Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 649/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 2 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Thực hiện Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 335/SKHĐT-DNĐT ngày 19/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã (viết tắt là DDCI) năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SỞ, BAN, NGÀNH CẤP TỈNH VÀ UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định 649/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
- Mục tiêu chung: Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Mục tiêu cụ thể:
Tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;
Nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh đến các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện;
Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bộ máy Sở, ban, ngành cấp tỉnh va UBND cấp huyện;
Trên cơ sở kết quả DDCI, nghiên cứu giải pháp để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) những năm tiếp theo.
- Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự như các chỉ số thành phần của PCI, trên cơ sở áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh và có sự tham vấn của chuyên gia PCI trong suốt quá trình xây dựng, triển khai thực hiện.
- Việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, tiêu chí, đối tượng cụ thể, thiết thực về những vấn đề đang được nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính; phản ánh khách quan tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
- Kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, minh bạch; đồng thời là căn cứ để các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức liên quan tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp; từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
- Kết quả khảo sát, điều tra là một trong những căn cứ để xem xét, so sánh chất lượng quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
1. Phạm vi, quy mô khảo sát: Quy mô mẫu khảo sát khoảng từ 1.800 - 2.000 mẫu theo quy định tại Mục 1.2, Phần III ban hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh.
Cuộc điều tra khảo sát kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp hiệu quả, bao gồm:
- Khảo sát trực tiếp (khoảng 50%): Đơn vị chủ trì, Đơn vị tư vấn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh gặp trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp để lấy ý kiến đánh giá vào Phiếu khảo sát. Khảo sát trực tiếp tiến hành tại doanh nghiệp, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện.
- Khảo sát qua đường bưu điện (khoảng 30%): Phiếu khảo sát sẽ được gửi bằng thư qua đường bưu điện với sự xác nhận của Đơn vị chủ trì, Đơn vị tư vấn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh qua đường bưu điện cho các doanh nghiệp được chọn làm đối tượng khảo sát. Những bộ phiếu bị gửi trả lại (đường bưu điện) sẽ được liên lạc trực tiếp để xác nhận thông tin và thay đổi phương pháp khảo sát khác.
- Khảo sát trực tuyến (khoảng 20%): Đơn vị tư vấn sẽ gửi thư mời tham gia khảo sát trực tuyến vào địa chỉ Email doanh nghiệp đăng ký nhận phiếu khảo sát. Doanh nghiệp sẽ được cung cấp mã số định danh và mật khẩu để truy cập vào platform trực tuyến để điền phiếu. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một Email và mã số định danh duy nhất.
Tỷ lệ khảo sát qua các phương pháp sẽ được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của mẫu khảo sát và hình thức khảo sát doanh nghiệp mong muốn.
3. Đối tượng được đánh giá: Bao gồm 28 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 13 huyện, thành phố, thị xã theo quy định tại Mục 3, Phần I ban hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-UBND.
4. Nội dung khảo sát, điều tra lấy ý kiến
- Chỉ số đánh giá: Theo quy định tại Mục 1, Phần II ban hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-UBND.
- Phiếu khảo sát sẽ được xây dựng gồm 02 mẫu, sử dụng cho 02 đối tượng đánh giá (Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện) theo quy định tại Mục 3, Phần II ban hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-UBND.
- Xây dựng Dự toán kinh phí trình, thẩm định, phê duyệt và cấp kinh phí: Tháng 03/2021;
- Lập kế hoạch lựa chọn đơn tư vấn, trình thẩm định và phê duyệt lựa chọn đơn vị tư vấn, ký kết hợp đồng: Tháng 03/2021;
- Tổ chức truyền thông, tập huấn về DDCI: Tháng 03-09/2021;
- Xây dựng, phê duyệt mẫu phiếu khảo sát: Tháng 03-04/2021;
- Xây dựng hệ thống phần mềm chọn mẫu, nhập liệu và tính toán chỉ số: Tháng 04-06/2021;
- Lựa chọn đối tượng khảo sát: Tháng 06-07/2021;
- Tổ chức khảo sát, đánh giá: Tháng 07-10/2021;
- Nhập số liệu và làm sạch dữ liệu: Tháng 10-11/2021;
- Phân tích, viết báo cáo, trình UBND tỉnh phê duyệt: Tháng 11/2021;
- Công bố kết quả: Tháng 12/2021.
6. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện do UBND tỉnh cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp của tỉnh. Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh lập dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh là đơn vị chủ trì triển khai khảo sát DDCI Hà Tĩnh, có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Tổ chức lựa chọn theo quy định đơn vị tư vấn đủ năng lực, điều kiện để xây dựng phương án đánh giá, bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá; mẫu phiếu khảo sát, phương án khảo sát, phương án tính điểm, hệ thống phần mềm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, phổ biến cách thức triển khai, đánh giá Bộ chỉ số DDCI cho các Sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp theo đúng quy định.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án cụ thể để đưa các nội dung khảo sát vào bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá cho phù hợp theo từng giai đoạn và tình hình thực tế của tỉnh; cập nhật và đăng tải Phiếu khảo sát DDCI, cẩm nang DDCI, bộ câu hỏi về DDCI trên trang chuyên mục của các cơ quan trong tỉnh và triển khai các nội dung truyền thông khác liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thông qua kết quả, báo cáo tham mưu UBND tỉnh việc công bố kết quả khảo sát DDCI năm 2021. Thông qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về những tồn tại, hạn chế của các cơ quan, địa phương và đề xuất những giải pháp khắc phục để UBND tỉnh chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể... trong quá trình tham gia đánh giá phiếu khảo sát nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi điền phiếu khảo sát.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục hoàn thiện chỉ số DDCI Hà Tĩnh cho những năm tiếp theo.
2.1. Sở Tài chính: Có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán và cấp kinh phí triển khai Kế hoạch này; thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn.
2.2. Cá Hiệp hội, Hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh trong việc khảo sát, lấy ý kiến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đóng góp ý kiến để hoàn thiện bộ chỉ số; thực hiện giám sát độc lập Kế hoạch này của đơn vị tư vấn; phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh trong quá trình tham mưu triển khai hiệu quả hoạt động đánh giá DDCI; tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể... trong quá trình tham gia đánh giá phiếu khảo sát nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp khi đánh giá điền phiếu khảo sát.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Rà soát, cập nhật và cung cấp thông tin danh sách và địa chỉ liên hệ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các dự án đầu tư trên địa bàn.
Các đơn vị có cơ sở, dữ liệu doanh nghiệp chuyên ngành như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,... cập nhật và tổng hợp các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đến hết quý I năm 2021.
Các Hiệp hội, Hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập hợp, rà soát và tổng hợp danh sách hội viên với các thông tin chi tiết đến hết quý I năm 2021.
Danh sách thông tin dữ liệu cập nhật về doanh nghiệp gửi về Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh trước ngày 01/5/2021.
2.4. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
- Triển khai, phổ biến, quán triệt việc thực hiện Kế hoạch này đến các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc.
- Chủ động nghiên cứu và triển khai khảo sát đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đến cấp cơ sở (chi cục, phòng, ban) dựa trên bộ chỉ số DDCI của tỉnh; từ đó tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các phòng, ban, phường, xã, thị trấn; tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp.
- Chủ động đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về nỗ lực cải thiện Bộ chỉ số DDCI của đơn vị trên các phương tiện truyền thông (website, đài báo, tạp chí, fanpage) nhằm tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
2.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền về PCI, DDCI và các nội dung liên quan; xây dựng kế hoạch truyền thông về PCI, DDCI và hướng dẫn, đôn đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh duy trì tuyên truyền và phát huy hiệu quả các chuyên mục trước và trong quá trình triển khai Bộ chỉ số DDCI nhằm thu hút sự quan tâm thực chất của cộng đồng doanh nghiệp; chủ trì lập báo cáo theo dõi tổng hợp các nguồn thông tin phản ánh từ báo chí và các cơ quan truyền thông về PCI, DDCI từ các sở, ngành địa phương và phối hợp cung cấp thường xuyên về Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh để tổng hợp.
2.6. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Thực hiện thường xuyên các phóng sự, bài viết, chuyên đề về DDCI nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp về vai trò tác động của DDCI đối với công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh; kịp thời đưa tin trong quá trình khảo sát, điều tra, lấy ý kiến đánh giá Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và cấp huyện.
3. Trách nhiệm của Đơn vị tư vấn
- Thực hiện các nội dung công việc theo hợp đồng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, xây dựng phương án cụ thể để đưa các nội dung khảo sát vào bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá; mẫu phiếu khảo sát, phương án khảo sát, phương án tính điểm, hệ thống phần mềm đánh giá từ các nguồn dữ liệu cho phù hợp theo từng giai đoạn và tình hình thực tế của tỉnh.
- Chuyển giao toàn bộ dữ liệu có liên quan theo hợp đồng cho Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh. Tuyệt đối không được cung cấp cho bất kỳ đơn vị nào khác nếu chưa được sự đồng ý của UBND tỉnh.
- Tổ chức công tác khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương.
- Tổng hợp dữ liệu và thực hiện chấm điểm độc lập; chuyển bảng điểm chấm độc. lập trên về Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh để tổng hợp kết quả. Tham mưu thực hiện công bố kết quả khảo sát DDCI Hà Tĩnh; khuyến nghị những tồn tại, hạn chế của các cơ quan, địa phương và đề xuất những giải pháp khắc phục đảm bảo hiệu quả, khả thi./.
- 1Kế hoạch 6444/KH-UBND về đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương tỉnh Quảng Nam (DDCI) năm 2019
- 2Kế hoạch 44/KH-UBND về thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng năm 2020
- 3Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2021
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Kế hoạch 6444/KH-UBND về đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, ngành và địa phương tỉnh Quảng Nam (DDCI) năm 2019
- 4Kế hoạch 44/KH-UBND về thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng năm 2020
- 5Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2021
- 6Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (viết tắt tiếng anh là DDCI) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã, tỉnh Hà Tĩnh năm 2020
- Số hiệu: 649/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra