Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 61/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ PHÂN CẤP RỪNG PHÒNG HỘ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

            - Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

            - Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

            - Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

            Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

            Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo Chính phủ.

            Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN QUY ĐỊNH VỀ

TIÊU CHÍ PHÂN CẤP RỪNG PHÒNG HỘ

(Kèm theo Quyết định  số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Văn bản này quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, áp dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất lâm nghiệp gồm: Đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.

Rừng phòng hộ là rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, góp phần hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.

Theo Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng phòng hộ bao gồm:

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn;

2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

3. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

II. TIÊU CHÍ PHÂN CẤP RỪNG PHÒNG HỘ

1. Rừng phòng hộ đầu nguồn

Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa n­ước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ.

1.1. Tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn

a) Tiêu chí 1: Lượng mưa

Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất, hạn hán và dòng chảy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhân tố mưa tương đối phức tạp và phụ thuộc vào đặc điểm của mưa, trong đó lượng mưa và độ tập trung là ảnh hưởng nhất.

Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm và độ tập trung, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói mòn đất và dòng chảy thành 3 cấp như sau:

 

Bảng 1. Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của lượng mưa

Cấp

Ký hiệu

Chỉ tiêu

Cấp 1

M1

- Lượng mưa > 2.000 mm/năm, hoặc

- Lượng mưa 1.500-2.000mm/năm tập trung trong 2,3 tháng

Cấp 2

M2

- Lượng mưa từ 1.500-2.000mm/năm, hoặc 

- Lượng mưa 1.000-1.500mm/năm tập trung trong 2,3 tháng

Cấp 3

M3

- Lượng mưa < 1.500mm/năm hoặc

- Lượng mưa < 1.000 mm/năm tập trung trong 2-3 tháng

b) Tiêu chí 2: Độ dốc

Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy càng lớn và ngược lại.

Căn cứ vào 3 cấp độ dốc theo 3 kiểu địa hình khác nhau:

 - Vùng A: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu > 50m

- Vùng B: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ  25 - 50m.

- Vùng C: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu <25m,

Phân chia mức độ ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất, dòng chảy và khả năng điều tiết nguồn nước như sau:

Bảng 2. Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc

Vùng

                 Độ dốc

     Cấp

Ký hiệu

Chỉ tiêu cấp độ dốc theo kiểu địa hình

A

B

C

Cấp 1

µ1

> 350

> 250

> 150

Cấp 2

µ2

260 - 350

150 - 250

80 - 150

Cấp 3

µ3

< 260

<150

<80

c) Tiêu chí 3: Độ cao tương đối 

Trong nghiên cứu xói mòn, một nhân tố địa hình phải được đề cập đến đó là chiều dài sườn dốc. Chiều dài sườn dốc có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất và dòng chảy mặt, sườn dốc càng dài bao nhiêu thì khối lượng và tốc độ dòng chảy, lượng đất bị bào mòn cũng tăng lên bấy nhiêu. Chiều dài sườn dốc được tính bằng khoảng cách từ điểm bắt nguồn dòng chảy mặt đến điểm diễn ra sự lắng đọng bùn cát . Tuy nhiên, việc xác định chiều dài sườn dốc chỉ phù hợp cho việc nghiên cứu xói mòn đơn lẻ trong một phạm vi hẹp, do đó để thuận tiện hơn cho việc xác định cấp phòng hộ, hiện nay thường thay thế nhân tố này bằng độ cao tương đối. Dựa vào sự chênh lệch độ cao giữa mức cao nhất và thấp nhất trong phạm vi dự án phòng hộ đầu nguồn (độ cao từ đỉnh núi, dông núi cao nhất xuống nhánh sông hay lòng sông suối chính của vùng dự án) để chia ra 3 cấp độ cao tương đối có mức xung yếu khác nhau.

Bảng 3. Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao tương đối

Cấp

Ký hiệu

Chỉ tiêu của độ cao tương đối

Cấp 1

C1

1/3 độ chênh cao về phía trên (đỉnh)

Cấp 2

C2

1/3 độ chênh cao ở khoảng giữa (sườn)

Cấp 3

C3

1/3 độ chênh cao về khoảng dưới (chân)

Ghi chú : Đối với mỗi dự án tuỳ tình hình thực tế sẽ dựa vào bản đồ địa hình để xác định chênh cao, từ đó tính ra chỉ tiêu định lượng cụ thể (điền vào cột 3) của các cấp trong bảng 3 nêu trên.

d) Tiêu chí 4: Đất (Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất)

Thành phần cơ giới được xác định bằng hàm lượng các hạt có kích thước khác nhau chứa trong đất. Khả năng ngấm nước của đất phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, qua đó ảnh hưởng tới khối lượng dòng chảy mặt. Dựa vào thành phần cơ giới với sự lưu ý đến độ dày tầng đất để chia mức độ độ ảnh hưởng tới đất khi bị dòng chảy tác động thành 3 cấp như sau:

Bảng 4. Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hưởng đối với đất

Cấp

Ký hiệu

Các chỉ tiêu của đối tượng đất

 

Cấp 1

 

Đ1

- Đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng (độ dày   tầng đất £ 80 cm), hoặc

- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.

Cấp 2

Đ2

- Đất cát hoặc cát pha, tàng đất dày > 80cm, hoặc

- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất 30 - 80 cm.

Cấp 3

Đ3

- Đất thịt năng hoặc sét, độ dày tầng đất > 30 cm, hoặc

- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất trên 80 cm

e) Tiêu chí 5: Quy mô diện tích

Diện tích để tiến hành rà soát, đánh giá và xác định cấp xung yếu các nhân tố tham gia phân cấp phòng hộ là khoảnh (tương đương 100 ha). Giá trị các trị số được tính cho khoảnh khi 70% diện tích khoảnh mang giá trị được tính toán trở lên.

1.2  Xác định cấp phòng hộ đầu nguồn đối với các loại đất Lâm nghiệp

Từ các tiêu chí trình bày trên, đất lâm nghiệp được phân thành 3 cấp phòng hộ đầu nguồn: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Ba cấp phòng hộ đầu nguồn này được quy định trong bảng tra cấp xung yếu rừng phòng hộ kèm theo quy định này.

                 Ngoài việc xác định diện tích rừng phòng hộ căn cứ vào các tiêu chí trên, trong quá trình xây dựng cần:

                 + Ưu tiên phòng hộ các công trình thuỷ điện, hồ đập thuỷ lợi.

                 + Đối với các diện tích ở ven hai bên bờ sông, nhánh sông, suối chính hoặc ven hồ, ven đập; mức độ xung yếu của các khu này sẽ được tăng lên một cấp (có nghĩa là diện tích ít xung yếu sẽ trở thành xung yếu và xung yếu sẽ thành rất xung yếu).

+ Đối với các diện tích liền kề với các công trình trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông miền núi v.v., mức độ xung yếu của các diện tích đó cũng sẽ được tăng lên một cấp.

2. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân c­ư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác.

2.1. Tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

a) Tiêu chí 1: Bậc thềm cát ven biển

Bậc thềm cát ven biển bao gồm các dạng: Cồn cát, đụn cát, bãi cát và thung cát (bao gồm các dạng cát san, cát lấp, cát chảy) v.v… Tùy theo đặc điểm khác nhau, song có thể quy về 4 dạng cơ bản sau đây:

- Đụn cát: Gồm các đụn và ngay cả cồn cát hẹp, giải cát đang di động được xếp chung vào dạng đụn cát. Đụn cát có dạng bát úp, cồn cao mấp mô không liên tục hoặc các cồn nằm kế tiếp nhau thành giải theo một hướng nhất định trong vùng cát. Đặc trưng đụn cát là dạng địa hình cát đang di động.

- Cồn cát: Là dạng bờ biển cát đã cố định hoặc bán cố định, có kiểu thấp, cao, mấp mô, bát úp, nằm sát nhau liên tục hoặc nằm riêng lẻ theo cùng hướng hoặc những hướng khác nhau.

- Bãi cát: Gồm các bãi rộng từ sát mép biển đến các thung cao, thấp, rộng, hẹp nằm xen kẽ các đụn cát, cồn cát hoặc mở rộng, kéo dài ra các vùng cát san, cát lấp. Vì vậy, bãi cát cũng có thể thoát nước hoàn toàn, thoát nước theo mùa hoặc ngập nước. Đặc trưng của bãi cát nhìn chung là thấp hơn đụn cát, cồn cát, địa hình thoải và cát không di động. Trong mỗi vùng bờ biển thì dạng bãi cát thường có tỷ lệ lớn nhất.

- Thung cát: Gồm các vùng trũng hoặc một dạng địa hình bất kỳ nằm trước vùng cát đang di động. Các địa hình này luôn thay đổi mỗi lần mưa bão hoặc sau những đợt lốc cát, bão cát...

b) Tiêu chí 2: Hiện trạng kinh tế xã hội của đối tượng bị hại

Trong tiêu chí này, trước khi đi vào cụ thể đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng bị hại, có thể chia ra các loại: Khu dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế nông công nghiệp. Chỉ tiêu chủ yếu để phân cấp xung yếu là dựa vào cấp quản lý hay tầm quan trọng cũng như mức độ tập trung hay phân tán của đối tượng bị hại, ngoài ra một chỉ tiêu không thể không xét đến là có nguy cơ bị vùi lấp không?

c) Tiêu chí 3:  Quy mô diện tích vùng cát

Quy mô diện tích vùng cát chia ra 2 cấp:  >100 ha và < 100 ha.

2.2. Xác định diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Từ các tiêu chí trình bày trên rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được xác định như sau:

- Rừng phòng hộ rất xung yếu là những diện tích có đụn cát, cồn cát di động, bãi tiếp giáp với địa hình cát di động, thung cát: cát di động theo nước mưa, lũ, bão hoặc khu vực nội địa đang bị cát san, cát lấp, gây nguy hại đến thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp, diện tích > 100 ha.

- Rừng phòng hộ xung yếu là những diện tích là cồn cát cố định, bãi cát ven biển, vùng nội địa sẽ bị cát san, cát lấp 5-10 năm, gây nguy hại cho các thị trấn, thị tứ, vùng trung tâm cụm xã, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp huyện liên huyện, cụm xã, nơi đồng ruộng ít, nhà máy nhỏ, rải rác, nơi làng mạc đường xá cầu cống chưa có nguy cơ bị cát vùi lấp trong 5 năm tới, diện tích <100 ha

- Khi xác định trên thực địa, kết hợp ý kiến địa phương, có thể đưa thêm 1 - 2 tiêu chuẩn phụ (nếu thấy cần thiết) cho phù hợp với đặc thù của vùng cát địa phương.

3. Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

3.1. Tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

a) Tiêu chí 1: Đối tượng phòng hộ

- Vùng bờ biển: Các vùng đất ngập triều có hoặc chưa có rừng ngập mặn nhưng có thể trồng được, giới hạn trừ các đảo và nơi đất cát.

- Vùng cửa sông: Giới hạn từ mép 2 bên bờ biển ven cửa sông vào tới vùng nước lợ (vùng không có rừng ngập mặn)

b) Tiêu chí 2: Tình trạng bờ biển, bờ sông chia ra:

- Xói lở

- Không xói lở

c) Tiêu chí 3: Các công trình bảo vệ bờ biển, bờ sông chia ra:

- Có đê, đập.

- Không có đê đập.

d) Tiêu chí 4:  Khoảng cách mực nước biển lúc triều cao trung bình

            - Đối với vùng ven biển

+ Từ 0-200 m

                        + Từ 200-500 m

            - Đối với vùng cửa sông

                        + Từ 0 đến 50 m

                        + Từ 50-200 m

                        + Từ 200-500 m

3.2. Xác định diện tích rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển

Từ các tiêu chí trình bày trên rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển được xác định như sau:

            - Rừng phòng hộ rất xung yếu là những vùng nơi ven biển, khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình là 200m, hoặc những vùng cửa sông có đê đập, hoặc không có đê đập và những vùng đang bị xói lở, khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình là 50m. Trong trường hợp vùng cửa sông đang xói lở thì khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình đến 200m.

            - Rừng phòng hộ xung yếu là những vùng ven biển không có đê, đập khoảng cách từ 200 đến 500m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình, hoặc những vùng cửa sông không có đê đập, trong khoảng từ 200-500m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình. Trong trường hợp cửa sông không xói lở thì rừng phòng hộ kết hợp sản xuất có thể được xác định trong khoảng từ 50-200m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình.

4. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

- Rừng phòng hộ bảo vệ môi tr­ường nhằm điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở khu đông dân c­ư, các đô thị và các khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.

- Rừng phòng hộ bảo vệ môi tr­ường là hệ thống các đai rừng, dải rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch bảo đảm chống ô nhiễm không khí, tạo môi trường trong sạch, tạo cảnh quan kết hợp với vui chơi giải trí, tham quan du lịch. Hoặc những dải rừng dọc theo các tuyến đường quốc lộ, nhằm chống tiếng ồn và bụi, tùy thuộc vào loại đường mà chiều rộng đai rừng phòng hộ mỗi bên giao động từ 10-50m.

- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được xác định cho từng công trình cụ thể và do các địa phương quyết định tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng địa phương, từng công trình có diện tích bình quân đầu người khoảng 20m2.

                                                                                               

KT. BỘ TRƯỞNG

Thứ trưởng Hứa Đức Nhị: Đã ký

 

 

 

 

 

 

                                                                                                 

 

 


PHỤ LỤC

Bảng 1.1.  BẢNG TRA CẤP XUNG YẾU RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

 Áp dụng cho vùng địa hình A: Địa hình đồi núi chia cắt sâu > 50 m

                                     L­îng m­a

       Cấp xung yếu

                                           §é cao     

§é dèc       §Êt                      t­¬ng ®èi

- M­a > 2000mm, hoÆc

- 1500-2000mm, tËp trung 2, 3 th¸ng

- M­a tõ 1500 - 2000mm, hoÆc

- 1000-1500mm, tËp trung 2, 3 th¸ng

-  M­a < 1.500mm, hoặc

- 1000-1500mm, tËp trung 2, 3 th¸ng

§Ønh

SS­ên ¬nS

Ch©n

§Ønh

  S­ên

Ch©n

§Ønh

S­ên S

Ch©n

 

 

> 350

- C¸t, c¸t pha, dµy £ 80 cm.

- ThÞt nhÑ, trung b×nh < 30cm

RXY

RXY

RXY

RXY

RXY

RXY

RXY

RXY

XY

- C¸t, c¸t pha, dµy >80 cm.

- ThÞt nhÑ, t/b×nh tõ 30 - 80cm

- ThÞt nÆng, sÐt, dµy < 30cm

RXY

RXY

RXY

RXY

RXY

XY

XY

XY

XY

- ThÞt, sÐt dµy > 30 cm

- ThÞt nhÑ, trung b×nh,  > 80 cm

RXY

RXY

RXY

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

 

 

26- 350

- C¸t, c¸t pha, dµy £ 80 cm.

- ThÞt nhÑ, trung b×nh < 30cm

RXY

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

- C¸t, c¸t pha, dµy >80 cm.

- ThÞt nhÑ, t/b×nh tõ 30 - 80cm

- ThÞt nÆng, sÐt, dµy < 30cm

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

- ThÞt, sÐt,  dµy > 30 cm

- ThÞt nhÑ, trung b×nh,  > 80 cm

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

 

 

< 250

- C¸t, c¸t pha, £ 80 cm.

- ThÞt nhÑ, trung b×nh, < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

- C¸t, c¸t pha, dµy >80 cm.

- ThÞt nhÑ, t/b×nh, tõ 30 - 80cm

- ThÞt nÆng, sÐt, dµy < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

- ThÞt, sÐt,  dµy > 30 cm

- ThÞt nhÑ, trung b×nh,  > 80 cm

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

Bảng 1.2.  BẢNG TRA CẤP XUNG YẾU RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

Áp dụng cho vùng địa hình B: Địa hình đồi núi chia cắt sâu từ 25 - 50 m

                                     Lượng mưa

    Cấp xung yếu

                                             Độ cao     

Độ dốc       Đất                    tương đối

- Mưa > 2000mm

- 1500-2000mm, tập trung 2, 3 tháng

- Mưa từ 1500 - 2000mm

- 1000-1500mm, tập trung 2, 3 tháng

-  M­a < 1.500mm, hoặc

- 1000-1500mm, tËp trung 2, 3 th¸ng

Đỉnh

Sườn

Chân

Đỉnh

Sườn

Chân

Đỉnh

Sườn

Chân

 

 

> 250

- Cát, cát pha, dày ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình < 30cm

RXY

RXY

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

- Thịt, sét dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

 

 

150-250

- Cát, cát pha, dày ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Thịt, sét,  dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

 

 

< 150

- Cát, cát pha, ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình, < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình, từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Thịt, sét,  dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

Bảng 1.3.  BẢNG TRA CẤP XUNG YẾU RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

Áp dụng cho vùng địa hình C: Vùng dịa hình đồi núi chia cắt sâu < 25 m

                                     Lượng mưa

       Cấp xung yếu

                                           Độ cao     

Độ dốc       Đất                      tương đối

- Mưa > 2000mm

- 1500-2000mm, tập trung 2, 3 tháng

- Mưa từ 1500 - 2000mm

- 1000-1500mm, tập trung 2, 3 tháng

-  M­a < 1.500mm, hoặc

- 1000-1500mm, tËp trung 2, 3 th¸ng

Đỉnh

Sườn

Chân

Đỉnh

  Sườn

Chân

Đỉnh

Sườn S

Chân

 

 

> 150

- Cát, cát pha, dày ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình < 30cm

RXY

XY

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Thịt, sét dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

 

 

8- 150

- Cát, cát pha, dày ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình < 30cm

XY

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

XY

XY

XY 

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Thịt, sét, dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

 

 

< 80

- Cát, cát pha, ≤ 80 cm.

- Thịt nhẹ, trung bình, < 30cm

XY

XY

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Cát, cát pha, dày >80 cm.

- Thịt nhẹ, t/bình, từ 30 - 80cm

- Thịt nặng, sét, dày < 30cm

XY

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

- Thịt, sét,  dày > 30 cm

- Thịt nhẹ, trung bình, > 80 cm

XY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

IXY

Chú giải: RXY = Rất xung yếu; XY = Xung yếu; IXY = Ít xung yếu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 61/2005/QĐ-BNN ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Số hiệu: 61/2005/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/10/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hứa Đức Nhị
  • Ngày công báo: 22/10/2005
  • Số công báo: Từ số 25 đến số 26
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản