- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 428/BGDĐT-CSVC năm 2019 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 602/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 ‑ 2025;
Căn cứ văn bản số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục, tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từ cấp mầm non đến cấp THPT;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 7/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông báo số 886-TB/TU ngày 11/1/2023 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định hướng đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025;
Căn cứ thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường học trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 27/TTr-SGDĐT, ngày 17/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 (Có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện/thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 ‑ 2025;
Căn cứ văn bản số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục, tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từ cấp mầm non đến cấp THPT;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 7/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường học trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 về việc phê duyệt Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2017-2025; Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;
Triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu hiện nay tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học của các nhà trường trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Việc đầu tư cơ sở vật chất phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc đầu tư đảm bảo đúng quy định, sát thực tế, hiệu quả và tuyệt đối không lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.
Kế hoạch theo mức quy định tối thiểu hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở quy mô ổn định của các trường (bình quân giữa giai đoạn có số học sinh cao và giai đoạn có số học sinh thấp).
Khuyến khích các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục sắp xếp danh mục đầu tư, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu đạt tỷ lệ trường chuẩn quốc gia (mức độ 1, mức độ 2) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, thực hiện duy trì đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mới về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mà danh mục thiết bị chưa có trong kế hoạch này thì các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Đáp ứng, tập trung ưu tiên cho các trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, sau đó nâng dần lên mức độ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII. Từng bước xây dựng các công trình phục vụ giáo dục theo kiểu mới, hiện đại và trang bị các thiết bị dạy học tiên tiến ở những nơi có điều kiện. Từng bước trang bị thiết bị Công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Cấp Mầm non
Có đủ phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chuẩn, có công trình vệ sinh khép kín; mỗi trường có 01 phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, 01 phòng giáo dục nghệ thuật; 01-02 phòng đa năng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ tin học; có nhà điều hành, bếp ăn đạt tiêu chuẩn (bếp ăn một chiều, nhà kho, theo quy chuẩn) phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng danh mục tối thiểu theo quy định; từng bước trang bị các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi tiên tiến, hiện đại.
1.2.2. Cấp Tiểu học
Có đủ phòng học đạt chuẩn; có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh và các thiết bị, dụng cụ theo quy cách. Các trường có đủ phòng giáo dục thể chất; phòng bộ môn âm nhạc, phòng học bộ môn mỹ thuật, phòng học bộ môn khoa học-công nghệ, phòng học ngoại ngữ, phòng học tin học, phòng thiết bị giáo dục, thư viện và phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật hòa nhập... Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xây dựng khu ăn, nghỉ bán trú cho học sinh, trang bị các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đáp ứng được nhu cầu.
1.2.3. Cấp Trung học cơ sở
Có đủ phòng học đạt chuẩn; có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh và các thiết bị, dụng cụ theo quy cách. Các trường có đủ phòng bộ môn khoa học tự nhiên, phòng bộ môn công nghệ, phòng tin học, phòng ngoại ngữ, phòng âm nhạc, mỹ thuật, phòng đa chức năng, sân thể thao ngoài trời có thiết bị thể dục, thể thao. Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trang bị các thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại.
1.2.4. Cấp Trung học phổ thông
Có đủ phòng học đạt chuẩn; có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh và các thiết bị, dụng cụ theo quy cách. Các trường có đủ phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, phòng Tin học, phòng học Ngoại ngữ, phòng học đa chức năng, nhà thư viện, nhà điều hành kiên cố, nhà rèn luyện thể chất, sân thể thao ngoài trời đủ thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy... Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trang bị các thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại.
2. Nội dung Kế hoạch
2.1. Xây dựng trường lớp học, phòng học bộ môn, công trình phụ trợ (Chi tiết Phụ lục 1)
2.1.1 Cấp Mầm non: Đầu tư xây mới 421 phòng học, 136 phòng giáo dục thể chất, 52 phòng giáo dục nghệ thuật, 44 nhà bếp, 106 phòng đa năng, 44 nhà điều hành (Chi tiết phụ lục 1.1).
2.1.2. Cấp Tiểu học: Đầu tư xây mới 408 phòng học, 73 phòng bộ môn âm nhạc, 59 phòng bộ môn mỹ thuật, 149 phòng bộ môn khoa học- công nghệ, 101 phòng học ngoại ngữ, 76 phòng học tin học, 200 nhà đa năng, 37 phòng thư viện, 28 nhà điều hành, 59 nhà bếp (Chi tiết phụ lục 1.2).
2.1.3. Cấp Trung học cơ sở: Đầu tư xây mới 378 phòng học, 129 phòng bộ môn âm nhạc, 135 phòng bộ môn mỹ thuật, 114 phòng bộ môn công nghệ, 32 phòng bộ môn khoa học tự nhiên, 148 phòng bộ môn ngoại ngữ, 04 phòng bộ môn tin học, 285 phòng phòng học đa chức năng, 141 phòng bộ môn khoa học xã hội, 17 phòng thư viện, 36 phòng thiết bị giáo dục, 23 phòng truyền thống, 26 phòng đoàn đội, 16 nhà điều hành. Đầu tư cơ sở vật chất các trường THCS trọng điểm (Chi tiết phụ lục 1.3).
2.1.4. Cấp Trung học phổ thông: Xây mới nhà vệ sinh cho các Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh;Quy hoạch, xây dựng mới Trường THPT Quang Hà; Cải tạo, sửa chữa 02 nhà lớp học 03 tầng 15 phòng, Xây dựng nhà để xe giáo viên Trường THPT Đội Cấn cơ sở 1, huyện Vĩnh Tường; đầu tư xây dựng sân thể thao và trang thiết bị thể dục thể thao ngoài trời cho 28 Trường THPT trên địa bàn tỉnh;cải tạo, nâng cấp nhà kho thành nhà sao in đề thi Sở Giáo dục và Đào tạo;Xây mới 07 phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường THPT Hai Bà Trưng; Quy hoạch, xây dựng mới Trường THPT Yên Lạc, Quy hoạch, xây dựng mới Trường THPT Trần Phú; xây mới nhà rèn luyện thể chất và các hạng mục phụ trợ Trường THPT Quang Hà cơ sở 2; xây mới nhà lớp học 3 tầng 18 phòng học, nhà điều hành Trường THPT Kim Ngọc; xây dựng Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Vĩnh Phúc; Bảo trì, sửa chữa các trường THPT trên địa bàn tỉnh (Chi tiết phụ lục 1.4).
2.1.5. Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII:
* Nguyên tắc hỗ trợ:
- Tập trung đầu tư cho các trường học để đạt chuẩn quốc gia mức độ 1;
- Thực hiện theo chỉ đạo tại mục 1 Phần I văn bản số 8078/UBND-VX2 ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư công cấp tỉnh cho các công trình giáo dục thuộc UBND các huyện, thành phố quản lý để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025:
Hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện đầu tư các công trình giáo dục trên địa bàn theo phân cấp để đảm bảo đến năm 2025 tối thiểu 70% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia theo chuẩn mới.
Chỉ hỗ trợ đầu tư xây mới các hạng mục công trình còn thiếu (đối với phòng học thiếu từ 4 phòng trở lên) hoặc chưa đảm bảo kiên cố cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS để đạt tiêu chí chuẩn quốc gia theo chuẩn mới.
Chỉ hỗ trợ cho các dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư; những trường có đủ diện tích đất.
- Tổng mức đầu tư và kinh phí tỉnh hỗ trợ trong danh mục là dự kiến, ngân sách tỉnh hỗ trợ khi đủ thủ tục phê duyệt triển khai dự án, mức hỗ trợ cụ thể theo tổng mức đầu tư của dự án, công trình được phê duyệt.
* Đối tượng hỗ trợ: Các dự án xây dựng mới cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã đăng ký đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 (danh mục các trường đăng ký đạt chuẩn giai đoạn 2023-2025 tại văn bản số 147/UBND-VX2 ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh về việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2023-2025), đề xuất điều chỉnh trường xây dựng chuẩn quốc gia của các huyện TP (nếu có) và một số trường có nhu cầu cấp bách phải chuyển địa điểm đã có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
* Thời gian đầu tư: Giai đoạn 2023-2025.
* Danh mục các hạng mục tỉnh hỗ trợ:
Theo danh mục đề xuất của tổ công tác (thành lập tại Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 16/6/2021 của UBND tỉnh) đã được cập nhật lại đến thời điểm tháng 3 năm 2023 và danh mục đề xuất bổ sung của các huyện, thành phố được Sở GD&ĐT đối chiếu, rà soát theo nguyên tắc trên. Chi tiết danh mục các dự án, công trình hỗ trợ tại Phụ lục 2
Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.429600 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ (khoảng 70% mức đầu tư) là: 1.000.749 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là: 428.894 triệu đồng.
* Nguồn hỗ trợ:
Vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025 dự kiến bố trí cho lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: 3.905 tỷ đồng. Bố trí thực hiện Đề án “Xây dựng không gian đọc sách mở và thân thiện trong trường học tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2024”: 190 tỷ đồng, các dự án chuyển tiếp của ngành: 41 tỷ đồng, Bố trí các dự án hỗ trợ có mục tiêu cấp huyện đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đồng ý chủ trương: 348 tỷ đồng, cân đối cho Kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 3.326 tỷ đồng, trong đó:
- Các dự án khối trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: 1.109 tỷ đồng (Chi tiết phụ lục 6)
- Hỗ trợ các huyện, thành phố là: 1.001 tỷ đồng (Chi tiết phụ lục 2)
2.1.6. Hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện/thành phố để đầu tư cơ sở vật chất trường THCS trọng điểm. Dự kiến kinh phí thực hiện là: 1.216 tỷ đồng (nếu thiếu sử dụng nguồn đầu tư công giai đoạn sau hoặc nguồn đầu tư khác).
2.2. Mua sắm trang bị thiết bị dạy học (Chi tiết phụ lục 3)
2.2.1. Cấp Mầm non:
- Thiết bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu: Bộ đồ dùng đồ chơi trong lớp cho 74 nhóm trẻ, 206 lớp 3 tuổi, 285 lớp 4 tuổi, 318 lớp 5 tuổi.
- Thiết bị các phòng chức năng và đồ chơi ngoài trời: 408 Bộ tín hiệu đèn giao thông tự động, 81 bộ thiết bị thư viện, 78 bộ đồ chơi an toàn giao thông thông minh, 76 Bộ thiết bị y tế.
- Thiết bị nhà bếp: 41 tủ nấu cơm điện, 17 tủ sấy khăn mặt, 28 tủ sấy bát, 73 tủ bảo quản thực phẩm, 70 tủ lạnh, 198 xe đẩy thức ăn, 107 máy hút mùi, 174 máy chế biến thức ăn, 78 máy thái rau, củ, quả, 81 máy xay sinh tố, 134 tủ bếp ga, 133 tủ giá úp bát, 139 tủ, giá đựng đồ dùng nấu ăn, 1.235 máy hút bụi.
(Chi tiết tại phụ lục 3.1)
2.2.2. Cấp Tiểu học
- Thiết bị phòng học lý thuyết: 1.551 bộ máy tính giáo viên, 744 máy chiếu hoặc màn hình tương tác thông minh, 922 bộ bàn ghế giáo viên, 7.046 bộ bàn ghế, bàn ghế bán trú.
- Thiết bị các phòng học học bộ môn và phòng chức năng: 70 bộ thiết bị phòng tin học, 69 bộ thiết bị phòng ngoại ngữ.
- Mua sắm 728 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp: 2, 3, 4, 5, mỗi khối lớp trang bị đủ cho giáo viên và học sinh của 182 điểm trường.
- Thiết bị nhà bếp: 74 tủ đựng mẫu thức ăn, 120 tủ đựng thức ăn, 162 tủ nấu cơm công nghiệp, 171 bàn chế biến thức ăn.
(Chi tiết tại phụ lục 3.2)
2.2.3. Cấp Trung học cơ sở
- Thiết bị phòng học lý thuyết: 1.059 bộ máy tính giáo viên, 594 máy chiếu hoặc màn hình tương tác thông minh, 658 bộ bàn ghế giáo viên, 6.871 bộ bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi.
- Thiết bị phòng học bộ môn: 96 bộ thiết bị khoa học tự nhiên, 65 bộ thiết bị phòng khoa học xã hội, 44 bộ thiết bị phòng Tin học, 52 bộ thiết bị phòng ngoại ngữ.
- Trang thiết bị dành cho hoạt động ngoài trời: 116 bộ bóng rổ, 121 bộ bàn bóng bàn, 132 bộ bóng chuyền, 246 bộ cầu lông.
- Mua sắm 596 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp: 6, 7, 8, 9.
(Chi tiết tại phụ lục 3.3)
2.2.4. Cấp Trung học phổ thông
- Thiết bị phòng học lý thuyết: 834 bộ máy tính giáo viên, 718 máy chiếu hoặc màn hình tương tác thông minh, 438 bộ bàn ghế giáo viên, 7.492 bộ bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi.
- Thiết bị phòng học bộ môn và phòng chức năng: 36 bộ thiết bị phòng Vật lý, 36 bộ thiết bị phòng Hóa học, 36 bộ thiết bị phòng Sinh học, 36 bộ thiết bị phòng Công nghệ, 27 bộ thiết bị phòng Tin học, 27 bộ thiết bị phòng ngoại ngữ, 25 bộ thiết bị phòng thư viện, 26 bộ thiết bị phòng y tế học đường.
- Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10,11,12 đủ cho 34 điểm trường.
- Thiết bị thể dục thể thao: 48 bộ bóng rổ, 50 bộ bàn bóng bàn, 54 bộ bóng chuyền, 101 bộ cầu lông.
- Thiết bị phòng họp trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo và 17 trường THPT.
(Chi tiết tại phụ lục 3.4)
2.2.5. Khối Trung tâm GDNN-GDTX
- Thiết bị phòng học lý thuyết: 184 bộ máy tính giáo viên, 167 máy chiếu hoặc màn hình tương tác thông minh, 116 bộ bàn ghế giáo viên, 1.424 bộ bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi.
- Thiết bị phòng học bộ môn: 07 bộ phòng Vật lý, 07 bộ phòng Hóa học, 07 bộ phòng Sinh học, 08 bộ phòng thư viện, 08 bộ phòng y tế học đường.
- Thiết bị thể dục thể thao: 07 bộ bóng rổ, 09 bộ bóng bàn, 11 bộ bóng chuyền, 20 bộ cầu lông.
- Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10,11,12 cho 7 trung tâm GDTX. (Chi tiết tại phụ lục 3.5)
3. Dự kiến kinh phí thực hiện
3.1. Dự kiến kinh phí (Chi tiết tại phụ lục 4,5)
Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch là: 7.646,518 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư xây mới, chuyển địa điểm trường, lớp học: 5.970,957 tỷ đồng.
- Mua sắm thiết bị: 1.675,561 tỷ đồng.
(Định mức, đơn giá, tổng kinh phí trong kế hoạch là dự kiến, khi thực hiện Kế hoạch căn cứ khả năng ngân sách hàng năm bố trí và tổng mức đầu tư, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
3.2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách nhà nước các cấp, huy động xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác (Chi tiết tại phụ lục 5).
3.2.1. Nguồn ngân sách nhà nước các cấp
3.2.1.1. Nguồn đầu tư phát triển: Đầu tư xây mới, chuyển địa điểm trường lớp học và mua sắm thiết bị: 5.781,665 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp tỉnh: 3.781,185 tỷ đồng.
Khối trực thuộc Sở GD&ĐT: 1.093,957 tỷ đồng (trong đó: Đầu tư xây mới 1.074,949 tỷ đồng, mua sắm thiết bị 19,008 tỷ đồng).
Hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025: 1.000,749 tỷ đồng.
Hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện để đầu tư xây dựng trường THCS trọng điểm: 1.216,000 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp huyện: 2.451,951 tỷ đồng.
Đối ứng mục tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2023-2025: 428,892 tỷ đồng;
Xây mới các hạng mục trên địa bàn cấp huyện: 2.023,059 tỷ đồng.
3.2.1.2.Nguồn ngân sách sự nghiệp: Mua sắm thiết bị: 1.490,898 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp tỉnh: 951,701 tỷ đồng.
Mua sắm thiết bị: Khối trực thuộc Sở: 277,705 tỷ đồng; dự kiến hỗ trợ cho cấp huyện 50% nhu cầu mua sắm thiết bị cấp huyện: 673,996 tỷ đồng.
- Ngân sách cấp huyện: Mua sắm thiết bị cấp huyện 539,197 tỷ đồng.
(Tổng kế hoạch mua sắm thiết bị cấp huyện 1.347,992 tỷ đồng, ngân sách tỉnh dự kiến hỗ trợ 50% là 673,996 tỷ đồng, xã hội hóa và nguồn khác dự kiến 10% là 134,799 tỷ đồng).
3.2.2. Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác
Huy động nguồn xã hội hóa (từ phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, từ các tổ chức cá nhân đầu tư cho giáo dục) và các nguồn hợp pháp khác để mua bổ sung thiết bị cho các trường mầm non, các trường phổ thông trong tỉnh: 373,955 tỷ đồng (xây mới trường lớp học: 208,3 tỷ đồng; mua sắm thiết bị: 165,655 tỷ đồng (Chi tiết tại phụ lục 5).
5. Phân kỳ đầu tư
5.1. Năm 2023:
- Xây dựng đủ các phòng học, nhà học bộ môn còn thiếu;cải tạo, sửa chữa các công trình giáo dục đăng ký đạt chuẩn quốc gia, đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại. Chuyển địa điểm một số trường học.
- Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu các khối lớp: 2,3,6,7,10.
- Mua sắm thiết bị dùng chung; bàn ghế lớp học; thiết bị các phòng học bộ môn và phòng chức năng; thiết bị dành cho hoạt động ngoài trời; thiết bị nhà bếp.
- Thí điểm trang bị các thiết bị tiên tiến hiện đại.
- Trang bị các thiết bị CNTT từng bước thực hiện chuyển đổi số.
5. 2. Giai đoạn 2024 - 2025:
- Tiếp tục cải tạo, sửa chữa, xây mới các công trình giáo dục đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ dạy và học. Tiếp tục chuyển địa điểm một số trường học.
- Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu các khối lớp: 4,5,8,9,11,12.
-Tiếp tục mua sắm bổ sung thiết bị dùng chung; bàn ghế lớp học; thiết bị các phòng học học bộ môn và phòng chức năng; thiết bị dành cho hoạt động ngoài trời;thiết bị nhà bếp.
- Mở rộng các trang thiết bị tiên tiến hiện đại.
- Trang bị phần mềm, các thiết bị CNTT thí điểm thực hiện chuyển đổi số rộng rãi trong ngành Giáo dục.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan đầu mối, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo yêu cầu
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút đầu tư để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch; phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện mua sắm, bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong thiết kế, quản lý quy hoạch, kiến trúc, chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo các công trình được xây dựng đúng qui chuẩn, phục vụ hiệu quả cho công tác dạy học.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc rà soát, đề xuất đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và kết quả các trường học đạt chuẩn quốc gia theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
- Định kỳ có sơ kết, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch với UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, đề xuất UBND tỉnh cân đối nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025 thực hiện Kế hoạch đối với các nội dung sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút đầu tư tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
3. Sở Tài chính
- Chủ dộng trong công tác kiểm tra việc phân bổ, bố trí, sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng.
- Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách bố trí kinh phí sự nghiệp để mua sắm thiết bị, bảo trì sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông mới theo Kế hoạch. Chủ động trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
4. Sở Xây dựng
Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện công tác thẩm định theo phân cấp đối với các công trình giáo dục trên địa bàn, đảm bảo việc quy hoạch, kiến trúc và đầu tư xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, đảm bảo công tác quản lý chất lượng công trình.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, hoàn thiện các thủ tục giao đất cho các cơ sở giáo dục theo đúng quy định. Phối hợp với các địa phương tham mưu bố trí quỹ đất, đảm bảo đủ định mức tối thiểu về diện tích đất trường học cho các cơ sở giáo dục.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường công tác tuyên truyền trong hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tạo sự đồng thuận trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục trên địa bàn.
7. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch trên địa bàn theo quy định về phân công, phân cấp quản lý. Rà soát, hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch được phê duyệt.
- Chủ động phân bổ nguồn vốn và tổ chức lồng ghép các nguồn vốn cho các công trình xây dựng thuộc phân cấp của địa phương. Chủ động bố trí kinh phí đối ứng trong đầu tư xây dựng và mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông mới cho các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện, thành phố.
- Khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng hiện có của các cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm không để trùng lặp; mua sắm trang thiết bị đảm bảo theo đúng danh mục, tiêu chuẩn, định mức quy định; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
- Khẩn trương triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án được phê duyệt trong kế hoạch theo lộ trình để đáp ứng tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo chỉ đạo của UBND tỉnh và đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn khi đủ thủ tục theo quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả trường học đạt chuẩn quốc gia theo nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong nhà trường; kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng các công trình trong trường học để lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định.
- Tham gia giám sát, nghiệm thu trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm, đảm bảo các công trình xây dựng, thiết bị mua sắm phù hợp với nhu cầu thực tế phục vụ có hiệu quả công tác dạy học của các nhà trường.
- Chỉ đạo các trường tiếp nhận, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được trang bị. Rà soát, lập kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị còn thiếu, bảo đảm chất lượng, số lượng và kịp thời phục vụ dạy học. Tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng, quản lý chất lượng các công trình, hạng mục sau đầu tư đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí đồng thời tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND huyện, thành phố các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai, thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần phải điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn và các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 2Công văn 3668/SGDĐT-KHTC năm 2022 về báo cáo tình hình thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2017 đến nay do Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 518/QĐ-UBND về phân bổ chi tiết danh mục và kế hoạch vốn năm 2023 thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025 và Đề án nâng cao năng lực hoạt động hệ thống y tế cơ sở của tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 3517/KH-UBND năm 2021 về khung thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2023 về nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 428/BGDĐT-CSVC năm 2019 về thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 7Công văn 3668/SGDĐT-KHTC năm 2022 về báo cáo tình hình thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2017 đến nay do Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 518/QĐ-UBND về phân bổ chi tiết danh mục và kế hoạch vốn năm 2023 thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025 và Đề án nâng cao năng lực hoạt động hệ thống y tế cơ sở của tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025
- 9Kế hoạch 3517/KH-UBND năm 2021 về khung thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 10Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2023 về nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 602/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
- Số hiệu: 602/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Việt Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết