Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6098/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Hợp đồng”;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số Chính sách hỗ trợ việc áp dụng “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp”;
Căn cứ Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT về “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách sự nghiệp đối với hoạt động Khuyến nông”;
Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định về sản xuất Rau, Quả, Chè an toàn”;
Căn cứ Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/07/2012 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 ban hành “Quy định thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016”; số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về “Quy định một số nội dung chi và mực hỗ trợ đối với hoạt động Khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 67/TTr-SNN ngày 18/3/2013, văn bản số 1709/SNN-TT ngày 16/8/2013 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3431/KH&ĐT-NN ngày 12/9/2013 về việc đề nghị phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020” với nội dung cụ thể sau:
- Phát triển Chè hàng hóa tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại nhằm tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu; gắn phát triển sản xuất Chè với du lịch sinh thái, văn hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất Chè của thành phố Hà Nội; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của nông dân, cải thiện đời sống, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Ổn định diện tích Chè hiện có ở các huyện vùng gò đồi với diện tích từ 2.700 ha đến 3.000 ha. Đầu tư cải tạo vườn Chè cũ bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiện quả sản xuất Chè, tập trung ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ.
1. Giai đoạn 2014 - 2016:
- Trồng thay thế 1.000 ha giống Chè năng suất thấp, chất lượng trung bình bằng các giống Chè có năng suất cao, chất lượng tốt. Đến năm 2016 năng suất đạt 8 tấn/ha, sản lượng 24.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm.
- Sản xuất 700 ha Chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, 150 ha Chè đạt tiêu chuẩn VietGAP.
2. Giai đoạn 2017 - 2020:
- Tiếp tục trồng thay thế 1.000 ha giống Chè năng suất thấp, chất lượng trung bình bằng các giống Chè có năng suất cao, chất lượng tốt. Đến năm 2020, năng suất 9 tấn/ha, sản lượng 27.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 110 triệu đồng/ha/năm.
- Sản xuất 1.500 ha Chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, 300 ha Chè đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Phát triển sản xuất Chè gắn với du lịch sinh thái, văn hóa, bảo vệ rừng, tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1. Trồng thay thế giống Chè Trung du già cỗi, năng suất thấp bằng giống Chè mới nâng cao nâng suất, chất lượng nguyên liệu Chè.
2. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến Chè.
3. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến Chè, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng sản phẩm Chè.
4. Xây dựng vườn bảo tồn, vườn cây đầu dòng giống Chè Trung du chọn lọc và các giống Chè mới đáp ứng nhu cầu cung cấp giống Chè mới để phát triển vùng nguyên liệu Chè có năng suất cao chất lượng tốt.
5. Xây dựng các mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và văn hóa Chè.
6. Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các trung tâm dịch vụ kĩ thuật cho sản xuất Chè.
7. Xây dựng thương hiệu sản phẩm Chè xanh.
8. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư thực hiện Đề án.
IV. Nhu cầu kinh phí và cơ chế huy động vốn thực hiện Đề án:
Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án khái toán khoảng 501 tỷ đồng; cần huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thực hiện Đề án, dự kiến cơ chế huy động như sau:
1. Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
Huy động tối đa nguồn vốn tự có của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác (cả bằng tiền và máy móc, thiết bị) để trực tiếp phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn hoặc đối ứng để thực hiện các mô hình.
2. Vốn vay:
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn; Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp PTNT xây dựng cơ chế, phương thức cho vay vốn, tiếp cận vốn vay và thu hồi vốn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Đề án theo quy định và Chính sách hiện hành.
3. Ngân sách Thành phố: Dự kiến là 230 tỷ đồng.
Ngân sách Thành phố (nguồn vốn sự nghiệp) chỉ đóng vai trò bổ trợ, định hướng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn, dự kiến hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay Ngân hàng theo quy định tại Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của HĐND Thành phố, Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố ban hành “Quy định thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội 2012 - 2016”
- Hỗ trợ xây dựng một số mô hình trình diễn phù hợp (về quy mô, tính chất, đối tượng) theo kế hoạch khuyến nông hàng năm (Mức hỗ trợ thực hiện theo khoản 3, Điều 6, Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND Thành phố).
- Hỗ trợ đào tạo huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, thăm quan học tập; thông tin tuyên truyền; hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết và một số chi phí khác để thực hiện Đề án. Nội dung và chi phí thực hiện các phần công việc này thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động Khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”, các quy định hiện hành của Nhà nước về Khuyến nông và các chính sách liên quan.
- Các nội dung cụ thể (dự kiến) về: quy mô, số lượng, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật, từng loại máy móc thiết bị để thực hiện mô hình; từng nội dung công việc, chi phí, nguồn lực thực hiện Đề án sẽ được xác định chính thức trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm (kể cả việc lồng ghép các mô hình khuyến nông theo kế hoạch Khuyến nông hàng năm), đảm bảo tuân thủ các chính sách hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
1. Giải pháp tổ chức sản xuất:
- Thực hiện phân vùng sản xuất chuyên canh (Xác định vườn sản xuất cây giống để lấy hom (vườn giống gốc), vườn ươm giâm cành, vùng trồng mới và trồng thay thế, vùng sản xuất Chè an toàn, sản xuất chè VietGAP), vùng sản xuất Chè an toàn ở các khu vực có lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ phù hợp với các huyện, thị xã theo hướng thâm canh, quy mô lớn, sản xuất hàng hóa trên cơ sở “Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã phê duyệt tại Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/07/2012 của UBND Thành phố.
- Phát triển các HTX, Tổ hợp tác, nhóm sản xuất nhằm góp vốn, mở rộng quy mô phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn.
- Vận động các hộ tham gia vào HTX, Hiệp hội hoặc liên kết thành nhóm hộ; đồng thời tăng cường mối liên kết 4 nhà để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Củng cố, nâng cao vai trò của HTX, Tổ hợp tác trong quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hợp tác với các tỉnh lân cận để cùng phát triển phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo thuận lợi cho thực hiện cơ giới hóa để phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
Thực hiện chính sách hiện hành của Nhà nước, Thành phố liên quan đến phát triển Chè an toàn: Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về công tác Khuyến nông. Thông tư số 183/2010/TTLB-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí ngân sách cấp đối với hoạt động Khuyến nông. Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND Thành phố ban hành Quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động Khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của HĐND Thành phố và Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố ban hành “Thí điểm một số Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016” với các hình thức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ mô hình và hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan, học tập cho cán bộ quản lý, nông dân tại các huyện, thị xã tham gia thực hiện Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn. Thông tin tuyên truyền; hội thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết và một số chi phí khác theo quy định và các chính sách hiện hành của Nhà nước và Thành phố về phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè.
- Huy động vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và vốn vay các tổ chức, tín dụng để đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ Chè an toàn.
- Thực hiện lồng ghép xây dựng các mô hình khuyến nông:
Việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình phục vụ phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn thực hiện theo kế hoạch khuyến nông hàng năm. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, kế hoạch vốn (nguồn khuyến nông), Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn theo quy trình sản xuất và kế hoạch khuyến nông hàng năm để hỗ trợ triển khai thực hiện làm tiền đề phát triển, nhân rộng.
Dự kiến tổ chức thực hiện các dạng mô hình sau đây tạo tiền đề để triển khai, nhân rộng:
* Xây dựng mô hình thâm canh Chè:
* Xây dựng mô hình trồng mới và trồng thay thế nương Chè già cỗi;
* Xây dựng mô hình chăm sóc năm thứ 2, 3 Chè trồng mới;
* Xây dựng mô hình sản xuất Chè theo VietGAP;
* Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sơ chế, chế biến Chè an toàn;
* Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ Chè an toàn.
(Số lượng, nội dung, quy mô, công suất máy móc thiết bị, tiêu chuẩn công nghệ và địa điểm thực hiện, kinh phí triển khai các mô hình sẽ được xác định chính thức trong kế hoạch khuyến nông hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có cùng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ chè an toàn, VietGAP liên kết và tự nguyện đóng góp vốn, quỹ đất, lao động để phát triển Chè an toàn.
3. Đào tạo nguồn nhân lực:
- Đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các huyện, xã, đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở kỹ thuật nhân giống, trồng thay thế, sản xuất Chè an toàn, chế biến Chè xanh, các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, kinh doanh Chè an toàn.
- Đào tạo, huấn luyện cho nông dân chủ chốt và nông dân tham gia phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn kỹ thuật trồng thay thế, đốn chè, hái Chè, sản xuất Chè an toàn IPM, chè VietGAP, chế biến Chè xanh, các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, kinh doanh Chè an toàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ của các hộ sản xuất, kinh doanh Chè an toàn.
4. Tổ chức, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất đai theo quy định tại Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/07/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có diện tích Chè sản xuất ổn định theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất Chè đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng phương án tổ chức, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp theo hướng: thực hiện các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới; Liên kết trong sản xuất, sơ chế, chế biến; Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến Chè:
- Điều tra, nắm tình hình sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ Chè an toàn. Tăng cường phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến Chè.
- Hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất Chè an toàn. Thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Chè. Đánh giá, rút kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế và áp dụng vào sản xuất, Xây dựng quy trình sản xuất Chè cho các giống Chè mới trên địa bàn Hà Nội.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng Chè an toàn; Kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm các vùng sản xuất Chè tập trung và các mô hình chuỗi, cơ sở sơ chế chế biến Chè, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế Chè an toàn.
- Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế Chè an toàn cho vùng sản xuất Chè tập trung, các mô hình chuỗi, cho cơ sở sơ chế chế biến Chè.
6. Tuyên truyền, vận động:
- Tuyên truyền các Cơ chế, chính sách liên quan về: nông nghiệp, phát triển sản xuất, tiêu thụ Chè an toàn, cơ giới hóa nông nghiệp trên trang web, đài phát thanh truyền hình, báo, pano áp phích, tờ rơi.
- Tuyên truyền vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện về đất đai, vốn, lao động, trình độ kỹ thuật,... tích cực tham gia phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT - cơ quan chủ trì thực hiện Đề án có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của Thành phố. Xác định quy mô, địa điểm, đối tượng được hỗ trợ phù hợp với Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố, phù hợp với Kế hoạch Khuyến nông hàng năm và khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.
- Chủ trì thực hiện các nội dung cụ thể của Đề án, gồm: Công tác đào tạo chuyên sâu, tập huấn diện rộng; tổ chức thực hiện các mô hình trồng thay thế giống Chè, thâm canh Chè theo Kế hoạch hàng năm từ Ngân sách Thành phố. Sơ, tổng kết công tác triển khai Đề án hàng năm.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện theo Kế hoạch được duyệt hàng năm. Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ để thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã thực hiện chính sách theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hàng năm, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn, báo cáo đề xuất UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.
2. Sở Tài chính:
- Tổng hợp, đề xuất bố trí, cân đối nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chính sách và Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ Chè an toàn trên địa bàn Hà Nội theo Kế hoạch hàng năm, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hàng năm về phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn của Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Tài chính bảo đảm cân đối vốn theo Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ chè an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện Chính sách và Đề án theo chức năng.
4. Hệ thống các Ngân hàng:
- Cân đối nguồn vốn cho vay; phối hợp, thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT phương thức cho vay vốn, thu hồi vốn với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.
- Chủ trì thẩm định các dự án/phương án để phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn: Cho vay vốn và thu hồi vốn đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
5. UBND các huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện các nội dung của “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020”, đảm bảo phù hợp Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố tại địa phương.
- Tùy theo mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn và tình hình nguồn lực của địa phương, nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ khuyến khích và đầu tư để ổn định diện tích, tăng năng suất và chất lượng Chè.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các xã triển khai thực hiện hiệu quả đề án; khuyến khích, động viên các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư thực hiện chương trình phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn.
- Phản ánh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
6. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
- Chủ động xây dựng phương án/dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn trên địa bàn. Hoàn thiện hồ sơ vay vốn ngân hàng (có xác nhận của UBND cấp xã) cùng tài sản thế chấp (nếu có yêu cầu), gửi Ngân hàng để thẩm định vay vốn.
- Hoàn chỉnh thủ tục hỗ trợ lãi suất vốn vay, gồm: Hợp đồng tín dụng với ngân hàng, khế ước nhận nợ, bản kê tính lãi của ngân hàng tại thời điểm vay, hóa đơn mua máy móc, thiết bị, gửi UBND huyện, thị xã để tổng hợp đề nghị xin hỗ trợ lãi suất vốn vay theo quy định hiện hành.
- Sử dụng vốn hỗ trợ, vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn (nếu có);
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia Đề án và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3007/QĐ-UBND năm 2013 Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 618/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 3Quyết định 09/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2012/QĐ-UBND Quy định tạm thời về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất, tiêu thụ chè an toàn, bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 23/2010/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015
- 7Quyết định 53/2002/UB-QĐ sửa đổi Quyết định 60/1999/QĐ-UB chính sách phát triển cây chè tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2015 Bãi bỏ các nội dung quy định quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chè để kinh doanh tỉnh Sơn La
- 1Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 6Luật an toàn thực phẩm 2010
- 7Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND thí điểm chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016
- 10Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy định thí điểm chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 17/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030
- 12Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT về Quy định quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 3007/QĐ-UBND năm 2013 Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 14Quyết định 618/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 15Quyết định 09/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2012/QĐ-UBND Quy định tạm thời về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 16Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định "Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội"
- 17Quyết định 2905/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- 18Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất, tiêu thụ chè an toàn, bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 19Quyết định 23/2010/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè công nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015
- 20Quyết định 53/2002/UB-QĐ sửa đổi Quyết định 60/1999/QĐ-UB chính sách phát triển cây chè tỉnh Lạng Sơn
- 21Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2015 Bãi bỏ các nội dung quy định quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chè để kinh doanh tỉnh Sơn La
Quyết định 6098/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Chè an toàn thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020”
- Số hiệu: 6098/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/10/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra