì hướng dẫn thực hiện Chương trình

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan

2016-2020

45.

Cơ chế phân bổ và giám sát nguồn lực thực hiện Chương trình

Văn phòng ĐP NTM TW

Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan

2016-2020

46.

Vận động thu hút các nguồn lực quốc tế cho xây dựng nông thôn mới

Vụ Hợp tác quốc tế

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

Hàng năm

47.

Triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Vụ Tổ chức Cán bộ

Văn phòng ĐP NTM Trung ương

2017

48.

Củng cố bộ máy Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình; thành lập, củng cố cơ quan tham mưu, giúp việc BCĐ ở các cấp

Văn phòng Điều phối nông thôn mới TW

Vụ Tổ chức Cán bộ

2016-2017

49.

Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo Trung trương của Chương trình

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

IV. Thu hút khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

50.

Thông tư hướng dẫn thực hiện đầu tư theo hình thức PPP theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 trong lĩnh vực nông nghiệp

Vụ Kế hoạch

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành; các Sở Nông nghiệp và PTNT

Quý I/2017

51.

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước)

Vụ Kế hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các Vụ: Quản lý doanh nghiệp, Hợp tác quốc tế;

Quý II/2017

52.

Triển khai Chương trình thỏa thuận hợp tác giữa Bộ và VCCI giai đoạn 2016 - 2020 về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Vụ Kế hoạch

Các Vụ: QLDN, TCCB; Cục CB và PTTTTS; Viện CS và CL phát triển NN, NT

Quý I/2017

V. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

53.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo các Nghị định: số 67/2014/NĐ-CP và số 89/2015/NĐ-CP

Tổng cục Thủy sản

Các Sở Nông nghiệp và PTNT

Theo kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ

54.

Kết hợp kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành

Vụ Kế hoạch; các Tổng cục, Cục, Vụ

Các Sở NN và PTNT; các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm, 5 năm và từng quy hoạch

55.

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi; nâng cấp cơ sở hạ tầng NLTS; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai gắn với công tác quốc phòng, an ninh

Tổng cục Thủy lợi

Cục Quản lý xây dựng công trình; các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Theo các Chương trình, Đề án, Dự án

56.

Bố trí ổn định dân cư vùng biên giới đảm bảo quốc phòng, an ninh tuyến biên giới đất liền

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Các địa phương có tuyến biên giới đất liền

Theo các Chương trình, Dự án

57.

Tổ chức lại sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và góp phần giữ vững an ninh biển đảo quốc gia

Tổng cục Thủy sản

Bộ Quốc phòng; UBND các tỉnh liên quan

Theo Kế hoạch phối hợp

VI. Đổi mới phương thức, năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, ngành

58.

Thực hiện bổ nhiệm cán bộ chủ yếu dựa trên năng lực, thành tích, kết quả công việc và tư cách đạo đức; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đơn vị

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

Thường xuyên

59.

Kiện toàn tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

Quý II/2017

 



1 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 654/QĐ-BNN-KH năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 654/QĐ-BNN-KH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/03/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Xuân Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản