Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 60/2009/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2009/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 01 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 3 Điều 3 của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 bằng khoản 5 Điều 5 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này”.

2. Bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Thay thế Điều 18 Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 bằng khoản 1 Điều 8 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Đối tượng được bảo lãnh vay vốn

Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động (trong Quy chế này gọi chung là doanh nghiệp)”.

2. Sửa đổi khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Không bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang), kinh doanh chứng khoán; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác”.

3. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn thì được Bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn theo Quy chế này”.

4. Bãi bỏ khoản 4 Điều 5.

5. Sửa đổi khoản 6 Điều 5 như sau:

“6. Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.”

6. Sửa đổi Điều 7 như sau:

“Điều 7. Thời hạn bảo lãnh vay vốn

Thời hạn bảo lãnh vay vốn phù hợp với thời hạn cho vay của Bên nhận bảo lãnh (kể cả thời gian gia hạn nợ nếu có)”.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 10 như sau:

“3. Căn cứ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp và văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp. Bên nhận bảo lãnh không phải thẩm định lại các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này”.

8. Sửa đổi tiết k khoản 1 Điều 14 như sau:

“k) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích.”

9. Sửa đổi tiết b khoản 2 Điều 14 như sau:

“b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của Bên được bảo lãnh để đảm bảo sử dụng vốn và tài sản đúng mục đích theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng, an toàn và có hiệu quả”.

10. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất khoản 3 Điều 15 như sau:

“- Hướng dẫn và có cơ chế để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất cho vay có bảo lãnh thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại, nhằm đảm bảo tính ưu đãi về lãi suất cho vay thực tế đối với doanh nghiệp”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 14/2009/QĐ-TTg về quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các Ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 60/2009/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/04/2009
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 26/04/2009
  • Số công báo: Từ số 217 đến số 218
  • Ngày hiệu lực: 17/04/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản