Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 60/2008/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2008 của HĐND thành phố Hà Nội về việc phê chuẩn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 412/TTr SGDĐT ngày 05 tháng 9 năm 2008 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 767/SNV-QLSN ngày 19 tháng 12 năm 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội như sau:
1. Vị trí, chức năng
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của pháp luật; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề), bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Trình UBND thành phố:
a.1) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND thành phố về lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
a.2) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
a.3) Dự thảo mức thu học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý để UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật;
a.4) Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện;
b) Trình Chủ tịch UBND thành phố:
b.1) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật;
b.2) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các Sở có liên quan và UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc;
b.3) Dự thảo quyết định công nhận trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b.4) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và đào tạo sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Sở;
d) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch và các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo quy định của pháp luật và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố;
e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật;
g) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của thành phố; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của các đơn vị; quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
i) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố;
k) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn;
l) Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân có liên quan đến lĩnh vực giáo dục trên địa bàn thành phố, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở thành phố theo quy định của pháp luật;
m) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở giáo dục này theo quy định của pháp luật;
n) Cấp và thu hồi đăng ký hoạt động của các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tự túc ở nước ngoài ở các trình độ phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học; các trung tâm tin học, ngoại ngữ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; kiểm tra hoạt động của các tổ chức này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và pháp luật; thống kê, tổng hợp người đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn thành phố, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
o) Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp của UBND thành phố và quy định của pháp luật;
p) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của UBND thành phố và quy định của pháp luật;
q) Xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố hàng năm; giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục công lập đối với các đơn vị trực thuộc Sở sau khi được UBND thành phố phân bổ; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục hàng năm trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
r) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm, bao gồm: ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, chương trình mục tiêu quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ, giao dự toán chi ngân sách được giao cho giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
s) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của UBND thành phố và quy định của pháp luật;
i) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của UBND thành phố và theo quy định hiện hành của pháp luật; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với cấp trưởng, cấp phó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở; cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; đề nghị UBND thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, thực hiện việc điều động, luân chuyển và thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
u) Trong trường hợp cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động cán bộ, công chức và quyết định điều động cán bộ, viên chức, giáo viên của ngành đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của thành phố;
v) Quyết định công nhận, không công nhận Phó Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục tư thục (trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp); đề nghị UBND thành phố quyết định thành lập Hội đồng trường hoặc thay đổi thành viên Hội đồng trường; công nhận, không công nhận hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục tư thục (trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp) theo quy định của pháp luật;
x) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo phân cấp quản lý của UBND thành phố và quy định của pháp luật;
y) Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
z) Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Sở:
Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở.
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; có trách nhiệm báo cáo UBND thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các mặt công tác của Sở khi được yêu cầu.
Phó Giám đốc Sở là người giúp việc Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công hoặc được ủy nhiệm; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của pháp luật.
Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương thuộc Sở:
b.1) Văn phòng;
b.2) Thanh tra;
b.3) Phòng Tổ chức cán bộ;
b.4) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
b.5) Phòng Giáo dục mầm non;
b.6) Phòng Giáo dục tiểu học;
b.7) Phòng Giáo dục thường xuyên;
b.8) Phòng Giáo dục chuyên nghiệp;
b.9) Phòng Giáo dục trung học;
b.10) Phòng Khoa học - Công nghệ thông tin;
b. 11) Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục;
b.12) Phòng Giáo dục có yếu tố nước ngoài;
b.13) Phòng Công tác học sinh, sinh viên.
c) Các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Sở: 170 (một trăm bảy mươi) đơn vị (có Phụ lục danh sách kèm theo).
4. Biên chế
Biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo bao gồm biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp. Biên chế hành chính của Sở Giáo dục và Đào tạo do UBND thành phố phân bổ hàng năm trong tổng số biên chế hành chính của thành phố được Trung ương giao. Biên chế sự nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo do UBND thành phố phân bổ hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo định mức quy định.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào số lượng biên chế được giao, có trách nhiệm bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định trước đây của UBND tỉnh Hà Tây và UBND thành phố Hà Nội (cũ) ban hành trái với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện thành phố trực thuộc và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội)
I. KHỐI CAO ĐẲNG
1. Trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Tây;
II. KHỐI TRUNG CẤP:
1. Trường Trung cấp Kinh tế,
2. Trường Trung cấp Xây dựng;
3. Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ;
4. Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học (ESTIH);
5. Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục;
6. Trường Trung cấp Nông nghiệp;
7. Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long;
III. KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:
1. Trường Trung học Phổ thông Việt Đức;
2. Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, Hoàn Kiếm;
3. Trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng;
4. Trường Trung học Phổ thông Phạm Hồng Thái;
5. Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam;
6. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Ba Đình;
7. Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An;
8. Trường Trung học Phổ thông Tây Hồ;
9. Trường Trung học Phổ thông Trần Nhân Tông;
10. Trường Trung học Phổ thông Thăng Long;
11. Trường Trung học Phổ thông Đoàn Kết, Hai Bà Trưng;
12. Trường Trung học Phổ thông Trương Định;
13. Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ;
14. Trường Trung học Phổ thông Việt Nam - Ba Lan;
15. Trường Trung học Phổ thông Đống Đa;
16. Trường Trung học Phổ thông Kim Liên;
17. Trường Trung học Phổ thông Quang Trung, Đống Đa;
18. Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn, Đống Đa;
19. Trường Trung học Phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa
20. Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân;
21. Trường Trung học Phổ thông Nhân Chính;
22. Trường Trung học Phổ thông Yên Hòa;
23. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều;
24. Trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt;
25. Trường Trung học Phổ thông Cao Bá Quát, Gia Lâm;
26. Trường Trung học Phổ thông Yên Viên;
27. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ;
28. Trường Trung học Phổ thông Dương Xá;
29. Trường Trung học Phổ thông Cổ Loa;
30. Trường Trung học Phổ thông Vân Nội;
31. Trường Trung học Phổ thông Đông Anh;
32. Trường Trung học Phổ thông Liên Hà;
33. Trường Trung học Phổ thông Trung Giã;
34. Trường Trung học Phổ thông Sóc Sơn;
35. Trường Trung học Phổ thông Đa Phúc;
36. Trường Trung học Phổ thông Kim Anh;
37. Trường Trung học Phổ thông Xuân Giang;
38. Trường Trung học Phổ thông Minh Phú;
39. Trường Trung học Phổ thông Ngô Thì Nhậm;
40. Trường Trung học Phổ thông Ngọc Hồi;
41. Trường Trung học Phổ thông Xuân Đỉnh;
42. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai;
43. Trường Trung học Phổ thông Đại Mỗ;
44. Trường Trung học Phổ thông Thượng Cát;
45. Trường Trung học Phổ thông Cầu Giấy;
46. Trường Trung học Phổ thông Trung Văn;
47. Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn, Hà Đông;
48. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ, Hà Đông;
49. Trường Trung học Phổ thông Quang Trung, Hà Đông;
50. Trường Trung học Phổ thông Trần Hưng Đạo, Hà Đông;
51. Trường Trung học Phổ thông Chương Mỹ A;
52. Trường Trung học Phổ thông Chương Mỹ B;
53. Trường Trung học Phổ thông Chúc Động;
54. Trường Trung học Phổ thông Xuân Mai;
55. Trường Trung học Phổ thông Thanh Oai A;
56. Trường Trung học Phổ thông Thanh Oai B;
57. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du, Thanh Oai;
58. Trường Trung học Phổ thông ứng Hòa A;
59. Trường Trung học Phổ thông ứng Hòa B;
60. Trường Trung học Phổ thông Trần Đăng Ninh;
61. Trường Trung học Phổ thông Lưu Hoàng;
62. Trường Trung học Phổ thông Đại Cường;
63. Trường Trung học Phổ thông Mỹ Đức A;
64. Trường Trung học Phổ thông Mỹ Đức B;
65. Trường Trung học Phổ thông Mỹ Đức C;
66. Trường Trung học Phổ thông Hợp Thanh;
67. Trường Trung học Phổ thông Thường Tín;
68. Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu, Thường Tín;
69. Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Thường Tín;
70. Trường Trung học Phổ thông Vân Tảo;
71. Trường Trung học Phổ thông Lý Tử Tấn;
72. Trường Trung học Phổ thông Phú Xuyên A;
73. Trường Trung học Phổ thông Phú Xuyên B;
74. Trường Trung học Phổ thông Đồng Quan;
75. Trường Trung học Phổ thông Tân Dân;
76. Trường Trung học Phổ thông Quốc Oai;
77. Trường Trung học Phổ thông Minh Khai;
78. Trường Trung học Phổ thông Cao Bá Quát, Quốc Oai,
79. Trường Trung học Phổ thông Hoài Đức A;
80. Trường Trung học Phổ thông Hoài Đức B;
81. Trường Trung học Phổ thông Vạn Xuân, Hoài Đức;
82. Trường Trung học Phổ thông Đan Phượng;
83. Trường Trung học Phổ thông Hồng Thái;
84. Trường Trung học Phổ thông Tân Lập;
85. Trường Trung học Phổ thông Thạch Thất;
86. Trường Trung học Phổ thông Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất;
87. Trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng, Thạch Thất;
88. Trường Trung học Phổ thông Phúc Thọ;
89. Trường Trung học Phổ thông Ngọc Tảo;
90. Trường Trung học Phổ thông Vân Cốc;
91. Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây;
92. Trường Trung học Phổ thông Tùng Thiện;
93. Trường Trung học Phổ thông Xuân Khanh;
94. Trường Trung học Phổ thông Quảng Oai;
95. Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền, Ba Vì;
96. Trường Trung học Phổ thông Ba Vì;
97. Trường Trung học Phổ thông Bất Bạt;
98. Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú Hà Tây;
99. Trường Trung học Phổ thông Mê Linh;
100. Trường Trung học Phổ thông Yên Lãng;
101. Trường Trung học Phổ thông Tiến Thịnh;
102. Trường Trung học Phổ thông Tự Lập;
103. Trường Trung học Phổ thông Quang Minh;
104. Trường Trung học Phổ thông Tiền Phong;
105 . Trường Trung học Phổ thông Bắc Lương Sơn;
IV. KHỐI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP:
1. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 1;
2. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 2;
3. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 3;
4. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 4;
5. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5;
6. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề số 6;
7. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Hà Tây,
8. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Thanh Oai;
9. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp ứng Hòa;
10. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Mỹ Đức;
11. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Thường Tín;
12. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Quốc Oai;
13. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Thạch Thất;
14. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Phúc Thọ;
15. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Sơn Tây;
V. KHỐI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN:
1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố,
2. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đống Đa;
3. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hai Bà Trưng;
4. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Xuân;
5. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề Cầu Giấy;
6. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Việt Hưng;
7. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ba Đình;
8. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoàng Mai;
9. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tây Hồ;
10. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Trì;
11. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Mỹ;
12. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sóc Sơn;
13. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Từ Liêm;
14. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Thị;
15. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đình Xuyên;
16. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Anh;
17. Trường Bổ túc văn hóa thanh thiếu niên số 3, Đống Đa;
18. Trường Bổ túc văn hóa cấp II + III Thạch Bàn;
19. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hà Tây;
20. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chương Mỹ;
21. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Oai;
22. Trung tâm Giáo dục thường xuyên ứng Hòa;
23. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mỹ Đức;
24. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thường Tín;
25. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Xuyên;
26. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quốc Oai;
27. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoài Đức;
28. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đan Phượng;
29. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thạch Thất;
30. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phúc Thọ;
31. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây;
32. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ba Vì;
33. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mê Linh;
34. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Hà Nội;
VI. KHỐI MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ:
1. Trường Tiểu học Bình Minh;
2. Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn;
3. Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu;
4. Trường Mẫu giáo Mầm non B;
5. Trường Mẫu giáo Việt Triều;
VI. ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHÁC:
1. Ban Quản lý dự án, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
VII. DOANH NGHIỆP TRỰC THUỘC SỞ:
1. Công ty Sách - Thiết bị và Xây dựng trường học.
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 01/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 14/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu
- 5Quyết định 84/2013/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 27/2005/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 419/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 3Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
- 4Thông tư liên tịch 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND về việc phê chuẩn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND quận, huyện do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 01/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 14/2013/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 84/2013/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang
Quyết định 60/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 60/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra