Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 616/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 26 tháng 03 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống kiểm soát ma túy và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng trực tiếp phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2021;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 491/TTr-CAT-PC47 ngày 05 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2017/NQ-HĐND NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ CỦA LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Mục tiêu chung
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện "Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030" của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị được ban hành kèm theo Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 nhằm kiểm soát, kìm hãm, ngăn chặn và từng bước tiến tới làm giảm tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đó nòng cốt là lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy của Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan.
c) Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng phòng, chống ma túy, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
d) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy. Chú trọng tăng cường lực lượng cho các địa bàn, tuyến trọng điểm, trên cơ sở ưu tiên trang bị phương tiện nghiệp vụ cần thiết cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, đảm bảo đủ điều kiện đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong mọi tình huống.
đ) Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng phòng chống ma túy trong tỉnh và của Công an 02 tỉnh Salavan và Savannakhet (nước CHDCND Lào) đảm bảo phối hợp thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống ma túy trước mắt và lâu dài.
e) Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong toàn dân, đặc biệt là nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ, phát huy tích cực các quyền và nghĩa vụ của mình trong phòng, chống ma túy. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hàng năm phấn đấu giảm 10% số người nghiện ma túy hiện có; giảm 5% xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy hiện có. Phấn đấu đến năm 2021 có 100% người dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, 100% người nghiện được cai nghiện dưới mọi hình thức; 100% người nghiện có nguy cơ tái nghiện đều được quản lý sau cai nghiện.
b) Nâng cao hiệu quả đấu tranh với các loại tội ma túy, đưa tỷ lệ số vụ phạm tội ma túy được phát hiện, bắt giữ hàng năm tăng 10% so với năm trước; phấn đấu tăng tỷ lệ điều tra mở rộng các vụ án đạt từ 70 - 80%; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, không để hình thành các điểm sản xuất trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh.
c) Triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; kiên quyết không để tình trạng tội phạm ma túy hoạt động công khai trắng trợn gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; phấn đấu đến năm 2021 vẫn giữ được địa bàn không có “điểm nóng” về tội phạm và tệ nạn ma túy.
d) Phát hiện, triệt phá 100% diện tích các loại cây có chứa chất ma túy, không để hình thành các địa điểm trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn.
đ) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ chiến sĩ trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng trong tỉnh và 50 cán bộ Công an 02 tỉnh Salavan và Savannakhet (nước CHDCND Lào); tập huấn kỹ năng phòng, chống ma túy và công tác lập hồ sơ cai nghiện cho cán bộ Công an, Đoàn thanh niên và ngành Lao động - Thương binh - Xã hội của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
1. Giải pháp về phòng ngừa xã hội
- UBND các cấp xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, ưu đãi, khuyến khích các lực lượng trực tiếp phòng, chống ma túy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và khả năng ngân sách của địa phương. Hàng năm, tiến hành tổng kết và nhân rộng các mô hình phong trào toàn dân phòng, chống ma túy có hiệu quả ở các địa phương.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy đã tự nguyện cai nghiện thành công. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng các cơ sở cai nghiện tự nguyện trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy đến 100% quần chúng nhân dân trên địa bàn để từng bước làm cho mọi người dân nhận thức đúng đắn, nâng cao ý thức, trách nhiệm về phòng, chống ma túy, từ đó tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy đạt hiệu quả. Gắn công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền thông qua các mô hình, câu lạc bộ ở địa phương, cơ quan, tổ chức.
- Đẩy mạnh công tác phát động và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy; xây dựng gia đình, thôn, bản, khu dân cư không có ma túy.
2. Giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy
- Củng cố, kiện toàn các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ma túy của Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan theo hướng nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ nhằm đủ sức quản lý địa bàn, chủ động đấu tranh phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng kiểm tra, kiểm soát vùng biên giới trên đất liền và trên biển, không để tội phạm lợi dụng sơ hở vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nội địa nước ta qua địa bàn Quảng Trị.
- Các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy phải thực hiện tốt công tác nghiệp vụ của ngành đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác quản lý địa bàn, chủ động phát hiện, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các đường dây, đối tượng phạm tội về ma túy, không để hình thành các băng nhóm tội phạm ma túy nguy hiểm.
- Ngành Giáo dục - Đào tạo tăng cường công tác giáo dục phòng ngừa cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục không có ma túy trong học đường.
- Các ngành Công an, Y tế, Công Thương, Hải quan tăng cường phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến tiền chất trong lĩnh vực Y tế, Công nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức phòng ngừa chặt chẽ không để hình thành các điểm sản xuất trái phép chất ma túy trên địa bàn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình hình ma túy bên kia biên giới thẩm lậu vào nội địa.
3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy
- Phát huy tốt vai trò của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và ma túy các cấp trong việc chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy hàng năm của địa phương.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đấu tranh phòng, chống ma túy hàng năm của tỉnh, đặc biệt là giữa các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy của Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ phòng, chống ma túy theo kế hoạch đã đề ra. Thực hiện tốt công tác khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.
1. Ngân sách Trung ương: Được bố trí từ chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Ngân sách địa phương: Bố trí nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện Nghị quyết dự kiến là 3.900.500.000 đồng (Ba tỷ chín trăm triệu năm trăm ngàn đồng).
Trong đó phân kỳ đầu tư ngân sách hàng năm như sau:
- Năm 2018: 1.035.000.000 đồng.
- Năm 2019: 913.500.000 đồng.
- Năm 2020: 1.010.000.000 đồng.
- Năm 2021: 942.000.000 đồng.
(Có phụ lục kèm theo).
3. Các nguồn huy động khác thông qua Quỹ phòng chống tội phạm của tỉnh.
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện các nội dung của Nghị quyết.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan và lực lượng Cảnh sát biển thực hiện các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Hằng năm tham mưu tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ phòng, chống ma túy cho các lực lượng ở cơ sở của tỉnh và lực lượng phòng chống ma túy Công an 02 tỉnh Salavan và Savannakhet (nước CHDCND Lào).
- Tiếp tục phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 03 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn về phối hợp phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên giai đoạn 2016 - 2020.
- Định kì hàng năm, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, thống kê số người nghiện ma túy trong toàn tỉnh; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu hướng dẫn công tác lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy ở gia đình, cộng đồng và cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống ma túy hàng năm.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan, Cảnh sát biển, chính quyền địa phương khu vực biên giới thực hiện các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới đất liền và trên biển.
- Chỉ đạo các đồn, trạm tích cực phối hợp, với chính quyền, Công an các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong nhân dân trên tuyến biên giới. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn ma túy thẩm lậu qua biên giới vào nội địa.
- Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với lực lượng phòng, chống ma túy hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) trong việc đấu tranh, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy vào nội địa nước ta.
- Hàng năm, phối hợp Công an tỉnh lập dự trù kinh phí hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng,chống tội phạm ma túy và trang bị phương tiện nghiệp vụ phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
3. Cục Hải quan tỉnh
- Phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi lợi dụng các hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động xuất, nhập cảnh để vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực kiểm soát của Hải quan.
- Không ngừng cải tiến, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu.
- Hàng năm, phối hợp Công an tỉnh lập dự trù kinh phí hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và trang bị phương tiện nghiệp vụ phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
4. Sở Tài chính
- Cân đối khả năng ngân sách hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi hỗ trợ theo nội dung danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Khóa VII, Kỳ họp thứ 6
- Hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho công tác phòng, chống ma túy; phối hợp, kiểm tra giám sát việc thực hiện chi hỗ trợ bằng nguồn ngân sách tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống ma túy và nâng cao năng lực lực lượng trực tiếp phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện công tác phòng, chống ma túy.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư với các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học, không để xảy ra tội phạm và tình trạng nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên. Chỉ đạo các trường học phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác quản lý, giám sát học sinh, sinh viên nhất là trường học ở các địa bàn phức tạp về ma túy.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Công an, Chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện việc thống kê, quản lý, giám sát người nghiện ma túy. Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, các chính sách giúp đỡ, tạo việc làm cho người sau khi cai nghiện. Phối hợp lập hồ sơ, xét duyệt đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức công tác cai nghiện ma túy tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 của tỉnh trong quý II/2018.
8. Sở Y tế
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2290/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh về triển khai các cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thông tư số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy.
9. Sở Tư pháp
Tham mưu UBND tỉnh đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy vào một trong những nội dung chính của kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung hàng năm của toàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống ma túy tại địa phương. Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy; tổ chức phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm ma túy ở địa phương. Chỉ đạo các ngành, các xã, phường, thị trấn phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sau cai nghiện.
11. Các Sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình chủ động phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
- Liên đoàn Lao động chủ trì tổ chức công tác tuyên truyền, vận động công nhân viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy của Công an thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 03 về “Phối hợp hành động phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên”; phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên không tham gia vào tệ nạn ma túy, đồng thời làm tốt công tác quản lý, giáo dục, vận động các thành viên trong gia đình tránh xa tệ nạn ma túy.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo UBMTTQVN các cấp tăng cường công tác giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy tại địa bàn dân cư, xây dựng các mô hình điển hình trong phong trào phòng, chống ma túy ở cơ sở.
13. Đề nghị Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Thực hiện hoạt động giám sát đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy đảm bảo đúng pháp luật, phục vụ tốt yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
Giao Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
DANH MỤC KINH PHÍ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ CỦA LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Đơn giá | Thành tiền | Tổng kinh phí/năm |
Năm 2018 | 1.035.000.000 | |||
1 | Tập huấn cho cán bộ các ngành CA, Đoàn TN, LĐ-TB&XH của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh | 95.000.000 |
| |
Thuê hội trường (bao gồm tất cả các dịch vụ): 02 ngày | 5.000.000đ/ngày | 10.000.000 |
| |
Hỗ trợ đại biểu không hưởng lương từ ngân sách 400 người x 2 ngày | 70.000đ/ngày | 56.000.000 |
| |
Tiền nước uống tập huấn 425 người x 2 ngày | 20.000đ/ngày | 17.000.000 |
| |
Tiền biên soạn tài liệu và giảng viên |
| 10.000.000 |
| |
Thù lao giảng viên (04 giảng viên) | 500.000đ/người | 2.000.000 |
| |
2 | Chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống ma túy của tỉnh | 720.000.000 |
| |
200 người x 12 tháng | 300.000đ/tháng | 720.000.000 |
| |
3 | Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm | 120.000.000 |
| |
Sản xuất phim tài liệu, truyền hình phục vụ tuyên truyền (tin, phóng sự) |
| 50.000.000 |
| |
Tổ chức họp dân để tuyên truyền tại các xã, thị trấn ở khu vực biên giới |
| 40.000.000 |
| |
Hỗ trợ tuyên truyền, phát thanh lưu động vào ngày toàn dân PCMT |
| 30.000.000 |
| |
4 | Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm ma túy | 100.000.000 |
| |
Năm 2019 | 913.500.000 | |||
1 | Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng PCMT 2 tỉnh nước CHDCND Lào | 157.500.000 |
| |
Thuê hội trường (bao gồm tất cả các dịch vụ); 03 ngày | 5.000.000đ/ngày | 15.000.000 |
| |
Chi trả thù lao giảng viên: 06 buổi | 500.000đ/buổi | 3.000.000 |
| |
Chi tiền ăn cho đại biểu tham gia tập huấn 50 người x 3 ngày | 150.000đ/ngày | 22.500.000 |
| |
Chi trả tiền lưu trú cho đại biểu 50 người x 3 ngày | 250.000đ/ngày | 37.500.000 |
| |
Hỗ trợ tiền nước uống, ăn nhẹ giữa giờ 50 đại biểu x 3 ngày | 70.000đ/ngày | 10.500.000 |
| |
Hỗ trợ tiền ăn thêm các buổi đón đoàn, liên hoan 50 đại biểu + khách mời 10 người = 60 người | 150.000đ/người | 9.000.000 |
| |
Biên soạn tài liệu tập huấn 150 trang | 110.000đ/trang | 16.500.000 |
| |
Chi trả tiền phiên dịch tài liệu tập huấn: 150 trang | 150.000đ/trang | 22.500.000 |
| |
Chi học viên khảo sát thực tế và các chi phí khác |
| 6.000.000 |
| |
Chi mua quà tặng: 50 người | 300.000đ/người | 15.000.000
|
| |
2 | Chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống ma túy của tỉnh | 756.000.000 |
| |
210 người x 12 tháng | 300.000đ/tháng | 756.000.000 |
| |
Năm 2020 | 1.010.000.000 | |||
1 | Chi tập huấn nghiệp vụ PCMT cho lực lượng trực tiếp PCMT toàn tỉnh | 72.000.000 |
| |
| Thuê hội trường (bao gồm tất cả các dịch vụ): 05 ngày | 5.000.000đ/ngày | 25.000.000 |
|
In sao tài liệu học tập: 220 cuốn |
| 10.000.000 |
| |
Tiền nước uống tập huấn 05 ngày x 220 người | 20.000đ/ngày | 22.000.000 |
| |
Tiền biên soạn tài liệu và giảng viên |
| 15.000.000 |
| |
2 | Chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống ma túy của tỉnh | 792.000.000 |
| |
220 người x 12 tháng | 300.00đ/tháng | 792.000.000 |
| |
3 | Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho quần chúng nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm | 146.000.000 |
| |
Hỗ trợ công tác tuyên truyền lưu động |
| 46.000.000 |
| |
In ấn băng rôn khẩu hiệu truyền truyền |
| 50.000.000 |
| |
Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các tuyến, địa bàn trọng điểm |
| 50.000.000 |
| |
Năm 2021 | 942.000.000 | |||
1 | Chi hỗ trợ lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống ma túy của tỉnh | 792.000.000 |
| |
220 người x 12 tháng | 300.000đ/tháng | 792.000.000 |
| |
2 | Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tác PCMT | 150.000.000 |
| |
TỔNG CỘNG 4 NĂM | 3.900.500.000 |
Bằng chữ: Ba tỉ chín trăm triệu năm trăm ngàn đồng chẵn./.
1. Trưởng ban:
Ông Mai Thức, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
2. Các Phó Trưởng ban:
- Ông Trần Đức Việt, Giám đốc Công an tỉnh;
- Ông Phan Văn Linh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế;
- Bà Nguyễn Thị Thắm, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.
3. Các Ủy viên:
- Ông Nguyễn Cửu, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác phòng chống tội phạm;
- Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội và Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
- Ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chỉ huy trưởng,-Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh;
- Ông Nguyễn Đình Hà, Phó Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Ông Hồ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính;
- Ông Nguyễn Huy, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Bà Bùi Thị Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ;
- Ông Lê Sa Huỳnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp;
- Ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bà Hoàng Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch;
- Ông Nguyễn Hoàn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
- Ông Hồ Xuân Hòe, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ông Nguyễn Viết Thế, Phó Giám đốc Sở Công thương;
- Ông Hoàng Xuân Thủy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ông Trần Khánh Phôi, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ;
- Ông Nguyễn Bình, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ;
- Ông Nguyễn Đức Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải;
- Ông Mai Năm, Phó Giám đốc Sở Y tế;
- Ông Thái Ngọc Châu, Phó Giám đốc Sở Xây dựng;
- Ông Nguyễn Thế Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Ông Lê Vĩnh Nhiên, Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị;
- Ông Nguyễn Trung Hải, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy;
- Ông Nguyễn Đình Cư, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Ông Lê Anh Dũng, Phó Chánh án TAND tỉnh;
- Ông Trần Hữu Ân, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh;
- Ông Nguyễn Văn Chức, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị;
- Ông Đinh Ngọc Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh;
- Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Ông Nguyễn Khánh Vũ, Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM tỉnh;
- Bà Nguyễn Thị Quế Phượng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Ông Nguyễn Ngọc Lương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh;
- Ông Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh.
Điều 2. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ và quyền hạn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh:
1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện lồng ghép các chương trình, kế hoạch và nguồn lực trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo mục tiêu, yêu cầu của các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng kế hoạch phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Trị trong từng thời kỳ. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 138 tỉnh.
3. Định kỳ sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo và báo cáo Ban chỉ đạo 138 Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo quy định.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo
1. Thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Trưởng ban chỉ đạo sử dụng con dấu của UBND tỉnh khi ký, ban hành các văn bản của Ban chỉ đạo; các Phó Trưởng ban chỉ đạo của các cơ quan Thường trực sử dụng con dấu của cơ quan đơn vị mình khi ký, ban hành các văn bản của Ban chỉ đạo.
Điều 4. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo:
1. Công an tỉnh là cơ quan Thường trực về phòng, chống các loại tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- 1Kế hoạch 36/KH-UBND về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 2Kế hoạch 395/KH-UBND về phòng, chống ma túy năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Truyền thông về phòng, chống ma tuý trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc Chương trình phòng, chống ma túy đến đến năm 2020 của Chính phủ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận
- 5Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND về tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 89/2018/NQ-HĐND về chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 6Nghị quyết 32/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng trực tiếp phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2021
- 7Kế hoạch 36/KH-UBND về phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 8Kế hoạch 395/KH-UBND về phòng, chống ma túy năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Truyền thông về phòng, chống ma tuý trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc Chương trình phòng, chống ma túy đến đến năm 2020 của Chính phủ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận
- 11Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND về tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 89/2018/NQ-HĐND về chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
Quyết định 616/QĐ-UBND năm 2018 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 32/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng trực tiếp phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2021
- Số hiệu: 616/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Mai Thức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra