UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 251/2004/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2004 |
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP ngày 27 tháng 01 năm 2000 của Liên bộ Bộ Thương mại-Ban Tổ chức Cán bộ
Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 752/QĐ-UB ngày 14 tháng 5 năm 1993 của ủy ban nhân dân thành phố về hợp nhất hai Sở : Sở Thương nghiệp và Sở Kinh tế Đối ngoại thành tổ chức mới lấy tên là Sở Thương mại thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Văn bản số 4357/CV-TM-TC ngày 10 tháng 12 năm 2003 và Tờ trình của Sở Nội vụ số 77/TCCQ ngày 02 tháng 7 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Giám đốc Sở Thương mại có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung, điều khoản được phê duyệt tại Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các sở-ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận-huyện và Giám đốc Sở Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : | KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 251/2004/QĐ-Uỷ ban Hành chính ngày 10 tháng 11 năm 2004 của ủy ban nhân dân thành phố)
1.2- Sở Thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và có tài khoản tại Ngân hàng và tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
1.3- Tên giao dịch tiếng Anh của Sở Thương mại là : SERVICE OF TRADE OF HO CHI MINH CITY
- Trụ sở chính đặt tại : 59-61 Lý Tự Trọng, quận I, thành phố
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : (84.8) 8.292.991, Fax : (84.8) 8224536
- Website : www.hcmc trade.gov.vn
- E - Mail : Stma@.hcm.fpt.vn
- Giám đốc Sở Thương mại thành phố chịu trách nhiệm trước Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Thương mại về toàn bộ
hoạt động của thương mại được quy định theo quy chế này.
- Sở Thương mại thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và có tài khoản tại Ngân hàng và tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Sở Thương mại thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn :
3.1- Về công tác phổ biến, hướng dẫn pháp luật :
3.1.1- Trên cơ sở pháp luật Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các văn bản quản lý, hướng dẫn của Bộ Thương mại, Sở Thương mại trình ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại,
Sở Thương mại ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
3.1.2- Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn thành phố để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
3.1.3- Hướng dẫn các phòng Kinh tế quận, huyện về nghiệp vụ chuyên môn thương mại và thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại.
3.2- Về công tác quy hoạch, kế hoạch :
3.2.1- Sở Thương mại lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thương mại của Ngành trên địa bàn thành phố trình ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của thành phố,
Sở Thương mại xây dựng và trình ủy ban nhân dân thành phố các đề án, chương trình phát triển thương mại cụ thể của thành phố và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình đó.
3.2.2- Nghiên cứu, đề xuất để ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo thẩm quyền các chính sách, biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại phù hợp với thực tiễn của thành phố trong từng thời kỳ. Nghiên cứu, đề xuất ủy ban nhân dân thành phố, kiến nghị Chính phủ,
Bộ Thương mại và các cơ quan Trung ương có liên quan kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc cụ thể hóa các chính sách, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại, quản lý thị trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương.
3.2.3- Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố đình chỉ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung những quy định của thành phố không còn phù hợp với tình hình thực tế và không còn phù hợp với pháp luật.
3.2.4- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài phạm vi thành phố; thị trường nước ngoài để phục vụ cho công tác phát triển thương mại, tham mưu ủy ban nhân dân thành phố triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, hội nghị quốc tế về thương mại.
3.2.5- Nghiên cứu, tổng hợp thị trường ngoài nước : xu hướng thương mại, các quy định về tập quán thương mại của các nước, quốc gia và lãnh thổ khác trên thế giới theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố. Tham mưu cho ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp quản lý hành chính Nhà nước đối với hoạt động thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố.
3.2.6- Tham mưu ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Thương mại các
cơ chế, chính sách, biện pháp tổ chức xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu trên địa bàn thành phố theo
định hướng chung, góp phần phát triển kinh tế thành phố và cả nước.
3.3- Công tác tổ chức thực hiện thủ tục hành chính Nhà nước về thương mại :
3.3.1- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố theo ủy quyền của Bộ Thương mại (trừ các doanh nghiệp nằm trong khu
công nghiệp, khu chế xuất). Phối hợp với các ngành có liên quan xem xét
cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch theo ủy quyền của Bộ Thương mại và ủy ban nhân dân thành phố.
3.3.2- Thực hiện việc cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
3.3.3- Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động chợ, siêu thị, Trung tâm Thương mại và hoạt động của Hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và sự phân cấp quản lý của ủy ban nhân dân thành phố.
3.3.4- Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ trình ủy ban nhân dân thành phố cấp phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, xem xét cấp và thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài của thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố theo ủy quyền của ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp các Sở, ban, ngành thành phố trong công tác quản lý thương nhân nước ngoài hoạt động chính thức và vãng lai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước đối với văn phòng đại diện, chi nhánh thương mại, Hiệp hội của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
3.3.5- Tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động Xúc tiến thương mại theo sự phân công và ủy quyền của ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện việc thúc đẩy các chương trình Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp
Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
3.3.6- Thực hiện các nhiệm vụ khác về thương mại do ủy ban nhân dân thành phố phân công và theo quy định của pháp luật.
3.3.7- Theo định kỳ và hàng năm được phép yêu cầu các tổ chức và cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại trên địa bàn cung cấp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động thương mại của đơn vị mình phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước ở địa phương.
3.3.8- Thực hiện việc nối mạng thông tin nhằm thu thập khai thác
thông tin, phân tích số liệu, dự báo về thị trường hàng hóa, giao dịch
thương mại trên địa bàn thành phố, cả nước và nước ngoài nhằm đáp ứng cho yêu cầu công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp.
3.3.9- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hội quần chúng hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố do ủy ban nhân dân thành phố phân công cho Sở Thương mại.
3.4- Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường :
3.4.1- Tổ chức giáo dục hướng dẫn cho các cá nhân, pháp nhân
kinh doanh thương mại chấp hành tốt các quy định của pháp luật nhà nước. Tổng hợp tình hình thông qua những biểu hiện vi phạm trên thị trường thành phố, kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố có những biện pháp chấn chỉnh ngăn chặn.
3.4.2- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật của các doanh nghiệp, thương nhân hoạt động thương mại – dịch vụ, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.4.3- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố.
3.4.4- Tiếp nhận và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
3.5- Về công tác tổ chức, cán bộ và công chức :
3.5.1- Nghiên cứu đề xuất với ủy ban nhân dân thành phố phương án kiện toàn tổ chức Sở Thương mại trên cơ sở tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia của Đảng và
Nhà nước.
3.5.2- Thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức và các Pháp lệnh khác có liên quan đến công chức viên chức của Nhà nước.
3.5.3- Phối hợp với Sở Nội vụ thành phố trình ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức làm việc tại Sở Thương mại nhưng thuộc diện ủy ban nhân dân thành phố quản lý theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
3.5.4- Thực hiện công tác cán bộ công chức (bao gồm : bổ nhiệm,
điều động, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, sử dụng, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước v.v…) đối với cán bộ công chức thuộc diện Sở quản lý theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
3.5.5- Đối với đơn vị trực thuộc Sở :
- Sở Thương mại phối hợp với Sở Nội vụ thành phố trình ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí, tài sản được cấp, biên chế được giao đúng mục đích và có hiệu quả.
3.6- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Thương mại phân công.
TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ THƯƠNG MẠI
Điều 4. Giám đốc Sở Thương mại do Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở.
Các chức danh khác của Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của ủy ban nhân dân thành phố. Việc bố trí công chức được căn cứ trên chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm các phòng ban
chuyên môn và đơn vị trực thuộc :
5.1- Phòng chuyên môn thuộc Sở :
- Phòng Quản lý thương mại và dịch vụ ;
- Phòng Thị trường và thương nhân nước ngoài ;
- Phòng Kế hoạch-Xuất nhập khẩu ;
- Phòng Xúc tiến thương mại ;
- Thanh tra Sở ;
- Phòng Tổ chức-Hành chính.
5.2- Các đơn vị trực thuộc :
- Chi cục Quản lý thị trường thành phố ;
- Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Căn cứ yêu cầu công tác, Giám đốc Sở Thương mại thành phố quyết định việc thành lập, sáp nhập hoặc điều chỉnh các phòng ban chuyên môn thuộc Sở sau khi có sự thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố. Riêng tổ chức Thanh tra Sở thực hiện theo Pháp lệnh Thanh tra.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ THƯƠNG MẠI
Điều 6. Mối quan hệ công tác :
6.1- Đối với Thành ủy và các cơ quan Đảng thuộc Thành ủy:
- Sở Thương mại chịu sự lãnh đạo của Thành ủy về phương hướng hoạt động quản lý Nhà nước và thực hiện những nhiệm vụ khác theo Nghị quyết và chỉ đạo của Thành ủy. Báo cáo kết quả các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Sở Thương mại cho Thường trực Thành ủy.
- Có trách nhiệm giữ mối quan hệ thường xuyên với Văn phòng Thành ủy, các Ban Đảng của Thành ủy để thực hiện hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ do Thành ủy phân công.
6.2- Đối với Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố :
- Sở Thương mại có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình và kế hoạch tổ chức hoạt động của Sở Thương mại cho ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến cơ quan, đơn vị trong ngành thương mại trên địa bàn thành phố.
- Giám đốc Sở Thương mại phải thực hiện đúng chế độ báo cáo xin chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn được giao. Sở Thương mại không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở lên ủy ban nhân dân thành phố.
Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở và những vấn đề đang được bàn bạc giữa các Giám đốc Sở hoặc giữa các Giám đốc Sở với Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện chưa có sự thống nhất thì Giám đốc Sở Thương mại tùy theo tính chất và phạm vi vấn đề phải báo cáo ngay cho Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối để xem xét, quyết định. Các kiến nghị của Sở với Bộ Thương mại liên quan đến các chủ trương chính sách lớn của thành phố, thì Giám đốc Sở phải xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố phụ trách khối trước khi kiến nghị lên Bộ Thương mại.
6.3- Đối với Bộ Thương mại :
- Sở Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn của Bộ, đảm bảo sự thống nhất của ngành, lĩnh vực trong cả nước và sự phân cấp quản lý của Trung ương. Sở Thương mại có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ Thương mại.
- Các chủ trương lớn của Bộ, Giám đốc Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố để triển khai thực hiện.
Các chủ trương lớn của ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến nghiệp vụ quản lý ngành. Giám đốc Sở Thương mại phải báo cáo lên Bộ Thương mại có hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
- Trường hợp Bộ Thương mại chưa nhất trí với chủ trương của ủy ban nhân dân thành phố hoặc những chủ trương quy định của Bộ, Sở xét thấy không phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, Giám đốc Sở kịp thời báo cáo ủy ban nhân dân thành phố, kèm theo kiến nghị cụ thể để ủy ban nhân dân thành phố làm việc với Bộ Trưởng, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
6.4- Đối với các sở-ngành thành phố :
- Sở Thương mại có trách nhiệm thực hiện những quy định quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của Sở khác, không ban hành những văn bản trái với quy định của Nhà nước, của ủy ban nhân dân thành phố về ngành, lĩnh vực do Sở khác phụ trách.
- Giám đốc Sở Thương mại khi giải quyết vấn đề thuộc quyền của mình có liên quan đến Sở, ngành khác thì phải chủ động bàn bạc, lấy ý kiến thủ trưởng của sở-ngành đó bằng văn bản. Giám đốc sở-ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời theo yêu cầu của Giám đốc Sở Thương mại trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản. Giám đốc
Sở phải chịu trách nhiệm xử lý những ý kiến trả lời.
- Các vấn đề do Sở Thương mại trình ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến sở-ngành khác phải có ý kiến chính thức của các sở-ngành đó bằng văn bản không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản.
Nếu sở-ngành được hỏi ý kiến trong thời hạn nói trên không trả lời thì Sở Thương mại vẫn trình ủy ban nhân dân thành phố.
Nếu sở-ngành có liên quan không thể thống nhất ý kiến được thì ủy ban nhân dân thành phố sẽ xem xét, quyết định.
6.5- Đối với các ủy ban nhân dân quận-huyện :
6.5.1- Cùng ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc theo dõi thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực thương mại, qua đó ghi nhận những khó khăn, trở ngại và thực hiện việc hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác và thống nhất quản lý ngành.
6.5.2- Các công tác có liên quan đến ngành Thương mại, chủ yếu là công tác quy hoạch, kế hoạch, các phương án về chỉnh trang các chợ,
khu Thương mại … phải có sự thống nhất ý kiến với Sở Thương mại trước khi ủy ban nhân dân quận, huyện trình ủy ban nhân dân thành phố.
6.5.3- Trưởng phòng kinh tế quận-huyện do Chủ tịch ủy ban nhân dân quận-huyện ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Thương mại.
Trường hợp ý kiến không thống nhất giữa ủy ban nhân dân quận- huyện và Sở Thương mại, cả hai bên đều trình nội dung những ý kiến khác nhau lên ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
TÀI CHÍNH VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Sở Thương mại
7.1- Các khoản thu :
7.1.1- Nguồn kinh phí ngân sách cấp : căn cứ theo dự toán hàng năm của Sở Thương mại, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động của Sở Thương mại, có tính đến yêu cầu xây dựng và phát triển lâu dài.
7.1.2- Các khoản thu phí, lệ phí theo phân cấp của ủy ban nhân dân thành phố và phù hợp với quy định của Nhà nước.
7.2. Các khoản chi :
7.2.1- Chi cho quản lý hành chính theo chế độ quy định.
7.2.2- Chi lương, các khoản chi khác theo chế độ cho cán bộ công chức và lao động theo hợp đồng.
7.2.3- Các khoản chi khác theo quy định của Nhà nước.
Điều 8. Căn cứ vào quy chế này Giám đốc Sở Thương mại thành phố có trách nhiệm cụ thể thành chương trình công tác, các mặt hoạt động của Sở, tổ chức các phòng và bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành thương mại trên địa bàn thành phố.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận-huyện theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng quy chế này.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 142/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 62/2005/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 48/2005/QĐ-UB về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Thương mại do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 2081/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại tỉnh An Giang
- 1Thông tư liên tịch 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương do Bộ thương mại-Ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành
- 2Quyết định 62/2005/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 48/2005/QĐ-UB về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Thương mại do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 2081/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại tỉnh An Giang
Quyết định 251/2004/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 251/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/11/2004
- Ngày hết hiệu lực: 04/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực