Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

SỐ:58/2000/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NHỮNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRỌNG ĐIỂM VÀ PHỤC VỤ KỶ NIỆM 990 NĂM THĂNG LONG.

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/ND-CP ngày 8-7-1999 về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ; Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu; Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/199/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính phủ;
Căn cứ quyết định số 1361 ngày 31/3/2000 của UBND Thành phố về việc thành lập Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện xây dmlg hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long;
Căn cứ chỉ thị số 07/2000/CT-UB ngày 5-5-2000 của chỉ tịch UBND Thành phố về việc triển khai kế hoạch đầu tư những công trình trọng điểm phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long;
Căn cứ quyết định số 45/2000/QĐ-uB ngày 5-5-2000 của UBND Thành phố về việc giao bổ sung kế hoạch năm 2000 cho các Sở, Ngành, UBND các Quận, Huyện để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Ban hành kèm theo quyết định này quy định tổ chức thực hiện các dự án trong kế hoạch đầu tư những công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long.

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3 : Chánh văn phòng UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các Quận, Huyện và thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các Chủ đầu tư có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Vượng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NHỮNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRỌNG ĐIỂM VÀ PHỤC VỤ KỶ NIỆM 990 NĂM THĂNG LONG.
(Ban hành kèm theo quyết định số 58/2000/QĐ - UB ngày 12/6/2 000 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Kế hoạch đầu tư những công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long là một trọng tâm trong chương trình hoạt động của Thành phố Hà Nội chào mừng 990 năm Thăng Long và những ngày lễ lớn trong năm 2000. Các Ngành, các cấp cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo là đầu tư tập trung, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ đồng thời phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB; thực hành tiết kiệm, chống tiêu cực trong XDCB.

Điều 2: Việc tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ 990 năm Thăng Long tại Quyết định số 45/2000/QĐ-UB ngày 5-5-2000 của UBND Thành phố là trách nhiệm chung của các cấp các ngành, của thành phố. Các Sở, Ngành, Quận, Huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cụ thể và chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư, tập trung hoàn thành thủ tục và thực hiện triển khai các dự án công trình đảm bảo kỹ thuật chất lượng, đúng tiến độ quy định và hiệu quả đầu tư xây dựng. Phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn thành phố hoàn thành các công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật an toàn lao động lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn trong năm góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của Thủ đô trong năm 2000.

Chương 2:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 3: UBND Thành phố, trong giao ban hàng tháng tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện và quyết định các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của Thành phố. Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách các khối tập trung chỉ đạo, trực tiếp điều hành việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc khối mình phụ trách trong kế hoạch đã được UBND Thành phố giao.

Điều 4: Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành Thành phố:

Tổ công tác được thành lập là để giúp cho UBND Thành phố trong việc đôn đốc kiểm tra, điều hành thực hiện đồng thời thí điểm nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư và xây dựng. Tổ công tác có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện toàn bộ các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ 990 năm Thăng Long.

- Đề xuất các giải pháp đặc biệt, vận dụng các cơ chế chính sách tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thủ tục XDCB nhằm giúp cho các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ theo quy định.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở, ngành, Quận, Huyện... thực hiện cải tạo, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long chú ý đến các dự án mới bổ sung kế hoạch theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Tổ công tác mỗi tuần giành 1 đến 2 ngày để làm việc chuyên sâu về công việc của tổ và trực tiếp xem xét có ý kiến tư vấn kịp thời về các dự án đầu tư theo đề nghị của cơ quan thẩm định dự án. Hàng tháng tổ công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả tiến độ thực hiện cho UBND Thành phố (vào ngày 25 hàng tháng), đề xuất các biện pháp để xử lý vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo quy định đồng thời phải có kế hoạch kiểm tra các công trình nằm trong kế hoạch được giao và thông báo cho các Chủ đầu tư, Sở ngành liên quan để chuẩn bị nội dung báo cáo. Hàng tuần tổ có thông báo kết quả làm việc và ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố để các Sở, Ngành, Quận, Huyện biết và tổ chức thực hiện. Những vấn đề có liên quan đến các khối thuộc các Phó Chủ tịch UBND Thành phố phụ trách thì Tổ trưởng Tổ công tác, thành viên tổ công tác của Sở, ngành có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành đáp ứng yêu cầu công việc.

Điều 5: Nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở, Ngành, Quận, Huyện:

5.1. Các sở, ngành, quận, huyện là cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đăng ký tiến độ theo quy định báo cáo UBND Thành phố, Tổ công tác liên ngành Thành phố chậm nhất là ngày 30/6/2000.

- Chỉ đạo các chủ đầu tư công trình thuộc lĩnh vực phụ trách tổ chức triển khai xây dựng công trình đúng kỹ thuật, chất lượng và tiến độ theo quy định và chấp hành nghiêm tức các thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch phụ trách khối và phân công cụ thể, phối hợp chặt chẽ trong tập thể lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện để nâng cao hiệu quả điều hành thực hiện các dự án.

- Chủ động giải quyết, kịp thời báo cáo những vướng mắc với các ngành liên quan và Tổ công tác liên ngành Thành phố để xem xét tháo gỡ, đảm bảo thực hiện được kế hoạch UBND Thành phố đã giao.

5.2. Các sở, ngành của thành phố phải nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được phân công, sử dụng toàn bộ bộ máy của mình để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công việc, thực hiện cải cách hành chính trong việc giải quyết các thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng, rút ngắn tối thiểu 50% thời gian giải quyết thủ tục cho các dự án, công trình đã giao trong Quyết định 45/2000/QĐ-UB. Cụ thể:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đôn đốc kiểm tra và tổ chức thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư theo đúng thủ tục quản lý đầu tư xây dựng. Tổng hợp toàn bộ tình hình thực hiện hàng tháng và làm việc thống nhất với Tổ công tác liên ngành Thành phố trước khi báo cáo tình hình với UBND Thành phố. Báo cáo hàng tháng phải đề cập rõ các nội dung tình hình triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng, những vướng mắc tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đề xuất tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, tiến độ thực hiện khối lượng, kết quả giải ngân và những kiến nghị đối với UBND Thành phố...

- Sở Tài chính vật giá: chịu trách nhiệm về chuyển nguồn vốn và thẩm định phương án đền bù giải phóng mặt bằng, quyết toán vốn công trình, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xem xét và trình UBND Thành phố, điều chỉnh kế hoạch XDCB hàng tháng.

- Kho bạc Nhà nước thành phố: Chịu trách nhiệm về kiểm soát và thanh toán vốn kịp thời, đúng tiến độ.

- Kiến trúc sư trưởng thành phố: Hướng dẫn kiểm tra giải quyết các thủ tục về quy hoạch kiến trúc, cấp phép (nếu có).

- Sở Địa chính Nhà đất: Chịu trách nhiệm về hướng dẫn và giải quyết các thủ tục giao (thuê) đất.

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của các công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý, tổ chức kiểm tra chất lượng, kỹ thuật công trình theo đúng quy định hiện hành.

- Các sở ngành khi được mời tham gia họp tư vấn thẩm định dự án đầu tư phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của ngành mình mang theo gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp để giảm bớt phiền hà và rút ngắn thời gian thẩm định dự án.

Điều 6: Nhiệm vụ, trách nhiệm chủ đầu tư:

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định đầu tư về quá trình thực hiện dự án (kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và thủ tục đầu tư...) theo quy định tại điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và điểm 2 phần I của Thông tư số 01/2000/TT-BXD ngày 01/3/2000 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng và đăng ký hoạt động xây dựng.

- Xây dựng kế hoạch, đăng ký tiến độ triển khai thực hiện dự án, báo cáo Tổ công tác liên ngành Thành phố theo quy định.

- Báo cáo tiến độ vào ngày 18 hàng tháng về Sở KH&ĐT và Tổ công tác liên ngành Thành phố theo quy định. Trong trường hợp khó khăn không có khả năng thực hiện được kế hoạch vốn XDCB UBND Thành phố đã giao thì phải có văn bản báo cáo UBND Thành phố và các ngành liên quan để xem xét điều chỉnh kế hoạch. Quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phải phản ảnh kịp thời với các ngành liên quan và Tổ công tác liên ngành Thành phố để có giải pháp tháo gỡ

Điều 7: Nguyên tắc điều chỉnh kế hoạch: Giao cho tổ công tác liên ngành của Thành phố phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính Vật giá hàng tháng rà soát tiến độ triển khai từng dự án, công trình trong kế hoạch bổ sung năm 2000 đã giao, kịp thời trình UBND thành phố điều chỉnh vốn từ công trình chậm hoặc không có khả năng thực hiện sang các công trình có đủ thủ tục, có khả năng thực hiện hoàn thành.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện; thành viên Tổ công tác liên ngành Thành phố; Chủ đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư những công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ 990 năm Thăng Long - Hà Nội có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc quy định này.

Điều 9: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần sửa đổi đề nghị Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện kịp thời gửi văn bản đề nghị về bộ phận thường trực Tổ công tác thuộc Sở KH&ĐT để tổng hợp, đề xuất ý kiến báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh kịp thời.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết Định 58/2000/QĐ-UB về tổ chức thực hiện các dự án trong kế hoạch đầu tư những công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trọng điểm và phục vụ kỷ niệm 990 năm Thăng Long do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 58/2000/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/06/2000
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Phan Văn Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản