Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 640/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 15 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2025, TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003;

n cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định chi phí cho lập, thẩm định và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025, tỉnh Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt nhiệm vụ, đề cương khảo sát và lập dự án “Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” tỉnh Thái Bình;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 17/TTr-SNNPTNT ngày 21/01/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025, tỉnh Thái Bình, với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM:

- Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của đất ngập nước, đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa theo hướng tập trung, công nghiệp, bền vững, hiệu quả.

- Phát triển nuôi cá lồng không chồng lấn với các Quy hoạch khác như: giao thông thủy, bến bãi vật liệu, bến đò, bến phà, điểm lấy nước sạch tập trung, cửa cống tưới tiêu nước; không ảnh hưởng đến an toàn của công trình đê điều.

- Phát triển cá lồng trên sông phải tuân thủ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, thực hiện quy trình nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo mô hình VietGAP tạo sản phẩm sạch phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Phát triển nuôi cá lồng trên sông phải có bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của hộ sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế, nhu cầu thị trường, tránh chủ quan, nóng vội.

- Nguồn lực cho phát triển chủ yếu do các chủ hộ tự huy động, Nhà nước tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu và lãi suất tiền vay, tiền thuê đất mặt nước, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; hướng dẫn tập huấn về kỹ thuật, phòng chống thiên tai, cảnh báo môi trường...

II. MỤC TIÊU:

- Năm 2016: Triển khai nuôi 300 lồng (trong đó đã triển khai năm 2015: 230 lồng), với tổng thể tích 32.128 m3, sản lượng cá thương phẩm 899,6 tấn; giá trị sản xuất 28,013 tỷ đồng.

- Năm 2017: Triển khai nuôi 450 lồng, với tổng thể tích 48.328 m3, sản lượng cá thương phẩm 1401,5 tấn; giá trị sản xuất 48,309 tỷ đồng.

- Năm 2018: Triển khai nuôi 680 lồng, với tổng thể tích 73.168 m3, sản lượng cá thương phẩm 2.195,0 tấn; giá trị sản xuất 82,97 tỷ đồng.

- Năm 2019: Triển khai nuôi 1.020 lồng, với tổng thể tích 109.888 m3, sản lượng cá thương phẩm 3.406,5 tấn; giá trị sản xuất 140,14 tỷ đồng.

- Năm 2020: Triển khai nuôi 1.500 lồng, với tổng thể tích 161.728 m3, sản lượng cá thương phẩm 5.175,3 tấn; giá trị sản xuất 230,197 tỷ đồng.

- Đến năm 2025: Triển khai nuôi 3.000 đến 3.496 lồng, sản lượng cá thương phẩm 10.997,5 -12.698 tấn; giá trị sản xuất 659,851 tỷ - 761,0 tỷ đồng.

III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH:

1. Yêu cầu kỹ thuật khi xác định vị trí nuôi cá lồng:

- Bố trí nuôi cá lồng ở phía bờ lồi của các sông.

- Theo chiều dòng chảy: Lồng bè phải cách tối thiểu 50 m đối với cống tưới tiêu, 100 m đối với bến phà, 50 m đối với bến đò, 50 m đối với bãi vật liệu, 100 m đối với khu neo đậu tầu thuyền, chân hàng, cảng sông; đối với điểm lấy nước sạch nông thôn tập trung: Cách về phía thượng lưu 200m, về phía hạ lưu 100m;

- Khoảng cách của hai bè nuôi cá lồng là 100m.

- Theo chiều ngang sông: Lồng, bè chỉ được thả tại vị trí mặt nước nơi chiều sâu nước sông trong mùa nuôi từ 3m đến 3,5m trở lên; sông Hồng: Quy hoạch 04 hàng lồng, chiều rộng 28,5m; sông Luộc, sông Trà Lý và lạch sông Hồng: Quy hoạch 03 hàng lồng chiều, rộng 21m; sông Hóa: Quy hoạch 01 hàng lồng, chiều rộng 6,0m; lồng bè phải cách bờ sông, bờ đê một khoảng cách an toàn tối thiểu 10m.

2. Số lượng lồng phân bổ theo khu vực trên các sông và mốc chỉ giới quy hoạch phát triển nuôi cá lồng:

2.1. Số lượng lồng phân bổ theo khu vực trên các sông:

Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng theo chiều dọc sông của 4 con sông: Sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa, tại 28 khu vực với 3.496 lồng; bao gồm sông Hồng: 12 khu vực, 1.881 lồng; sông Luộc: 9 khu vực, 945 lồng; sông Trà: 6 khu vực, 625 lồng; sông Hóa: 1 khu vực, 45 lồng,

Phân theo các huyện: Vũ Thư: 10 khu vực, 1.584 lồng; Hưng Hà: 7 khu vực, 847 lồng; Quỳnh Phụ: 6 khu vực, 546 lồng; Đông Hưng: 3 khu vực, 254 lồng; Kiến Xương: 2 khu vực, 265 lồng,

(Chi tiết tại Phụ lục 1)

2.2. Mốc chỉ giới quy hoạch phát triển nuôi cá lồng:

Mốc chỉ giới quy hoạch phát triển nuôi cá lồng chi tiết từng khu vực (28 khu vực) trên các sông được thể hiện tại Phụ lục 2.

3. Quy hoạch đường giao thông và đường điện phục vụ phát triển nuôi cá lồng:

Quy hoạch và xây dựng 84 tuyến đường giao thông dài 43,75km; 88 tuyến đường điện dài 50,96km nhằm kết nối giao thông và điện giữa khu vực phát triển nuôi cá lồng trên sông với hệ thống hạ tầng của địa phương, nhằm hỗ trợ các khu vực sản xuất, kinh doanh phát triển cá lồng đạt năng suất, hiệu quả cao.

(Chi tiết tại Phụ lục 3)

4. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020: 141,2 tỷ đồng.

5. Hiệu quả kinh tế xã hội:

- Phát triển nuôi cá lồng trên sông khai thác được tiềm năng thế mạnh của đất ngập nước, tạo thêm quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân; giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ.

- Sản lượng nuôi cá lồng đến năm 2025 đạt trên 11.000 tấn, tương đương với diện tích nuôi trong nội đồng khoảng 3.000 ha.

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020:

Để đảm bảo mục tiêu quy hoạch và phù hợp với thực tế điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương, kế hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016-2020 của tỉnh như sau:

- Năm 2016: Triển khai nuôi 300 lồng tăng 70 lồng so với năm 2015.

- Năm 2017: Triển khai nuôi 450 lồng tăng 150 lồng so với năm 2016.

- Năm 2018: Triển khai nuôi 680 lồng tăng 230 lồng so với năm 2017.

- Năm 2019: Triển khai nuôi 1.020 lồng tăng 340 lồng so với năm 2018.

- Năm 2020: Triển khai nuôi 1.500 lồng tăng 480 lồng so với năm 2019.

(Chi tiết tại Phụ lục 4)

V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Giải pháp kỹ thuật nuôi:

- Khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh phát triển nuôi cá lồng theo hướng tập trung, thâm canh công nghiệp. Khung lồng bằng thép sơn chống gỉ hoặc thép mạ, lưới PE, phao nhựa. Bè được ghép bởi nhiều lồng nên có quy mô phù hợp từ 10 đến 20 lồng trở lên, bố trí lồng tam giác phía thượng lưu, phía ngoài có hệ thống đèn báo, phao tiêu.

- Giống cá nuôi lồng gồm cá thường, cá đặc sản nhưng không được nuôi những giống chưa được khảo nghiệm hoặc giống cá hủy diệt thủy sản, thủy sinh bản địa.

- Thức ăn cho cá: Sử dụng loại thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, không được sử dụng chất cấm.

- Thuốc thú y: Chỉ sử dụng loại thuốc được phép, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

2. Giải pháp về đất đai:

Căn cứ Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông được phê duyệt và các quy định hiện hành của nhà nước, Ủy ban nhân dân các huyện: Vũ Thư, Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Quỳnh Phụ phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, rà soát kiểm tra thực trạng sử dụng đất có mặt nước của các sông (sau đây gọi tắt là đất sông); trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phương án sử dụng đất có mặt nước phục vụ cho nuôi cá lồng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

- Đối với diện tích đất sông hiện nay đang nuôi cá lồng, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo đơn vị chức năng rà soát lại diện tích thực tế của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, phân loại và xử lý theo hướng:

+ Diện tích nuôi phù hợp quy hoạch mà có hợp đồng thuê đất sông thì giữ nguyên hợp đồng đã ký cho đến khi hết thời hạn. Khi hết thời hạn hợp đồng, Ủy ban nhân dân huyện tiến hành cho thuê theo thẩm quyền, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp người thuê đất sông là tổ chức.

+ Diện tích nuôi phù hợp quy hoạch mà không có hợp đồng thuê đất sông, thì tiến hành kiểm tra diện tích thực tế, yêu cầu chủ hộ làm các thủ tục thuê đất sông theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu chủ hộ không chấp hành thì tiến hành thu hồi đất, cho các tổ chức, cá nhân khác thuê đất theo quy định.

+ Diện tích nuôi không nằm trong quy hoạch mà có hợp đồng thuê đất sông thì cho phép sử dụng đến hết thời hạn hợp đồng, sau đó tiến hành thu hồi đất theo quy định.

+ Diện tích nuôi không nằm trong quy hoạch mà không có hợp đồng thuê đất sông thì tiến hành thu hồi đất theo quy định.

- Đối với diện tích nằm trong quy hoạch nuôi cá lồng giai đoạn 2016 - 2020 mà chưa được tổ chức nuôi thì tiến hành xác định đơn giá, hạn mức, đối tượng và thời gian thuê đất. Trong đó, cần lưu ý một số điểm sau:

+ Đối tượng thuê đất sông là hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức; trong đó ưu tiên cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại địa phương có khả năng về vốn và nhân lực.

+ Thời gian thuê đất: 5 năm.

+ Hạn mức sử dụng đất sông: Theo quy định của Luật Đất đai.

+ Thẩm quyền cho thuê đất sông: Theo quy định của Luật Đất đai.

3. Giải pháp nguồn nhân lực

- Các huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn kỹ thuật, quản lý đầu tư (trong tất cả các khâu từ sản xuất giống, nuôi cá thịt đến thu hoạch bảo quản sản phẩm) cho các hộ nuôi.

- Bằng nguồn vốn khuyến nông - khuyến ngư, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao giao kỹ thuật cho những người trực tiếp tham gia nuôi cá lồng.

4. Huy động vốn:

Tổng nguồn vốn đầu tư đến năm 2020 ước khoảng 141,2 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn tự huy động của hộ nuôi là chủ yếu, chiếm khoảng 89,79%. Nguồn vốn này để đầu tư làm lồng (lắp, hàn, hạ lồng), mua con giống, thức ăn, điện, thuốc phòng trừ bệnh, vôi, nhà bảo vệ trên lồng;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 10,21% trong tổng vốn đầu tư phục vụ cho công tác quy hoạch, lắp đặt hệ thống phao tiêu, biển báo; mô hình khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đường giao thông và tuyến đường điện kết nối vùng nuôi cá lồng với hạ tầng kỹ thuật của các địa phương; hỗ trợ lãi suất tiền vay.

5. Về khoa học công nghệ

Tập trung nghiên cứu một số đề tài khoa học trong lĩnh vực nuôi cá lồng như: sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước trong quá trình nuôi cá; nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát triển của cá; nghiên cứu thức ăn tự chế; nghiên cứu các bệnh trên cá nuôi, ứng dụng các biện pháp tiên tiến trong phòng và trị bệnh cho cá lồng.

Ngoài nguồn vốn khoa học của tỉnh, cần tranh thủ các nguồn vốn khoa học của trung ương, để nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nuôi cá lồng. Tăng cường và mở rộng hợp tác trong ngoài nước nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nuôi cá lồng, nhất là đối với các nước, các tỉnh có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất cá giống và nuôi cá thương phẩm trong lồng các đối tượng cá có giá trị kinh tế gồm cá diêu hồng, cá lăng, cá trắm lai, cá ngạnh. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ sở sinh sản nhân tạo giống được tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo. Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống từ các địa phương khác, tiếp nhận đàn cá bố mẹ có chất lượng, sức sinh sản tốt để chủ động giải quyết nhu cầu con giống tại chỗ cho người nuôi.

Nghiên cứu cải tiến chất liệu kết cấu lồng có tuổi thọ cao hơn nữa, chi phí thấp nhằm tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm cá lồng.

6. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

a. Tổ chức sản xuất:

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý vùng nuôi để tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động nuôi cá lồng.

- Phát triển kinh tế hộ là chủ yếu, bên cạnh đó thực hiện thí điểm mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ dân để sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo phương thức công nghiệp, hiện đại. Khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ gia đình hình thành các nhóm, tổ hợp tác nuôi cá lồng nhằm giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ sản xuất.

- Việc chọn hộ nuôi cá lồng phải đáp ứng được các tiêu chí sau: Có khả năng về vốn, chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, cam kết chấp hành quy chế cùng nuôi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, cam kết bảo vệ môi trường.

b. Tiêu thụ sản phẩm:

- Tăng cường công tác thông tin về thị trường, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cá lồng của tỉnh; xây dựng và đăng ký thương hiệu cá lồng Thái Bình.

- Khuyến cáo các doanh nghiệp đầu tư bao tiêu sản phẩm nuôi trong tỉnh, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các hộ nuôi.

7. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống lũ, bão

Khi thuê đất các chủ hộ phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư trước khi đổ ra hệ thống sông tiêu của tỉnh. Thực hiện định kỳ quan trắc và cảnh báo môi trường ven sông, thông báo kịp thời cho người nuôi cá về diễn biến của môi trường để có phương án thu hoạch, bảo vệ cá nuôi cho phù hợp. Khi cá bị chết, thực hiện thu gom, vận chuyển ra khỏi vùng nuôi đưa vào đất liền chôn lấp hoặc tiêu hủy, đồng thời tiến hành vệ sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống lũ, bão, áp thấp nhiệt đới. Thông báo kịp thời diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để nhân dân gia cố, bảo vệ lồng nuôi và kịp thời di chuyển người đến nơi an toàn trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào.

8. Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển:

Xây dựng và ban hành chính sách phát triển nuôi cá lồng giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm: Chính sách huy động vốn và mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng sản xuất; hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất giống và nuôi cá thương phẩm; hỗ trợ phát triển thị trường cung cấp thông tin; hỗ trợ đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực; chính sách về đất đai và tín dụng.

VI. CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

- Xây dựng quy trình phát triển nuôi cá lồng, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và lao động trực tiếp sản xuất.

- Tiếp thu, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá phổ thông và cá đặc sản phục vụ cho nhu cầu giống cá nuôi lồng của tỉnh.

- Đầu tư các mô hình trình diễn sản xuất cá lồng thương phẩm, đặc sản.

- Đầu tư công trình kết cấu hạ tầng đường giao thông và điện phục vụ phát triển nuôi cá lồng theo quy hoạch.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với các sở, ngành của tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cắm mốc chỉ giới quy hoạch và bàn giao quy hoạch nuôi cá lồng cho các địa phương triển khai thực hiện; hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân về chuyển giao khoa học công nghệ, quản lý dịch bệnh; tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường; tổ chức xây dựng mô hình nuôi cá lồng thương phẩm; phối hợp với các ngành liên quan trong việc kiểm tra, giám sát các quy định nhà nước về nuôi cá lồng trên sông; trực tiếp triển khai thực hiện các dự án, các chương trình phát triển nuôi cá lồng do Sở làm chủ đầu tư.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành chức năng xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển nuôi cá lồng. Bố trí ngân sách quy hoạch vùng nuôi cá lồng, ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng của khu nuôi, công trình chính của các cơ sở sản xuất giống, mua đàn cá bố mẹ, ngân sách nghiên cứu khoa học. Bố trí vốn khuyến ngư xây dựng mô hình, tập huấn kỹ thuật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học về sản xuất giống.

- Sở Công thương phối hợp với sở, ngành hữu quan hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cá lồng.

- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng phương án cho thuê đất mặt nước trên sông để phát triển nuôi cá lồng.

- Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ nguồn vốn hàng năm bố trí kinh phí chuyển giao công nghệ sản xuất giống một số đối tượng có giá trị kinh tế; kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất giống, công nghệ xử lý sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sở Giao thông Vận tải phối hợp Cục quản lý đường sông hỗ trợ, hướng dẫn cắm phao tiêu, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Bình chỉ đạo các tổ chức tín dụng khai thác nguồn vốn, tạo điều kiện cho các hộ dân, các tổ chức vay vốn để phát triển nuôi cá lồng.

- Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền Đề án phát triển nuôi cá lồng của tỉnh.

- Công an đường thủy căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng phương án giữ gìn trật tự an ninh tại địa phương khi triển khai thực hiện Đề án.

2. Ủy ban nhân dân các huyện có diện tích mặt nước phát triển nuôi cá lồng.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch nuôi cá lồng ở địa phương.

- Xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi trình cấp thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện; rà soát thực trạng sử dụng đất vùng đất ngập nước trên các sông, xây dựng phương án sử dụng đất mặt nước giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình.

- Bố trí nguồn lực của địa phương để hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các xã có diện tích mặt nước phát triển nuôi cá lồng:

- Được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết khu vực nuôi cá lồng; xây dựng phương án sản xuất trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

- Thực hiện công khai quy hoạch nuôi cá lồng trong phạm vi của xã quản lý, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về nuôi cá lồng trên sông tới nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh, huyện tuyên truyền và thực hiện tốt nội dung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở nuôi cá lồng bè, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

- Phối hợp với lực lượng chức năng đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn về người, tài sản, đê điều, môi trường trên sông thuộc phạm vi quản lý của xã.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Kiến Xương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử Thái Bình;
- Lưu VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Ca

 

PHỤ LỤC SỐ 1

SỐ LƯỢNG LỒNG PHÂN BỐ THEO KHU VỰC TRÊN CÁC SÔNG
(Kèm theo Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh)

Số TT

Khu vực PTCL

Vị trí trên sông

Thuộc xã huyện

Thông số thiết kế quy hoạch

Chiều dài thả lồng LTL (m)

Chiều rộng thả lồng BTL (m)

K/c từ mép nước đến lồng (Bc) (m)

Chiều rộng lồng hoạt động BTL +B) (m)

Kích thước lồng (m)

Diện tích lồng hoạt động (m2)

Diện tích lồng (m2)

Số lồng (lồng)

1

Hồng Lý

Bờ tả sông Hồng

Hồng Lý- VT

1.400

28,5

26

54,5

6x6x3

76.300

39.900

143

2

Việt Hùng

Bờ tả sông Hồng

Việt Hùng - Vũ thư

750

28,5

25

53,5

6x6x3

40.125

21.375

81

3

Bách Thuận

Bờ tả sông Hồng

Bách Thuận - vũ Thư

2.100

28,5

28

56,5

6x6x3

118.650

59.850

210

4

Tân Lập

Bờ tả sông Hồng

Tân Lập - Vũ Thư

675

28,5

21,5

50,0

6x6x3

33.750

19.237

74

5

Tự Tân

Bờ tả sông Hồng

Tự Tân -Vũ Thư

900

28,5

20

48,5

6x6x3

43.650

25.650

95

6

Hồng Phong

Bờ tả sông Hồng

Hồng Phong - Vũ Thư

1.250

28,5

22

50,5

6x6x3

63.125

35.625

122

7

Duy Nhất

Bờ tả sông Hồng

Duy Nhất - Vũ Thư

3.450

28,5

20

48,5

6x6x3

167.325

98.325

350

8

Vũ Tiến

Bờ tả sông Hồng

Vũ Tiến - Vũ Thư

1.550

28,5

20

48,5

6x6x3

75.175

44.175

158

9

Vũ Đoài

Bờ tả sông Hồng

Vũ Đoài - Vũ Thư

1.390

28,5

 

 

6x6x3

112.590

29.190

142

10

Vũ Vân

Bờ tả sông Hồng

Vũ Vân - Vũ Thư

1.500

28,5

21

49,5

6x6x3

74.250

42.750

153

Lạch Vũ Vân

750

13,5

10

23,5

6x6x2,5

17.625

10.125

56

11

Tân Lễ 1

Bờ hữu sông Luộc

Tân Lễ -Hưng Hà

1.280

21

15,5

36,5

6x6x3

46.720

26.880

96

12

Tân Lễ 2

Bờ hữu sông Luộc

Tân Lễ - Hưng Hà

1.100

21

13

34

6x6x3

37.400

23.100

78

13

Cộng Hòa

Bờ hữu sông Luộc

Cộng Hòa - Hưng Hà

2.700

21

20

41

6x6x3

110.700

56.700

180

14

Điệp Nông

Bờ hữu sông Luộc

Điệp Nông - Hưng Hà

1.300

21

14

35

6x6x3

45.500

27.300

90

15

Thị trấn Hưng Nhân

Tả lạch sông Hồng

TT. Hưng Nhân - Hưng Hà

760

21

17

38

6x6x3

28.880

15.960

55

16

Hồng An

Bờ tả sông Hồng

Hồng An - Hưng Hà

2.430

28,5

20

48,5

6x6x3

117.855

69.255

242

17

Hồng Minh

Bờ tả sông Trà

Hồng Minh Hưng Hà

1.600

21

18

39

6x6x3

62.400

33.600

106

18

Quỳnh Ngọc

Bờ hữu sông Luộc

Quỳnh Ngọc - Quỳnh Phụ

1.250

21

25

46

6x6x3

57.500

26.250

87

19

Quỳnh Lâm

Bờ hữu sông Luộc

Quỳnh Lâm - Quỳnh Phụ

2.200

21

19

40

6x6x3

88.000

46.200

148

20

Quỳnh Hoàng

Bờ hữu sông Luộc

Quỳnh Hoàng - Quỳnh Phụ

1.660

21

16

37

6x6x3

61.420

34.860

113

21

Quỳnh Hoa

Bờ hữu sông Luộc

Quỳnh Hoa- Quỳnh Phụ

1.000

21

15,5

36,5

6x6x3

36.500

21.000

70

22

An Đồng

Bờ hữu sông Luộc

An Đồng- Quỳnh Phụ

1.200

21

13

34

6x6x3

40.800

25.200

83

23

An Khê

Bờ hữu sông Hóa

An Khê -Quỳnh Phụ

1.560

6

9,5

15,5

6x6x3

24.180

9.360

45

24

Quốc Tuấn - An Bình

Bờ hữu sông Trà

Quốc Tuấn, An Bình -Kiến Xương

1.270

21

11,5

32,5

6x6x3

41.275

26.670

88

25

Trà Giang

Bờ hữu sông Trà

Trà Giang- Kiến Xương

2.650

21

17

38

6x6x3

100.700

55.650

177

26

Hồng Giang

Bờ tả sông Trà

Hồng Giang - Đông Hưng

1.380

21

14

35

6x6x3

48.300

28.980

95

27

Hoa Nam

Bờ tả sông Trà

Hoa Nam - Đông Hưng

1.000

21

15

36

6x6x3

36.000

21.000

70

28

Đông á

Bờ tả sông Trà

Đông á -Đông Hưng

1.280

21

18

39

6x6x3

49.920

26.880

89

Tổng

28 khu vực

4 sông

27 xã

 

 

 

 

 

 

 

3.496

 

PHỤ LỤC SỐ 2

MỐC CHỈ GIỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG
(Kèm theo Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh)

I. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 300m đến 400m, hạ lưu bãi rác đến Việt Hùng.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Hữu Bị

+ Cao trình đáy sông: từ -2,20m đến -6,20m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = 1,48m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 1.400m

HTL = 3,0m                    BC = 26m.

BC + BTL = 54,5m

Diện tích tổng:

76.300m2.

Diện tích thả lồng:

39.900m2.

Số lồng:

143 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđường = 2.450m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.060m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: hạ lưu đò Hữu Bị 80m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 226014

Y(m) = 571495

II. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 390m đến 410m, thượng lưu trạm bơm Hữu Lộc đến giáp địa giới Hồng Lý.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Không

+ Cao trình đáy sông: từ -2,90m đến -7,90m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = 1,44m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 750m

HTL = 3,0m                    BC = 25m.

BC + BTL = 53,5m

Diện tích tổng:

40.125m2.

Diện tích thả lồng:

21.375m2.

Số lồng:

81 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 1.480m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 01 tuyến, chiều dài Lđiện= 780m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: tại gò đất thượng lưu trạm bơm Hữu Lộc 100m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2265757

Y(m) = 573694

III. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 340m đến 380m, thượng lưu cống Gù 50m đến thôn Bách Tính.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Bách Tính, cống Gù.

+ Cao trình đáy sông: từ -1,90m đến -8,90m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,25m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 2.100m

HTL = 3,0m                    BC = 28m.

BC + BTL = 56,5m

Diện tích tổng:

118.650m2.

Diện tích thả lồng:

59.850m2.

Số lồng:

210 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều đài Lđường = 1.010m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđiện= 770m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: đường chùa Bách Tính thẳng xuống bờ sông.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2258163

Y(m) = 574972

Mốc 2:

+ Vị trí: thượng lưu cống Gù 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2257503

Y(m) = 576725

IV. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Tự Tân, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 390m đến 530m, thượng lưu đò Gùi 250m đến cách cống Phù Sa 50m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Gùi, cống Phù Sa.

+ Cao trình đáy sông: từ -3,20m đến -8,00m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,22m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 900m

HTL = 3,0m                    BC = 2,0m.

BC + BTL = 48,5m

Diện tích tổng:

43.650m2.

Diện tích thả lồng:

25.650m2.

Số lồng:

95 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 540m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 860m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: thượng lưu đò Gùi 150m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2257642

Y (m) = 579531

V. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 310m đến 380m, giáp Duy Nhất về thượng lưu 1.700m

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Bến Chài, 2 cống nhỏ, đò Hiếu Thiện, đò Cổ Lễ, nhà máy nước.

+ Cao trình đáy sông: từ -2,50m đến -6,30m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,97m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 1.250m

HTL = 3,0m                    BC = 22m.

BC + BTL = 50,5m

Diện tích tổng:

63.125m2.

Diện tích thả lồng:

35.625m2.

Số lồng:

122 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 480m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.560m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: thượng lưu đò Phú Thiện 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2249095

Y(m) = 580973

VI. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 385m đến 530m, giáp Hồng Phong đến giáp Vũ Tiến.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Bến Song Tiên, đò Vũ Hiếu, đò Vũ Nghĩa, Quán Cóc, nhà máy nước

+ Cao trình đáy sông: từ -3,90m đến -5,60m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,97m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 3.450m

HTL = 3,0m                    BC = 20m.

BC + BTL = 48,5m

Diện tích tổng:

167.325m2.

Diện tích thả lồng:

98.325m2.

Số lồng:

350 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 4.010m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.200m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: hạ lưu đò Vũ Hiếu 50m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2251641

Y (m) = 584056

Mốc 2:

+ Vị trí: hạ lưu địa giới Hồng Phong - Duy Nhất

+ Tọa độ:                      X (m) = 2249246

Y (m) =  581268

VII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 420m đến 440m, thượng lưu địa giới Vũ Đoài 200m - bến Song Tiên.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Vũ Hiếu; phà Thái Bình - Xuân Trường.

+ Cao trình đáy sông: từ -5,00m đến -7,40m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,89m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL= 1.550m

HTL = 3,0m                    BC = 20m.

BC + BTL = 48,5m

Diện tích tổng:

75.175m2.

Diện tích thả lồng:

44.175m2.

Số lồng:

158 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 1.460m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.920m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: hạ lưu đò Vũ Tiến 200m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2252380

Y (m) = 585029

VIII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 420m đến 440m, hạ lưu đò Thái Bình - Xuân Trường đến đò số 6: 650m

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Phà Thái Bình - Xuân Trường.

+ Cao trình đáy sông: từ -5,00m đến -7,40m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,89m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 1.350m

HTL = 3,0m                    BC = 20m.

BC + BTL = 48,5m

Diện tích tổng:

112.590m2.

Diện tích thả lồng:

29.190m2.

Số lồng:

142 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 1.890m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.990m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: địa giới Vũ Tiến - Vũ Đoài

+ Tọa độ:                      X (m) = 2252759

Y (m) = 585544

IX. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng và lạch sông Hồng thuộc xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 370m đến 450m, chiều rộng lạch từ 50m đến 60m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Không

+ Cao trình đáy sông: từ -3,30m đến -5,10m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,76m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè tại sông:

BTL = 28,5m;                  LTL = 1.500m

HTL = 3,0m                    BC = 21m.

Bc + BTL = 49,5m

Diện tích tổng:

74.250m2.

Diện tích thả lồng:

42.750m2.

Số lồng:

153 lồng.

+ Thiết kế lồng, bè tại lạch:

BTL=13,5m;        LTL = 750m

HTL = 2,5m        BC = 10m.

BC + BTL = 23,5m

Diện tích tổng:

17.625 m2.

Diện tích thả lồng:

10.125m2.

Số lồng:

56 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 3.170m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.590m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: thượng lưu cầu ông Quỳnh (lạch sông Hồng) 80m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2252407

Y (m) = 589407

Mốc 2:

+ Vị trí: hạ lưu đò Bến Cát 50m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2251143

Y (m) = 590115

X. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Tân Lễ 1, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Từ cột điện ngã ba đường chùa Trung Hòa - đê bối về thượng lưu 1.380m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 150m đến 170m

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Bến đậu Tân Mỹ

+ Cao trình đáy sông: từ -2,00m đến -7,10m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,54m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.280m

HTL = 3,0m                    BC = 15,5m.

BC + BTL = 36,5m

Diện tích tổng:

46.720m2.

Diện tích thả lồng:

26.880m2.

Số lồng:

96 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 840m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.490m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: giao nhau giữa đê bối và đường từ chùa Trung Hòa ra.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2283793

Y (m) = 564585

XI. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Tân Lễ 2, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Từ giáp Canh Tân về thượng lưu 1.500m.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 160m đến 175m

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò xuôi, bến vật liệu

+ Cao trình đáy sông: từ -3,00m đến -4,80m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,50m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.100m

HTL = 3,0m                    BC = 13m.

BC + BTL = 34m

Diện tích tổng:

37.400m2.

Diện tích thả lồng:

23.100m2.

Số lồng:

78 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 2.090m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.350m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: địa giới Tân Lễ - Canh Tân.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2284646

Y (m) = 567754

XII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc thuộc xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà. Từ giáp Hòa Tiến về thượng lưu 2.800m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 160m đến 180m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Hà Thanh

+ Cao trình đáy sông: từ -2,00m đến -11,40m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,44m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 2.700m

HTL = 3,0m                    BC = 20m.

BC + BTL = 41m

Diện tích tổng:

110.700m2.

Diện tích thả lồng:

56.700m2.

Số lồng:

180 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđường = 1.980m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđiện = 4.280m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: địa giới Cộng Hòa - Hòa Tiến

+ Tọa độ:                      X (m) = 2283740

Y (m) = 572744

Mốc 2:

+ Vị trí: đường thôn An Cầu ra bãi sông

+ Tọa độ:                      X (m) = 2285029

Y (m) = 569939

XIII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc thuộc xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà. Từ thượng lưu cống Việt Yên 400m về hạ lưu 1.300m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 200m đến 230m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Không

+ Cao trình đáy sông: từ -2,60m đến -7,60m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,36m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.300m

HTL = 3,0m                    BC = 14m.

BC + BTL = 35m

Diện tích tổng:

45.500m2.

Diện tích thả lồng:

27.300m2.

Số lồng:

90 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 1.550m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.920m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: Thượng lưu cống Việt Yên tại vị trí giao cắt đê bối và đê chính

+ Tọa độ:                      X (m) = 2285137

Y (m) = 576057

XIV. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả lạch sông Hồng thuộc thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà. Hạ lưu đường bãi vật liệu 250m về hạ lưu 760m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 180m đến 250m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Khu nuôi ở giữa hai bãi vật liệu lớn.

+ Cao trình đáy sông: từ -1,00m đến -3,20m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,79m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 760m

HTL = 2,5m                    BC = 17m.

BC + BTL = 38m

Diện tích tổng:

28.880m2.

Diện tích thả lồng:

15.960m2.

Số lồng:

55 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 01 tuyến, chiều dài Lđường = 660m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 01 tuyến, chiều dài Lđiện= 780m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: hạ lưu bãi nhô 30m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2279954

Y (m) = 565905

XV. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng xã Hồng An, huyện Hưng Hà. Từ thượng lưu giáp Minh Tân 600m về hạ lưu 2.530m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 430m đến 550m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Như Trác

+ Cao trình đáy sông: từ -2,00m đến -7,00m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,70m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 2.430m

HTL = 3,0m                    BC = 20m.

BC + BTL = 48,5m

Diện tích tổng:

117.855m2.

Diện tích thả lồng:

69.255m2.

Số lồng:

242 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 2.390m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.690m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: thượng lưu địa giới Minh Tân - Hồng An 600m (cửa điếm)

+ Tọa độ:                      X (m) = 2275203

Y (m) = 568989

Mốc 2:

+ Vị trí: thượng lưu đò Như Trác 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2275774

Y (m) = 566499

XVI. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Trà Lý xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà. Từ thượng lưu đò An Lại 100m về thượng lưu 1600m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 160m đến 250m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò An Lại

+ Cao trình đáy sông: từ -3,00m đến -6,70m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,15m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.600m

HTL = 3,0m                    BC = 18m.

BC + BTL = 39m

Diện tích tổng:

62.400m2.

Diện tích thả lồng:

33.600m2.

Số lồng:

106 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 1.850m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.560m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: thượng lưu đò An Lại 100m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2269388

Y (m) = 575774

Mốc 2:

+ Vị trí: gần biển báo giao thông đường thủy từ bụi cây vuông góc với đê bối.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2269301

Y (m) = 574541

XVII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ. Hạ lưu cống Tân Mỹ 300m đến Quỳnh Lâm

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 240m đến 265m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Bãi vật liệu Tân Mỹ ở thượng lưu

+ Cao trình đáy sông: từ -2,40m đến -4,10m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,29m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.250m

HTL = 3,0m                    BC = 25m.

BC + BTL = 46m

Diện tích tổng:

57.500m2.

Diện tích thả lồng:

26.250m2.

Số lồng:

87 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 1.690m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.150m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: cách đò Tân Mỹ về hạ lưu 300m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2287020

Y (m) = 578121

XVIII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ. Thượng lưu đò Gốc Mít về thượng lưu 2.400m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 165m đến 190m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Bến Trại, đò Gốc Mít ở hạ lưu.

+ Cao trình đáy sông: từ -2,20m đến -8,00m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,22m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 2.200m

HTL = 3,0m                    BC = 19m.

BC + BTL = 40m

Diện tích tổng:

88.000m2.

Diện tích thả lồng:

46.200m2.

Số lồng:

148 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 2.100m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.710m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: cách đầu nhà đò Bến Trại 45m về thượng lưu

+ Tọa độ:                      X (m) = 2290053

Y (m) = 578802

Mốc 2:

+ Vị trí: thượng lưu đò Gốc Mít 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2289866

Y (m) = 579809

XIX. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ. Thượng lưu cống Hiệp 460m về hạ lưu 1.960m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 170m đến 230m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Phà Tân Thanh (Trại Vàng)

+ Cao trình đáy sông: từ -2,40m đến -8,00m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,18m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.660m

HTL = 3,0m                    BC = 16m.

BC + BTL = 37m

Diện tích tổng:

61.420m2.

Diện tích thả lồng:

34.860m2.

Số lồng:

113 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 850m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Ldiện= 2.540m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: thượng lưu phà Tân Thanh (Trại Vàng) 50m.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2289370

Y (m) = 582177

XX. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ. Thượng lưu cống tiêu 50m về thượng lưu 1.000m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 150m đến 170m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Phà Thanh Tân

+ Cao trình đáy sông: từ -4,00m đến -11,20m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,15m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.000m

HTL = 3,0m                    BC = 15,5m.

BC + BTL = 36,5m

Diện tích tổng:

36.500m2.

Diện tích thả lồng:

21.000m2.

Số lồng:

70 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 1.470m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.470m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: thượng lưu cống xả tiêu trạm bơm Quỳnh Hoa 25m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2290670

Y (m) = 639792

XXI. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Luộc xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ. Từ giáp An Khê về thượng lưu 1.500m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 155m đến 185m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Phà An Đồng, nhà máy nước sạch An Đồng

+ Cao trình đáy sông: từ -2,60m đến -7,40m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,07m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21 m;                   LTL = 1.200m

HTL = 3,0m                    BC = 13m.

BC + BTL = 34m

Diện tích tổng:

40.800m2.

Diện tích thả lồng:

25.200m2.

Số lồng:

83 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 720m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.780m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: hạ lưu Phà An Đồng 150m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2291201

Y (m) = 591720

XXII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Hóa xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ. Từ giáp Hải Phòng về thượng lưu 1.560m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 60m đến 65m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Không

+ Cao trình đáy sông: từ -2,00m đến -5,40m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,98m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 6m;                       LTL = 1.560m

HTL = 2,5m                    BC = 9,5m.

BC + BTL = 15,5m

Diện tích tổng:

24.180m2.

Diện tích thả lồng:

9.360m2.

Số lồng:

45 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường= 750m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.650m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: địa giới xã An Khê và xóm Cửu Long - Vĩnh Bảo - Hải Phòng.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2291869

Y (m) = 595290

XXIII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Trà Lý xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng. Từ nhà thờ Vạn Lập về hạ lưu 1.380m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 130m đến 160m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Đò Lạng

+ Cao trình đáy sông: từ -4,20m đến -6,20m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,07m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL= 1.380m

HTL = 3,0m                    BC = 14m.

BC + BTL = 35m

Diện tích tổng:

48.300m2.

Diện tích thả lồng:

28.980m2.

Số lồng:

95 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđưng = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 410m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.070m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: tại mép ngoài đê thẳng góc từ tháp nhà thờ An Lập

+ Tọa độ:                      X (m) = 2267762

Y (m) = 633157

XXIV. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Hoa Nam, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Trà Lý xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng. Từ giáp Hồng Giang về hạ lưu 1.000m.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 140m đến 180m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Không

+ Cao trình đáy sông: từ -3,40m đến -7,20m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,04m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL= 1.000m

HTL = 3,0m                    BC = 15m.

BC + BTL = 36m

Diện tích tổng:

36.000m2.

Diện tích thả lồng:

21.000m2.

Số lồng:

70 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 1.080m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.470m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: Cách mép phía Tây Nam thôn Thống Nhất khoảng 80m về thượng lưu trên bờ ao bãi.

+ Tọa độ:                      X (m) = 2269036

Y (m) = 634037

XXV. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Trà Lý xã Đông Á, huyện Đông Hưng. Từ thượng lưu cống 39 khoảng 230m về thượng lưu 1.280m

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 145m đến 160m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Hạ lưu có cống 39

+ Cao trình đáy sông: Từ -3,00m đến -6,30m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,754m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.280m

HTL = 3,0m                    BC = 18m.

BC + BTL = 39m

Diện tích tổng:

49.920m2.

Diện tích thả lồng:

26.880m2.

Số lồng:

89 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 1.020m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđiện= 1.910m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: thượng lưu cống 39 khoảng 300m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2268228

Y (m) = 595481

XXVI. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Quốc Tuấn - An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Trà Lý xã Quốc Tuấn - An Bình, huyện Kiến Xương. Từ thượng lưu cửa sông Đò Đưa về An Bình 720m, từ hạ lưu sông Đò Đưa về Quốc Tuấn 550m.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 165m đến 195m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Cửa sông Đò Đưa, hạ lưu có bãi vật liệu.

+ Cao trình đáy sông: Từ -6,30m đến -12,90m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,698m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 1.270m

HTL = 3,0m                    BC = 11,5m.

BC + BTL = 32,5m

Diện tích tổng:

41.275m2.

Diện tích thả lồng:

26.670m2.

Số lồng:

88 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđường = 2.810m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 02 tuyến, chiều dài Lđiện= 2.570m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: mép sông Đò Đưa 50m về hạ lưu

+ Tọa độ:                      X (m) = 2266535

Y (m) = 597899

XXVII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ hữu sông Trà Lý xã Trà Giang, huyện Kiến Xương. Từ thượng lưu cống Lãng Đông ngoài đến thượng lưu cống Năng Nhượng khoảng 100m.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 155m đến 175m.

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Cống Năng Nhượng, cống Lãng Đông ngoài.

+ Cao trình đáy sông: từ -4,50m đến -6,66m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +0,635m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 21m;                    LTL = 2.650m

HTL = 3,0m                    BC = 17m.

BC + BTL = 38m

Diện tích tổng:

100.700m2.

Diện tích thả lồng:

55.650m2.

Số lồng:

177 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđường = 3,5/4,5m; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđường = 2.670m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 04 tuyến, chiều dài Lđiện= 3.190m.

4. Mốc cơ sở:

Mốc 1:

+ Vị trí: Thượng lưu cống Lãng Đông ngoài 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2265634

Y (m) = 601734

Mốc 2:

+ Vị trí: Thượng lưu cống Năng Nhượng 100m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2267132

Y (m) = 601640

XXVIII. Khu vực phát triển nuôi cá lồng: Xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1. Địa điểm: Khu nuôi phía bờ tả sông Hồng thuộc xã Tân Lập, huyện Vũ Thư.

2. Đặc điểm:

+ Chiều rộng sông từ 340m đến 380m, thượng lưu cống Phù Sa 50m đến cánh cống Gù 50m

+ Bến đò, phà, bãi vật liệu, cống lấy nước trong phạm vi thả lồng:

- Cống Gù, đò ông Đại, cống Phù Sa.

+ Cao trình đáy sông: từ -2,20m đến -6,80m.

+ Mực nước thiết kế thả lồng: HTK = +1,22m.

3. Thiết kế quy hoạch:

+ Thiết kế lồng, bè:

BTL = 28,5m;                  LTL = 675m

HTL = 3,0m                    BC = 21,5m.

BC + BTL = 50m

Diện tích tổng:

33.750m2.

Diện tích thả lồng:

19.237m2.

Số lồng:

74 lồng.

+ Công trình hạ tầng:

- Đường phục vụ phát triển nuôi cá lồng: Bđưng = 3,5/4,5m; gồm 03 tuyến, chiều dài Lđường = 390m.

- Đường điện: điện thế 0,4kV; gồm 05 tuyến, chiều dài Lđiện= 650m.

4. Mốc cơ sở:

+ Vị trí: hạ lưu cống Gù 50m

+ Tọa độ:                      X (m) = 2257478

Y (m) = 576902

 

PHỤ LỤC SỐ 3

QUY HOẠCH ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ ĐƯỜNG ĐIỆN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG
(Kèm theo Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh)

Số TT

Khu phát triển cá lồng

Thuộc xã - huyện

Đường vận chuyển

Đường điện

Số tuyến

Chiều dài (m)

Tiêu chuẩn đường

Số tuyến

Chiều dài (m)

Tiêu chuẩn

1

Hồng Lý

Hồng Lý - Vũ Thư

5

2.450

3,5/4,5
BT
M200

4

2.060

0,4kV
cột
BTCT

2

Việt Hùng

Việt Hùng - Vũ Thư

2

1.480

3,5/4,5
BT
M200

1

780

0,4kV
cột
BTCT

3

Bách Thuận

Bách Thuận - Vũ Thư

4

1.010

3,5/4,5
BT
M200

5

770

0,4kV
cột
BTCT

4

Tân Lập

Tân Lập -Vũ Thư

3

390

3,5/4,5
BT
M200

5

650

0,4kV
cột
BTCT

5

Tự Tân

Tự Tân -Vũ Thư

2

540

3,5/4,5
BT
M200

2

860

0,4kV
cột
BTCT

6

Hồng Phong

Hồng Phong - Vũ Thư

2

480

3,5/4,5
BT
M200

3

1.560

0,4kV
cột
BTCT

7

Duy Nhất

Duy Nhất - Vũ Thư

2

4.010

3,5/4,5
BT
M200

5

1.200

0,4kV
cột
BTCT

8

Vũ Tiến

Vũ Tiến -Vũ Thư

4

1.460

3,5/4,5
BT
M200

4

1.920

0,4kV
cột
BTCT

9

Vũ Đoài

Vũ Đoài -Vũ Thư

2

1.890

3,5/4,5
BT
M200

2

1.990

0,4kV
cột
BTCT

10

Vũ Vân

Vũ Vân
Vũ Thư

3+1

1.970 + 1.200

3,5/4,5
BT
M200

3 + 0

1.590 + 0

0,4kV
cột
BTCT

11

Tân Lễ 1

Tân Lễ - Hưng Hà

2

840

3,5/4,5
BT
M200

3

1.490

0,4kV
cột
BTCT

12

Tân Lễ 2

Tân Lễ - Hưng Hà

3

2.090

3,5/4,5
BT
M200

3

2.350

0,4kV
cột
BTCT

13

Cộng Hòa

Cộng Hòa- Hưng Hà

5

1.980

3,5/4,5
BT
M200

5

4.280

0,4kV
cột
BTCT

14

Điệp Nông

Điệp Nông - Hưng Hà

4

1.550

3,5/4,5
BT
M200

4

1.920

0,4kV
cột
BTCT

15

TT Hưng Nhân

TT Hưng Nhân - Hưng Hà

1

660

3,5/4,5
BT
M200

1

780

0,4kV
cột
BTCT

16

Hồng An

Hồng An - Hưng Hà

3

2.390

3,5/4,5
BT
M200

3

2.690

0,4kV
cột
BTCT

17

Hồng Minh

Hồng Minh - Hưng Hà

3

1.850

3,5/4,5
BT
M200

2

2.560

0,4kV
cột
BTCT

18

Quỳnh Ngọc

Quỳnh Ngọc - Quỳnh Phụ

3

1.690

3,5/4,5
BT
M200

3

2.150

0,4kV
cột
BTCT

19

Quỳnh Lâm

Quỳnh Lâm - Quỳnh Phụ

3

2.100

3,5/4,5
BT
M200

3

1.710

0,4kV
cột
BTCT

20

Quỳnh Hoàng

Quỳnh Hoàng - Quỳnh Phụ

4

850

3,5/4,5
BT
M200

4

2.540

0,4kV
cột
BTCT

21

Quỳnh Hoa

Quỳnh Hoa - Quỳnh Phụ

4

1.470

3,5/4,5
BT
M200

4

1.470

0,4kV
cột
BTCT

22

An Đồng

An Đồng - Quỳnh Phụ

2

720

3,5/4,5
BT
M200

2

1.780

0,4kV
cột
BTCT

23

An Khê

An Khê - Quỳnh Phụ

3

750

3,5/4,5
BT
M200

3

1.650

0,4kV
cột
BTCT

24

Quốc Tuấn, An Bình

Quốc Tuấn, An Bình - Kiến Xương

2

2.180

3,5/4,5
BT
M200

2

2.570

0,4kV
cột
BTCT

25

Trà Giang

Trà Giang - Kiến Xương

4

2.670

3,5/4,5
BT
M200

4

3.190

0,4kV
cột
BTCT

26

Hồng Giang

Hồng Giang - Đông Hưng

3

410

3,5/4,5
BT
M200

3

1.070

0,4kV
cột
BTCT

27

Hoa Nam

Hoa Nam - Đông Hưng

2

1.080

3,5/4,5
BT
M200

2

1.470

0,4kV
cột
BTCT

28

Đông á

Đông á- Đông Hưng

3

1.020

3,5/4,5
BT
M200

3

1.910

0,4kV
cột
BTCT

Tổng

28 khu vực

 

84

43.750

 

88

50.960

 

 

PHỤ LỤC SỐ 4

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh)

Số TT

m/tổng số lồng tăng thêm (lồng)

Khu vực

Thuộc huyện

Số lồng Quy hoạch thuộc khu vực (lồng)

Số lồng thuộc khu vực (lồng)

Số lồng tăng thêm

Tổng số lồng

1

2016 / 70

Quỳnh Hoa

Quỳnh Phụ

70

10

10

2

Quỳnh Hoàng

Quỳnh Phụ

113

05

16

3

Hồng Minh

Hưng Hà

106

07

10

4

Thị trấn Hưng Nhân

Hưng Hà

55

06

10

5

Tân Lễ 2

Hưng Hà

78

04

04

6

Hồng Giang

Đông Hưng

95

10

15

7

Vũ Tiến

Vũ Thư

158

05

05

8

Duy Nhất

Vũ Thư

350

8

20

9

Hồng Phong

Vũ Thư

122

10

10

10

Hồng Lý

Vũ Thư

143

05

06

1

2017 / 150

Quỳnh Lâm

Quỳnh Phụ

148

15

15

2

An Đồng

Quỳnh Phụ

83

10

10

3

Quỳnh Ngọc

Quỳnh Phụ

87

10

70

4

Tân Lễ 1

Hưng Hà

96

10

10

5

Điệp Nông

Hưng Hà

90

05

05

6

Cộng Hòa

Hưng Hà

180

15

15

7

Hồng An

Hưng Hà

242

10

10

8

Việt Hùng

Vũ Thư

81

11

11

9

Bách Thuận

Vũ Thư

210

18

18

10

Tân Lập

Vũ Thư

74

10

10

11

Đông á

Đông Hưng

89

15

15

12

Hoa Nam

Đông Hưng

70

6

20

13

Quốc Tuấn - An Bình

Kiến Xương

88

15

15

1

2018 / 230

Quỳnh Hoàng

Quỳnh Phụ

113

10

26

2

Quỳnh Lâm

Quỳnh Phụ

148

10

25

3

Vũ Vân

Vũ Thư

209

15

61

4

Vũ Tiến

Vũ Thư

158

15

20

5

Duy Nhất

Vũ Thư

350

25

45

6

Hồng Phong

Vũ Thư

122

15

25

7

Tự Tân

Vũ Thư

95

10

10

8

Hồng Lý

Vũ Thư

143

15

21

9

Tân Lễ 2

Hưng Hà

78

10

14

10

Cộng Hòa

Hưng Hà

180

20

35

11

Hồng An

Hưng Hà

242

25

30

12

Điệp Nông

Hưng Hà

90

15

20

13

Hồng Giang

Đông Hưng

95

15

30

14

Hoa Nam

Đông Hưng

70

10

35

15

Trà Giang

Kiến Xương

177

10

10

1

2019 / 340

Vũ Tiến

Vũ Thư

158

20

40

2

Duy Nhất

Vũ Thư

350

35

80

3

Hồng Phong

Vũ Thư

122

10

35

4

Tân Lập

Vũ Thư

74

10

20

5

Tự Tân

Vũ Thư

95

10

20

6

Hồng Lý

Vũ Thư

143

20

41

7

Bách Thuận

Vũ Thư

210

30

48

8

An Khê

Quỳnh Phụ

45

15

15

9

Quỳnh Lâm

Quỳnh Phụ

148

20

45

10

An Đồng

Quỳnh Phụ

83

15

25

11

Quỳnh Hoa

Quỳnh Phụ

70

15

25

12

Hồng An

Hưng Hà

242

40

70

13

Thị trấn Hưng Nhân

Hưng Hà

55

15

25

14

Tân Lễ 1

Hưng Hà

96

20

30

15

Cộng Hòa

Hưng Hà

180

30

65

16

Tân Lễ 2

Hưng Hà

78

16

30

17

Đông á

Đông Hưng

89

9

24

1

2020 / 480

Vũ Đoài

Vũ Thư

142

15

89

2

Vũ Tiến

Vũ Thư

158

20

60

3

Duy Nhất

Vũ Thư

350

40

120

4

Tự Tân

Vũ Thư

95

15

35

5

Bách Thuận

Vũ Thư

210

30

78

6

Hồng Lý

Vũ Thư

143

10

51

7

Vũ Vân

Vũ Thư

209

10

71

8

Việt Hùng

Vũ Thư

81

19

30

9

Tân Lập

Vũ Thư

74

10

30

10

Hồng Phong

Vũ Thư

122

20

55

11

Hồng An

Hưng Hà

242

40

110

12

TT.Hưng Nhân

Hưng Hà

55

10

35

13

Tân Lễ 1

Hưng Hà

96

15

46

14

Tân Lễ 2

Hưng Hà

78

15

45

15

Cộng Hòa

Hưng Hà

180

30

95

16

Điệp Nông

Hưng Hà

90

20

40

17

Hồng Minh

Hưng Hà

106

20

30

18

Quỳnh Ngọc

Quỳnh Phụ

87

0

70

19

Quỳnh Hoàng

Quỳnh Phụ

113

16

57

20

Quỳnh Lâm

Quỳnh Phụ

148

20

65

21

Quỳnh Hoa

Quỳnh Phụ

70

15

40

22

An Đồng

Quỳnh Phụ

83

20

45

23

An Khê

Quỳnh Phụ

45

10

25

24

Hồng Giang

Đông Hưng

95

5

35

25

Hoa Nam

Đông Hưng

70

5

40

26

Đông á

Đông Hưng

89

20

44

27

Quốc Tuấn - An Bình

Kiến Xương

88

20

35

28

Trà Giang

Kiến Xương

177

10

20

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025, tỉnh Thái Bình

  • Số hiệu: 640/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Phạm Văn Ca
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản