Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 61/2003/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HUYỆN TỪ LIÊM, TỈ LỆ 1: 5000 ( PHẦN QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội Đồng Nhân và Uỷ ban Nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính Phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ - TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD - ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị;
Căn cứ Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, tỉ lệ 1:5000 ( Phần quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch giao thông ) đã được Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 14/2000/QĐ - UB ngày 14/2/2000;
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội tại tờ trình số 247/TTr – QHKT ngày 31 tháng 12 năm 2002, công văn số 15/QHKT – DA ngày 22/4/2003 của Ban quản lí dự án, Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, tỉ lệ 1:5000 ( phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi và qui mô lập quy hoạch:

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của huyện Từ Liêm hiện nay với tổng diện tích đất là 7515,25ha;

Dân số (dự kiến đến năm 2020): 257000 người.

Trong đó:

- Khu vực đô thị: diện tích đất là: 4016,65ha, dân số 160000người.

- Khu vực ngoài đô thị: Diện tích đất là 3498,6ha, dân số 97000 người.

 2. Mục tiêu:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt (quyết định số 108/1998/QĐ - TTg ngày 20/6/1998); Thông qua việc xác lập các hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường, cấp điện và thông tin bưu điện) đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trên địa bàn huyện Từ Liêm theo quy hoạch chi tiết (phần Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông và chuẩn bị kĩ thuật) đã được phê duyệt.

- Do dự kiến các dự án xây dựng đợt đầu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị.

- Làm cơ sở pháp lí cho công tác quản lí, tổ chức xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị trong địa bàn huyện Từ Liêm.

3. Các chỉ tiêu tính toán:

3-1. Khu vực đô thị:

Cấp nước:

- Nước cấp cho sinh hoạt: 200l/người ngày.

- Các nhu cầu khác tính theo quy hoạch chung.

 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

- Lượng nước bẩn cần xử lí được tính toán tương ứng theo tiêu chuẩn cấp nước.

- Rác thải sinh hoạt dự tính đến năm 2020: khoảng 1,2kg/người ngày.

Cấp điện:

Chiếu sáng sinh hoạt: 700W/người.

Công cộng, cơ quan: 50W/m2 sàn.

Thông tin bưu điện: 44 – 50 máy/100 dân.

3-2. Khu vực ngoài đô thị.

Cấp nước:

- Nước cấp cho sinh hoạt: 100 120l/người ngày.

- Các nhu cầu khác tính theo quy hoạch chung.

 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

- Lượng nước bẩn cần xử lí được tính toán tương ứng theo tiêu chuẩn cấp nước.

- Rác thải sinh hoạt dự tính đến năm 2020: khoảng 0,9kg/người ngày.

Cấp điện:

Chiếu sáng sinh hoạt: 280W/người.

Công cộng, cơ quan: 80W/m2 sàn.

Phụ tải công nghiệp: tính theo Quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2002 – 2010, có xét đến 2020 do Viện Năng Lượng lập, đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 698/QĐ - TTg, ngày 23/8/2002.

Thông tin bưu điện: 40 - 44 máy/100 dân.

4. Nội dung quy hoạch chi tiết các hệ thống hạ tầng kĩ thuật:

4-1- Khu vực đô thị:

4.1.1- Quy hoạch cấp nước :

Dự báo nhu cầu dùng nước: Tổng lượng nước tính toán Qmax = 130.000m3/ngày.

Nguồn nước:Được cấp từ hệ thống cấp nước chung của thành phố, trực tiếp trên địa bàn là các nhà máy nước Cáo Đỉnh công suất 60.000 m3/ngày, nhà máy nước Mai Dịch công suất 60.000 m3/ngày và nhà máy nước khai thác nguồn nước mặt sông Hồng hoặc sông Đà (sẽ quyết định theo dự án riêng) với công suất 500.000 m3/ngày, đợt đầu 150.000 m3/ngày.

Mạng lưới đường ống.

- Mạng lưới đường ống truyền dẫn có đường kínhD3001200mm. Ngoài các đường ống hiện có sẽ xây dựng thêm một số tuyến ống mới dọc theo đường vành đai 3, đường Láng – Hoà Lạc… và các đường phố chính khác theo Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/QĐ - TTg ngày 24/4/2000.

- Mạng lưới đường ống phân phối chính đường kính D90 ¸225mm, có chiều dài khoảng 135,6km, đặt theo đường quy hoạch hình thành mạng lưới phân phối đến từng khu vực. Mạng lưới ống cấp nước phân phối chính được đấu nối với đường ống truyền dẫn tại một số điểm thích hợp. Trong các khu vực đô thị mới, mạng lưới phân phối được xây dựng theo dự án của khu đô thị. Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính nhỏ hơn sẽ được thực hiện theo dự án cụ thể cho từng khu vực.

- Họng cấp nước phòng cháy, chữa cháy: Bố trí khoảng 1330 họng cấp nước chữa cháy với khoảng cách 150¸200m trên đường ống truyền dẫn và phân phối chính. Ngoài ra còn xây dựng 48 hố lấy nước tại các hồ điều hoà để dự phòng cấp nước chữa cháy cho khu vực.

4.1.2. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

a. Thoát nước bẩn:

Theo quy hoạch chung và quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Thủ Đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng. Khu vực huyện Từ Liêm được phân chia thành các vùng thoát nước và tương ứng mỗi vùng có trạm xử lí tập trung. Nước bẩn sau khi qua trạm xử lí, được làm sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sẽ thoát ra sông Nhuệ.

Khu vực đô thị hoá huyện Từ Liêm được phân chia thành 6 khu vực bao gồm:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC LƯU VỰC TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

TÊN LƯU VỰC

PHẠM VI CHÍNH CỦA LƯU VỰC

DIỆN TÍCH (ha)

Lưu vực 1

Khu công nghịêp Nam Thăng Long

213

Lưu vực 2

Khu đô thị Nam Thăng Long

117,02

Lưu vực 3

Khu vực Cổ Nhuế

1051,83

Lưu vực 4

Chủ yếu là khu vực Tây sông Nhuệ

340,16

Lưu vực 5

Đường 32 – CN Cầu Diễn, Khu đại học

1544,51

Lưu vực 6

Khu vực xã Trung Văn và phần còn lại thuộc Từ Liêm

118,67

Các trạm xử lí:

Trong địa bàn huyện dự kiến xây dựng 6 trạm xử lí chính:

- Đối với các lưu vực 1 và 2 xây dựng trạm xử lí riêng cục bộ cho từng lưu vực được thực hiện theo dự án đã nghiên cứu.

- Đối với lưu vực 3 và 4 nước thải được đưa về trạm xử lí Cổ Nhuế và trạm xử lý ở phía Tây sông Nhuệ, tổng công suất của hai trạm này là 50.000 m3/ngày. Trạm Cổ Nhuế còn xử lí cho một phần lưu vực của quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy. Do đất xây dựng trạm nằm ở phía Đông sông Nhuệ bị hạn chế nên sẽ được hỗ trợ bằng trạm xử lí ở phía Tây sông Nhuệ.

- Đối với lưu vực 5, nước thải được đưa về trạm xử lí Phú Đô có công suất 67.000 m3/ngày (cho cả lưu vực 5 và một phần lưu vực của quận Cầu Giấy).

 Trường hợp phần lưu vực 5 ở phía Tây sông Nhuệ được đô thị hoá trước khi xây dựng trạm xử lí Phú Đô thì xây dựng trạm xử lí Tây Mỗ công suất 10.000 m3/ngày, trạm Phú Đô với công suất 57.000 m3/ngày.

 Quy mô đất đai của trạm xử lí Phú Đô cần được dự phòng cho trường hợp nước thải của khu vực quận Ba Đình, một phần lưu vực của quận Đống Đa được đưa về xử lí tại trạm Phú Đô.

 Khu Đô thị Đại Học Tây Nam Hà Nội được giải quyết theo dự án riêng.

 - Đối với lưu vực 6: nước thải của lưu vực này (kết hợp với hệ thống của quận Thanh Xuân) được đưa về xử lí tại trạm Yên Xã ở phía Nam (địa bàn huyện Thanh Trì).

 Các đường ống thoát nước bẩn tự chảy tiết diện D300¸1100mm có tổng chiều dài khoảng 60km đặt dọc theo đường quy hoạch sẽ thu đón và đưa nước bẩn về trạm xử lí. Để hạn chế đường ống đặt quá sâu sẽ xây dựng 15 trạm bơm chuyển bậc và khoảng 25km đường ống áp lực.

 * Trong mỗi lưu vực, hệ thống thoát nước bẩn được giải quyết theo đặc điểm từng khu vực:

 Khu vực xây dựng mới: Xây dựng hệ thống cống riêng nước thải được đưa về các trạm xử lí của thành phố phù hợp với quy hoạch. Các khu vực có dự án riêng sẽ thực thi theo dự án được duyệt.

 Khu vực đã xây dựng và làng xóm trong phạm vi đô thị hoá: sử dụng hệ thống cống nửa chung nửa riêng. Nước thải được xử lí qua bể tự hoại, trong giai đoạn quá độ được thoát tạm vào hệ thống nước mưa, sau này khi hệ thống thoát nước bẩn riêng của khu vực được xây dựng, sẽ tách ra thoát vào hệ thống cống bao và cống nước thải riêng đưa về trạm xử lí.

 Các khu, cụm công nghiệp: Sẽ được xử lí tại từng nhà máy, xí nghiệp sau đó đưa về trạm xử lí tập trung của khu công nghiệp để xử lí tiếp. Sau khi được làm sạch bảo đảm tiêu chuẩn môi trường cho phép mới được thoát ra hệ thống bên ngoài.

 b. Vệ sinh môi trường:

 Lượng rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn huyện khoảng 192tấn/ngày.

 Việc thu gom rác sẽ do đơn vị chuyên ngành đảm nhiệm. Để thuận tiện trong thu gom vận chuyển và tái sử dụng cần phải tiến hành phân loại rác ngay từ nơi thải ra.

 - Đối với các nhà ở cao tầng cần xây dựng hệ thống thu gom rác từ trên cao xuống bể rác, kinh phí xây dựng được tính trong công trình.

- Đối với các nhà ở thấp tầng giải quyết rác theo hai phương thức:

Đặt các thùng rác tại các khu vực đất trống với bán kính phục vụ không quá 100m.

Xe thu gom rác đi thugom theo giờ cố định, các hộ dân trực tiếp đổ rác vào xe.

- Đối với khu vực làng xóm trước mắt vẫn sử dụng xe đẩy tay đi sâu vào ngõ nhỏ để thu gom rác thải, sau này sẽ cơ giới hoá từng bước việc thu gom theo điều kiện phát triển đường xá trong khu vực.

- Đối với các trung tâm thương mại dịch vụ công nhân cần đặt các thùng rác và xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho khách vãng lai.

- Đối với rác thải công nghiệp của các cơ quan xí nghiệp…phải vận chuyển đến nơi xử lí tập trung theo quy định.

4.1.3: Qui hoạch cấp điện và thông tin bưu điện.

a. Cấp điện:

-Tính toán phụ tải: theo số liệu của qui hoạch và thống kê các dự án đã nghiên cứu dự báo tổng phụ tải tính toán đến năm 2020 cho khu vực phát triển đô thị của huyện Từ Liêm khoảng 189,1MW.

 - Nguồn cung cấp điện: nguồn cung cấp điện cao thế cho huyện Từ Liêm được lấy từ 2 trạm 220/110KV; Chèm (2x250MVA), Hà Đông (2x250MVA) thông qua các trạm trung gian 110KV Chèm, Nghĩa Đô, Thanh Xuân hiện có sẽ cải tạo nâng công suất và trạm Cầu Diễn, HNT1dự kiến xây mới. Công suất của từng trạm trung gian này được thực hiện theo kế hoạch phù hợp với Qui hoạch phát triển và cải tạo lưới điện đã được duyệt. Một số dự án lớn như Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Khu Ngoại giao đoàn, Khu đô thị mới nam Thăng Long, Khu TDTTquốc gia… có trạm 110KV cấp riêng.

- Mạng phân phối 22KV: tổng chiều dài 304Km.

Khu vực xây mới: các tuyến trung thế xây mới đặt cáp ngầm 22KV mạch kép hoặc mạch vòng vận hành hở để các trạm hạ thế 22/0,4KV hoạt động được an toàn. Trạm hạ thế 22/0,4KV dùng kiểu trạm kín (đặt riêng hoặc đặt trong công trình ), trạm kios, lưới hạ thế đi ngầm. Các khu vực có dự án sẽ được thực thi theo dự án được duyệt.

Khu vực đã xây dựng và làng xóm: Cải tạo thay dần các tuyến dây nổi 35, 10(6)KV hiện có sang cáp ngầm 22KV. Các trạm biến áp treo hiện có tạm sử dụng và thay dần bằng trạm xây, trạm kiôt hoặc trạm một cột tuỳ theo điều kiện đất đai và yêu cầu cảnh quan của từng vị trí. Lưới hạ thế dây trần được cải tạo thành cáp nổi vặn xoắn hoặc đi ngầm.

b. Thông tin bưu điện:

- Xây dựng các tổng đài:

  Tổng đài điều khiển: Cải tạo tổng đài Từ Liêm đạt dung lượng 99000 số, xây mới tổng đài Nghĩa Tân dung lượng 56000 số và tổng đài Nam Thăng Long dung lượng 57000 số, cải tạo tổng đài Thượng Đình với dung lượng 89000 số.

  Tổng đài vệ tinh: Xây mới và cải tạo 14 tổng đài vệ tinh có dung lượng mỗi tổng đài 3000 - 10000 số.

 Các tổng đài điều khiển và các tổng đài vệ tinh được liên hệ với nhau bằng mạng cáp quang dài 42Km hình thành mạng vòng truyền đẫn có tốc độ cao.

- Xây dựng hệ thống thông tin bưu điện:

Từ tổng đài vệ tinh 3000 - 10000 số sẽ xây dựng mạng thông tin gồm mạng cáp gốc đến các tủ cáp của từng khu vực. Đối với các khu đô thị mới, các khu vực đã có dự án riêng sẽ thực hiện theo dự án được duyệt.

Căn cứ vào số thuê bao ở từng khu vực sẽ xác định dung lượng, vị trí tủ cáp ở giai đoạn lập dự án đầu tư.

Đối với các khu vực đã xây dựng: Hệ thống thông tin bưu điện sẽ được cải tạo phù hợp nhằm phục vụ tốt cho các thuê bao và đảm mỹ quan.

Xây dựng các bưu cục, dịch vụ bưu điện tại vị trí xây dựng tổng đài và các công trình công cộng để đảm bảo bán kính hợp lí.

4.1.4 Qui hoạch hệ thống hào và tuynen kĩ thuật.

Trên các tuyến đường xây dựng mới, từ cấp phân khu vực trở lên xây dựng các tuyến hào hoặc tuynen kĩ thuật dọc và ngang đường để bố trí các tuyến đường dây, đường ống hạ tầng kĩ thuật, tránh đào bới sau khi xây dựng đường. Các đường dây, đường ống bố trí trong hào, tuynen kĩ thuật bao gồm: các đường cáp điện, các đường cáp bưu điện và thông tin liên lạc, các đường ống cấp nước phân phối… Đối với các đường phố có bề rộng từ 50 m trở lên có thể bố trí hào, tuynen kĩ thuật hai bên đường. Tổng chiều dài các đường phố có bố trí hào, tuynen kĩ thuật khoảng 164Km.

4.2 Khu vực ngoài đô thị

4.2.1- Cấp nước: tổng nhu cầu cấp nước Qmax khoảng 20.000m3/ngày. Đối với khu vực ngoài vùng phát triển đô thị chủ yếu là các làng xóm về cơ bản được giải quyết theo các chương trình nước sạch nông thôn sẽ xây dựng các trạm cấp nước cục bộ tại thôn, xã hoặc các phương thức tự cấp bằng giếng khoan nhỏ cấp nước cho gia đình hoặc một cụm dân cư. Riêng các làng xóm nằm kề cận nhà máy nước và bãi giếng, giáp khu vực đô thị có hệ thống cấp nước của thành phố sẽ được cấp nước từ hệ thống chung của thành phố.

4.2.2 – Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: các làng xóm nằm phân tán, xen kẽ với đất nông nghiệp cho nên giải pháp cơ bản là xây dựng bể tự hoại để xử lí nước thải trong từng nhà, từng công trình sau đó thoát vào hệ thống thoát nước mưa hoặc hệ thống thuỷ nông cuả khu vực. Đối với các làng xóm lớn hoặc cụm làng tập trung, khi có điều kiện sẽ xây dựng trạm xử lí cục bộ. Rác thải được thu gom, phân loại, một phần chế biến làm phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, còn lại được vận chuyển vào bãi rác của thành phố.

4.2.3- Cấp điện: tổng nhu cầu cấp điện năm 2020 khoảng 26,78MW. Việc xây dựng và cải tạo hệ thống cấp điện tương tự như các khu vực đã xây dựng trong đô thị, được thực hiện theo các chương trình cải tạo lưới điện huyện, từng xã hoặc từng khu vực. Mạng cao thế và hệ thống trung thế cơ bản được xây dựng theo Qui hoạch phát triển và cải tạo lưới điện Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 – 2010.

5. Qui hoạch xây dựng đợt đầu:

5.1. Hệ thống cấp nước:

- Đường ống truyền dẫn: Xây dựng mới khoảng hơn 30Km đường ống truyền dẫn dọc đường Vành đai 3, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, đường Láng – Hoà Lạc, đường vào khu LHTT Quốc gia… có đường kính D300 – 1200mm và mạng ống truyền dẫn bảo đảm truyền phát nước của nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt sẽ xây dựng (tuyến ống cụ thể phụ thuộc phương án nhà máy nước mặt sông Hồng hoặc sông Đà). Mạng truyền dẫn được xây dựng phù hợp với Qui hoạch hệ thống cấp nước Hà Nội đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/ QĐ - TTg ngày 24 /4/2000.

- Xây dựng khoảng 60Km đường ống phân phối chính D90 ¸225mm trong các khu vực dự án phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu cấp nước của các công trình xây dựng, đồng thời thực hiện một bước cải tạo hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước hiện có cho phù hợp với qui hoạch. Ưu tiên các khu vực xen kẹp với các dự án phát triển đô thị và khu vực được bổ sung nguồn nước (do xây dựng nhà máy nước, đường ống truyền dẫn mới), khu vực có khó khăn về cấp nước.

5.2. Hệ thống thoát nước bẩn:

Trong khu vực xây dựng đợt đầu, có nhiều dự án phát triển các khu đô thị mới với qui mô lớn nên sẽ xây dựng dựng ngay hệ thống thoát nước bẩn riêng phù hợp với qui hoạch lâu dài bao gồm 10 trạm bơm chuyển bậc (tổng công suất 80.000m3/ngày) và hơn 50Km đường ống thoát nước bẩn chính (kể cả đường ống tự chảy và đường ống áp lực) đưa nước bẩn về trạm xử lí, xây dựng sớm trạm xử lí nước thải Phú Đô, Cổ Nhuế. Trong khi các trạm xử lí này chưa được xây dựng thì giải quyết quá độ như sau:

Nước thải của công trình được xử lí qua bể tự hoại. Nước sau xử lí được thoát ra hệ thống thoát nước bẩn để tới trạm bơm chuyển bậc rồi được thoát tạm vào hệ thống thoát nước mưa.

Đối với những khu vực đã có dự án riêng được duyệt sẽ thực thi theo dự án trên cơ sở phù hợp với những định hướng của hệ thống thoát nước bẩn chung của khu vực.

5.3. Hệ thống cấp điện và thông tin bưu điện:

5.3.1 Hệ thống cấp điện:

Nguồn cấp: từ các trạm trung gian 110 KV, bao gồm các trạm đã có: Chèm, Thanh Xuân, Nghĩa Đô và các trạm xây dựng mới: Cầu Diễn, HNT1.

Mạng lưới xây dựng hệ thống cáp ngầm 22KV dài 177Km, các trạm biến áp 22/0,4KV và hệ thống cáp ngầm hạ thế tại các khu vực xây mới. Đối với khu vực đã xây dựng thì tận dụng hệ thống hiện có kết hợp cải tạo, bổ sung các khu vực còn thiếu nguồn và mạng.

5.3.2 Thông tin bưu điện:

Tổng đài điều khiển: cải tạo tổng đài Từ Liêm (thuộc địa bàn quận Cầu Giấy) đạt dung lượng 99000 số và xây mới tổng đài Nam Thăng Long dung lượng 57000 số.

Tổng đài vệ tinh: xây mới và cải tạo 6 tổng đài vệ tinh có dung lượng mỗi tổng đài 3000 – 10000 số.

Mạng lưới thông tin bưu điện xây dựng hoàn chỉnh cho các khu vực xây mới. Tại các khu vực đã có dự án riêng thực hiện theo dự án được duyệt.

6. Tổng hợp khối lượng xây dựng hạ tầng kĩ thuật:

STT

NỘI DUNG XÂY DỰNG

KHỐI LƯỢNG

Tổng KL

Đợt đầu

I

Hệ thống cấp nước

 

 

 

* Nhà máy nước:

- Xây mới NM mặt Nam sông Hồng

(tính cho phương án NM nước mặt sông Hồng)

- Nhà máy nước Cáo Đỉnh (cải tạo)

1 nhà máy

 

 

1 nhà máy

Đợt 1: 150.000m3/ngày

 

Nâng CS từ 30.000 lên 60.000m3/ngày

 

*Đường ống cấp nước (xây mới)

Đường ống truyền dẫn D300-1200mm

Đường ống phân phối D90-225mm

 

64,1km

135,6km

 

33,4km

61,8km

 

*Họng cấp nước chữa cháy (xây mới)

1330 cái

635 cái

 

*Hố thu nước cứu hoả (xây mới)

48 cái

24 cái

II

Hệ thống thoát nước bẩn (xây mới):

 

24 cái

 

- Cống tự chảy D300-1100mm

61,4km

38,6km

 

- Cống áp lực D250 - 450mm

23,7km

16,5 km

 

- Trạm bơm chuyển bậc

15 trạm (Tổng công suất 150.000 m3/ngày)

10 trạm

(Tổng công suất 80.000 m3/ngày)

 

- Trạm xử lý nước thải

3 trạm (Tổng công suất 117.000 m3/ngày)

2 trạm (Tổng công suất 84.000 m3/ngày)

III

Cấp điện và Thông tin bưu điện

 

 

 

*Cấp điện:

 

 

 

- Trạm 110/22Kv (xây mới):

(Theo QH lưới điện được duyệt)

2 trạm

206 MVA

2 trạm 206 MVA

 

- Trạm 110/22Kv (xây mới):

(Theo QH lưới điện được duyệt)

2 trạm

147 MVA

2 trạm

147 MVA

 

- Trạm cắt 22KV (Xây mới)

1 trạm

1 trạm

 

- Dây nổi 110Kv (xây mới)

10 km

10 km

 

- Cáp 22 Kv (xây mới)

304 km

177 km

 

*Thông tin bưu điện:

 

 

 

- Tồng đài điều khiển (xây mới)

1 trạm

(57.000 số)

1 trạm

(57.000 số)

 

- Tổng đài vệ tinh

(cải tạo, nâng công suất và xây mới)

14 trạm

(65.000 số)

6 trạm

(25.000 số)

 

- Cáp quang.

42 km

28 km

IV

Hào và tuynen kỹ thuật

164km

108km

Ghi chú: Khối lượng dự tính trong bảng chủ yếu là các công trình đầu mối và trục chính (bao gồm các hạng mục xây dựng mới và cải tạo các công trình hiện có). Các hạng mục chi tiết, cấp thấp hơn sẽ được xác định khi nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

7. Các dự án cần ưu tiên:

 Để phục vụ các công trình xây dựng đợt đầu, ngoài hệ thống hạ tầng kĩ thuật được xây dựng trên địa bàn huyện, cần đầu tư xây dựng một số công trình đầu mối, trục chính (trong đó một số hạng mục nằm ngoài địa bàn huyện ) để đảm bảo sự đồng bộ và khả năng hoạt động hiệu quả của cả hệ thống trên cơ sở phù hợp với hệ thống chung mà qui hoạch đã xác định. Các dự án này gồm:

 - Dự án xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước mưa gồm: hồ điều hoà, kênh mương chính và trạm bơm ra sông Nhuệ của các lưu vực Cổ Nhuế, Phú Đô, Trung Văn.

 - Dự án xây dựng trạm xử lí nước bẩn tập trung tại Cổ Nhuế, Phú Đô (kể cả trạm bơm chuyển bậc và đường ống đưa nước bẩn đến trạm xử lí).

 - Dự án nghiên cứu và phát triển nguồn nước cấp cho thành phố từ nguồn nước mặt sông Hồng hoặc sông Đà.

 - Các công trình đầu mối về cấp điện, thông tin bưu điện đề nghị thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ nêu trog các qui hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.

Điều 2:

 Giám đốc sở Qui hoạch – Kiến trúc kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ kèm quyết định này trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký; phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm tổ chức công bố Qui hoạch chi tiết hệ thống hạ tầng kĩ thuật huyện Từ Liêm, tỷ lệ 1:5000 được phê duyệt để các tổ chức, cơ quan, nhân dân biết và giám sát thực hiện.

 Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm chịu trách nhiệm quản lí, kiểm tra, giám sát xây dựng theo qui hoạch và xử lí các trường hợp xây dựng sai qui hoạch theo thẩm quyền và quy định cuả pháp luật.

 Quyết định này có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3:

 Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở: Qui hoạch – Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư. Xây dựng, Giao thông Công chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Địa chính – Nhà đất; Giám đốc công ty Điện lực Hà Nội, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn huyện Từ Liêm, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên