ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/1999/QĐ/UB | Lạng sơn, ngày 13 tháng 10 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số: 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình phát triển cây ăn quả thời kỳ 1999- 2010 với các nội dung chủ yếu sau:
1- Phương hướng mục tiêu:
Phát triển sản xuất một số cây ăn quả phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu với quy mô:
+ Sản lượng: 140.250 tấn (Bình quân 100 kg quả/người/năm).
+ Cây chủ yếu là: Nhãn, Quýt, Hồng, Vải thiều, Na và những loại cây ăn quả đặc sản theo vùng đất đai, khí hậu thích hợp.
2- Về giải pháp:
a- Quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả:
Trên cơ sở điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác, bố trí:
- Vùng vải thiều, nhãn ở huyện Hữu Lũng, Nam Chi Lăng.
- Vùng quýt ở Bắc Sơn, Bình Gia.
- Vùng nhãn, vải thiều ở huyện Lộc Bình, Đình Lập.
- Vùng hồng ở huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Thị xã.
- Vùng mận, mơ, lê ở Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định.
- Vùng na ở huyện Chi Lăng, Hữu Lũng.
- Các vùng sâu, vùng xa, núi đá vôi trồng cây mác mặt và một số loại quả đặc sản dễ sơ chế, vận chuyển.
b- Về thị trường:
Chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để sau năm 2010 có sản phẩm xuất khẩu sang các nước lân cận.
c- Về chính sách đầu tư và tín dụng:
- Mức đầu tư từ 15 - 20 triệu đồng/ha. Vốn đầu tư được huy động từ các nguồn vốn ngân sách, tín dụng, vốn tự có của nhân dân và các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế,
- Vốn ngân sách hỗ trợ:
+ Xây dựng các vườn ươm cây giống tại các huyện và cụm xã có sản xuất cây ăn quả tập trung để cung cấp cây giống tại chỗ, giá thấp.
+ Điều tra, mở các hội thi tuyển chọn cây giống đầu dòng theo từng vùng, in ấn tài liệu, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây ăn quả, hỗ trợ chi phí vận chuyển cây giống và quản lý dự án v.v...
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, công nghệ bảo quản, chế biến, ưu tiên cho các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung.
- Vốn tín dụng:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng phục vụ Người nghèo cho vay ưu đãi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa phải trả gốc và lãi đối với vườn cây ăn quả có diện tích từ 2 ha trở lên. Khi có sản phẩm thu hoạch sẽ trả dần theo thời hạn cả gốc và lãi cụ thể đối với từng loại cây ăn quả (Nhãn 6 năm, vải, quýt, hồng 5 năm... Cây ăn quả ngắn ngày: Mận, Na... 3 năm) v.v...
+ Khuyến khích các doanh nghiệp và các hộ tư nhân đầu tư trồng, chế biến cây ăn quả, các doanh nghiệp và hộ tư nhân nếu có dự án về trồng, chế biến cây ăn quả được tỉnh phê duyệt được vay vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước.
d- Về khoa học kỹ thuật:
Trung tâm khuyến nông, Chi cục phát triển lâm nghiệp, Hội làm vườn và các cơ quan, tổ chức có chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách theo các dự án để tuyển chọn, nhân các giống cây ăn quả có chất lượng cao, chuyển giao đến các chủ vườn cây ăn quả và tổ chức bảo hiểm về giống cây ăn quả cho hộ nông dân. Sở Khoa học công nghệ và Môi trường cân đối nguồn vốn khoa học hàng năm để tuyển chọn và nhân các loại giống có năng suất và chất lượng cao.
Điều 2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện phát triển cây ăn quả theo mục tiêu đã định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phục vụ Người nghèo có kế hoạch cân đối nhu cầu vốn để đầu tư cho phát triển cây ăn quả.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt các dự án.
- Sở Công nghiệp nghiên cứu bảo quản, chế biến sản phẩm cây ăn quả.
- Sở Thương mại và Du lịch tổ chức mạng lưới thu mua, tìm thị trường tiêu thụ cho người sản xuất.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở; Trưởng Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
- 1Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt "Đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1973/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 3Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2007 bãi bỏ văn bản quy định về cơ chế chính sách do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 182/1999/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt "Đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 1973/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 5Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
Quyết định 59/1999/QĐ-UB về chính sách phát triển cây ăn quả tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 59/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Công Đá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/1999
- Ngày hết hiệu lực: 11/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực