Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2005/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 13 tháng 10 năm 2005 |
BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLB/BTM-BNV, ngày 28/4/2005 của Bộ thương mại và Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương;
Căn cứ Thông tư số 48/2005/TT-BNV, ngày 29/4/2005 của Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, qyuyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Kon Tum;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Kon Tum.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 668/QĐ-UB, ngày 14/11/1995 của UBND tỉnh Kon Tum.
Điều 3: Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã và Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH KON TUM
(Ban hành theo quyết định số 62/2005/QĐ-UBND, ngày 13/10/205 của UBND tỉnh Kon Tum)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Kon Tum là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh bao gồm các lĩnh vực: Lưu thông hàng hoá trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành thương mại trên địa bàn tỉnh.
Quản lý Nhà nước về du lịch, dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh, Bộ thương mại và Tổng cục Du lịch.
2. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Kon Tum chịu sự chỉ đạo quản lý về hoạt động, tổ chức, biên chế của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đao, hướng dẫn và kiểm tra của Bộ thương mại và tổng cục Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Sở Thương mại và du lịch tỉnh Kon Tum có tư cách pháp nhận, có con dấu và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để giao dịch công tác.
1. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị quản lý Nhà nước về thương mại thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phânc ấp của Bộ thương mại và Tổng cục du lịch, chịu trách nhiệm về nội dung các vănb ản đã trình;
2. Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở phù hợo với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành của Bộ thương mại và Tổng cục Du lịch;
3. Trình UBND tỉnh quyết định phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền quản lý về lĩnh vực thương mại, du lịch đối với UBND huyện, Thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnc ác văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án về thương mại, du lịch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
5. Về lĩnh vực thương mại:
5.1- Quản lý lưu thông hàng hoá trong nước:
5.1.1- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiệnc ác quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hế thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại, hế thống đại lý thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác;
5.1.2- Chủ trì phối hợo với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các mối liên kết kinh tế trong quá trình lưu thông, giữ lưu thông vơi sản xuất, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định tư sản xuất đến tiêu dùng ở địa phương;
5.1.3- Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểmt ra việc thực hiện các cơ chế, chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại, trong đó có chính sách thương mại đối với miền núi, dân tộc; tổng hợp tình hình và đề xuất giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ;
5.1.4- Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyên hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc;
5.1.5- Tổ chức và quản lý việc cấp các loại giấy chứng nhận về hàng hoá lưu thông trong nước, dịch vụ thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại của thương nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
5.2- Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu:
5.2.1- Hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá; lập kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hoá và buôn bán qua biên giới (Lào và CamPuChia) của thương nhân trên địa bàn tỉnh;
5.2.2- Duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệ có vốn đầu tư nước ngoài và cấp han ngạch cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh theo sự uỷ quyền của Bộ thương mại;
5.2.3- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ thương mại tình hình thực hiện và kiến nghị sửa đổi chính sách xuất nhập khẩu, biện pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá cho phù hợp với yếu cầu thực tế trênd 9ịa bàn;
5.3- Quản lý thương mại điện tử:
5.3.1- Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch bồi dượng, phát tirển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh và chịu trách trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
5.3.2- Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
5.3.3- Phối hợo với các cơ quan liên quan xây dựng hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với chương trình, kế hoạch tổng thể về thương mại điện tử của Bộ thương mại theo sự phân công của UBND tỉnh;
5.4- Quản lý thị trường:
5.4.1- Giúp UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ , hướng dẫn của Bộ thương mại và các các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
5.4.2- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiệnc ông tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cám, chống sản xcuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại của các tổ chức và cá nhân kinh donh trên địa bàn tỉnh;
5.4.3- Chủ trì tổ chức phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại;
5.4.4- Tổng hợp và báo cáo tình hình về thị trường và công tác kiểmt ra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh theo quy định và yêu cầu của cấp trên.
5.5- Thực hiệnc ác quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
5.5.1- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, cyhống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
5.5.2- Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan liên quan sửa đổi và bổ sung các quy định, những vănb ản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh;
5.5.3- Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan trong tỉnh cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
5.5.4- Thu thập, xây dựng cơ sở dữ luệu, quản lý , cung cấp thông tinc ho các cơ quan, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường,c ác doanh nghiệp độc quyền đóng trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, các trường hợp miễn trừ;
5.6- Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại:
5.6.1- Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, chương trình, các biện pháp về xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp xây sựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm chỉ đao, hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
5.6.2- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại thương mại cho các thương nhân; duyệt kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định.
5.6.3- Thu thập, tổng hợp xử lý và cung cấp thông tin thương mại phục vụ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
5.7- Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế
5.7.1- Trình UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
5.7.2- Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch và các quy định về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế trên địa bàn;
5.8- Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài cho thương nhân hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trênd 9ịa bàn tỉnh; thực hiện việc đăng ký hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; thực hệin việc đăng ký hoạt động và kiểm tra hoạt động theo đ8ang ký của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
5.9- Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý của sở theo quy định của pháp luật; được quyền yêu cầu thương nhân báo cáo tình hình và cung cấp thông tin về hoạt động thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của sở.
6. về quản lý hoạt động du lịch:
6.1- Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của sở theo quy định của pháp luật.
6.2- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiền du lịch của địa phương; tổ chức các hoạt động xúc tiền du lịch ở trong và ngoài nước; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch;
6.3- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu và đề xuất với UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch;
6.4- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư do UBND tỉnh giao; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du lịch theo quy định của pháp luật;
6.5- Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển , khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh;
6.6- Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở địa phương; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyền quản lý của sở và phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương theo kế hoạch của UBND tỉnh à tổng cục du lịch giao;
6.7- Tổ chức sự phối hợp công tác giữa các sở, ngành có liên quan đối bvới hoạt động du lịch nhằm đảm bảo việc quản lý , điều hành kịp thời và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở địa phương;
6.8- Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh và của tổng cục du lịch;
7. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn kiểm tra, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý của sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh;
9. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch;
10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiếnb ộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về các lĩnh vực quản lý của sở.
11. Thực hiện chế độ thông tin về thương mại; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực được phân công theo quy định của UBND tỉnh, Bộ thương mại, Tổng cục du lịch và các cơ quan có liên quan;
12. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
13. Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật cánb ộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và quy định của pháp luật; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển nguồn nhân lực của ngành tại địa phương;
14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phânc ấp của UBND tỉnh;
15. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ
Điều 3: Tổ chức bộ máy của Sở Thương mại - Du lịch gồm có: Giám đốc, các phó giám đốc sở và một số phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc giúp viêc cho giám đốc sở. Việc bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn , ngạch công chức theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc:
1. Các phòng chức năng:
a. Văn phòng sở (bao gồm thanh tra sở)
b. Phòng kế hoạch tổng hợp
c. Phòng quản lý du lịch
2. Đơn vị trực thuộc:
Chi cục quản lý thị trường
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Giám đốc sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho từng phòng chuyên môn thuộc sở. Riêng thanh tra sở hoạt động theo Luật thanh tra; Chi cục quản lý thị trường có quy định riêng và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5: Biên chế - quỹ tiền lương
Biên chế của sở thuộc khu vực hành chính và hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước được UBND tỉnh giao.
Điều 6: Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc sở.
Giám đốc sở là thủ trưởng của cơ quan chịu trách nhiệm cá nhânt rước UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch và trước pháp luật về toàn bộ các mặt công tác của sở, Giám đốc sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điều 2 trong quy định này đảm bảo kịp thời và đạt hiệu quả; đồng thời chịu trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnht ại mỗi kỳ họp theo luật định.
2. Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả về quản lý sử dụng cán bộ, công chức, tài chính, tài sản, vật tư, tài liệu ... của cơ quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Thực hiện tốt chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức của cơ quan.
4. Làm chỉ tài khoản của cơ quan.
5. Chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được phân công. Giám đốc sở phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật khi để trong cơ quanx ảy ra quan liệu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
6. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, thực hệinc ác quy định của Nhà nước về công tác thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác được giao trên địa bàn.
7. Quyết định theo thẩm quyền quản lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản của các ngành,c ác cấp trái pháo luật hoặc không còn phù hợp về công tác thương mại, du lịch theo quy định của pháp luật.
8. Phân công cho Phó Giám đốc sở phụ trách một số lĩnh vực công tác sở, uỷ quyền giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của giám đốc sở khi giám đốc sở vắng mặt.
Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc
1. Giúp việc cho Giám đớc sở, chịu trách nhiệm trước Giám đớc sở và pháp luật về toàn bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực công tác do Giám đốc sở phân công; ham gia với Giám đốc sở về công việc chung của sở.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở khi Giám đốc sở đi vắng uỷ quyền.
3. Được chủ tài khoản uỷ quyền đăng ký chữ ký tại kho bạc.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác:
Trên cơ sở đường lối chỉ thị, nghị quyết và chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, chương trình công tác của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và Bộ trương mại, Tổng cục Du lịch; Sở Thương mại - Du lịch tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch công tác từng thời kỳ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thời gian giải quyết công việc:
a. Những công việc thuôc chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn của sở, nếu pháp luật đã quy định thời gian giải quyết, thì phải giải quyết xong trong thời gian đó; nếu pháp luật không quy định thời gian giải quyết, thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng chuyên môn, đơn vụi trực thuộc liên quan phải nghiên cứu, đề xuất ý kiếnt rình giám đốc (hoặc phó giám đốc phụ trách lĩnh vực được phân công, hoặc được uỷ quyền) giải quyết và trả lời cho tổ chức hoặc công dân. Trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết được phải trả lời rõ lý do bằng văn bản để đương sự biết.
b. Những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh thì giám đốc sở phải có văn bản đề nghị trình UBND tỉnh quyết định theo quy định làm việc của UBND tỉnh. Nếu công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì Giám đốc sở phải chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành trao đổi và thống nhất bằng vănb ản trước khi trình UBND tỉnh quyết định.
3. Chế độ soạn thảo,tình hình rình ký và ban hành văn bản:
Việc soạn thảo vănb ản thực hiện đúng quy trình, thể thức vănb ản. Nội dung văn bản phải rõ ràng, cụ thể và không được trái với quy định của pháp luật; ban hành văn bản phải đến đúng đối tượng thi hành trong văn bản.
a. Đối với văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, khi trình ký Giám đốc so83 phải duyệt nội dung, thể thức và ký tắt. Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệmt rình ký chính thức.
b. Đối với văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc sở: Việc ký và ban hành văn bản do Giám đốc sở chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức vănb ản.
4. Chế độ thông tinb áo cáo;
a. hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năng Giám đốc sở thực hiện báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ với UBND tỉnh, Bộ thương mại và Tổng cục du lịch theo đúng thời gian quy định.
b. Khi đi công tác ngoài tỉnh, Giám đốc sở phải xin phép UBND tỉnh.
c. Khi có vấn đề đột xuất này sinh vượt quá thẩm quyền thì giám đốc sở phải báo cváo với UBND tỉnh để xử lý kịp thời.
5. Công tác lưu trữ;
Việc lưu trữ phải tiến hành thường xuyên, kịp thời và đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Đối với HĐND, UBND tỉnh, Bộ thương mạivà Tổng cục du lịch:
a. Chịu sự giám sát của HĐND tỉnh trong quá trình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.
b. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểmt ra của UBND tỉnh về các mặt công tác được giao.
c. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểmt ra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ thương mại và Tổng cục Du lịch.
2. Với UBND các huyện, Thị xã: là mối quan hệ quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ về công tác thương mại, du lịch trên địa bàn; đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị trong việc triển khai phục vụ các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, chính sách thương nghiệp miền nyúi và các chính sách khác của Chính phủ có liên quan đến chính sách thương mại vùng dân tộc miền núi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Đối với các đoàn thể: Phối hợp với các đoàn thể vận động cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, ngành tham gia các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn và nhiệm vụ công tác của đoàn thể.
4. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước : Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại du lịch; thanh tra, kiểmt ra doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy đinh của Nhà nước theo đúng quy định.
cán bộ công chức trong ngành thương mại, du lịch hoàn tốt tốt các nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước và bản quy định này thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Cán bộ công chức trong ngành thương mại, du lịch không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi pạhm pháp luật, vi phạm quy định này thì tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 12: Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch căn cứ vào quy định này và các văn bản có liên quan hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND các huyện, Thị xã quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch trên địa bànc ác huyện, Thị xã trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 13: Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch cănc ứ vào quy định này để quy định nhiệm vụ cụ thể và lề lối làm việc của từng phòng chuyên môn.
Giám đốc sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểmt ra việc thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần sử đổi, bổ sung kịp thời báoc áo về UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 251/2004/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 35/2008/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 2081/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại tỉnh An Giang
- 4Quyết định 78/2005/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch Đồng Tháp
- 5Quyết định 222/QĐ-CT năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành từ tháng 10/1991 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 251/2004/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BTM-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về thương mại địa phương do Bộ Thương mại - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 48/2005/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Thanh tra 2004
- 6Quyết định 2081/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại tỉnh An Giang
- 7Quyết định 78/2005/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch Đồng Tháp
Quyết định 62/2005/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 62/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Hà Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra