ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 610/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 4 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29/3/2011;
Căn cứ Quyết định số 1173/QĐ-TTg ngày 18/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 963/TTr-CAT- PV11(CS) ngày 12/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Thực hiện Quyết định số 1173/QĐ-TTg ngày 18/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
1. Quán triệt cho các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về nội dung và tầm quan trọng của Luật Phòng, chống mua bán người để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai, thi hành thống nhất, đạt hiệu quả.
2. Các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện và phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh; đồng thời, chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo chấn chỉnh, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho tất cả cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức; nhất là lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống mua bán người và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả, góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
2. Chỉ đạo biên soạn, biên tập, in ấn tài liệu và tập huấn về Luật Phòng, chống mua bán người cho lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống mua bán người và các lực lượng khác có liên quan, nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và điều tra, truy tố, xử lý tội phạm mua bán người.
3. Rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người và đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật Phòng, chống mua bán người và công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trong tình hình mới.
1. Phân công trách nhiệm:
a) Công an tỉnh:
- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp tuyên truyền và triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người gắn với tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1455/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Định kỳ tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo và động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Tổ chức tập huấn, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn có liên quan đến Luật Phòng, chống mua bán người cho lực lượng Công an toàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Công an.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người; đồng thời, tích cực tham gia công tác phòng, chống và lên án, tố giác tội phạm mua bán người.
- Chỉ đạo và phối hợp thực hiện có hiệu quả các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
b) Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người trái với Luật Phòng, chống mua bán người để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ cho phù hợp.
- Biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan triển khai và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thi hành Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công gắn với thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật Phòng, chống mua bán người với các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em và quản lý, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng lợi dụng các hoạt động này để tổ chức các hoạt động mua bán người.
d) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cán bộ, chiến sỹ thuộc ngành quản lý; đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân địa bàn biên giới biển, đảo tham gia phòng, chống và lên án, tố giác tội phạm mua bán người.
- Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; nhất là hệ thống truyền thanh ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
- Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp tuyên truyền Luật Phòng, chống mua bán người gắn với các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ; đồng thời, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống và lên án, tố giác loại tội phạm này.
- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng ngừa, phát hiện việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mua bán người.
- Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
f) Sở Y tế:
Phối hợp hỗ trợ điều trị bệnh ban đầu cho các nạn nhân bị mua bán trở về (nếu có); đồng thời, tư vấn về sức khoẻ, giới tính cho phụ nữ, trẻ em nhằm tạo ý thức tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phòng, chống các hành vi xâm hại về tình dục.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống mua bán người trong các trường học; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người để học sinh, sinh viên nâng cao cảnh giác và lên án, tố giác tội phạm.
h) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí địa phương phục vụ việc triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh; đồng thời, hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ và kiểm tra việc thanh, quyết toán kinh phí đúng Luật Ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính hiện hành.
k) Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
- Phối hợp tuyên truyền, triển khai Luật Phòng, chống mua bán người cho cán bộ, hội viên; rà soát, lựa chọn xây dựng lực lượng tuyên truyền viên cơ sở là những phụ nữ bị mua bán trở về để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
- Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
l) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục Luật Phòng, chống mua bán người trong cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân gắn với vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phong trào xây dựng nông thôn mới và các phong trào khác của địa phương.
m) Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh:
- Tổ chức quán triệt nội dung Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ, nhân viên; nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết các vụ việc liên quan đến tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Đồng thời, hướng dẫn cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện các Đề án, Tiểu đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
n) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Xây dựng kế hoạch quán triệt, triển khai Luật Phòng, chống mua bán người tại địa phương; đồng thời, chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1455/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình khác của địa phương. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo.
2. Chế độ thông tin báo cáo:
a) Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
b) Giao trách nhiệm cho Công an tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện và sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo./.
- 1Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng ngãi
- 3Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 4Quyết định 1173/QĐ-TTg năm 2011 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng ngãi
- 7Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 1455/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 610/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết