- 1Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 2Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 14 tháng 01 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 129/TTr-NN ngày 16/11/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Quy định này quy định nội dung, tiêu chí thủ tục công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và quản lý nhà nước về trợ giúp, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Quy định này áp dụng đối với:
1. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
2. Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về: quản lý, trợ giúp khôi phục nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề.
Thực hiện theo quy định tại Mục 3 Phần I, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được trích dẫn như sau:
1. Nghề truyền thống là nghề được hình thành lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ mai một, thất truyền.
2. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
3. Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Điều 4. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Phải đạt 03 (ba) tiêu chí tại điểm 1, mục I, Phần II Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề:
Phải đạt 03 (ba) tiêu chí tại điểm 2, mục I, Phần II, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bổ sung thêm các tiêu chí sau:
a) Doanh thu của làng nghề chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng doanh thu của làng trong năm;
b) Đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Phải đạt tiêu chí tại điểm 3, mục I, Phần II, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bổ sung thêm tiêu chí tại điểm b, c, khoản 2, Điều 4 quy định này.
Điều 5. Tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
Tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được lấy tên của nghề chính trước và tên của địa phương (thôn, làng…) sau.
THỦ TỤC, HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ XÉT CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Điều 6. Điều kiện xét và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Hồ sơ đầy đủ, rõ ràng theo quy định.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống:
Được quy định tại tiết a, điểm 2, mục II, phần II Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đề nghị công nhận nghề truyền thống có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề:
Được quy định tại tiết b, điểm 2, mục II, Phần II Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đề nghị công nhận làng nghề có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống:
Được quy định tại tiết c, điểm 2, mục II, Phần II Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có văn bản đề nghị công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
Điều 8. Thủ tục, trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. UBND xã, phường, thị trấn có các ngành nghề đạt tiêu chí tại Điều 4 của Quy định này, lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm theo 03 bộ hồ sơ) lên UBND huyện, thành phố.
2. UBND huyện, thành phố tập hợp, kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn gửi lên, lập danh sách (kèm theo 02 bộ hồ sơ), trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ lập tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định, chọn những làng đủ tiêu chuẩn theo Điều 4, Điều 6, Điều 7 của Quy định này, trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trong thời hạn 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1. Các làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích trợ giúp của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn: bảo tồn và phát triển làng nghề; mặt bằng sản xuất; đầu tư tín dụng; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách có liên quan khác được nhà nước quy định.
2. Được thành lập Hội làng nghề, làng nghề truyền thống và tổ chức đại diện bảo vệ và hỗ trợ phát triển.
Điều 10. Nghĩa vụ của làng nghề
1. Phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào xã hội khác. Khuyến khích, tạo điều kiện để các nghệ nhân truyền nghề tại làng nghề.
2. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các làng nghề, làng nghề truyền thống phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và tuân thủ các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan khác: an ninh, trật tự an toàn xã hội, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Điều 11. UBND xã, phường, thị trấn:
1. Giúp UBND huyện quản lý Nhà nước đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn:
a) Xây dựng kÕ hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch của các cấp và quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương;
b) Theo dõi, quản lý, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy ngành nghề phát triển.
2. Báo cáo UBND cấp huyện danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo các tiêu chí quy định để UBND huyện tổng hợp.
Điều 12. UBND huyện, thành phố:
1. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, thành phố; xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của địa phương gắn với bảo vệ môi trường nông thôn. Phối hợp với các sở, ngành, tổ chức hữu quan tạo điều kiện cho các làng nghề thực hiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển.
2. Lập danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh thu hồi giấy công nhận.
Điều 13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, định hướng mục tiêu hỗ trợ, xác định tiêu chí lĩnh vực hỗ trợ;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức hữu quan, tổ chức tập huấn bồi dưỡng về pháp luật, quản trị kinh doanh, văn hoá làng nghề và hội nhập kinh tế quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tư vấn khôi phục phát triển làng nghề;
c) Làm đầu mối các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn;
d) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp giúp các cơ sở sản xuất, làng nghề thực hiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển làng nghề: bảo tồn và phát triển làng nghề; mặt bằng sản xuất; đầu tư tín dụng; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách có liên quan khác được nhà nước quy định;
e) Chủ trì tổ chức thẩm định, trình duyệt và công bố quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Đồng thời có trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên toàn tỉnh cũng như những khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tư vấn giúp UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Định kỳ vào tháng 11 hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh danh sách các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đạt tiêu chí để UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận. Lập dự toán kinh phí để: tổ chức thẩm định; công bố quyết định; khen thưởng cho các làng nghề, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn, truyền nghề và phát triển nghề mới trình UBND tỉnh phê duyệt.
Những Quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của UBND cấp tỉnh trước đây nếu phù hợp với các tiêu chí quy định tại Quy định này thì vẫn có giá trị và bổ sung thêm những nội dung mới theo tiêu chí quy định tại Quy định này cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét xử lý theo quy định./.
- 1Quyết định 29/2012/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 58/2002/QĐ-UB về Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Hưng Yên
- 3Quyết định 50/2008/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 1486/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ năm 1997 đến năm 2012 hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 6Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 58/2002/QĐ-UB về Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 1486/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ năm 1997 đến năm 2012 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 4Quyết định 427/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 29/2012/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 50/2008/QĐ-UBND về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 02/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/01/2010
- Ngày hết hiệu lực: 01/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực