Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 626/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 02 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND- UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Quyết định 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 461/TTr- SLĐTBXH ngày 20 tháng 5 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020.

(Có chương trình kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký .

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng A Tính

 

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016- 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 626 /QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Đặc điểm tình hình

Thông qua việc thực hiện các hoạt động của Chương trình quốc gia an toàn, vệ sinh lao động, nhìn chung công tác an toàn vệ sinh lao động của tỉnh trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực, việc thực hiện Bộ luật Lao động về an toàn, vệ sinh lao động đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm triển khai thực hiện; các hoạt động chăm lo sức khỏe người lao động, cải thiện môi trường làm việc, cải tiến phương tiện làm việc, phòng cháy, chữa cháy đã được quan tâm, đảm bảo góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp (đa số là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm chú ý, nhiều doanh nghiệp cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân không đầy đủ, chất lượng không đảm bảo theo tiêu chuẩn; số doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 14%); nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn tiểm ẩn cao trong các doanh nghiệp.

Nhận thức, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh về công tác an toàn, vệ sinh lao động còn nhiều hạn chế, bất cập; kinh phí đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động chưa được đảm bảo.

2. Khó khăn, tồn tại

Các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện; Một số văn bản quy định theo lĩnh vực quản lý ngành còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ; Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ được quy định trong Bộ luật Lao động mà còn được quy định trong nhiều văn bản của các Bộ chuyên ngành khác.

Bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của tỉnh vẫn còn bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ được giao với biên chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức. Lực lượng cán bộ làm công tác ATVSLĐ thiếu về số lượng và chất lượng, do đó các hoạt động thanh tra, kiểm tra tuy đã được triển khai nhưng cũng chỉ kiểm soát được trên 1/3 tổng số doanh nghiệp. Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động còn nhiều khó khăn và thiếu kiên quyết.

Công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) còn yếu, mỗi năm chỉ có khoảng 30 đến 40 doanh nghiệp thống kê, báo cáo tai nạn lao động chiếm khoảng 0,3 đến 0,4% trên tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn;

Trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu như: trang thiết bị đo môi trường lao động, thiết bị khám phát hiện bệnh nghề nghiệp...

Hoạt động đo, giám sát môi trường cũng như hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ô nhiễm môi trường, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại chưa khuyến khích được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến công tác này.

Các hoạt động truyền thông, huấn luyện, tư vấn đã được triển khai nhưng chưa đủ để thay đổi hành vi, thói quen làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Người sử dụng lao động đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất tư nhân, hợp tác xã nông nghiệp còn chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến công tác ATVSLĐ. Người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ học vấn chưa cao, chưa quen với tác phong công nghiệp bị hạn chế bởi kỷ luật lao động, công nghệ sản xuất thay đổi nên không hiểu biết về các mối nguy hiểm cần phải đề phòng, bên cạnh đó vì lý do mưu sinh họ sẵn sàng chấp nhận làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động.

3. Yếu tố làm gia tăng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Sự phát triển mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu và không chú ý đến đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

- Việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới ngoài những mặt tích cực còn tiềm ẩn những nguy cơ về ATLĐ không thể lường trước do kết cấu, hình thức máy không phù hợp với vóc dáng, sức khoẻ của người Việt Nam và khả năng làm chủ công nghệ của lao động Việt Nam.

- Xu thế phát triển mạnh các ngành công nghệ khai khoáng, xây dựng, cơ khí đang làm tăng nguy cơ mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động;

- Lực lượng lao động chuyển dịch một lượng lớn từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp làm tăng nguy cơ xảy ra TNLĐ và BNN.

- Cơ chế quản lý doanh nghiệp đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định, đặc biệt trong quá trình cổ phần hoá làm cho công tác ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác quản lý, thực hiện pháp luật và các chính sách.

- Lực lượng lao động trong sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao trên tổng số lao động trong toàn tỉnh, việc sử dụng các máy, thiết bị, phân hoá học, thuốc hoá chất bảo vệ thực vật ngày càng lớn trong khi lực lượng cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở cấp xã không có.

Căc cứ kết quả khai báo, điều tra tai nạn lao động giai đoạn 2011-2015 có 44 vụ tai nạn lao động trong doanh nghiệp, trong đó có 44 người bị TNLĐ với 27 người chết, số người mắc BNN đến 31/12/2015 là 41 người, gây thiệt hại trên 2 tỷ đồng mỗi năm. Dự báo giai đoạn 2016 - 2020 số vụ tai nạn lao động có người chết và người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tiềm ẩn ngày càng tăng nhưng không được khai báo theo quy định của pháp luật.

4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong công tác ATVSLĐ giai đoạn 2016-2020

- Ngăn chặn sự gia tăng TNLĐ đặc biệt là các vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, sử dụng điện, sử dụng các loại máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

- Tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động từng bước cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hoá an toàn lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt là các khu vực làng nghề, khu vực nông nghiệp, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc đảm bảo an toàn ATVSLĐ gắn kết với ý thức bảo vệ môi trường, sức khoẻ cộng đồng, việc làm và sự phát triển bền vững.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Trung bình hằng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;

b) Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Mỗi năm có thêm 05 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

d) 100% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

e) Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu;

g) Trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;

h) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;

i) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Đối tượng thực hiện: Tất cả các thành phần kinh tế;

- Phạm vi thực hiện: Chương trình sẽ tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 5 năm (2016- 2020); Hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt.

IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, bao gồm 4 nội dung chủ yếu:

1. Dự án 1: nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

1.1. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Trung bình hằng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;

- Mỗi năm có thêm 05 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

- 100% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;

- 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

1.2. Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện dự án:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành: Công an tỉnh, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh hợp tác xã, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan khác có liên quan.

1.3.Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động; cán bộ Phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố; cán bộ các ban, ngành tỉnh; các phòng, ban cấp huyện; cán bộ xã, phường, thị trấn.

1.4. Các hoạt động chủ yếu:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thông qua các hoạt động: tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động từ cấp tỉnh đến cấp xã…;

- Mua sắm máy, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động;

- Điều tra thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn vệ sinh lao động thông qua các hoạt động: Rà soát danh sách người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động giai đoạn 2016- 2020; khảo sát năng lực quản lý công tác ATVSLĐ cấp huyện, xã; lập phương án thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá các mục tiêu đặc thù của tỉnh trong chương trình;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý công tác an toàn- vệ sinh lao động như: tổ chức các lớp huấn luyện, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động;

- Hỗ trợ quản lý, giám sát dự án 1 thông qua các hoạt động: Mua các tài liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; hỗ trợ kinh phí (công tác phí) triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh.

2. Dự án 2: nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc, bao gồm:

2.1. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Trung bình hàng năm tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động;

- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng lao động.

2.2 Cơ quan quản lý và phối hợp thực hiện dự án

- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Lao động- Thương binh & Xã hội, Thông tin & Truyền thông, các cơ quan khác có liên quan.

2.3. Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ quản lý, làm công tác ATVSLĐ, người sử dụng lao động, người lao động làm việc trong các ngành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

2.4 Nội dung hoạt động

2.4.1. Công tác thông tin, truyền thông.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, huấn luyện vệ sinh lao động để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức;

- Phối hợp liên ngành tổ chức tuyên truyền trong tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm.

2.4.2. Tập huấn chuyên môn.

- Tập huấn nâng cao năng lực kiểm soát môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế các tuyến; khám phát hiện, chẩn đoán, giám định, điều trị BNN và phục hồi chức năng;

- Tập huấn cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác ATVSLĐ các doanh nghiệp, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh về các văn bản pháp lý về VSLĐ

2.4.3. Giám sát phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho người lao động

+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại các doanh nghiệp, xí nghiệp được quản lý trên địa bàn tỉnh ( tối thiểu 1 lần / năm ).

+ Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức giám sát môi trường lao động, đánh giá nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị.

+ Tổ chức giám sát, hỗ trợ các hoạt động giám sát môi trường lao động, kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh;

+ Đo môi trường lao động lập hồ sơ VSLĐ cho các doanh nghiệp

2.4.4. Kiểm tra, điều tra, tư vấn về VSLĐ

- Phối hợp với liên ngành thành lập đoàn kiểm tra, tư vấn tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh;

- Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra việc chăm sóc và cải thiện điều kiện lao động tại các xí nghiệp doanh nghiệp, giúp người lao động được làm việc trong điều kiện môi trường lao động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe người lao động như: khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, khám chẩn đoán BNN, đo kiểm tra môi trường lao động tại các đơn vị.

+ Huấn luyện ATVSLĐ, trang bị các phương tiện cấp cứu cho người bị tai nạn lao động, sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn lao động.

- Điều tra tai nạn lao động: Phối hợp với Sở Lao động – TBXH tổ chức điều tra các ca, vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát việc thực hiện Dự án 2 tại tỉnh, tham dự các lớp tập huấn ở tuyến trên.

3. Dự án 3: tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động, bao gồm:

3.1. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

- Trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

3.1 Cơ quan quản lý và phối hợp thực hiện dự án dự án:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn lao động tỉnh, các cơ quan báo, đài tỉnh.

3.2. Đối tượng thụ hưởng: Cán bộ làm công tác ATVSLĐ, người sử dụng lao động, người lao động làm việc trong các ngành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

3.3.Các hoạt động chủ yếu:

- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho: người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; người làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp;

- Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Xây dựng, in ấn, phát hành các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền; xây dựng các chuyên mục, phóng sự về chương trình ATVSLĐ trên các báo, đài phát thanh truyền hình; hỗ trợ các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN; tổ chức các hội thảo chuyên đề, tọa đàm; Tổ chức các cuộc thi về ATVSLĐ.

4. Quản lý, giám sát các hoạt động thuộc Chương trình

4.1 Cơ quan quản lý và phối hợp thực hiện dự án:

- Cơ quan chủ trì và thực hiện dự án: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh, Công an tỉnh và các ban, ngành tỉnh liên quan.

4.2. Các hoạt động chủ yếu:

- Triển khai các hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ- PCCN tại các đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Xây dựng và kiện toàn Chương trình ATVSLĐ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016- 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và tổng hợp kết quả, đánh giá hiệu quả của chương trình và báo cáo về Ban chỉ đạo Chương trình, UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình là 5.162 triệu đồng. Trong đó:

- Dự án 1: 1.063,85 triệu đồng.

- Dự án 2: 1.088,75 triệu đồng.

- Dự án 3: 2.938,5 triệu đồng.

- Hoạt động quản lý, giám sát: 71 triệu đồng.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp về vốn

- Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là: 5.162 triệu đồng;

- Cơ cấu huy động nguồn vốn:

+ Cân đối ngân sách địa phương để chi hỗ trợ các hoạt động huấn luyện, tuyên truyền: 350 triệu đồng;

+ Ngân sách Trung ương (thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020) để chi cho các hoạt động của Chương trình : 2.807,10 triệu đồng;

+ Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia để chi cho các hoạt động thực hiện chế độ, chính sách về ATVSLĐ tại doanh nghiệp theo nội dung tham gia hoạt động của Chương trình : 2.005 triệu đồng.

(có phụ biểu kèm theo)

- Hàng năm trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Sở Lao động - TBXH là cơ quan thường trực phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế xây dựng kế hoạch, dự toán hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí và quản lý nguồn vốn cho các cơ quan chủ trì dự án theo nội dung hoạt động của chương trình.

- Nguồn từ doanh nghiệp được dùng (dự án) của chương trình.

2. Giải pháp về nhân lực

Cán bộ quản lý và điều hành từng dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, cần bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực ở các cơ quan tham gia dự án. Tuy nhiên, do tính chất liên ngành, chương trình cần có sự tham gia quản lý, giám sát, đánh giá của các ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện và các tổ chức đoàn thể xã hội.

3. Quản lý, điều hành

Công tác ATVSLĐ là một công tác có tính chất liên ngành. Vì vậy, để thực hiện chương trình có hiệu quả, cơ chế hoạt động của chương trình là phối hợp liên ngành thông qua một đầu mối là Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình để điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai, tổ chức các hoạt động của chương trình.

3.1.Kiện toàn BCĐ, Ban quản lý chương trình an toàn vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016- 2020: do Sở Lao động - TBXH tham mưu trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

* BCĐ chương trình, thành phần gồm:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

- Phó trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Các Phó trưởng ban: Đại diện lãnh đạo Sở Y tế và Liên đoàn Lao động tỉnh.

- Các uỷ viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan: Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Thông tin & Truyền thông; Xây dựng, Liên minh HTX.

* Ban quản lý Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016- 2020 (sau đây gọi tắt là Ban quản lý Chương trình tỉnh): thành viên là thành phần của Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ hàng năm.

* Tổ chuyên viên giúp việc BCĐ, Ban quản lý chương trình gồm các cán bộ phòng, ban thuộc các sở, ngành có liên quan tới công tác ATVSLĐ- PCCN thuộc các cơ quan thành phần BCĐ.

3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình

- Các hoạt động về công tác ATVSLĐ phải xây dựng kế hoạch hàng năm và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành.

- Các cơ quan quản lý, thực hiện dự án báo cáo tình hình triển khai chương trình về cơ quan thường trực ban chỉ đạo chương trình, cơ quan thường trực ban chỉ đạo chương trình tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương và UBND tỉnh.

- Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm, giữa kỳ và kết thúc chương trình; ngoài ra, theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ, từng dự án chuyên đề sẽ yêu cầu các đơn vị thực hiện dự án báo cáo đột xuất.

4. Giải pháp về chính sách và cơ chế

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình;

- Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động với các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan khác có cùng tính chất và cùng đối tượng tác động hoặc cùng một cơ quan triển khai như: Chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, chương trình chống biến đổi khí hậu,…cơ quan quản lý các dự án của Chương trình xem xét điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn nhằm tránh chồng chéo, gây lãng phí thời gian và kinh phí.

- Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình.

5. Về thông tin, truyền thông

- Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Chương trình;

- Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyề nhất là nâng cao hiệu quả của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

6. Về phối hợp và lồng ghép

- Các dự án sẽ phối hợp đồng bộ với nhau triển khai các hoạt động có cùng tính chất như: huấn luyện, truyền thông, xây dựng mô hình,… cơ quan quản lý các dự án của Chương trình xem xét điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn nhằm tránh chồng chéo, gây lãng phí thời gian và kinh phí.

- Nội dung hoạt động các dự án trong chương trình sẽ được triển khai lồng ghép với các hoạt động của các chương trình, dự án khác khi có cùng cùng đối tượng tác động hoặc cùng một cơ quan triển khai như: Chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, chương trình chống biến đổi khí hậu,…

VII. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Những giá trị mang lại khi thực hiện tốt chương trình

- Thực hiện tốt các hoạt động của chương trình bảo đảm ngày càng có nhiều người lao động (NLĐ) được làm việc trong môi trường ATVSLĐ góp phần giảm bớt những tổn thất về sinh mạng, sức khoẻ NLĐ, cũng như những tổn thất về kinh tế trong việc khắc phục hậu quả TNLĐ và BNN, tập chung nguồn vốn cho các công trình phúc lợi xã hội.

- Cải thiện môi trường, ĐKLĐ sẽ góp phần rất lớn làm giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, giảm các hiểm hoạ trong công nghiệp như: bức xạ ion hoá, hơi khí độc, điện từ trường, bụi… giảm tâm lý căng thẳng, lo sợ bị TNLĐ, BNN làm tăng sự phấn khích trong lao động sản xuất, tăng năng suất, chất lượng lao động, thu nhập của NLĐ và phúc lợi doanh nghiệp, xã hội sẽ được nâng cao.

- Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, chăm lo sức khoẻ và cải thiện ĐKLĐ cho NLĐ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ sẽ được nâng cao cả về kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập quốc tế.

2. Các sản phẩm đầu ra

- Cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ cơ bản được trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động và phương tiện làm việc thiết yếu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ;

- Hệ thống các ấn phẩm, thông tin, tuyên truyền, các tài liệu huấn luyện, kết quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình công tác tổ chức, quản lý an toàn lao động, điều kiện làm việc, khai báo TNLĐ, BNN.

- Hệ thống cơ sở khám BNN, giám sát môi trường lao động, bệnh viện phục hồi chức năng lao động; các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng một số nội dung của hệ thống quản lý ATVSLĐ.

- Đội ngũ giảng viên làm công tác huấn luyện ATVSLĐ được tăng cường tại địa phương, doanh nghiệp.

VIII. THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Hệ thống theo dõi, giám sát:

Hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá, tự giám sát, đánh giá của các sở, cơ quan quản lý và thực hiện dự án; giám sát, đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước theo chuyên đề (không theo dự án) hoặc tổng thể chương trình.

2. Kế hoạch theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ chương trình:

- Hàng năm các cơ quan quản lý dự án lập kế hoạch theo dõi, giám sát việc triển khai dự án (nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung, phương thức triển khai), thống nhất kế hoạch với cơ quan chủ trì chương trình để đảm bảo triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, ở tất cả các chuyên đề và nội dung chương trình, tránh chồng chéo, tăng hiệu quả giám sát, tiết kiệm kinh phí và thời gian.

- Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết), đánh giá định kỳ được tiến hành theo 2 giai đoạn: giữa kỳ được tiến hành vào giai đoạn năm thứ 3 thực hiện chương trình nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết, đánh giá kết thúc được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc thực hiện chương trình nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, lập báo cáo kết thúc chương trình.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phân công nhiệm vụ thực hiện chương trình:

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện cho phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và điều kiện thực tế của tỉnh;

- Tổ chức triển khai các dự án được giao (Dự án 1, dự án 3 );

- Quản lý, giám sát các hoạt động thuộc Chương trình;

- Đề xuất, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã thực hiện đúng mục tiêu, nội dung của Chương trình;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động- TBXH tình hình thực hiện Chương trình;

2. Sở Ytế

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện dự án 2- Tăng cường phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - TBXH tham mưu đề xuất với UBND tỉnh cân đối và bố trí kinh phí hàng năm cho chương trình; Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các sở, ngành có liên quan lồng ghép các chương trình khác có liên quan với chương trình quốc gia về BHLĐ, ATVSLĐ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện.

4. Sở Tài chính

phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - TBXH bố trí ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn đối với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án của chương trình; phối hợp với Sở Lao động - TBXH xây dựng văn bản hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.

5. UBND các huyện, thành phố: Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình trên địa bàn có hiệu quả./.

 


KẾ HOẠCH KINH PHÍ

THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH ATVSLĐ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016- 2020
(Kèm theo Quyết định số:626 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Nội dung các hoạt động

Đơn vị tính

Phân bổ theo từng năm

Cơ quan quản lý và thực hiện dự án

Cơ quan phối hợp thực hiện

Tổng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

I

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN  CHƯƠNG TRÌNH

triệu đồng

5.162,1

944,3

1.340,7

985,7

945,7

945,7

 

 

 

Tđó: - Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

350

70

70

70

70

70

 

 

 

         - NSTW

Triệu đồng

2.807,1

473,3

869,7

514,7

474,7

474,7

 

 

 

       - Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

2.005

401

401

401

401

401

 

 

II

CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DỰ ÁN  1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

 

351,6

71,6

70

70

70

70

Sở Lao động TBXH

các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp,các xã, phường, thị trấn liên quan

 

Tđó: - Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

         - NSTW

Triệu đồng

663,85

125,05

128,45

163,45

123,45

123,45

 

 

 

       - Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

400

80

80

80

80

80

 

 

1.1

Huấn luyện nâng cao năng lực quản lý NN cho cán bộ cấp huyện, xa

Triệu đồng

241,6

41,6

50

50

50

50

 

 

 

- Số lớp

Lớp

10

2

2

2

2

2

 

 

 

- Số người tham gia

Người

290

50

60

60

60

60

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

241,6

41,6

50

50

50

50

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        - Ngân sách TW

Triệu đồng

241,6

41,6

50

50

50

50

 

 

1.2

Tham gia các lớp huấn luyện do TƯ  tổ chức

Triệu đồng

110

30

20

20

20

20

 

 

 

- Số lớp

Lớp

10

2

2

2

2

2

 

 

 

- Số người tham gia

Lượt người

16

4

3

3

3

3

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

110

30

20

20

20

20

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

- NSTW

Triệu đồng

110

30

20

20

20

20

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

1.3

Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ

Triệu đồng

664,25

132.85

132.85

132.85

132.85

132.85

 

 

1.3.1

Tổ chức các lớp huấn luyện về xây dựng, áp dụng HTQLATLĐ

Triệu đồng

455

91

91

91

91

91

 

 

 

- Số lớp

Lớp

10

2

2

2

2

2

 

 

 

- Số DN tham gia

DN

500

100

100

100

100

100

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

455

91

91

91

91

91

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

         NSTW

Triệu đồng

205

41

41

41

41

41

 

 

 

Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

250

50

50

50

50

50

 

 

1.3.2

Hỗ trợ cán bộ tư vấn cho các DN về xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý ATLĐ

Triệu đồng

209,25

41,85

41,85

41,85

41,85

41,85

 

 

 

- Số DN được hỗ trợ tư vấn

DN

25

5

5

5

5

5

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

209,25

41,85

41,85

41,85

41,85

41,85

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

59,25

11,85

11,85

11,85

11,85

11,85

 

 

 

Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

150

30

30

30

30

30

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

1.4

Xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn LĐ

Triệu đồng

3

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

 

 

 

- Số hộ có TNLĐ được phỏng vấn

Hộ

50

10

10

10

10

10

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

3

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

         NSTW

Triệu đồng

3

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

 

 

2

DỰ ÁN 2. nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

triệu đồng

1.088,75

139,75

529,75

139,75

139,75

139,75

Sở Y tế

Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Thông tin & Truyền thông, các sở, ngành, doanh nghiệp có liên quan

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

         NSTW

Triệu đồng

1.058,8

133,75

523,8

133,75

133,75

133,75

 

 

 

       Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

30

6

6

6

6

6

 

 

2.1

Nâng cao năng lực đo, giám sát MTLĐ

Triệu đồng

158,75

31,75

31,75

31,75

31,75

31,75

 

 

2.1.1

Tập huấn kỹ năng giám sát môi trường

Triệu đồng

60,25

12,05

12,05

12,05

12,05

12,05

 

 

 

- Số lớp

Lớp

5

1

1

1

1

1

 

 

 

- Số người tham gia

người

150

30

30

30

30

30

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Kinh phí

Triệu đồng

60,25

12,05

12,05

12,05

12,05

12,05

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

60,25

12,05

12,05

12,05

12,05

12,05

 

 

2.1.2

Hỗ trợ kiểm tra, giám sát môi trường lao động

Triệu đồng

98,5

19,7

19,7

19,7

19,7

19,7

 

 

 

- Số cuộc

Cuộc

35

7

7

7

7

7

 

 

 

- Số người tham gia

lượt người

70

14

14

14

14

14

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

98,5

19,7

19,7

19,7

19,7

19,7

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

98,5

19,7

19,7

19,7

19,7

19,7

 

 

2.2

Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp

Triệu đồng

53,5

10,7

10,7

10,7

10,7

10,7

 

 

 

- Số lớp

lớp

5

1

1

1

1

1

 

 

 

- Số người tham gia

lượt người

100

20

20

20

20

20

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

53,5

10,70

10,70

10,70

10,70

10,70

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

53,5

10,70

10,70

10,70

10,70

10,70

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

2.3

Tham gia hội nghị tập huấn do TW tổ chức

 

144

28,8

28,8

28,8

28,8

28,8

 

 

 

- Số  lớp

lớp

15

3

3

3

3

3

 

 

 

- Số người tham gia

Lượt người

45

9

9

9

9

9

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

144

28,80

28,80

28,80

28,80

28,80

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

144

28,80

28,80

28,80

28,80

28,80

 

 

2.4

Hỗ trợ trang, thiết bị giám sát MTLĐ, khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

Triệu đồng

390

0

390

0

0

0

 

 

 

- Số thiết bị

chiếc

3

0

03

0

0

0

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

390

0

390

0

0

0

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

390

0

390

0

0

0

 

 

2.5

Công tác  tuyên truyền, giáo dục

Triệu đồng

265

53

53

53

53

53

 

 

2.5.1

In ấn tài liệu tuyên truyền

 

150

30

30

30

30

30

 

 

 

- Số lượng

Tờ

37.500

7500

7500

7500

7500

7500

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

150

30

30

30

30

30

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

125

25

25

25

25

25

 

 

 

Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

25

5

5

5

5

5

 

 

2.5.2

Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

 

- Số lượng

Bài

5

1

1

1

1

1

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

2.5.3

Băng zon tuyên truyền

Triệu đồng

65

13

13

3

13

13

 

 

 

- Số lượng

chiếc

100

20

20

20

20

20

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

65

13

13

3

13

13

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

60

12

12

12

12

12

 

 

 

Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

5

1

1

1

1

1

 

 

2.6

Kiểm tra, giám sát, đánh giá DA2

Triệu đồng

77,5

15,50

15,50

15,50

15,50

15,50

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

- Số cuộc

cuộc

35

7

7

7

7

7

 

 

 

- Số người tham gia

lượt người

70

14

14

14

14

14

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

77,5

15,50

15,50

15,50

15,50

15,50

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

77,5

15,50

15,50

15,50

15,50

15,50

 

 

3

DỰ ÁN 3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động

Triệu đồng

2938,5

58,7

58,7

58,7

58,7

58,7

Sở Lao động TBXH

Các doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

350

70

70

70

70

70

 

 

 

         NSTW

Triệu đồng

1.013,5

202,7

202,7

202,7

202,7

202,7

 

 

 

        Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

1.575

315

315

315

315

315

 

 

3.1

Huấn luyện về ATLĐ cho người lao động trong DN

Triệu đồng

2.490

498

498

498

498

498

 

 

 

- Số lớp

Lớp

75

15

15

15

15

15

 

 

 

- Số lao động tham gia

Người

3.000

600

600

600

600

600

 

 

 

Kinh phí

Triệu đồng

2.490

498

498

498

498

498

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

300

60

60

60

60

60

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

         NSTW

Triệu đồng

690

138

138

138

138

138

 

 

 

        Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

1.500

300

300

300

300

300

 

 

3.2

Hoạt động Tuyên truyền nâng cao nhận thức về AT, VSLĐ

Triệu đồng

448,5

89,7

89,7

89,7

89,7

89,7

 

 

3.2.1

phát hành các ấn phẩm truyền thông

 

248,5

49,70

49,70

49,70

49,70

49,70

 

 

 

- In tranh áp phích TT

triệu đồng

51

10,2

10,2

10,2

10,2

10,2

 

 

 

+ Số lượng

Tờ

3.000

600

600

600

600

600

 

 

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

51

10,2

10,2

10,2

10,2

10,2

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

26

5,2

5,2

5,2

5,2

5,2

 

 

 

        Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

25

5

5

5

5

5

 

 

 

- Cắt băng zon TT Tuần lễ QG

Triệu đồng

197,5

39,5

39,5

39,5

39,5

39,5

 

 

 

+ Số lượng

chiếc

300

60

60

60

60

60

 

 

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

197,5

39,5

39,5

39,5

39,5

39,5

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

97,5

19,5

19,5

19,5

19,5

19,5

 

 

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

 

       Doanh nghiệp đóng góp

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

3.2.2

Xây dựng chuyên mục phát trên đài tiếng nói, truyền hình

Triệu đồng

150

30

30

30

30

30

 

 

 

- Số lượng

Tin bài

30

6

6

6

6

6

 

 

 

- Kinh phí

Triệu đồng

150

30

30

30

30

30

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        NSTW

Triệu đồng

150

30

30

30

30

30

 

 

3.2.3

Khen thưởng thành tích về ATLĐ

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

 

- Số DN, người được khen thưởng bình quân

Đơn vị

50

10

10

10

10

10

 

 

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

Triệu đồng

50

10

10

10

10

10

 

 

4

Quản lý, giám sát các hoạt động thuộc Chương trình

Triệu đồng

71

11,8

14,80

14,80

14,80

14,80

Sở Lao động TBXH

các sở, ngành thành viên BCĐ tỉnh, các doanh nghiệp

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

71

11,8

14,80

14,80

14,80

14,80

 

 

 

Tđó: Ngân sách tỉnh

Triệu đồng

0

0

0

0

0

0

 

 

 

NSTW

triệu đồng

71

11,8

14,80

14,80

14,80

14,80

 

 

4.1

Họp BCĐ triển khai các hoạt động CT

triệu đồng

27

11,8

3,80

3,80

3,80

3,80

 

 

4.2

Kiểm tra, giám sát, tham dự sơ, tổng kết  các hoạt động CT do TƯ tổ chức

triệu đồng

44

0

11

11

11

11

 

 

 

- Số cuộc

Cuộc

8

1

2

2

2

1

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 626/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Giàng A Tính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/06/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản