Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5704/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2321/TTr-SNV ngày 29 tháng 11 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ; Tài chính; Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an Thành phố; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Văn phòng UBND TP;
- PVP Đỗ Đình Hồng;
- Lưu: VT, NC, ĐTBDTD (SNV-05b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 5704/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-2015;

Thực hiện các chương trình công tác của thành ủy Hà Nội giai đoạn 2011­-2015, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức xã;

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo từng năm phù hợp với đặc điểm địa bàn, tính chất công việc chuyên môn của cán bộ và từng chức danh công chức chuyên môn của xã đảm bảo nguyên tắc “vừa làm, vừa học” không làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ của nhân dân và chính quyền xã.

II. ĐỐI TƯỢNG

a) Cán bộ cấp xã gồm có:

+ Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch UBMT Tổ quốc; Chủ tịch Hội LH Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Bí thư Đoàn TN;

+ Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã;

+ Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND xã.

b) Công chức cấp xã gồm có 07 chức danh chuyên môn: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

III. NỘI DUNG

1. Đội ngũ giảng viên

a) Lựa chọn giảng viên

- Lựa chọn đội ngũ giảng viên của Trường ĐTCB Lê Hồng Phong có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt, có các chuyên ngành đang giảng dạy phù hợp với các ngành và lĩnh vực theo chức danh chuyên môn xã, mỗi chuyên ngành cử 02 giảng viên;

- Các sở, ngành chuyên môn (có 7 chức danh chuyên môn ở xã) có đội ngũ giảng viên đã được đi tập huấn lớp giảng viên nguồn do Bộ Nội vụ tổ chức, lựa chọn đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, công chức lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các sở, ban, ngành thành phố có chuyên môn đang làm phù hợp với chuyên ngành bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, mỗi sở, ngành chọn cử 02 công chức;

- Sở Nội vụ tổng hợp danh sách giảng viên và báo cáo viên các sở, ngành và Trường ĐTCB Lê Hồng Phong;

b) Nội dung và thời gian tập huấn

- Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành chuyên môn lấy đội ngũ giảng viên nguồn (đã được Bộ Nội vụ tập huấn) làm nòng cốt tập huấn cho đội ngũ giảng viên chung;

- Trường ĐTCB Lê Hồng Phong chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành chuyên môn (có 7 chức danh chuyên môn ở xã) và các cơ sở đào tạo tổ chức các khóa tập huấn cho giảng viên trực tiếp giảng các lớp cho phù hợp với quy mô, đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức xã;

Nội dung tập huấn giảng viên theo các chuyên ngành:

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Đảng, đoàn thể;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Trưởng Công an xã;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Chỉ huy trưởng quân sự xã;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Văn phòng - thống kê;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Tư pháp - hộ tịch;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Tài chính - Kế toán;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Văn hóa;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Xã hội;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Địa chính - Môi trường;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Nông nghiệp;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Xây dựng;

+ Giảng viên giảng dạy bộ tài liệu bồi dưỡng Công nghệ thông tin.

Thời gian tổ chức các lớp tập huấn:

+ Thời gian tổ chức các lớp tập huấn đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy các lớp hoàn thành trước ngày 31/3/2013.

2. Nội dung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

a) Nội dung, chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng áp dụng theo quy định của các bộ, ngành Trung ương, bao gồm: các chương trình

- Bồi dưỡng các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thể xã:

Kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong công tác Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội ở xã;

- Bồi dưỡng các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã:

Kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở xã; Kiến thức và kỹ năng trong hoạt động của HĐND, UBND xã;

- Bồi dưỡng chức danh Trưởng Công an xã:

Kiến thức về Quản lý hành chính Nhà nước ở cơ sở; Kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ Trưởng Công an xã; Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ;

- Bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng quân sự xã:

Kiến thức về Quản lý nhà nước, hành chính ở cơ sở; vấn đề về Dân tộc, Tôn giáo; Dân quân tự vệ làm công tác dân vận; vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại;

- Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - thống kê:

Kiến thức về nghiệp vụ văn thư lưu trữ; nghiệp vụ thống kê; Nghiệp vụ quản trị văn phòng và văn hóa công sở;

- Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - hộ tịch:

Kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật; Quản lý nhà nước về công tác tư pháp xã, thị trấn; Một số vấn đề về xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; Phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã;

- Bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán:

Kiến thức tổng quan về Tài chính xã; Quản lý thu ngân sách và thu tài chính khác của xã; Quản lý chi ngân sách và thu tài chính khác của xã; Quản lý tài chính dự án do xã làm chủ đầu tư; Quản lý tài sản nhà nước tại xã;

- Bồi dưỡng về xây dựng cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường:

Kiến thức tổng quan về ngành xây dựng và quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã; Quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã; Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã; Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường trên địa bàn xã; Công tác thanh kiểm tra; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại tố cáo về xây dựng trên địa bàn xã;

- Bồi dưỡng về địa chính, môi trường cho công chức địa chính nông nghiệp - xây dựng và môi trường:

Kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở xã: Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; Sử dụng và chỉnh lý Bản đồ địa chính; Đăng ký, thống kê đất đai và quản lý hồ sơ địa chính; Thanh tra, kiểm tra tài nguyên và môi trường ở cơ sở;

- Bồi dưỡng về nông nghiệp, nông thôn cho CC địa chính nông nghiệp - xây dựng và môi trường:

Một số chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; Quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã; Quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã; Hội nhập quốc tế trong nông nghiệp, nông thôn;

- Bồi dưỡng về Lao động - Xã hội cho công chức Văn hóa - xã hội:

Kiến thức quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội;

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho CBCC xã:

Kiến thức Tin học cơ bản; Tin học văn phòng; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Mạng và khai thác thông tin trên mạng; Phần mềm mã nguồn mở.

b) Trên cơ sở nội dung, chương trình tài liệu của các Bộ, ngành Trung ương, Thành phố bổ sung, lựa chọn các chương trình, nội dung phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phương thực trạng đội ngũ CBCC và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đảm bảo không trùng lắp với các chương trình đào tạo bồi dưỡng khác.

3. Thời gian, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức “vừa làm, vừa học”, tập trung theo đợt, mỗi tuần học 03 ngày;

- Phương pháp ĐTBD theo hướng phát huy tính tự giác chủ động tư duy sáng tạo của học viên, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên;

- Tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm thông qua các chuyên đề thực tiễn do các báo cáo viên, giảng viên kiêm nhiệm tại các Sở, ngành chuyên môn trực tiếp giảng dạy.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm giai đoạn năm 2013 - 2015

(có biểu chi tiết kèm theo)

5. Kinh phí

Dự toán theo các lớp cho từng năm 2013, năm 2014, năm 2015 và tổng số nguồn kinh phí ĐTBD do ngân sách Thành phố cấp theo định mức quy định của Nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Giúp UBND thành phố triển khai Kế hoạch đến các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng Kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức xã hàng năm trình Thành phố quyết định;

- Phối hợp với các Sở, ngành lựa chọn nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phương trình độ đội ngũ CBCC xã và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo không trùng lắp với các chương trình đào tạo bồi dưỡng khác;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã tổ chức sơ kết đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

- Cử giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy các lĩnh vực chuyên môn theo các chuyên ngành;

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tập huấn đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã;

- Trực tiếp tổ chức các lớp được thành phố giao: Bồi dưỡng các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thể xã; Bồi dưỡng các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã;

- Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng khác theo kế hoạch.

3. Các Sở, ngành chuyên môn (có 7 chức danh chuyên môn ở xã)

- Phối hợp với Sở Nội vụ hàng năm tổ chức thực hiện theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của Thành phố, lựa chọn nội dung ĐTBD chuyên ngành phù hợp đặc điểm của thành phố Hà Nội;

- Cử công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia làm giảng viên kiêm nhiệm và tham dự lớp tập huấn giảng viên theo yêu cầu của Thành phố;

- Bố trí cán bộ là giảng viên kiêm chức trực tiếp tham gia giảng dạy các chuyên đề liên quan đến chuyên môn của Sở.

4. Sở Tài chính

- Cân đối, cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố giai đoạn 2013 - 2015 và hàng năm;

- Hướng dẫn, quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã của các cơ quan theo đúng quy định;

- Cử công chức tham gia giảng viên kiểm chức tập huấn và trực tiếp giảng dạy chương trình bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán.

5. UBND các huyện, thị xã

- Rà soát, chọn, cử cán bộ, công chức xã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng theo đúng đối tượng, chức danh và thông báo chiêu sinh của UBND Thành phố, các Sở, ngành chuyên môn;

- Bố trí địa điểm tổ chức lớp học (nếu có); cử CBCC phối hợp quản lý học viên của đơn vị;

- Hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả bồi dưỡng CBCC cấp xã báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để báo cáo Bộ Nội vụ.

Trên đây là Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

TT

Chương trình bồi dưỡng

Thời gian bồi dưỡng (tiết)

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Số lượng

Nhu cầu đào tạo theo các năm (người)

Ghi chú

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Bồi dưỡng các chức danh chuyên trách Đảng, Đoàn thể xã

440

Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã

800

300

250

250

 

Chủ tịch UB Mặt trận tổ quốc

400

150

150

100

 

Chủ tịch Hội LHPN

400

100

150

150

 

Chủ tịch Hội Nông dân

400

150

150

100

 

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh

400

100

150

150

 

Bí thư Đoàn Thanh niên

400

150

150

100

 

II

Bồi dưỡng các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã

320

Chủ tịch UBND xã

400

150

150

100

 

Phó Chủ tịch UBND xã

600

200

200

200

 

Chủ tịch HĐND xã

400

100

150

150

 

Phó Chủ tịch HĐND xã

400

150

150

100

 

III

Bồi dưỡng chức danh Trưởng Công an xã

200

Trưởng Công an xã

401

150

150

101

 

IV

Bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng quân sự xã

384

Chỉ huy trưởng quân sự xã

401

150

150

101

 

V

Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - thống kê

210

Công chức Văn phòng - Thống kê xã

800

270

270

260

 

VI

Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - hộ tịch

320

Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã

600

200

200

200

 

VII

Bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán

240

Công chức Tài chính - Kế toán xã

520

200

170

150

 

VIII

Bồi dưỡng về xây dựng

100

Công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp & Môi trường

401

150

130

121

 

IX

Bồi dưỡng về địa chính, môi trường

200

Công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp & Môi trường

401

150

130

121

 

X

Bồi dưỡng về nông nghiệp, nông thôn

200

Công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp & Môi trường

401

150

130

121

 

XI

Bồi dưỡng về Văn hóa - XH

184

Công chức Văn hóa - xã hội

 

 

 

 

 

XII

Bồi dưỡng về Lao động - Xã hội

272

Công chức Văn hóa - xã hội

401

150

130

121

 

XIII

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin

220

CBCC xã

8.926

3.120

3.110

2.696

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5704/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg

  • Số hiệu: 5704/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2012
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản