Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 591/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
Căn cứ Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 30/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 144 /TTr-KHĐT-THQH ngày 11/02/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐỀN NĂM 2020" CỦA TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 591/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN, HIỆN TRẠNG:
1. Tổng quan tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh:
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với hơn 2,2 triệu dân, trong đó có gần 72% dân số sống bằng nghề nông. Đây là đối tượng luôn chịu nhiều rủi ro ngoài sự biến động của thị trường, họ còn bị ảnh hưởng nặng trước sự bất lợi của thời tiết; cộng thêm cơ sở hạ tầng còn yếu lại bị xuống cấp nên An Giang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi các điều kiện trên đã gây hạn chế khả năng ứng phó của người dân, làm tăng rủi ro trước thảm họa thiên tai.
Các loại hình thiên tai chủ yếu thường thấy xuất hiện trong tỉnh, đó là: lũ lụt, sạt lở đất, lốc, dông, sét, hạn hán, ngập úng, đất và nước chua phèn, đất bị xâm nhập mặn, bão, cháy rừng. Trong đó có loại hình thiên tai đi liền nhau hoặc loại thiên tai này là hệ quả của thiên tai khác. Chẳng hạn như lũ lụt gây sạt lở đất và úng ngập, mưa bão làm dâng mực nước, dông sét làm cháy rừng, hạn hán làm đất bị nhiễm mặn…
2. Cơ cấu tổ chức ứng phó:
Thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Hàng năm, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp xây dựng kế hoạch ứng phó trên cơ sở phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cấp, từng địa phương.
Thành phần Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp tỉnh: Hiện có 31 thành viên do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban phụ trách PCLB, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó ban phụ trách TKCN, và 01 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Ủy viên Thường trực; Cấp huyện: Do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc) phòng Kinh tế làm Phó ban phụ trách PCLB và lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện làm Phó ban phụ trách TKCN, các thành viên bao gồm các ngành có liên quan và các xã phường, thị trấn; Cấp xã: Do Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và các ban ngành của xã là thành viên của Ban.
Thường xuyên kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy các cấp và tập huấn nâng cao năng lực cho các lực lượng cứu hộ tại chỗ để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, huy động và tổ chức phối hợp với các lực lượng, các loại phương tiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
3. Nguồn lực ứng phó thiên tai của địa phương:
Được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND các cấp; sự nhiệt tình, tích cực trong công tác giảm nhẹ thiên tai của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân.
Về nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng về năng lực còn hạn chế. Về trang thiết bị, những năm qua được sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương đã trang bị các loại phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và tỉnh cũng tự trang bị thêm nên trang thiết bị ngày càng được tăng cường tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi có thiên tai xảy ra.
4. Hiện trạng nhận thức của cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai:
Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền có quyết tâm cao, đẩy mạnh công tác tuyền truyền trên khắp địa bàn tỉnh bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình,.. từ đó nhận thức của cộng đồng về thiên tai đã được nâng lên, nhất là thực tế khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp (trên 70% vùng nông thôn) nên ý thức tự bảo vệ của người dân còn lơ là, chủ quan.
5. Các khu vực thường xuyên có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai:
Các khu vực ở trong tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai thường là các xã vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, dân sống rải rác và thường là những hộ nghèo tập trung ở các xã như: Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú); xã Vĩnh An, Vĩnh Bình (huyện Châu Thành); xã Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Phú Hữu, Phú Hội (huyện An Phú); xã Phú Lộc (thị xã Tân Châu); xã Lạc Quới, Vĩnh Gia, Ô Lâm, An Tức (huyện Tri Tôn); xã An Nông, An Phú, Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên) ….Do đó, trong tương lai cần phát triển đồng bộ các vùng này để nâng cao đời sống nhân dân.
6. Các tổ chức ngoài nước hỗ trợ và đang triển khai:
Đang phối hợp thực hiện 02 dự án giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh:
- Dự án “Tạo khả năng phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng đồng” do CARE Úc tài trợ.
- Dự án “Tăng cường quản lý lũ khẩn cấp” do GTZ tài trợ.
1. Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở xã nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Triển khai việc thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" được ban hành kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Các xã ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Đưa kiến thức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.
III. QUY MÔ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bao gồm 2 hợp phần có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ thể:
1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp. Hợp phần 1 có mục tiêu đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Bao gồm các hoạt động sau:
- Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh.
2. Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai. Hợp phần này nhằm tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn).
- Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng); xây dựng pano, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả tại địa điểm trung tâm của mỗi cộng đồng.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm cộng đồng).
- Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.
- Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).
- Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (đường tránh lũ, trường học, trạm y tế, nước sạch…).
- Hàng năm, các thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương. Xây dựng kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ). Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…). Ngoài ra, hàng năm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động của Đề án thực hiện trên địa bàn của tỉnh do các Bộ chủ trì.
Mỗi hợp phần bao gồm nhiều hoạt động với kinh phí thực hiện tương ứng được thể hiện tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này.
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Kế hoạch dự kiến thực hiện trong 11 năm, bắt đầu từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2020 và được thực hiện ở 155 xã, phường, thị trấn, đặc biệt là ở các xã thường bị ảnh hưởng do thiên tai.
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Kế hoạch 53,585 tỷ đồng, được phân bổ cho các hợp phần như sau:
- Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là 7,687 tỷ đồng.
- Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 45,898 tỷ đồng.
1. Cơ chế tài chính:
Với tổng nhu cầu về vốn để thực hiện kế hoạch, dự kiến kinh phí thực hiện Đề án được xác định từ các nguồn vốn sau đây:
a. Đề nghị Trung ương hỗ trợ: 40,827 tỷ đồng. Trong đó:
- Hợp phần I : 5,387 tỷ đồng, gồm hoạt động 1.9
- Hợp phần II : 35,440 tỷ đồng, bao gồm: hoạt động: 2.1, hoạt động: 2.2: (2.1, 2.3, 2.4), hoạt động: 2.4; 2.7; 2.8; 2.9; 2.10; hoạt động 2.12: (12.1, 12.6) và hoạt động: 2.13.
Phần kinh phí này từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn tài trợ (nếu có) do Trung ương phân bổ cho tỉnh.
b. Vốn ngân sách địa phương: 12,758 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Trong đó:
- Ngân sách tỉnh nguồn vốn đầu tư : 9,378 tỷ đồng.
- Ngân sách tỉnh nguồn vốn sự nghiệp : 2,665 tỷ đồng.
- Ngân sách huyện, dân đóng góp : 0,715 tỷ đồng.
2. Giai đoạn thực hiện và phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn I (2010-2011) : 14,072 tỷ đồng.
- Giai đoạn II (2012-2015) : 22,513 tỷ đồng.
- Giai đoạn III (2016-2020): 17,000 tỷ đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của tỉnh đến năm 2020 và có trách nhiệm:
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các ngành,địa phương; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này.
- Xác định mục tiêu, xây dựng nhiệm vụ, tính toán kinh phí cần thiết và đề xuất các giải pháp thực hiện hàng năm, 5 năm.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chuẩn bị kinh phí, thẩm định nội dung, kinh phí chi tiết và đề xuất phân bổ nguồn lực cho các sở, ban, ngành.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh việc điều chỉnh nội dung, giải pháp trong kế hoạch cho phù hợp nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, cân đối, bố trí, tìm nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp biên soạn tài liệu và đưa nội dung về công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học cơ sở trong các giờ chính khóa hoặc ngoại khóa.
4. Các Sở, ban, ngành: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch liên quan đến ngành. Trên cơ sở các danh mục kế hoạch, các ngành xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, xác định những nội dung cần ưu tiên để tiến hành thực hiện.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện, thị, thành phố:
- Chỉ đạo các cấp, các ngành cấp huyện tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch, tổ chức các lực lượng tham gia.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của kế hoạch, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn của kế hoạch.
- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép với các hoạt động có liên quan với chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của kế hoạch.
- Chuẩn bị địa bàn thực hiện kế hoạch; báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch trên địa bàn huyện về Sở Nông nghiệp và PTNT (Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).
6. Các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân.
Các hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là sự nghiệp của toàn xã hội. Quá trình hoạch định các chủ trương chính sách, tổ chức và triển khai các hoạt động của kế hoạch, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, cần huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, sự tham gia của cộng đồng, người dân trong việc giám sát và đánh giá là rất quan trọng. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các tổ chức đại diện cộng đồng, nhân dân để bảo đảm các nội dung của kế hoạch được hoàn thành tốt, đạt hiệu quả cao./.
- 1Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 5Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 6Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp đến năm 2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 7Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 8Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 9Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 591/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Huỳnh Thế Năng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra