Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 639/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH LẠI CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY THANH TRA XÂY DỰNG TRỰC THUỘC SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng 2003; Luật nhà ở 2005; Luật Thanh tra 2010;
Căn cứ Nghị định số 46/2005/NĐ-CP , ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 20/2008/TT/BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 103/2006/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 8224/TTr-SXD, ngày 09 tháng 11 năm 2011 về việc xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội.
- Tên gọi: Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: Inspector of Hanoi Construction Engineering Department.
- Trụ sở chính đặt tại số 52 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy:
I. Chức năng:
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan chuyên môn của Sở Xây dựng Hà Nội, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở Xây dựng chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Thành phố; nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Bộ Xây dựng.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở Xây dựng:
a) Thanh tra, kết luận, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra Thành phố;
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành xây dựng theo Điều 17 Nghị định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau: Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, tổng mức đầu tư; Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng; điều kiện khởi công xây dựng công trình; Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán công trình; công tác khảo sát xây dựng; Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; thanh, quyết toán công trình; Điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu tư vấn xây dựng và nhà thầu thi công xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Việc thực hiện an toàn lao động, bảo vệ tính mạng con người và tài sản; phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường trong công trường xây dựng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng; nội dung quy hoạch xây dựng, thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện, quản lý xây dựng theo quy hoạch; Việc lập và tổ chức thực hiện các định hướng phát triển nhà; các chương trình, dự án phát triển các khu đô thị mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà và việc quản lý, sử dụng công sở; Việc lập và tổ chức thực hiện định hướng, quy hoạch, kế hoạch chương trình, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, tình hình khai thác, quản lý, sử dụng các công trình gồm: hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, rác thải đô thị, nghĩa trang, chiếu sáng, công viên cây xanh, bãi đỗ xe trong đô thị, công trình ngầm và các công trình kỹ thuật hạ tầng khác trong đô thị; Việc thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình; Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hoạt động xây dựng;
4. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thực hiện kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn theo chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng đối với UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng; quản lý phát triển nhà và công sở; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật theo các quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ, phối hợp với UBND cấp quận, huyện và thị xã xử lý các vi phạm về Trật tự xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở và Hạ tầng kỹ thuật đô thị theo chỉ đạo của UBND thành phố, của Giám đốc Sở Xây dựng hoặc theo đề nghị của UBND cấp quận, huyện và thị xã.
- Trực tiếp kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm về Trật tự xây dựng và Hạ tầng kỹ thuật đô thị theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Lãnh đạo Sở Xây dựng
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý Trật tự xây dựng và Hạ tầng kỹ thuật đô thị cho Thanh tra xây dựng các quận, huyện và thị xã;
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND Thành phố, của Giám đốc sở về tình hình quản lý Trật tự xây dựng và Hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố;
5. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chủ trì hoặc tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
6. Giúp Giám đốc Sở Xây dựng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo;
7. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng ở địa phương theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
8. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng;
9. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Xây dựng;
10. Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố và Giám đốc Sở Xây dựng giao hoặc theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
a) Lãnh đạo:
Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.
Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra Sở Xây dựng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng.
Phó Chánh Thanh tra là người giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, Giám đốc Sở Xây dựng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, cho từ chức, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội quyết định theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố;
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, điều động, cho từ chức, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh tra.
b) Cơ cấu tổ chức, gồm 07 phòng, đội:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Tổ chức, hành chính;
+ Phòng Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Đội Thanh tra chuyên ngành;
+ Đội Kiểm tra cơ động 1;
+ Đội Kiểm tra cơ động 2;
+ Đội Kiểm tra cơ động 3;
c) Biên chế
- Biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội là biên chế hành chính, được UBND Thành phố giao hàng năm trong tổng số biên chế của Sở Xây dựng Hà Nội.
3. Chế độ chính sách
- Thanh tra viên, công chức và lao động hợp đồng của thanh tra Sở Xây dựng được hưởng lương, phụ cấp và trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ thanh tra viên, phương tiện kỹ thuật theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng để xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, chức danh tiêu chuẩn và bố trí sắp xếp công chức cho phù hợp với trình độ chuyên môn theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBNDThành phố, Giám đốc các Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 229/2004/QĐ-UB thành lập Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 1796/2007/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
- 3Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 179/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 57/2006/QĐ-UBND kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Quyết định 149/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Bưu chính -Viễn thông tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 488/2005/QĐ-UB chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ
- 9Quyết định 3646/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ
- 10Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 46/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng
- 5Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 103/2009/QĐ-UBND về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 7Luật thanh tra 2010
- 8Quyết định 229/2004/QĐ-UB thành lập Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ
- 9Quyết định 1796/2007/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
- 10Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
- 12Quyết định 179/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 57/2006/QĐ-UBND kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 14Quyết định 149/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Bưu chính -Viễn thông tỉnh Lâm Đồng
- 15Quyết định 488/2005/QĐ-UB chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ
- 16Quyết định 3646/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ
- 17Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2012 xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Thanh tra Xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội
- Số hiệu: 639/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/02/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra