Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14/2000/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/5000 ( PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG)

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2000;
Căn cứ Quyết định 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại tờ trình số 14/TTr-KTST ngày 06/01/1999 và công văn số 708/KTST-DA ngày 18/11/1999,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, tỷ lệ 1/5000 ( phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập tháng 7 năm 1999 với các nội dung chính như sau:

1. Vị trí, phạm vi, ranh giới và quy mô:

1.1. Vị trí, phạm vi và ranh giới:

Huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của nội thành Thành phố Hà Nội, được giới hạn như sau:

 - Phía Bắc giáp huyện Đông Anh

 - Phía Nam giáp quận Thanh Xuân và tỉnh Hà Tây

 - Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và quận Thanh Xuân

 - Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây

1.2.Quy mô:

 - Tổng diện tích nghiên cứu: 7515,25 ha

 Trong đó:

 + Khu vực phát triển đô thị đến năm 2020 có diện tích: 4016,75 ha:

 + Khu vực ngoài đô thị có diện tích: 3498,50 ha

-Dân số hiện trạng toàn Huyện là 186.187 người (tính tới thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999).

Trong đó : Dân số khu vực đô thị khoảng 113.978 người.

-Dân số ngoài khu vực đô thị khoảng 72.209 người.

2. Nội dung quy hoạch chi tiết :

2.1. Tính chất - Mục tiêu

- Huyện Từ Liêm là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội nằm trong khu vực định hướng phát triển chủ yếu của thành phố đến năm 2020, phần lớn đất tự nhiên nằm trong vùng phát triển của Thành phố trung tâm, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, đồng thời cũng là vành đai xanh sinh thái của Thành phố.

- Ngoài ra, Từ Liêm cũng còn là huyện sản xuất nông nghiẹp, cung cấp một phần các sản phẩm nông nghiệp cho Thành phố.

- Thiết kế quy hoạch chi tiết một đơn vị hành chính cấp huyện của đô thị nhằm cụ thể hoá định hướng Quy hoạch chung Thủ đô và xác định chức năng sử dụng đất, quỹ đất trên địa bàn huyện Từ Liêm.

- Định hướng mạng lưới văn hoá giáo dục, dịch vụ thương mại trên địa bàn Huyện.

- Xác định các khu vực công trình là di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh để bảo tồn theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

- Xác định mạng lưới giao thông chính trên địa bàn huyện.

2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch đạt được:

*Tổng diện tích đất toàn huyện : 7515,25 ha

*Dân số toàn huyện đến năm 2020 : 257.000 người

Trong đó :

Khu vực ngoài đô thị :

*Tổng diện tích đất : 3498,50 ha

*Dự báo dân số đến năm 2020 : 97.000 người

*Số hộ : 24.250 hộ

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC NGOÀI ĐÔ THỊ

 TT

Hạng mục

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Diện tích (ha)

1

Đất ở (các lô đất ở gia đình)

m2 /người

56,00

541,99

2

Đất công cộng

m2 /ngưòi

10,00

97,00

3

Đất giao thông và hạ tầng KT

m2 /ngưòi

10,00

97,00

4

Đất cây xanh tập trung

m2 /ngưòi

3,00

29,10

 Tổng cộng

 

 

765,09

 

Khu vực đô thị:

*Tổng diện tích đất : 4016,75 ha

*Dự báo dân số đến năm 2020 : 160.000 người

BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC ĐÔ THỊ

TT

Hạng mục

Diện tích

Tỷ lệ

Tiêu chuẩn

 

 

( ha )

( % )

( m2 / người )

A

Đất ngoài dân dụng

1311,19

32,64

81,95

1

Đất công nghiệp, kho tàng

509,05

12,67

31,82

2

Đất an ninh - quốc phòng

83,58

2,08

5,22

3

Đất cách ly, đầu mối kỹ thuật

189,47

4,72

11,84

4

Hồ điều hoà

234,00

5,83

14,63

5

Sông Nhuệ (cả dải cách ly bảo vệ )

149,37

3,72

9,34

6

Đất giao thông đối ngoại

99,00

2,46

6,19

7

Đất ngoại giao đoàn

46,72

1,16

2,92

B

Đất dân dụng khác

459,62

11,44

28,73

1

Đất cơ quan, viện nc, trg đào tạo

448,77

11,17

28,05

2

Đất di tích

10,85

0,27

0,68

C

Đất dân dụng

2245,94

55,92

140,37

1

Đất công trình công cộng

230,03

5,73

14,38

4

Đất cây xanh TDTT

789,08

19,64

49,32

3

Đất giao thông

336,00

8,37

21,00

4

Đất khu ở

890,83

22,18

55,68

Tổng cộng ( A+B+C )

4016,75

100,00

251,05

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐẤT KHU Ở

TT

Hạng mục

Diện tích

Tỷ lệ

Tiêu chuẩn

 

 

( ha )

( % )

( m2 / người )

1

Đất công trình công cộng

64,00

7,18

4,00

2

Đất sân, đường

48,00

5,39

3,00

3

Đất cây xanh

64,00

7,18

4,00

4

Đất đơn vị ở

714,83

80,24

44,68

 Tổng cộng

890,83

100,00

55,68

2.3. Quy hoạch sử dụng đất :

a. Quy hoạch các khu ở :

*Làng xóm trong khu đô thị :

Trên cơ sở ranh giới hiện có, cải tạo, nâng cấp theo hướng đô thị hoá, xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống công trình công cộng, cây xanh cấp đơn ở, mở rộng các tuyến đường, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giảm mật độ dân cư trong khu vực làng xóm xuống đến 150 người /ha để cải thiện điều kiện sống cuả người dân trong khu vực.

Tầng cao bình quân : 2 tầng

Mật độ xây dựng trung bình khoảng : 30%

Hệ số sử dụng đất trung bình khoảng : 0,6 lần

*Đối với làng xóm ngoài khu vực đô thị :

 Trên cơ sở giữ nguyên làng xóm cũ, bổ sung thêm các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật... đồng thời có dự báo quỹ đất dãn dân cho khu vực cũng như các nhu cầu xây dựng khác theo quy hoạch.

 Tầng cao bình quân : 1,5 tầng

Mật độ xây dựng trên đất ở : 40-45%

Hệ số sử đất trung bình khoảng : 0,6-0,7 lần

*Đất ở đô thị đã có :

Tập trung cải tạo, đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng công trình, nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân.

Tầng cao bình quân : 2,5 tầng

Mật độ xây dựng trung bình : 50÷55%

Hệ số sử dụng đất trung bình khoảng : 1,2¸1,3 lần

*Đất ở xây mới :

Được xây dựng theo cơ cấu đơn vị ở, đảm bảo chi tiêu đối với các công trình công cộng và cây xanh trong đơn vị ở theo đô thị hiện đại.

 Một số khu vực dự kiến xây dựng các khu nhà ở cao cấp, đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị (các khu ở cao cấp trong các dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long, khu nhà ở Cầu Diễn...).

Tầng cao bình quân : 5 tầng

Mật độ xây dựng trung bình : 40¸45%

Hệ số sử dụng đất trung bình: khoảng 2¸2,2 lần

b. Quy hoạch hệ thống công cộng :

*Trong ranh giới huyện, tại vị trí tiếp giáp với quận Tây Hồ (Xuân La, Xuân Đỉnh) dành đất xây dựng trung tâm Tài chính thương mại, thông tin của thành phố, ở đây có tháp truyền hình, các công trình công cộng thương mại dịch vụ lớn...

*Công trình công cộng cấp quận và thành phố :

-Trong địa bàn huyện, xây dựng các công trình công cộng tập trung tại các khu vực : Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Mỹ Đình, Mễ Trì.

-Trung tâm hành chính, chính trị của huyện dọc đường 32.

-Trung tâm thể dục thể thao của huyện tại xã Phú Diễn, cạnh đường 32.

- Bến xe khách liên tỉnh tại Mỹ Đình, bến xe tải liên tỉnh tại Nhổn, bến xe trung chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp Cầu Diễn (xã Minh Khai).

- Các cụm công trình công cộng tại khu vực ngoài đô thị được bố trí tại khu xung quanh nút giao cắt của các tuyến đường liên xã, liên thôn, dọc theo trục đường 70 làm cơ sở hình thành các trung tâm mới trong tương lai.

- Từng bước xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, hành chính phía Tây của Thành phố và khu vực tại Nhổn và Tây Mỗ trên cơ sở các yếu tố sẵn có (bến xe tải liên tỉnh, khu tập huấn thể thao Quốc gia, chợ đầu mối, đường 32, đường 70, đường Láng - Hoà Lạc).

- Từng bước xây dựng quần thể văn hoá thể thao Tây Nam Hàn Nội với các chức năng chính :

+Khu Liên hợp thể dục thể thao Quốc gia.

+Khu vui chơi giải trí.

+Vườn động vật bán hoang dã.

+Khu công viên văn hoá Hà Nội.

- Hệ thống chợ đầu mối, chợ chuyên doanh và kinh doanh tổng hợp được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho giao thông và đầu tư hạ tầng, phù hợp với quy hoạch “ cải tạo mạng lưới chợ Hà Nội đến năm 2020”.

- Xây dựng một số bệnh viện đa khoa tại Cổ Nhuế và Trung Văn.

*Công trình công cộng khu ở và đơn vị ở :

- Trong các đơn vị ở chỉ tiêu bình quân đất công cộng cần đạt chỉ tiêu bình quân khoảng 4m2/người. Vị trí của các công trình công cộng của khu ở và đơn vị ở được xác định phù hợp với tính chất và chức năng của công trình.

- Các đơn vị được ưu tiên bố trí các công trình công cộng thiết yếu, phục vụ hàng ngày (cơ quan hành chính cấp phường, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, câu lạc bộ cho người già và trẻ em, khu cây xanh, sân chơi,chợ, bãi đỗ xe, nơi thu gom rác...).

- Mạng lưới giáo dục được bố trí theo định hướng của quy hoạch mạng lưới trường học của huyện Từ Liêm do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu.

c. Quy hoạch khu cây xanh công viên :

- Hình thành vanh đai xanh sinh thái của Thành phố. Trong địa bàn huyện xây dựng các khu cây xanh, công viên, thể dục thể thao (công viên cấp Thành phố tại Cổ Nhuế, Thuỵ Phương, cấp khu vực tại Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, cấp Quốc gia tại Mỹ Đình và Mễ Trì).

- Các khu cây xanh, công viên, hồ điều hoà tập trung chủ yếu tại các xã Cổ Nhuế, Mỹ Đình, kết hợp với hệ thống cây xanh cách ly hai bên bờ sông Nhuệ tạo thành hệ thống xanh liên tục, kết hợp với vườn quả sinh thái tự nhiên tại Phú Diễn, Minh Khai đáp ứng lợi ích kinh tế, cải thiện môi trường và cảnh quan du lịch.

d. Khu ngoại giao đoàn:

Được xây dựng đồng bộ tại Xuân Đỉnh với quy mô 62,26 ha.

e. Quy hoạch các cơ quan, trường đào tạo:

- Các cơ quan, trường đào tạo hiện có trên địa bàn huyện đã được xây dựng tương đối ổn định, được giữ lại, chỉnh trang, nâng cấp tạo bộ mặt đô thị hiện đại.

- Các trường đại học dự kiến bố trí tập trung tại khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ, phía Tây sông Nhuệ, trên đường Láng-Hoà Lạc.

g. Quy hoạch các khu công nghiệp:

- Cải tạo, nâng cấp, đầu tư chiều sâu các khu công nghiệp hiện có tại Chèm, phía Nam cầu Thăng Long ( chủ yếu là công nghiệp xây dựng)

- Xây dựng khu công nghiệp Nam Thăng Long: Chủ yếu là loại hình công nghiệp kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, thử nghiệm, phần còn lại là công nghiệp không độc hại, ít gây ảnh hưởng tới môi trường.

- Dành đất bố trí các công trình công nghiệp ít độc hại tại khu công nghiệp Cầu Diễn, để di chuyển một số xí nghiệp sản xuất từ nội thành ra và phát triển thêm một số nhà máy, xí nghiệp khác.

- Ngoài ra, một số cơ sở công nghiệp hiện có nằm rải rác, xen lẫn khu dân dụng sẽ được cải tạo, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cần bố trí thêm diện tích cây xanh để đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường đô thị.

- Trong các đơn vị ở sẽ bố trí thêm một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phân tán để giải quyết một phần lao động cho dân cư là phi nông nghiệp.

- Nhà máy xử lý rác hiện có của Thành phố tại xã Tây Mỗ vẫn tạm thời cho duy trì, song trong tương lai sẽ được di chuyển tới vị trí thích hợp, chấm dứt tình trạng chôn lấp rác gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị.

 Xây dựng nghĩa trang Tây Tựu, di chuyển các nghĩa trang nằm rải rác trong khu vực làng xóm, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

2.4. Quy hoạch giao thông:

a. Khu vực đô thị phát triển đến năm 2020:

*Mạng lưới đường:

Mạng lưới đường giao thông trong khu vực bao gồm đầy đủ các cấp hạng đường: đường cao tốc có mặt cắt ngang ³ 68m, đường chính và liên khu vực có mặt cắt ngang là 50m, đường khu vực có mặt cắt ngang là 40m, đường phân khu vực có mặt cắt ngang từ 25m đến 35m, đường nhánh có mặt cắt ngang là 20,5m.

Sớm từng bước xây dựng, cải tạo một số tuyến đường:

- Tuyến đường vành đai 3 đoạn từ Ngã 3 Thăng Long đến đường Nguyễn Trãi với mặt cắt ngang rộng 68m.

- Hoàn thiện tuyến cao tốc Láng-Hoà Lạc ( đoạn đi qua địa bàn huyện).

- Cải tạo, mở rộng đường 32 từ Ngã 3 Thăng Long đến Nhổn với mặt cắt ngang là 50m.

- Tiếp tục mở tuyến đường Hoàng Quốc Việt tới ga Phú Diễn với mặt cắt ngang là 50m.

- Xây dựng tuyến đường nối từ đường 32 và đường Láng-Hoà Lạc vào khu đất dự án Trung tâm thể thao Quốc gia.

*Bãi đỗ xe :

Dự kiến quỹ đất này sẽ chiếm khoảng 3% quỹ đất giao thông ( việc xác định các vị trí cụ thể sẽ được thực hiện trong các giai đoạn nghiên cứu tỉ lệ lớn hơn).

 *Giao thông đối ngoại:

Huyện Từ Liêm hiện có một số đầu mối giao thông đối ngoại quan trọng cấp Thành phố:

- Ga đường sắt quốc gia Phú Diễn

- Bến xe khách liên tỉnh phía Tây

- Bến xe tải liên tỉnh phía Tây

- Cảng Thượng Cát

* Giao thông công cộng:

- Đường sắt đô thị:

+ Tuyến từ Trung tâm Thành phố-Hoàng Quốc Việt- ga Phú Diễn-khu công nghiệp Nam Thăng Long.

+ Tuyến theo đường vành đai 3 lên sân bay quốc tế Nội Bài

+ Tuyến Láng-Hoà Lạc

+ Tuyến Nguyễn Trãi-Hà Đông

- Các tuyến xe buýt: Trên các tuyến đường 32, đường Xuân Thuỷ, đường Hoàng Quốc Việt, đường vành đai 3.

- Một số chỉ tiêu chính:

+ Mật độ đường: 4,69km/km2

+ Đạt chỉ tiêu: 21m2/người

b. Khu vực ngoài đô thị :

Phát triển mạng lưới giao thông liên xã, liên thôn.

2.5. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

* Thiết kế hệ thống thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống cống riêng, kết hợp với hệ thống mương, hồ điều hoà và trạm bơm đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động theo chế độ tự chảy khi mực nước sông Nhuệ thấp và bơm cưỡng bức khi mực nước sông Nhuệ cao.

*Khu vực đô thị hoá được chia thành 5 lưu vực thoát nước với tổng diện tích hồ điều hoà là 234 ha, hướng thoát nước chính ra sông Nhuệ.

* Thiết kế san nền:

- Cao độ san nền dự kiến thấp nhất: 6,0m

- Cao độ san nền dự kiến trung bình: 6,5m

- Chiều cao đắp nền trung bình: 0,5-1,6m

* Hệ thống đê điều:

- Các khu vực giáp tuyến đê sông Hồng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ đê điều.

- Dự kiến xây dựng tuyến đê bao tả Nhuệ của Thành phố dọc theo sông Nhuệ nhằm chống lũ tập hậu vì vậy phải chú ý trong quá trình xây dựng dọc theo tuyến sông nói trên.

3. Quy hoạch xây dựng đợt đầu ( đến năm 2005):

 Khu vực xây dựng đợt đầu gồm các dự án khu đô thị mới Nam Thăng Long, khu Ngoại giao đoàn, Tháp truyền hình, đô thị mới Mỹ Đình, khu thể thao của huyện, Trung tâm thể thao Quốc gia, công viên Mễ Trì. Mục đích tập trung vốn đầu tư sớm hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng và hoàn thiện bộ mặt kiến trúc đô thị. Song song với việc khai thác xây dựng đất chưa sử dụng, tiến hành cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực làng xóm nằm trong khu vực đô thị hoá, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà giữa khu xây dựng mới và cải tạo.

Điều 2:

- Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, ký xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được duyệt để thực hiện và quản lý; tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết được duyệt để cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

- Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trường xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3:

Chánh văn phòng UBND Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông công chính, Xây dựng, Địa chính-Nhà đất, Tài chính vật giá; Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện Từ Liêm; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 14/2000/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm – Hà Nội, tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 14/2000/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/02/2000
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/02/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản