Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 578/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 về hợp đồng trong hoạt đồng xây dựng và số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; số 120/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;

Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ GTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 21/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1545/QĐ-BGTVT ngày 19/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc dừng triển khai Dự án ĐTXD công trình đường nối QL4A với QL3 (tránh thị xã Cao Bằng), tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2012 - 2015);

Căn cứ Quyết định số 1687/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Quyết định số 552/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Văn bản số 1697/BGTVT-KHĐT ngày 23/02/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT thông báo kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 229/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Văn bản số 748/UBND-GT ngày 31/3/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thỏa thuận thống nhất nội dung hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến tránh thành phố Cao Bằng;

Xét tờ trình số 482/TTr-SGTVT ngày 09/3/2022 của Sở GTVT Cao Bằng về việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm định nội bộ số 465/BC-SGTVT ngày 8/3/2022 của Sở GTVT Cao Bằng; các văn bản số 957/SGTVT-KHKT&QLGT ngày 22/4/2022, số 1000/SGTVT-KHKT&QLGT ngày 27/4/2022 của Sở GTVT Cao Bằng về việc giải trình ý kiến về hồ sơ BCNCKT của Dự án; Báo cáo thẩm tra số 771/VKHCN-KHDA ngày 18/4/2022 của Viện khoa học và công nghệ GTVT; kèm theo hồ sơ Dự án do tư vấn thiết kế lập tháng 3/2022;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục QLXD và CL CTGT tại Báo cáo kết quả thẩm định số 170/CQLXD-DAĐT1 ngày 04/5/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

2. Người quyết định đầu tư: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải Cao Bằng.

4. Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng.

4.1. Mục tiêu đầu tư: Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Cao Bằng theo quy hoạch; tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải của tỉnh Cao Bằng và khu vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

4.2. Phạm vi dự án

- Điểm đầu tại Km0 00 giao với QL34B (tại Km53 250) thuộc phường Duyệt Trung thành phố Cao Bằng.

- Điểm cuối tại Km7 558,18 giao với QL3 (tại Km271 500) thuộc phường Sông Hiến thành phố Cao Bằng.

- Tổng chiều dài tuyến khoảng 7,56km.

4.3. Quy mô đầu tư xây dựng

- Cấp đường: Đường cấp III miền núi (TCVN 4054-2005), tốc độ thiết kế Vtk =60km/h.

- Mặt cắt ngang: 02 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường Bnền=12,0m, bề rộng mặt đường Bmặt=11,0m, bề rộng lề đất B=2x0,5=1,0m. Riêng đoạn từ Km6 027 - Km7 558,18; L = 1,53km (từ nút giao đường Võ Nguyên Giáp đến cuối tuyến): Bề rộng nền đường Bnền=23,0m; bề rộng mặt đường Bmặt=15,0m.

- Công trình cầu trên tuyến: Hoàn thiện các cầu đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trong giai đoạn trước (năm 2014). Cầu xây dựng mới: Thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN11823-1:2017 đến TCVN11823-14:2017, bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường, tải trọng thiết kế HL-93, người đi bộ 3kN/m2.

- Tần suất thiết kế: Nền đường, cống, cầu nhỏ P=4%; công trình cầu lớn, cầu trung P=1%.

4.4. Giải pháp thiết kế chủ yếu

a) Bình đồ, hướng tuyến: Cơ bản giữ nguyên hướng tuyến đã được phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-BGTVT ngày 09/11/2006, cải tạo cục bộ tại các vị trí nút giao cho phù hợp với hiện trạng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo cấp đường. Tuyến đi qua các điểm khống chế: Mỏ muối, trường PTCS Tân An 2, cầu sắt cũ, trường dạy nghề lái xe và trại tạm giam của công an thành phố Cao Bằng.

b) Trắc dọc tuyến: Cơ bản giữ nguyên trắc dọc thiết kế đã được phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-BGTVT ngày 09/11/2006, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường; tận dụng tối đa các hạng mục đã thi công trên tuyến, cải tạo cục bộ một số vị trí đảm bảo phù hợp với thực tế sạt trượt và hiện trạng đã thi công; đoạn qua đô thị phù hợp cao độ quy hoạch.

c) Trắc ngang tuyến: Thiết kế trắc ngang đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường, quy mô tại Quyết định số 2411/QĐ-BGTVT ngày 09/11/2006, phù hợp với chủ trương đầu tư đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1687/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2021:

- Đoạn tuyến thông thường (Km0 00 - Km6 027): Bề rộng nền đường: Bnền = 12,0m; Bề rộng mặt đường: Bmặt = 11,0m; Bề rộng lề đất: Blđ = 2x0,5m=1,0m.

- Đoạn đường đô thị (Km6 027 - Km7 558,18): Bề rộng nền đường: Bnền = 23,0m; Bề rộng mặt đường: Bmặt = 2x7,5m = 15,0m; Bề rộng vỉa hè: Bvh =2x3,0m = 6,0m; Bề rộng giải phân cách Bpc = 2,0m.

d) Nền đường: Nền đường đắp bằng đất, lu lèn đạt độ chặt K≥0,95. Đối với nền đường đắp, lớp đất đắp dày 50cm bên dưới kết cấu áo đường lu lèn đạt độ chặt K≥0,98; Đối với nền đào hoặc không đào không đắp, lớp đất dày 30cm bên dưới kết cấu áo đường được lu lèn đạt độ chặt K≥0,98, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của dự án.

e) Mặt đường: Mặt đường cấp cao A1, lớp mặt bằng bê tông nhựa chặt, rải nóng trên lớp móng bằng cấp phối đá dăm; Mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc≥140Mpa.

f) Nút giao và đường giao dân sinh:

- Nút giao thông cùng mức: Thiết kế mới 02 nút giao (nút giao đầu tuyến với QL34B; nút giao cuối tuyến với QL3); thiết kế vuốt nối về hiện trạng nút giao đường Võ Nguyên Giáp đã được đầu tư tại Km6 027. Các nút giao thiết kế đảm bảo năng lực thông hành, an toàn, êm thuận với đường hiện hữu.

- Nút giao thông khác mức: Bố trí 01 cầu trên tuyến đường ngang Thanh Sơn - Nà Toòng vượt qua tuyến tránh thành phố Cao Bằng tại lý trình Km5 395,67; quy mô cầu vượt theo quy mô đường hiện hữu, đảm bảo tĩnh không tuyến tránh thành phố Cao Bằng dưới cầu theo quy định.

- Đường giao dân sinh: Được thiết kế vuốt nối êm thuận đảm bảo an toàn giao thông, quy mô phù hợp đường hiện trạng.

g) Công trình cầu:

- Giữ nguyên 02 cầu (cầu Nà Khoang và cầu Tân An có bề rộng Bc = 11,0 2x0,5 = 12,0m) đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trong giai đoạn trước (năm 2014). Hoàn thiện các hạng mục: thoát nước; lớp phủ mặt cầu; tứ nón; đường đầu cầu…

- Xây dựng mới cầu vượt trên tuyến đường ngang Thanh Sơn - Nà Toòng (Km5 395,67): Bề rộng cầu Bcầu = 6,0 2x0,5 = 7,0m, sơ đồ nhịp 1x33m, dầm “I” dài L = 33m, chiều dài toàn cầu L=53,12m; móng mố cầu dạng móng nông, mặt đường đầu cầu bằng BTXM phù hợp với kết cấu mặt đường hiện trạng. Trong bước tiếp theo căn cứ vào số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn thực tế, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tính toán lựa chọn giải pháp kết cấu móng mố cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.

h) Hệ thống thoát nước:

- Thoát nước ngang: Công trình thoát nước ngang phù hợp với tính toán thủy văn, thủy lực, đảm bảo đủ khẩu độ thoát nước, không làm ảnh hưởng đến dân cư khu vực tuyến đi qua. Trên tuyến thiết kế tổng cộng 24 cống, trong đó tận dụng 20 cống đã thi công hoàn thành trong giai đoạn trước và làm mới 04 cống.

- Hệ thống thoát nước dọc: Xây dựng mới hệ thống rãnh dọc, rãnh cơ, rãnh đỉnh, bậc nước… đảm bảo thoát nước nền, mặt đường và ổn định, bền vững công trình.

i) Các công trình khác

- Hệ thống an toàn giao thông (vạch sơn, biển báo, cọc tiêu, tường hộ lan mềm,...) theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

- Công trình phòng hộ: Ổn định mái ta luy bằng các giải pháp như ốp tấm bê tông xi măng; tường chắn BTCT; tường chắn rọ đá… bảo đảm ổn định công trình.

5. Tổ chức tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn Trường Sơn và Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công trình 136.

6. Địa điểm xây dựng: các phường Duyệt Trung, Tân Giang, Hoà Chung và Sông Hiến, thành phố Cao Bằng.

7. Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính.

- Nhóm dự án: Nhóm B.

- Loại, cấp công trình: Công trình giao thông đường bộ; công trình cấp III.

- Thời hạn sử dụng của công trình chính: Theo tiêu chuẩn thiết kế công trình.

8. Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn.

- Thiết kế 02 bước: Thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.

- Danh mục tiêu chuẩn: Theo Quyết định số 552/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án.

9. Tổng mức đầu tư, giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư.

Tổng mức đầu tư: 221.880 triệu đồng (Hai trăm hai mươi mốt tỷ, tám trăm tám mươi tám triệu đồng).

Trong đó:

- Chi phí xây dựng:

173.047 triệu đồng;

- Chi phí quản lý dự án:

2.682 triệu đồng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

9.425 triệu đồng;

- Chi phí khác:

3.188 triệu đồng;

- Chi phí GPMB:

14.809 triệu đồng;

- Chi phí dự phòng:

18.729 triệu đồng;

10. Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2021-2024.

11. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án.

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

- Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án: Năm 2022 khoảng 63,685 tỷ đồng (bao gồm kế hoạch vốn đã giao là 1,961 tỷ đồng); năm 2023 khoảng 79,702 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 61,155 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 17,338 tỷ đồng.

12. Hình thức tổ chức quản lý dự án: Phù hợp quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 62 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020Điều 22 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ (áp dụng hình thức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án).

13. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- Tổng diện tích thu hồi đất khoảng 1,93ha. Phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện: Tách thành Tiểu dự án giải phóng mặt bằng riêng, giao UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức thực hiện.

(Các nội dung khác chấp thuận như hồ sơ trình duyệt)

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Sở Giao thông vận tải Cao Bằng chịu trách nhiệm:

- Thực hiện các nội dung nêu tại Báo cáo thẩm định số 170/CQLXD-DAĐT1 ngày 04/5/2022 của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương lập, tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo quy định.

- Lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai Dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

- Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, rà soát, đảm bảo khối lượng GPMB phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Vụ trưởng các vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Khoa học công nghệ, Môi trường, Kết cấu hạ tầng giao thông; Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT; Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Giám đốc Sở Giao thông vận tải Cao Bằng và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính;
- Kho Bạc Nhà nước;
- UBND tỉnh Cao Bằng (để thực hiện);
- Các đơn vị có liên quan (chủ đầu tư sao gửi);
- Lưu: VT, CQLXD.(Tùng)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 578/QĐ-BGTVT năm 2022 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 578/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/05/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản