Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2005/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 24 tháng 5 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 65/2004/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 02 tháng 7 năm 2004 của Liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 607/LĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Đề án Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với lao động bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: - Như Điều 4, | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT, DI DỜI, GIẢI TOẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2005/QĐ-UB ngày tháng năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã dồn sức phấn đấu xây dựng thành phố phát triển toàn diện về mọi mặt và đã được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia. Trong thành tựu đó, công cuộc chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp tập trung giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những kết quả to lớn do đô thị hóa, chỉnh trang đô thị đem lại, phát sinh những khó khăn, bất cập, trong đó vấn đề hàng chục ngàn người mất việc làm cần được tập trung giải quyết.
Theo số liệu thống kê, toàn thành phố có gần 60.000 hộ phải thực hiện di dời, giải toả trả lại đất sản xuất để nhà nước xây dựng các công trình, dự án. Đến nay, hầu hết số hộ thực hiện di dời, giải toả từ năm 2003 về trước đã được bố trí đất tái định cư, đại bộ phận đã xây dựng nhà ở, tìm được việc làm, ổn định cuộc sống. Thông qua chính sách đền bù, một số hộ có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh nên cuộc sống khá lên, phương tiện đi lại, thiết bị nghe nhìn cũng như môi trường sống được cải thiện đáng kể; một bộ phận lớn người lao động được thu hút vào các khu công nghiệp, các dự án xây dựng cơ bản, con em họ được học nghề miễn phí và có cơ hội tìm được việc làm ổn định. Một số lao động thuần nông được chính quyền, đoàn thể hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Những hộ nông nghiệp, ngư nghiệp được bố trí vào ở nhà chung cư, nhà phân lô không có điều kiện hành nghề cũ. Chế độ hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề đối với nông dân là thoả đáng, song đa số người dân không dùng vào mục đích đầu tư sản xuất hoặc tham gia học nghề phù hợp nên rất khó có cơ hội tìm được việc làm ổn định.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Đề án “Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với lao động bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với những nội dung cụ thể sau:
MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT, DI DỜI, GIẢI TOẢ DO ĐÔ THỊ HÓA, CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ
I. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT, DI DỜI, GIẢI TỎA
Kết quả 2 đợt khảo sát về tình hình việc làm, đời sống của các hộ bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố như sau:
1. Khảo sát đợt I
Tiến hành điều tra toàn bộ các hộ bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả từ năm 2000 đến năm 2003 có khó khăn về việc làm, nhà ở, đời sống.
Kết quả cho thấy có 5.753 hộ, với 15.804 lao động nằm trong diện này.
Phân tích thực trạng các hộ nêu trên theo một số yếu tố:
a/ Theo thu nhập (đồng/khẩu/tháng):
- Hộ có mức thu nhập bình quân dưới 150 ngàn: 1.515 hộ, chiếm 26,3%.
- Hộ có mức thu nhập bình quân từ 150 – 300 ngàn: 2.019 hộ, chiếm 35,1%.
- Hộ có mức thu nhập bình quân trên 300 – 500 ngàn: 1.398 hộ, chiếm 24,3%.
- Hộ có mức thu nhập bình quân trên 500 ngàn: 821 hộ, chiếm 14,3%.
b/ Theo trình độ văn hoá của người lao động:
- Cấp I: 4.923 người, chiếm 31,1%.
- Cấp II: 5.891 người, chiếm 37,3%.
- Cấp III: 4.990 người, chiếm 31,6%.
c/ Theo tình trạng việc làm:
- Lao động đã ổn định việc làm: 8.253 người, chiếm 52,22%.
- Lao động có việc làm không ổn định: 2.698 người, chiếm 17.07%.
- Lao động không có nhu cầu việc làm: 1.111 người, chiếm 7,03%.
- Lao động chưa có việc làm: 3.742 người, chiếm 23,68%. Trong đó 1.701 người có nhu cầu học nghề, chiếm 45,46% số người chưa có việc làm.
d/ Tình trạng chuyển đổi ngành nghề của lao động nông nghiệp, ngư nghiệp:
Lao động nông nghiệp, ngư nghiệp trước khi di dời, giải toả là 3.537 người, trong đó lao động nông nghiệp là 2.974 người. Phân loại theo tình trạng việc làm hiện nay như sau:
- Giữ nguyên nghề cũ: 1.063 người, chiếm 30,05%.
- Đã chuyển đổi ngành nghề: 670 người, chiếm 18,94%.
- Có việc làm nhưng không ổn định: 572 người, chiếm 16,17%.
- Không có việc làm: 1.232 người, chiếm 34,84%.
Trong số lao động không có việc làm, có 874 người có nhu cầu học nghề, chiếm 71%; có 358 người không đủ điều kiện học nghề, chiếm 29%.
2. Khảo sát đợt II
Khảo sát tại và 2 phường Hoà Cường, Khuê Trung thuộc quận Hải Châu và huyện Hoà Vang – nơi có mức độ di dời, giải toả mạnh từ quý IV/2003 đến giữa quý II/2004:
Kết quả khảo sát cho thấy các địa phương này có tổng diện tích đất thu hồi là 808,88 ha, trong đó 763,38 ha là đất nông nghiệp (Phường Khuê Trung thu hồi 211,38 ha đất nông nghiệp, phường Hòa Cường – 171 ha (thu hồi 100%), xã Hoà Phát – 36 ha (thu hồi 39,34%), xã Hoà Thọ – 45 ha (38,46%), xã Hoà Xuân – 230 ha (56,9%), xã Hoà Châu và Hoà Phước – 70 ha). Tổng số hộ phải di dời, giải toả là 12.694 hộ với gần 60.000 khẩu. Tổng số lao động mất việc làm là 4.893 người, trong đó mất việc do thu hồi đất là 2.494 người.
Khảo sát cụ thể tại 2 phường Hoà Cường và Khuê Trung:
a/ Phường Khuê Trung thu hồi 211,38 ha, chiếm 67,90% diện tích toàn phường. Tổng số hộ giải toả là 2.950 hộ, chiếm 78% tổng số hộ. Có 3.332 lao động mất việc (chiếm 38,44% lao động của phường), trong đó có 999 lao động nông nghiệp. Chỉ có 122 lao động đã chuyển đổi nghề thật sự; 3.088 người có việc làm nhưng không ổn định; 350 người được xem là thất nghiệp.
b/ Phường Hoà Cường có 440 ha đất thu hồi (78,3%), trong đó đất nông nghiệp 171 ha. Số hộ thuộc diện giải toả, thu hồi đất là 4.109 (68%). Số lao động mất việc 720 người (do mất đất – 642 người, do mất cơ sở sản xuất – 78 người). Trong đó: đã chuyển đổi ngành nghề – 125 người; có việc làm nhưng không ổn định – 317 người; 278 người được xem là thất nghiệp.
Số lao động thất nghiệp của 2 phường này chủ yếu trước đây làm nghề nông, có trình độ văn hoá thấp, tuổi lao động cao (trên 40 tuổi) hoặc mới bước vào tuổi lao động nên khi không còn đất sản xuất họ không kịp chuyển đổi ngành nghề, cuộc sống rất khó khăn, bức xúc.
Ngoài các chính sách đền bù, bố trí tái định cư, trong thời gian qua, đối với các đối tượng thuộc diện thu hồi đất, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao các ngành, địa phương tổ chức các lớp học nghề miễn phí, cho vay vốn để sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng, nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, thành phố đã đầu tư cho hoạt động dạy nghề nói chung trên 80 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách – trên 40 tỷ đồng (xây dựng cơ bản – 25 tỷ đồng, dạy nghề miễn phí – 15 tỷ đồng), đào tạo cho 16.337 người học nghề (dài hạn – 1.800 người, ngắn hạn –14.537 người), trong đó có 5.502 người là lao động thuộc hộ thu hồi đất, di dời, giả toả. Hầu hết các học viên sau khi tốt nghiệp đều đã có việc làm, thu nhập ổn định. Tuy nhiên, số lao động không chuyển đổi được ngành nghề còn lớn, thêm vào đó, con em họ bước vào tuổi lao động, không có phương tiện canh tác, không có nghề nghiệp sẽ khó khăn, nguy cơ đói nghèo cao.
II. DỰ BÁO KHẢ NĂNG MẤT VIỆC LÀM DO THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT, DI DỜI, GIẢI TỎA TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010
Trong những năm đến, tốc độ đô thị hoá sẽ được đẩy mạnh, không gian đô thị sẽ được mở rộng. Ngoài các dự án đã và đang triển khai, từ nay đến năm 2010, một số công trình trọng điểm sẽ được triển khai với tổng diện tích thu hồi lên đến 4 - 5 ngàn hecta như Làng Đại học, Khu du lịch Non Nước, Khu dân cư Thọ Quang, Khu dân cư Tây Nam quốc lộ 1A đoạn Hoà Cầm đến Cầu Đỏ, khu dân cư số 1 đô thị mới Tây Nam thành phố (Hoà Châu – Hoà Phước), Khu dân cư Phong Nam Hoà Châu, Khu tái định cư Cồn Mong (Hoà Phước), Cẩm Bắc – Đông phước (Hoà Thọ – Hoà Phát), dự án mở rộng Khu công nghiệp Hoà Khánh (Vân Dương – Trung Sơn, Hoà Liên), đường tránh Đà Nẵng, đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, Ga Đà Nẵng mới, Bến xe liên tỉnh mới…
Trong quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng về việc làm và đời sống, một bộ phận lớn nông dân sẽ mất tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi ngành nghề.
Sức ép giải quyết việc làm sẽ gia tăng cùng với quá trình đô thị hoá. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tới lao động còn tiếp diễn trong 5 – 10 năm tới với mức độ ảnh hưởng về việc làm bình quân của 5.000 - 7.000 lao động/năm.
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Mục tiêu chung:
Bằng mọi biện pháp phải bảo đảm cho mọi người dân trong vùng thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả có việc làm, có thu nhập ổn định và có cuộc sống tốt hơn trước.
Mục tiêu cụ thể:
a/ Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho toàn bộ (100%) đối tượng không còn đất sản xuất (2.000 – 3.000 lao động/năm).
b/ Đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề cho 4.000 đến 5.000 học sinh/năm, trong đó 600 – 800 học nghề dài hạn.
c/ Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) là đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả để đào tạo và bố trí việc làm tại doanh nghiệp.
d/ Giải quyết cho 2.000 đến 3.000 hộ thuộc diện trên có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, vay vốn sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
đ/ Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế; miễn, giảm học phí đối với các hộ nông dân thuộc diện mất đất sản suất, di dời, giải toả.
e/ Ưu tiên bố trí việc làm cho lao động nói trên trong các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện các chính sách của thành phố:
a/ Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
b/ Rà soát các chính sách hiện hành đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả để có cơ sở bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
2. Bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, từ ngân sách địa phương 6 (sáu) tỷ đồng mỗi năm hoặc giao cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng huy động nguồn vốn cho vay và thành phố cấp bù lãi suất theo kế hoạch hàng năm để đảm bảo nguồn cho vay chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng là hộ gia đình bị thu hồi đất, di dời, giải toả:
a/ Mục đích: cho vay theo cơ chế ưu đãi để hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống.
b/ Đối tượng vay vốn: hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả có lao động mất việc làm có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm.
a/ Đối với các hộ chuyển sang làm trang trại trồng cây lương thực, rau màu, trồng hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản được miễn, giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
b/ Đối với các hộ nông dân chuyển sang hoạt động kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ:
- Các hộ đầu tư vào sản xuất được hưởng chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước tuỳ theo danh mục ngành nghề và địa bàn nơi đặt cơ sở sản xuất.
- Đối với các hộ chuyển sang kinh doanh thương mại, dịch vụ: nếu kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố thì được xét miễn, giảm theo chính sách.
Hỗ trợ học phí từ ngân sách thành phố như sau:
a/ Hỗ trợ 100% học phí, thời hạn 3 năm đối với con của các hộ nông dân thuộc diện thu hồi từ 50% trở lên đất sản xuất, đang học ở các trường THPT, THCS, tiểu học bao gồm các trường công lập, bán công, dân lập và tư thục trên địa bàn thành phố.
b/ Hỗ trợ 50% học phí, thời hạn 3 năm đối với con của các hộ nông dân thuộc diện thu hồi dưới 50% đất sản xuất, đang học ở các trường THPT, THCS, tiểu học, bao gồm các trường công lập, bán công, dân lập và tư thục trên địa bàn thành phố.
5. Tăng đầu tư ngân sách mở rộng hoạt động dạy nghề:
a/ Tăng chỉ tiêu dạy nghề dài hạn
Giai đoạn 2005 – 2010 sẽ tăng chỉ tiêu dạy nghề dài hạn bằng ngân sách lên 1.000 – 1.500 học sinh/năm. Ngoài trường Kỹ thuật – Kinh tế Đà Nẵng (được giao chỉ tiêu dạy nghề từ ngân sách), có thể thí điểm giao cho một số trường dạy nghề trên địa bàn theo dạng hợp đồng đào tạo góp phần đào tạo nghề dài hạn cho lao động của thành phố, ưu tiên đào tạo lao động thuộc các hộ thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả, đồng thời tăng nhanh đội ngũ công nhân lành nghề cho thành phố.
b/ Duy trì chỉ tiêu dạy nghề ngắn hạn do ngân sách đài thọ
Hàng năm bố trí dạy nghề ngắn hạn cho 4.000 – 5.000 học sinh/năm. Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở dạy nghề có đăng ký họat động dạy nghề thực hiện. Nguồn kinh phí do thành phố cân đối hàng năm và Trung ương hỗ trợ một phần theo Thông tư số 65/2004/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 02 tháng 7 năm 2004 của Liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
6. Hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch:
Thành phố quy hoạch và bố trí 3 - 4 vùng chuyên canh rau sạch (mỗi vùng có quy mô 30 – 50 ha) tại địa bàn các quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hoà Vang nhằm giải quyết việc làm cho các hộ nông dân không còn đất sản xuất nhưng không có điều kiện chuyển đổi nghề.
7. Đẩy mạnh các chương trình khuyến ngư, nông, lâm; tăng cường chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng sinh vật cảnh, dạy nghề ngắn hạn cho nông dân.
8. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có khả năng tạo việc làm cho lao động bằng hình thức cho vay vốn ưu đãi từ quỹ cho vay để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng là hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả.
9. Giải pháp vận động:
a/ Vận động các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp, địa bàn giải toả tiếp nhận lao động là đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả tại địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp.
b/ Tranh thủ các dự án của các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho hoạt động xoá đói giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm.
c/ Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các hội, đoàn thể trong phạm vi hoạt động của mình tham gia vận động, giúp đỡ hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả gặp khó khăn về việc làm và đời sống nhanh chóng ổn định cuộc sống; đồng thời, hướng dẫn đoàn viên, hội viên chuyển đổi ngành nghề, học nghề, tạo việc làm.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch kinh phí để triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 5 năm, hàng năm
Để đảm bảo triển khai có hiệu quả Đề án này, Ủy ban nhân dân thành phố phân công nhiệm vụ như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
a/ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho số lao động là con em các hộ thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả.
Thời hạn ra văn bản hướng dẫn: 30 ngày, sau khi Đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
b/ Nghiên cứu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố danh sách các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề miễn phí cho lao động là con em các hộ diện thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả.
Thời hạn trình: 15 ngày, sau khi Đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
c/ Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp tiếp nhận, đào tạo và bố trí việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả.
Thời hạn ra văn bản hướng dẫn: 30 ngày, sau khi Đề án được phê duyệt.
d/ Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan tìm kiếm, thu hút các dự án dạy nghề tạo việc làm thuộc các Tổ chức phi chính phủ (NGO) nhằm dạy nghề tạo việc làm cho nông dân, thanh niên nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.
đ/ Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Ban Quản lý các dự án vận động các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp, địa bàn giải toả thực hiện việc tiếp nhận lao động là đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả tại địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp nếu người lao động đảm bảo các điều kiện tuyển dụng.
2. Sở Tài chính
a/ Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có liên quan xác định nhu cầu vốn uỷ thác (bổ sung nguồn quỹ 120) trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định bố trí vào dự toán chi ngân sách hàng năm để cấp qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng nhằm tạo nguồn vốn cho đối tượng lao động thuộc diện nhà nước thu hồi đất sản xuất, hộ di dời, giải toả vay.
b/ Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho con các hộ bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả.
Thời hạn ra văn bản hướng dẫn: 30 ngày, sau khi Đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng quy chế về quản lý, cơ chế cho vay của Quỹ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình bị thu hồi đất, di dời, giải toả, trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành.
Thời hạn trình: 30 ngày, sau khi Đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Cục Thuế
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế sản xuất, kinh doanh đối với các hộ nông dân thuộc diện thu hồi hết đất sản xuất.
Thời hạn ra văn bản hướng dẫn: 30 ngày, sau khi Đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí dạy nghề miễn phí hàng năm theo đề xuất của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm cả chỉ tiêu dạy nghề dài hạn và ngắn hạn đảm bảo mục tiêu đào tạo nghề nói chung và mục tiêu cụ thể của Đề án này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Sở Tài chính có trách nhiệm tạo điều kiện cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng tiếp nhận và tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ để Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng có thể quản lý và sử dụng nhiều hơn các nguồn vốn ưu đãi và các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức này.
6. Sở Thuỷ sản - Nông lâm
a/ Chủ trì, phối hợp Sở Tài Nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng 3 – 4 vùng chuyên canh trồng rau sạch (với quy mô 30 – 50 ha mỗi vùng) để bố trí cho nông dân thuộc diện thu hồi hết đất sản xuất vào canh tác.
b/ Chỉ đạo Trung tâm khuyến ngư nông lâm đẩy mạnh các chương trình khuyến ngư nông lâm; tăng cường chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng sinh vật cảnh, dạy nghề ngắn hạn cho nông dân.
7. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất
Vận động các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế xuất tiếp nhận lao động là đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả tại địa phương vào làm việc.
8. Các Ban Quản lý dự án, Ban Giải toả đền bù
Tham mưu thực hiện đầy đủ các chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Trong phạm vi quản lý, xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án này. Đồng thời, chỉ đạo các ngành, đoàn thể thuộc địa phương đẩy mạnh các hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới.
10. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Làm vườn
Đề nghị Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Làm vườn tham gia vận động, giúp đỡ hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất, di dời, giải toả gặp khó khăn về việc làm và đời sống nhanh chóng ổn định cuộc sống; đồng thời hướng dẫn đoàn viên, hội viên chuyển đổi ngành nghề, giúp đỡ truyền nghề, học nghề, tạo việc làm.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 2888/2005/QĐ-UBND về phê duyệt đề án "Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010" do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 4Nghị quyết 172/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất sản xuất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010
- 5Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án giải quyết lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Quyết định 12/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010
- 1Quyết định 31/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định của Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 65/2005/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 65/2004/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Hướng dẫn 2965HD/LN-TC-GD&ĐT-LĐTBXH thực hiện miễn, giảm học phí đối với học sinh là con hộ nông dân trong diện thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 2888/2005/QĐ-UBND về phê duyệt đề án "Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2006-2010" do tỉnh An Giang ban hành
- 6Nghị quyết 172/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất sản xuất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010
- 7Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án giải quyết lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 8Quyết định 12/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất để phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010
Quyết định 65/2005/QĐ-UB về đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với lao động bị thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 65/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/05/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra