Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam để thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.

Phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí thông qua việc phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Phát triển ngành công nghiệp khí trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước; triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG.

Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.

Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo hướng thị trường khí tự do, hội nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới. Phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

Phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ: Khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí trên toàn quốc; đảm bảo thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam. Phấn đấu sản lượng khai thác khí cả nước giai đoạn 2016 - 2035 như sau:

- Giai đoạn 2016 - 2020: Sản lượng khai thác khí đạt 10 - 11 tỷ m3/năm.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Sản lượng khai thác khí đạt 13 - 19 tỷ m3/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2035: Sản lượng khai thác khí đạt 17 - 21 tỷ m3/năm.

Về nhập khẩu, phân phối LNG: Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng tiếp nhận, nhập khẩu LNG với mục tiêu cho từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 1 - 4 tỷ m3/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6 - 10 tỷ m3/năm.

Về phát triển thị trường tiêu thụ khí:

- Tiếp tục phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) với tỷ trọng khoảng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện.

- Phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống phân phối khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sử dụng của khí. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải.

- Phấn đấu phát triển thị trường khí với quy mô:

+ Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11 - 15 tỷ m3/năm.

+ Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 13 - 27 tỷ m3/năm.

+ Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 23 - 31 tỷ m3/năm.

Về cơ sở hạ tầng tồn trữ, kinh doanh, phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG):

- Mở rộng công suất các kho LPG hiện hữu kết hợp với xây dựng các kho LPG mới để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước với quy mô khoảng 3,5 - 4,0 triệu tấn/năm vào năm 2025 và đạt quy mô khoảng 4,5 - 5,0 triệu tấn/năm vào năm 2035, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu đạt trên 15 ngày cung cấp.

- Phấn đấu đáp ứng 70% thị phần LPG toàn quốc.

3. Định hướng phát triển

a) Khu vực Bắc Bộ

Nghiên cứu các giải pháp, đẩy mạnh việc thu gom khí từ các mỏ nhỏ, nằm phân tán trong khu vực nhằm tăng cường khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khu vực Bắc Bộ, từng bước nghiên cứu, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khi nguồn khí khu vực Bắc Bộ suy giảm, phát triển các nhà máy điện sử dụng LNG theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Khu vực Trung Bộ

- Tích cực đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh để cung cấp cho các nhà máy điện sử dụng khí thuộc khu vực Trung Bộ theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển công nghiệp hóa dầu sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu khí cho các nhà máy điện. Phát triển hệ thống phân phối khí thấp áp, sản xuất CNG/LNG quy mô nhỏ cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp trong khu vực.

- Từng bước nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhập khẩu, phân phối LNG khi nguồn khí trong khu vực suy giảm và trong trường hợp xuất hiện thêm các hộ tiêu thụ mới.

c) Khu vực Đông Nam Bộ

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển các mỏ khí tiềm năng nhằm duy trì nguồn khí cung cấp cho các hộ tiêu thụ hiện hữu, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ để đảm bảo duy trì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong khu vực.

- Triển khai xây dựng hệ thống kho, cảng nhập khẩu LNG để bổ sung cho nguồn khí trong nước suy giảm và cung cấp cho các nhà máy điện theo Quy hoạch điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Khu vực Tây Nam Bộ

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển khí từ Lô B & 48/95, 52/97 và các mỏ nhỏ khu vực Tây Nam (Khánh Mỹ, Đầm Dơi, Nam Du, U Minh,...) để cung cấp cho các Trung tâm điện lực mới theo Quy hoạch điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bổ sung cho các hộ tiêu thụ hiện hữu khu vực Tây Nam Bộ.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG để duy trì khả năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ, phát triển các nhà máy điện sử dụng LNG mới.

4. Danh mục các dự án đầu tư chính của ngành công nghiệp khí

a) Các dự án hạ tầng công nghiệp khí chính

- Khu vực Bắc Bộ:

+ Giai đoạn 2016 - 2025:

TT

Tên đường ống

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Đường ống thu gom khí Hàm Rồng về Thái Bình (giai đoạn 2)

2018 - 2020

0,5

53

12

II

Hệ thống đường ống thấp áp và trạm CNG

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 2)

2018 - 2020

0,25

30

6 - 10

2

Hệ thống phân phối khí CNG tại Tiền Hải (giai đoạn 2)

2018 - 2025

0,35

 

 

+ Giai đoạn 2026 - 2035:

TT

Tên đường ống

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng khác thuộc Lô 102/106 & 103/107 về bờ tại Tiền Hải

2030 - 2035

2

80 - 100

10 - 16

II

Các đường ống thu gom khí

 

 

 

 

1

Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng Hồng Long, Hắc Long, Bạch Long, Địa Long,... thuộc các Lô 102/106&103/107

2030 - 2035

0,2 - 0,5

70 - 80

8 - 10

2

Đường ống thu gom các mỏ tiềm năng của các Lô 102/106 & 103/107 kết nối với Đường ống thu gom khí Hàm Rồng, Thái Bình

2032 - 2035

0,2 - 0,5

40 - 50

8 - 10

III

Hệ thống đường ống cao áp trên bờ

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống cao áp vận chuyển khí các mỏ tiềm năng của các Lô/mỏ của khu vực bể Sông Hồng từ LFS Tiền Hải đến khu vực Thái Bình

2032

1,5 - 2

6

16

2

Hệ thống đường ống từ kho chứa LNG miền Bắc đến các nhà máy điện miền Bắc

2025 - 2030

2

15 - 20

20

IV

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp& sản xuất CNG

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 3)

2026 - 2035

0,25

30 - 50

6 - 10

2

Hệ thống sản xuất CNG tại Tiền Hải (giai đoạn 3)

2026 - 2035

0,25

 

 

- Khu vực miền Trung:

+ Giai đoạn 2016 - 2025:

TT

Công trình

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống cao áp chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh về Quảng Nam

2023 - 2025

9 - 11

80 - 100

32 - 36

2

Hệ thống đường ống dẫn khí mỏ Báo Vàng về Quảng Trị

2023 - 2025

2 - 3

120

16

II

Hệ thống đường ống trên bờ

 

 

 

 

1

Đường ống cao áp từ GTP tại Tam Quang đến nhà máy điện Quảng Nam, Quảng Ngãi và tổ hợp hóa dầu tại Khu Kinh tế Dung Quất

2023 - 2025

8

25

26

2

Hệ thống đường ống từ trung tâm phân phối khí (GDC) tại Tam Quang đến các khu công nghiệp (KCN) tại Quảng Nam

2023 - 2025

0,6 - 0,9

10 - 15

8 - 10

3

Hệ thống đường từ trạm phân phối khí (GDS) tại Dung Quất đến KCN Dung Quất

2023 - 2025

0,7

10 - 15

8 - 10

III

Hệ thống đường ống phân phối thấp áp

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp

2023 - 2025

0,3

 

 

IV

Nhà máy xử lý khí

 

 

 

 

1

Nhà máy xử lý khí (GTP) tại Quảng Nam

2023 - 2025

9 - 11

 

 

V

Nhà máy/Trạm CNG, hóa dầu

 

 

 

 

1

Nhà máy CNG/LNG tại Miền Trung

2023 - 2025

0,20 - 0,25

 

 

+ Giai đoạn 2026 - 2035:

TT

Công trình

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Các đường ống thu gom khí

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống thu gom các mỏ từ Lô 105-110 và Lô 111-113 kết nối với đường ống Báo Vàng - Quảng Trị

Sau 2033

-

60 - 80

10 - 16

2

Hệ thống đường ống thu gom các mỏ tiềm năng từ Lô 115-119 kết nối với đường ống mỏ khí Cá Voi Xanh

Sau 2033

-

150 - 200

12 - 20

II

Hệ thống đường ống cao áp trên bờ

 

 

 

 

1

Đường ống cao áp từ GDC tại Quảng Trị tới các Nhà máy điện Quảng Trị

2033

1,5

10

16

III

Nhà máy xử lý khí

 

 

 

 

1

Nhà máy xử lý khí (GPP) tại Quảng Trị

2033

2 - 3

 

 

- Khu vực Đông Nam Bộ:

+ Giai đoạn 2016 - 2025:

TT

Tên đường ống

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống cao áp chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 từ KP 207 - LFS

2019

7

117

26

2

Hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2 từ giàn Hải Thạch/Mộc Tinh về Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 1

2019 - 2025

7

50 - 60

26

II

Các đường ống thu gom khí

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí thu gom khí mỏ Sư Tử Trắng về Nam Côn Sơn 2

2019 - 2020

2 - 4

75 - 125

16 - 20

2

Hệ thống thu gom khí từ mỏ Kình Ngư - Rạng Đông

2017

0,35

18

12

3

Nâng công suất nén tại Bạch Hổ

2018 - 2019

0,6 - 1,2

-

-

4

Đường ống thu gom khí mỏ Cá Rồng Đỏ - Nam Côn Sơn 1

2018 - 2019

2,4

83 - 157

16

5

Đường ống thu gom khí mỏ Cobia kết nối vào đường ống Cá Rồng Đỏ - Lan Tây

2020 - 2025

1

5

16

6

Đường ống thu gom khí mỏ Cá Kiếm Đen kết nối vào đường ống Cá Rồng Đỏ - Lan Tây

2020 - 2025

1

10 - 15

12 - 14

7

Đường ống thu gom khí mỏ Cá Kiếm Nâu kết nối vào đường ống Cá Rồng Đỏ - Lan Tây

2020 - 2025

1,5

30 - 35

12 - 16

8

Đường ống thu gom khí mỏ Phong Lan Dại - Lan Tây

2020 - 2025

1,5

20 - 25

12 - 16

9

Hệ thống thu gom khí từ mỏ Song Ngư - Kình Ngư Trắng

2021

-

17

12

10

Hệ thống thu gom khí từ Lead A - Kình Ngư Trắng

2025

-

29

12

11

Đường ống kết nối từ giàn nén trung tâm tại Bạch Hổ - Nam Côn Sơn 2

2019

7

14

26

12

Đường ống dẫn khí từ Sao Vàng/Đại Nguyệt đến Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 1

2019 - 2021

2 - 3

25 - 50

16 - 26

13

Đường ống dẫn khí Sao Vàng/Đại Nguyệt đến Nam Côn Sơn 1 (KP75)

2021 - 2025

2 - 3

35

20 - 26

14

Đường ống kết nối từ Giàn BK - Thiên Ưng về Sao Vàng/Đại Nguyệt

2019 - 2021

1 - 2

25

16

III

Hệ thống đường ống cao áp trên bờ, trạm phân phối khí

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí từ LFS Long Hải tới GPP2

2019

7

9

26

2

Đường ống dẫn khí từ GPP2 đến GDC Phú Mỹ

2019

7

30

30

3

Đường ống vận chuyển ethane từ Nhà máy tách ethane tới Tổ hợp Lọc hóa dầu Long Sơn

2019

300.000 tấn

23

8

4

Đường ống vận chuyển LPG tư GPP2 đến Thị Vải

2019

 

24

8

5

Đường ống vận chuyển Condensate từ GPP2 đến Thị Vải

2019

 

24

6

6

Nâng cấp/cải hoán kho cảng Thị Vải

2019

 

 

 

7

Nâng cấp/cải hoán GDC Phú Mỹ

2019

 

 

 

8

Cải hoán trạm GDS Nhơn Trạch, Hiệp Phước

2019

 

 

 

IV

Hệ thống đường ống thấp áp/CNG/LNG

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống khí thấp áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3 - Cái Mép

2019

0,1 - 0,5

30

6 - 10

2

Hệ thống cấp khí cho KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 - Long Hậu

2017

0,3

20

6 - 8

3

Hệ thống cấp khí cho KCN Nhơn Trạch giai đoạn 2 - Ông Kèo

2017

0,3

-

-

4

Hệ thống cấp khí cho hộ tiêu thụ tại các KCN huyện Long Thành

2019

0,2

-

-

5

Hệ thống cấp khí cho các khu đô thị Nhơn Đức - Phước Kiển - Phú Mỹ Hưng - Thủ Thiêm (TP HCM)

2020

0,3

-

-

6

Hệ thống cung cấp khí cho sân bay Long Thành (CNG/LNG)

2020 - 2025

0,2

-

-

7

Hệ thống cấp khí cho các khu đô thị Tân Thành

2020

0,1

-

-

V

Nhà máy xử lý khí

 

 

 

 

1

Nhà máy xử lý khí tại Dinh Cố (GPP2) tích hợp cụm tách ethane

2019

7

-

-

2

Nhà máy tách Ethane tại Dinh Cố (tích hợp trong GPP2)

2019

2

-

-

3

Dự án nhà máy LNG và hệ thống cấp khí cho phương tiện giao thông vận tải

2018

0,17 - 0,33

-

-

+ Giai đoạn 2026 - 2035:

TT

Tên đường ống

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống cao áp chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống từ bể Phú Khánh về tỉnh Bình Thuận/Bà Rịa - Vũng Tàu

2030 - 2035

3

250

20

2

Hệ thống đường ống từ bể Tư Chính - Vũng Mây về Nam Côn Sơn 1/Nam côn Sơn 2

2030 - 2035

2

150

18

II

Các đường ống thu gom khí

 

 

 

 

1

Đường ống thu gom khí Hà Mã Xám - Rồng/Đồi Mồi

2026 - 2035

0,3

18

12

2

Đường ống thu gom khí Dơi Nâu - Hà Mã Xám

2026 - 2035

0,15

25

10

3

Đường ống thu gom khí mỏ Rồng Vĩ Đại (Lô 11-2) - Rồng Đôi

2026 - 2035

0,26

15

12

4

Đường ống thu gom khí mỏ 12C (Lô 12E) - Rồng Đôi

2026 - 2035

0,47

20

16

5

Đường ống thu gom khí mỏ Thiên Nga (Lô 12W) - Chim Sáo/Dừa

2026 - 2035

0,26

10

10

6

Đường ống thu gom khí mỏ cụm mỏ thuộc Lô 06.1, 05-2 & 05-3, 11-2 về Nam Côn Sơn 1

2026 - 2035

1,8

60

16

7

Đường ống thu gom các mỏ Thần Nông, Lô 04-1, 04-2, 04-3, 05-1 về hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2

2026 - 2035

1,4

50

16

 - Khu vực Tây Nam Bộ:

TT

Công trình

Thời điểm bắt đầu vận hành

Công suất dự kiến (tỷ m3/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Hệ thống đường ống cao áp chính ngoài khơi

 

 

 

 

1

Hệ thống đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn

2021 - 2022

6,4

292

28

2

Đường ống (từ KP209 của đường ống Lô B) cấp bù khí PM3 - Cà Mau

2020

2,4

37

18

II

Hệ thống đường ống thu gom khí

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí từ Khánh Mỹ tới BOD WHP/BOA CPP

2020

2,2

20

20

2

Đường ống từ mỏ Đầm Dơi tới Khánh Mỹ

2020

0,65

7,5

12

3

Đường ống thu gom từ mỏ Hoa Mai tới Đầm Dơi

2020

0,4

14

8

4

Đường ống từ mỏ U Minh/Minh Hải tới Khánh Mỹ

2022

1,1

23

16

5

Đường ống từ mỏ Nam Du tới U Minh/Minh Hải

2024

0,5

27

12

III

Hệ thống đường ống cao áp trên bờ

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí Lô B từ điểm tiếp bờ đến Trạm tiếp bờ (LFS) & GDS Kiên Giang

2021

6,4

30

28

2

Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn từ Kiên Giang đến Ô Môn

2021

6,4

72

22

3

Hệ thống cấp khí thấp áp tại Cà Mau

Sau 2021

0,1 - 0,2

15 - 25

6 - 10

4

Hệ thống cấp khí thấp áp tại Cần Thơ

Sau 2025

0,1 - 0,3

20 - 30

6 - 10

5

Hệ thống cấp khí thấp áp tại Kiên Giang

Sau 2025

0,1 - 0,3

30 - 50

8 - 12

IV

Nhà máy xử lý khí

 

 

 

 

1

Nhà máy xử lý khí tại Cà Mau

2017

2,2

 

 

2

Nhà máy xử lý khí tại Kiên Giang

2021 - 2025

6,4

 

 

b) Các dự án nhập khẩu LNG

 - Giai đoạn 2016 - 2025:

TT

Công trình

Thời điểm vận hành

Công suất (triệu tấn/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

I

Kho cảng nhập LNG

 

 

 

 

1

Kho LNG Thị Vải

2020 - 2022

1 - 3

 

 

2

Kho LNG Tây Nam Bộ (Cà Mau) - giai đoạn 1

2022 - 2025

1

 

 

3

Kho LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) - giai đoạn 1

2023 - 2025

1 - 3

 

 

4

Kho LNG Đông Nam Bộ (dự kiến tại Tiền Giang)

2022 - 2025

4 - 6

 

 

II

Các đường ống tái hóa khí

 

 

 

 

1

Đường ống từ kho tái hóa khí LNG Thị Vải - GDC hiện hữu

2020 - 2022

4,5 tỷ m3/năm

12

18

2

Đường ống từ kho LNG Tây Nam Bộ - Cà Mau

2022 - 2025

5 tỷ m3/năm

85

20 - 28

3

Đường ống từ kho LNG Sơn Mỹ đến Trung tâm điện lực Sơn Mỹ

2023 - 2025

5 - 11 tỷ m3/năm

10

38 - 45

 - Giai đoạn 2026 - 2035:

TT

Công trình

Thời điểm vận hành

Công suất (triệu tấn/năm)

Chiều dài (km)

Đường kính (inch)

1

Kho LNG Tây Nam Bộ - Giai đoạn 2

Sau 2025

2

 

 

2

Kho LNG nổi (FSRU) Thái Bình

2026 - 2030

0,2 - 0,5

 

 

3

Kho LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) - giai đoạn 2

2027 - 2030

3

 

 

4

Kho LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) - giai đoạn 3

2031 - 2035

3

 

 

5

Kho LNG miền Bắc (Hải Phòng)

2030 - 2035

1 - 3

 

 

6

Kho LNG Khánh Hòa

2030 - 2035

3

 

 

II

Các đường ống tái hóa khí

 

 

 

 

1

Đường ống Sơn Mỹ - Phú Mỹ

2023 - 2025

9 tỷ m3/năm

85

30 - 34

2

Đường ống Sơn Mỹ - Sư Tử Trắng (offshore)

Sau 2025

2 - 4 tỷ m3/năm

80 - 100

20 - 28

3

Đường ống từ kho FSRU đến đường ống Thái Bình

2026

0,5 tỷ m3/năm

20 - 50

8 - 10

4

Đường ống kết nối Đông - Tây Nam Bộ (phụ thuộc vào nguồn khí)

2026 - 2035

2 - 5 tỷ m3/năm

 

 

5

Đường ống kết nối TRANS - ASEAN (phụ thuộc vào nguồn khí nhập khẩu)

2026 - 2035

5 - 10 tỷ m3/năm

 

 

c) Hệ thống kho chứa LPG

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Khu vực

Tỉnh/Thành phố

Địa điểm

Công suất (tấn)

Hình thức đầu tư

Bắc Bộ

Hải Phòng

Đình Vũ

5.000

Xây mới

Lạch Huyện

40.000

PVGas đầu tư

Thượng Lý

5.000

Xây mới

Quảng Ninh

Bãi Cháy

5.000

Xây mới

Bắc Trung Bộ

Thanh Hóa

Nghi Sơn

8.000

Xây mới

Nam Trung Bộ

Đà Nẵng

Thọ Quang

3.000

Xây mới

Quảng Ngãi

Dung Quất

3.000

Mở rộng 1.000 tấn

Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu

Thị Vải

30.000

PVGas đầu tư nâng công suất kho lạnh Thị Vải từ 60.000T lên 90.000T

Bà Rịa - Vũng Tàu

KCN Cái Mép

240.000

Xây mới

(sau khi được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí; dự kiến kho ngầm, 100% vốn nước ngoài)

Tây Nam Bộ

Long An

Long An

10.000

Xây mới

Cần Thơ

Trà Nóc

2.500

Mở rộng 1.000 tấn

Tiền Giang

Soài Rạp

1.000

Xây mới

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Khu vực

Tỉnh/thành phố

Địa điểm

Công suất (tấn)

Hình thức

Bắc Bộ

Hải Phòng

Đình Vũ

6.000

Xây mới

Lạch Huyện

20.000

Xây mới

Thượng Lý

5.000

Xây mới

Quảng Ninh

Bãi Cháy

5.000

Xây mới

Cái Lân

4.000

Xây mới

Bắc Trung Bộ

Hà Tĩnh

Vũng Áng

3.500

Xây mới

Nghi Hương

4.000

Xây mới

Nam Trung Bộ

Đà Nẵng

Thọ Quang

3.000

Xây mới

Liên Chiểu

3.500

Xây mới

Quảng Ngãi

Dung Quất

3.000

Xây mới

Quy Nhơn

Nhơn Hội

5.000

Xây mới

Phú Yên

Vũng Rô

5.000

Xây mới

Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu

Cái Mép

20.000

Xây mới

Thị Vải

8.000

Xây mới

TPHCM và khu vực lân cận

Gò Dầu

4.000

Xây mới

Nhà Bè

6.000

Xây mới

Tây Nam Bộ

Long An

Long An

10.000

Xây mới

Cần Thơ

Trà Nóc

2.000

Xây mới

Tiền Giang

Soài Rạp

10.000

Xây mới

Cà Mau

Mũi Tràm

10.000

Xây mới

- Giai đoạn 2026 - 2035:

Khu vực

Tỉnh/thành phố

Địa điểm

Công suất (tấn)

Hình thức (xây mới/mở rộng)

Bắc Bộ

Hải Phòng

Đình Vũ

6.000

Xây mới

Lạch Huyện

9.000

Xây mới

Thượng Lý

5.000

Xây mới

Quảng Ninh

Bãi Cháy

5.000

Xây mới

Cái Lân

4.000

Xây mới

Bắc Trung Bộ

Hà Tĩnh

Vũng Áng

3.500

Xây mới

Nghi Hương

4.000

Xây mới

Nam Trung Bộ

Đà Nẵng

Thọ Quang

3.000

PVGas nâng công suất kho hiện có

Liên Chiểu

3.500

Xây mới

Quảng Ngãi

Dung Quất

3.000

Xây mới

Quy Nhơn

Nhơn Hội

5.000

Xây mới

Phú Yên

Vũng Rô

5.000

Xây mới

Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu

Cái Mép

20.000

Xây mới

Thị Vải

8.000

Xây mới

TPHCM và khu vực lân cận

Gò Dầu

4.000

Xây mới

Nhà Bè

6.000

Xây mới

Tây Nam Bộ

Long An

Long An

10.000

Xây mới

Cần Thơ

Trà Nóc

2.000

PVGas nâng công suất kho hiện có (từ 1.200 tấn lên 3.200 tấn)

Tiền Giang

Soài Rạp

10.000

Xây mới

Cà Mau

Mũi Tràm

5.000

Xây mới

5. Nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành công nghiệp khí giai đoạn 2016 - 2025 cần khoảng 10,6 tỷ USD (tương đương khoảng 240 nghìn tỷ đồng), chi tiết như sau:

Đơn vị: triệu USD

TT

Dự án

Tổng nhu cầu vốn đầu tư (có tính đến trượt giá)

Vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Tổng cộng

Vốn tự có (NN)

Vốn vay

A

BẮC BỘ

427

285

85

200

I

Hệ thống đường ống biển

81

61

18

43

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

20

10

3

7

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

50

24

7

17

IV

Nhà máy xử lý khí

-

-

-

-

V

Kho cảng LNG

-

-

-

-

VI

Kho LPG

276

191

57

133

B

TRUNG BỘ

538

332

100

232

I

Hệ thống đường ống biển

221

166

50

116

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

75

49

15

34

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

116

45

13

31

IV

Nhà máy xử lý khí

-

-

-

-

V

Kho cảng LNG

-

-

-

-

VI

Kho LPG

126

73

22

51

C

ĐÔNG NAM BỘ

6.124

3.787

1.137

2.651

I

Hệ thống đường ống biển

1.686

1.307

392

915

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

285

176

53

123

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

-

-

-

-

IV

Nhà máy xử lý khí

946

523

157

366

V

Kho cảng LNG

2.872

1.652

496

1.156

VI

Kho LPG

335

129

39

91

D

TÂY NAM BỘ

3.481

2.069

621

1.448

I

Hệ thống đường ống biển

928

620

186

434

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

308

201

60

141

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

-

-

-

-

IV

Nhà máy xử lý khí

927

720

216

504

V

Kho cảng LNG

1.177

450

135

315

VI

Kho LPG

140

77

23

54

 

TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

10.570

6.473

1.943

4.531

- Nhu cầu vốn đầu tư của ngành công nghiệp khí giai đoạn 2026 - 2035 cần khoảng 8,5 tỷ USD (tương đương khoảng 190 nghìn tỷ đồng), chi tiết như sau:

Đơn vị: triệu USD

TT

DỰ ÁN

Tổng nhu cầu vốn đầu tư (có tính đến trượt giá)

Vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Tổng cộng

Vốn tự có (NN)

Vốn vay

A

BẮC BỘ

2.291

1.111

332

779

I

Hệ thống đường ống biển

493

370

111

259

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

101

60

18

42

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

34

16

5

12

IV

Nhà máy xử lý khí

-

-

-

-

V

Kho cảng LNG

1.553

594

178

416

B

TRUNG BỘ

2.832

1.545

463

1.081

I

Hệ thống đường ống biển

699

524

157

367

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

17

13

4

9

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

 

 

 

 

IV

Nhà máy xử lý khí

485

364

109

255

V

Kho cảng LNG

1.529

585

175

409

VI

Kho LPG

102

59

18

42

C

ĐÔNG NAM BỘ

2.210

1.454

436

1.018

I

Hệ thống đường ống biển

1.581

1.186

356

830

II

Hệ thống đường ống bờ và các trạm

-

-

-

-

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

-

-

-

-

IV

Nhà máy xử lý khí

-

-

-

-

V

Kho cảng LNG

484

185

56

130

VI

Kho LPG

146

83

25

58

D

TÂY NAM BỘ

1.151

457

137

320

I

Hệ thống đường ống biển

-

-

-

-

II

Hệ thống đường ống bờ & các trạm

62

24

7

17

III

Nhà máy CNG/LNG (quy mô nhỏ)

-

-

-

-

IV

Nhà máy xử lý khí

-

-

-

-

V

Kho cảng LNG

985

377

113

264

VI

Kho LPG

105

57

17

40

 

TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

8.485

4.566

1.370

3.196

6. Các giải pháp

a) Giải pháp về tổ chức quản lý (cơ chế chính sách, mô hình)

- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam phù hợp với hiện trạng phát triển ngành công nghiệp khí trong nước và thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam theo hướng thị trường khí tự do giai đoạn sau năm 2020, từng bước tiến tới nhà nước chỉ quản lý các hoạt động của ngành công nghiệp khí thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các bên tham gia thị trường tự chủ trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại, hợp đồng mua bán, vận chuyển, kinh doanh khí.

- Xây dựng chính sách giá khí thị trường hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

b) Giải pháp về đầu tư

- Công bố công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp khí; xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho từng loại hình dự án, khu vực địa lý, đặc biệt đối với các mỏ khí quy mô nhỏ, nước sâu xa bờ, hàm lượng CO2 cao tại các Bể Sông Hồng, Phú Khánh, Ma Lay - Thổ Chu, Tư Chính Vũng Mây, Trường Sa - Hoàng Sa.

- Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí có ý nghĩa chiến lược làm nòng cốt để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển ngành công nghiệp khí.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ưu tiên hợp tác với các đối tác truyền thống, các khu vực thuận lợi về quan hệ chính trị, các công ty dầu khí quốc gia trong khu vực và trên thế giới để thu hút đầu tư phát triển các dự án khâu thượng nguồn.

- Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi thuế hợp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài; ban hành chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài hình thành và triển khai các dự án hợp tác sản xuất LNG ở nước ngoài, vận chuyển và phân phối tại Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước tham gia vào các dự án nhập khẩu, phân phối LNG, CNG, các dự án sản xuất và phân phối nhiên liệu sạch,... nhằm bảo vệ môi trường.

c) Giải pháp về tài chính và thu xếp vốn

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn của các thành phần kinh tế khác trong nước bằng việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đa dạng hóa các hình thức vay vốn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi của Chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, thuê tài chính.

- Xây dựng mối quan hệ tốt, cùng có lợi với các ngân hàng thương mại truyền thống; mở rộng hợp tác với các ngân hàng có uy tín trong khu vực và trên thế giới; bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay cho các dự án trọng điểm dầu khí.

d) Giải pháp về thị trường

- Làm tốt công tác thông tin và dự báo làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.

- Hình thành khâu cung cấp - sản xuất - tiêu thụ nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra.

- Tìm kiếm các cơ hội hội nhập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các giải pháp thích hợp tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài.

đ) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp khí Việt Nam, thường xuyên cập nhật, đánh giá tiềm năng, trữ lượng khí trên toàn quốc. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong các hoạt động thăm dò, khai thác để đảm bảo nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hệ số thu hồi khí và tiết kiệm các nguồn lực khác, bảo vệ tốt tài nguyên quốc gia. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu gom, xử lý và sử dụng nguồn khí có hàm lượng CO2 cao, các mỏ khí cận biên, xa bờ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp khí Việt Nam và ngành công nghiệp khí của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Xây dựng đồng bộ các chính sách về khoa học công nghệ, gắn kết công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh, cập nhật các ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động dầu khí, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thử nghiệm các ứng dụng khoa học công nghệ mới trong phát triển các dự án khí có tiềm năng tại Việt Nam.

- Tăng cường nghiên cứu, phát triển các phần mềm mô hình hóa, mô phỏng hóa, tối ưu, phân tích quản lý rủi ro, quản lý hiệu quả đầu tư, phân tích thị trường, công tác dự báo,... triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong tất cả các khâu ngành công nghiệp khí.

- Nghiên cứu, triển khai công nghệ, giải pháp chế biến sâu, gia tăng giá trị sử dụng khí và các sản phẩm khí hiệu quả, đánh giá khả năng khai thác, thu gom, nhập khẩu khí than (CBM), khí hydrate, khí từ các tầng đá sét (khí phiên sét - shale gas,...).

e) Giải pháp phát triển nhân lực

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành công nghiệp khí hiện có, đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, còn yếu.

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch nhân sự; thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực theo yêu cầu chức danh công việc.

g) Giải pháp về an toàn, môi trường và phát triển bền vững

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, điều kiện lao động, vệ sinh công nghiệp.

- Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện và duy trì thường xuyên: Kế hoạch phòng chống cứu nạn, ứng cứu sự cố giếng phun, các trường hợp tai nạn, thiên tai.

- Triển khai các giải pháp cần thiết để đảm bảo an toàn, sức khỏe, môi trường đối với người lao động.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo về an toàn và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp các giải pháp bảo vệ môi trường trong công nghiệp khí với các giải pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động khác trên cùng địa bàn hoạt động.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ mới trong công tác an toàn - sức khỏe - môi trường.

h) Giải pháp về quốc phòng - an ninh

- Tăng cường phối hợp giữa Chủ đầu tư các công trình công nghiệp khí với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để chủ động và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh cho việc triển khai các hoạt động thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn của công nghiệp khí.

- Tăng cường hoạt động tại các khu vực xa bờ; liên doanh, liên kết với các đối tác uy tín tiềm lực trên thế giới nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trước mắt cần tập trung triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong giai đoạn đến năm 2025 được nêu trong Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí để có đề xuất với Chính phủ các nội dung sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khí Việt Nam phát triển.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách giá khí hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp, người dân và giữa các doanh nghiệp với nhau làm tiền đề để phát triển mạnh mẽ hơn nữa công nghiệp khí Việt Nam.

2. Các bộ, ngành khác

Tổ chức triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp có liên quan đến thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ, cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp khí để có tác động hỗ trợ liên ngành; ưu tiên dành các khu vực có lợi thế về cảng biển nước sâu và quỹ đất hợp lý để phục vụ phát triển ngành công nghiệp khí.

4. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khí

Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án trong Quy hoạch phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT;
các Vụ: TH, KTTH, NC, PL, ĐMDN, QHQT, TKBT;
 - Lưu: VT, CN (3).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 60/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 60/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/01/2017
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản