Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 615/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 31 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định, theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 2. Đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ ngày 31/12/2009 trở về trước thì chuyển sang hưởng chính sách trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Đối tượng mới thuộc diện hưởng chính sách trợ giúp xã hội thì được hưởng từ ngày Nghị định số 13/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 13 tháng 4 năm 2010), riêng đối tượng phát sinh sau tháng 4/2010 thì được hưởng từ ngày ghi trong quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 3. Bãi bỏ Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời mức trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định và Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 28/4/2008 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 của UBND tỉnh và các văn bản có liên quan trái với Quyết định này.

Điều 4. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hội đoàn thể, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ này ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

QUY ĐỊNH

MỨC TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định các mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Chương II, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Điều 1 của Nghị định số 13/2010/NĐ-CP Ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 2. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng (hệ số 1); khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng thì mức chuẩn của Quy định này được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ.

Điều 3. Các quy định khác không quy định trong Quy định này được thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXHBTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Chương II

MỨC TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN

Điều 4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, cho đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý và đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý như sau:

a. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức trợ cấp

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

 

 

Từ 18 tháng tuổi trở lên;

1,0

180

Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

1,5

270

Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS.

2,0

360

2

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

 

 

Dưới 85 tuổi;

1,0

180

Dưới 85 tuổi bị tàn tật nặng;

1,5

270

Từ 85 tuổi trở lên;

1,5

270

Từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng.

2,0

360

3

Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

1,0

180

4

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP:

 

 

Không có khả năng lao động;

1,0

180

Không có khả năng tự phục vụ.

2,0

360

5

Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP.

1,5

270

6

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

1,5

270

7

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP (mức trợ cấp tính theo số trẻ nhận nuôi dưỡng):

 

 

Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên;

2,0

360

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trẻ em từ 18

2,5

450

 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

 

 

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

3,0

540

8

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP:

 

 

Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần;

2,0

360

Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần;

3,0

540

Có từ 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh tâm thần trở lên.

4,0

720

9

Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

 

 

Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên;

1,0

180

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

1,5

270

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS;

2,0

360

b. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý:

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức trợ cấp

1

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

2,0

360

c. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội:

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức trợ cấp

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

 

 

 

Từ 18 tháng tuổi trở lên;

2,0

360

 

Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

2,5

450

2

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

2,0

360

3

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP.

2,0

360

4

Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP.

2,5

450

5

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

2,5

450

6

Đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

2,0

360

d. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức khác nhau theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Đối với người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

Điều 5. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 4 của Quy định này, các đối tượng tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP; các đối tượng tại khoản 1 , khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; trẻ em là con của người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:

1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Các đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 3.000.000 đồng/người. Đối với trường hợp đối tượng thuộc diện được hỗ trợ các mức mai táng phí khác nhau thì chỉ được hỗ trợ một mức mai táng phí cao nhất. Riêng đối tượng ở các Trung tâm Bảo trợ xã hội được hỗ trợ 4.000.000 đồng/người (trong đó xây vỏ mộ 1.000.000 đồng, hỗ trợ mai táng 3.000.000 đồng).

4. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý, ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:

a. Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày:

- Quần áo dài (pizama) : 1 bộ/năm

- Quần áo ngắn : 2 bộ/năm

- Áo lạnh : 1 chiếc/3 năm

- Mũ len (hỗ trợ cho người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi): 1 cái/3 năm

- Dép : 2 đôi/ năm

- Khăn mặt : 2 cái/năm

- Chiếu : 1 chiếc/năm

- Mùng : 1 cái/3 năm

- Mền đơn : 1 cái/4 năm

- Bàn chải : 3 cái/năm

- Kem đánh răng ( loại 200 gram/ống) : 2 ống/năm

- Xà bông giặt : 1,5 kg/năm

- Xà bông tắm : 4 bánh/năm

- Dầu gội đầu (chai 500 ml) : 2 chai/năm

b. Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường, riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/người/năm;

c. Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ bằng 15% mức chuẩn trợ cấp xã hội.

Điều 6. Hỗ trợ tiền ăn thêm 09 ngày lễ, tết trong năm (4 ngày Tết âm lịch, ngày 30/4, ngày 1/5, Quốc khánh 2/9, giỗ Tổ Hùng Vương và Tết Dương lịch) cho các đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên có mặt thực tế tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với mức hỗ trợ bằng 25% mức chuẩn trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.

Chương III

MỨC TRỢ GIÚP ĐỘT XUẤT

Điều 7. Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 8, Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 như sau:

1. Đối với hộ gia đình:

a. Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;

b. Có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người;

c. Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ;

d. Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 6.000.000 đồng/hộ.

đ. Hộ gia đình quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này sống ở vùng khó khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định, mức hỗ trợ: 7.000.000 đồng/hộ.

e. Hộ có tàu thuyền bị chìm, trôi mất tích, vỡ nát: 6.000.000 đ/ tàu thuyền.

2. Cá nhân:

a. Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

b. Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.500.000 đồng/người;

c. Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 15.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 90 ngày và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

d. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng là 3.000.000 đồng.

Điều 8. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích, hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có tàu thuyền bị chìm, trôi mất trắng, hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại Điều 7 Quy định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:

1. Miễn hoặc giảm học phí cho người đang học văn hóa, học nghề.

2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.

3. Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Điều 9. Đối với những gia đình thuộc diện hộ khó khăn, hộ nghèo bị bệnh nan y hoặc bị tai nạn, rủi ro (trong vùng cư trú trên địa bàn tỉnh) phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện, chi phí tốn kém được xem xét quyết định trợ cấp đột xuất, cụ thể:

- UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định cứu trợ đột xuất cho các đối tượng này với mức: từ 1.000.000 đồng/người trở xuống.

- UBND tỉnh xem xét, quyết định trợ cấp đột xuất cho các đối tượng này với mức: trên 1.000.000 đồng/người.

Chương IV

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Điều 10.

1. Nguồn kinh phí trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, kinh phí tuyên truyền… thực hiện theo quy định tại Điều 9, Chương III, Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

2. Nội dung chi và mức chi cho công tác quản lý của cấp xã, huyện, tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 10, Chương III, Thông tư Liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Riêng về số lượng cá nhân làm công tác chi trả và mức chi thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả trợ cấp hàng tháng tại cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có quy định riêng.

3. Nguồn kinh phí cứu trợ đột xuất:

- Ngân sách cấp huyện, xã trợ cấp đột xuất cho các đối tượng trợ cấp xã hội trên địa bàn theo phân cấp quản lý ngân sách;

- Nguồn trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ (từ ngân sách tỉnh, nguồn đóng góp và nguồn hỗ trợ của Trung ương).

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các ngành, các cấp

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội, có trách nhiệm:

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quy định này;

- Chủ trì và phối hợp với các sở: Tài chính, Nội vụ và UBND các huyện, thành phố xem xét trình UBND tỉnh quyết định số lượng người làm công tác chi trả cho từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hoặc mức phí chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ đối với địa phương thực hiện thí điểm chi trả thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ.

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và UBND các huyện, thành phố xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai của các địa phương, tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Hướng dẫn việc miễn giảm học phí học nghề cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.

2. Sở Y tế: Có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện bảo trợ xã hội và kết luận tình trạng bệnh tật của người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và người bị thương do thiên tai gây ra để thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với học sinh đang học văn hóa thuộc diện bảo trợ xã hội theo Quy định này.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai để hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ đột xuất.

5. Sở Tài chính: Có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các sở, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc địa phương.

- Tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho các đối tượng quy định tại Quy định này.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh xã hội và các phòng chức năng tại địa phương hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội.

- Bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cung cấp quyết định, đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Quy định này.

- Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

- Bố trí kinh phí bảo đảm xã hội theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

- Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng kịp thời, đủ, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

8. Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình: Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo Quy định này.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể: Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên quyên góp giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là nạn nhân do thiên tai gây ra; giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội ở địa phương./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 615/QĐ-UBND năm 2010 quy định mức trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

  • Số hiệu: 615/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Thị Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 11/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản