- 1Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Quyết định 1486/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ năm 1997 đến năm 2012 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 1495/QĐ-CTUBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Kỳ đầu của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2002/QĐ-UB | Hưng Yên, ngày 19 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HƯNG YÊN
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ ngày 22/11/2000 về một số chính sách phát triển làng nghề nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 22/10/2001 của Tỉnh ủy về chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 289/TT-CN ngày 27/8/2002.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Hưng Yên”
Điều 2: Quy định về tiêu chuẩn làng nghề là cơ sở để xây dựng phát triển làng nghề, xét và cấp giấy chứng nhận làng nghề nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Giao cho Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với thủ trưởng các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã; phổ biến tuyên truyền, tổ chức thực hiện quyết định này.
Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-UB ngày 19/12/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục tiêu
1- Phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều việc làm và đảm bảo vệ sinh môi trường.
2- Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
3- Phấn đấu đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 70 làng nghề và đến năm 2010 có 150 làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở lên đạt tiêu chuẩn quy định.
4- Tăng cường quản lý nhà nước đối với làng nghề, ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Điều 2: Làng nghề:
Làng nghề bao gồm làng nghề mới và làng nghề truyền thống.
1- Làng nghề mới là làng có nghề mới được du nhập vào làng.
2- Làng nghề truyền thống là làng có nghề đã hình thành lâu đời, sản phẩm sản xuất ra được lưu truyền nhiều năm, có tính chất đặc trưng riêng biệt của địa phương, được nhiều người biết đến, có giá trị kinh tế và văn hóa.
Điều 3: Quy định này được áp dụng cho tất cả các làng (thôn) trong tỉnh có hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Chương 2
TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ
Điều 4: Tiêu chuẩn làng nghề:
1- Chấp hành tốt các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
2- Số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt từ 50% trở lên so với tổng số lao động của làng hoặc số hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt từ 30% trở lên so với tổng số hộ của làng.
3- Giá trị sản xuất và thu nhập từ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
4- Đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành.
Điều 5: Tiêu chuẩn làng nghề truyền thống
- Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại mục 1,4 của Điều 4
- Có nghề sản xuất lâu đời.
- Có số lao động hoặc số hộ làm nghề truyền thống đạt từ 30% trở lên so với tổng số lao động hoặc tổng số hộ của làng, có thu nhập ổn định.
Điều 6: Tên của làng nghề được lấy tên của nghề truyền thống nếu có hoặc tên của nghề chính trước, tên của địa phương (thôn, làng) sau.
Chương 3
TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ, XÉT DUYỆT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ
Điều 7: Đăng ký xây dựng làng nghề
Các làng (thôn) thuộc xã, phường, thị trấn có ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển muốn được công nhận là làng nghề thì phải lập hồ sơ đăng ký xây dựng phát triển làng nghề. Nội dung hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn của làng (thôn) đăng ký xây dựng phát triển làng nghề
- Báo cáo thực trạng ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của làng tính đến thời điểm đăng ký.
- Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
- Văn bản đề nghị của UBND huyện, thị xã
Hồ sơ được lập thành 03 bộ gửi trực tiếp sở Công nghiệp.
Điều 8:
Sau 02 năm liên tục kể từ ngày đăng ký, nếu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 thì được đề nghị xét duyệt công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
Hồ sơ đề nghị xét duyệt, bao gồm:
- Đơn của làng (thôn) đăng ký xây dựng phát triển làng nghề
- Báo cáo thực trạng ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của làng tính đến thời điểm đăng ký.
- Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
- Biên bản kiểm tra, xác nhận của các phòng Giao thông, Công nghiệp, xây dựng chủ trì phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện, thị xã.
Văn bản đề nghị của UBND huyện, thị xã.
Hồ sơ được lập thành 03 bộ gửi trực tiếp sở Công nghiệp.
Điều 9: Sở Công nghiệp chủ trì cùng với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã có làng nghề truyền thống trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 10: Hàng năm UBND tỉnh tổ chức xét duyệt công nhận và cấp bằng danh hiệu cho các làng nghề đạt tiêu chuẩn.
Chương 4
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA LÀNG NGHỀ
Điều 11: Trách nhiệm của làng nghề
1- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái xây dựng phát triển làng nghề, ngành nghề.
2- Khuyến khích, động viên các nghệ nhân, thời giỏi, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích và được pháp luật cho phép, góp phần xây dựng kinh tế địa phương ngày một phát triển, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3- Xây dựng và phát triển làng nghề từng bước gắn với xây dựng làng, xã văn hóa và các phong trào xã hội khác.
4- Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
5- Thường xuyên đi sâu nghiên cứu, cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
6- Đảm bảo vệ sinh môi trường để duy trì sự phát triển ổn định và bền vững.
7- Chấp hành tốt chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của làng nghề với UBND huyện, thị xã và Sở Công nghiệp.
Điều 12: Quyền lợi của làng nghề
1- Được thực hiện các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, theo dự án được duyệt.
2- Được đào tạo, bồi dưỡng, tham gia các lớp học nghề, nghề bậc cao, nghệ nhân, cán bộ quản lý theo quy định của Nhà nước.
3- Được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
4- Những làng nghề có nhiều thành tích trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân được UBND tỉnh khen thưởng.
Chương 5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13: UBND xã, phường, thị trấn phân công cán bộ theo dõi, quản lý làng nghề để giải quyết các công việc hàng ngày, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.
Điều 14: Hàng năm Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tiến hành tổng kết việc khôi phục, nhân cấy nghề và xây dựng phát triển làng nghề, gắn liền với công tác tổng kết công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương
Điều 15: Những người có công trong việc truyền nghề, nhập nghề, xây dựng làng nghề thì được xem xét, tuyên dương khen thưởng.
Điều 16: Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn và các làng nghề, cơ sở sản xuất trong làng nghề phản ánh về Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh.
- 1Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Quyết định 1486/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ năm 1997 đến năm 2012 hết hiệu lực thi hành
- 3Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND17 về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 325/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 5Quyết định 1495/QĐ-CTUBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Kỳ đầu của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
- 6Kế hoạch 180/KH-UBND triển khai Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Quyết định 1486/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ năm 1997 đến năm 2012 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 1495/QĐ-CTUBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Kỳ đầu của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND17 về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 325/2013/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 5Kế hoạch 180/KH-UBND triển khai Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Quyết định 58/2002/QĐ-UB về Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 58/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Đình Phách
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2002
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực