Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5703/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2011 |
BAN HÀNH “QUY CHẾ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÔ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Căn cứ Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định số 31/1998/QĐ-UB ngày 09/9/1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy chế cứu hộ động vật hoang dã”;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 117/TTr-SNN ngày 07/9/2011 ban hành “Quy chế cứu hộ động vật hoang dã” kèm theo Công văn số 3207/STP-VBPQ ngày 10/8/2011 của Sở Tư pháp về việc góp ý văn bản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế cứu hộ động vật hoang dã”.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5703/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến công tác cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài thành phố Hà Nội bàn giao động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn cũng thực hiện theo quy định của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc cứu hộ động vật hoang dã
Việc cứu hộ động vật hoang dã được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Trong Quy chế này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Động vật hoang dã: là động vật có nguồn gốc từ tự nhiên chưa được con người thuần hóa.
2. Động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm: là động vật thuộc danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Động vật hoang dã thông thường: là động vật không thuộc khoản 2, điều 3 Quy chế này.
4. Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng Sóc Sơn (gọi tắt là Trung tâm cứu hộ): là nơi tiếp nhận, chữa trị, nuôi dưỡng, phục hồi khả năng sinh sống của các loài động vật hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên, chuyển giao, nuôi sinh sản trong cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã.
5. Cứu hộ động vật hoang dã: là những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ của con người tác động vào từng cá thể động vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp khác nhau, do bị cất giữ, vận chuyển, mua bán trái pháp luật (bị thương, bị bệnh, mất tập tính do nuôi nhốt lâu ngày …) để phục hồi sự sống và tồn tại được trong điều kiện tự nhiên hoặc những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
6. Chuyển giao động vật hoang dã: là hoạt động chuyển giao động vật hoang dã sau cứu hộ từ Trung tâm cứu hộ sang chủ thể quản lý, sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
7. Thả động vật hoang dã về tự nhiên: là đưa trở lại môi trường tự nhiên những động vật hoang dã sau cứu hộ có đủ điều kiện tái hòa nhập trong môi trường tự nhiên, phù hợp với vùng phân bố theo quy định của pháp luật.
8. Bảo tồn động vật hoang dã: là những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, lưu giữ lâu dài trong quá trình tự nhiên của động vật hoang dã, với điều kiện có quản lý nhằm duy trì tính bền vững của chúng.
Điều 4. Điều kiện giao, nhận động vật hoang dã
1. Động vật hoang dã do các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội thu giữ phải cứu hộ, cần thực hiện ngay các thủ tục theo quy định như (Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định tạm giữ tang vật, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính …) và bàn giao cho Trung tâm cứu hộ. Trung tâm cứu hộ có trách nhiệm tiếp nhận, cứu hộ theo quy định của Quy chế này.
2. Động vật hoang dã thuộc địa phương khác phải có văn bản gửi Trung tâm cứu hộ đề nghị tiếp nhận, cứu hộ.
3. Các tổ chức, cá nhân hiến tặng động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ, phải có văn bản đề nghị.
Điều 5. Địa điểm giao, nhận động vật hoang dã
Căn cứ vào tình hình thực tế, việc giao, nhận được thực hiện tại Trung tâm cứu hộ hoặc nơi thu giữ, hiến tặng đảm bảo kịp thời, phù hợp để giảm tối đa những tác động xấu tới cá thể động vật hoang dã
Điều 6. Thủ tục giao, nhận động vật hoang dã
1. Biên bản phân loại.
2. Biên bản giao nhận, trong đó ghi rõ:
a) Số ký hiệu văn bản vi phạm hành chính, Quyết định tạm giữ, tịch thu động vật hoang dã của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và văn bản hiến tặng động vật hoang dã của các tổ chức, cá nhân.
b) Số lượng, trọng lượng, giống, loài của từng đàn hoặc cá thể động vật hoang dã theo tên Việt Nam và tên khoa học.
c) Chẩn đoán lâm sàng sức khỏe của động vật hoang dã.
d) Nguồn gốc, xuất xứ của động vật hoang dã.
3. Biên bản giao, nhận động vật hoang dã phải có chữ ký đại diện của các bên giao, nhận.
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG CỨU HỘ
Điều 8. Đối với động vật hoang dã nghi bị dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định
1. Trung tâm cứu hộ phải báo cáo ngay với Cơ quan thú y địa phương, Chính quyền sở tại và Cơ quan quản lý trực tiếp, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
2. Sau khi xác định có dịch bệnh nguy hiểm, Trung tâm cứu hộ phối hợp với Cơ quan thú y lập biên bản và tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên.
3. Đối với trường hợp không thuộc khoản 2, của điều này. Trung tâm cứu hộ áp dụng các biện pháp phòng, trị theo Quy trình kỹ thuật đã được ban hành.
Điều 9. Xử lý động vật hoang dã chết
1. Giám định:
a) Trung tâm cứu hộ thành lập Hội đồng xử lý động vật hoang dã chết, gồm:
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Kỹ thuật: Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Bác sỹ thú y điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên.
- Mời cơ quan Thú y sở tại tham gia Hội đồng.
b) Trách nhiệm của Hội đồng: xác định nguyên nhân động vật bị chết trong quá trình cứu hộ (trường hợp cần thiết phải mổ khám bệnh tích, xét nghiệm …) và đề xuất biện pháp xử lý.
2. Tiêu huỷ:
a) Đối với động vật hoang dã thông thường: Trung tâm cứu hộ thành lập Hội đồng tiêu hủy, gồm:
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Kỹ thuật: Phó chủ tịch Hội đồng.
- Bác sỹ điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên.
- Viện Kiểm sát nhân dân sở tại: Thành viên.
b) Đối với động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm: Hội đồng được thành lập theo quyết định của Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý Trung tâm cứu hộ, gồm:
- Đại diện cơ quan cấp trên trực tiếp: Chủ tịch Hội đồng.
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Phó chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Kỹ thuật: Thành viên.
- Bác sỹ điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên.
- Viện Kiểm sát nhân dân huyện: Thành viên.
- Cơ quan Thú y: Thành viên.
- Chính quyền địa phương sở tại: Thành viên.
c) Trách nhiệm của Hội đồng: Quyết định biện pháp và tổ chức tiêu hủy đối với động vật hoang dã chết theo quy định hiện hành. Kết thúc việc tiêu hủy, Hội đồng tiến hành lập biên bản theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp.
Điều 10. Thả động vật hoang dã
1. Điều kiện thả:
a) Động vật hoang dã đã có Quyết định xử lý, bàn giao tang vật của các cơ quan thừa hành pháp luật, của cấp có thẩm quyền và Biên bản giao, nhận của các tổ chức, cá nhân hiến tặng.
b) Động vật hoang dã phải hoàn toàn khỏe mạnh, đủ điều kiện sống trong môi trường tự nhiên.
c) Động vật hoang dã phải được thả theo vùng phân bố của loài.
d) Đối với loài động vật hoang dã không xác định được vùng phân bố, loài động vật hoang dã mới phải có ý kiến của cơ quan khoa học có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền ra quyết định thả động vật hoang dã:
a) Đối với động vật hoang dã thông thường, cấp trên trực tiếp quản lý Trung tâm ra quyết định theo báo cáo đề xuất của Trung tâm.
b) Đối với động vật hoang dã quý hiếm, UBND thành phố Hà Nội ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội ra quyết định.
3. Trình tự thủ tục thả động vật hoang dã:
a) Trung tâm cứu hộ có văn bản đề nghị thả động vật hoang dã và được Chủ rừng chấp nhận bằng văn bản.
b) Trung tâm cứu hộ tổ chức thả động vật hoang dã, sau khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Thành phần tham gia thả động vật hoang dã gồm: Chủ rừng, Chính quyền địa phương nơi thả, Kiểm lâm nơi thả, Trung tâm cứu hộ, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
d) Phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch Thú y, quy định về vận chuyển động vật hoang dã.
e) Kết thúc việc thả động vật hoang dã, phải lập biên bản và báo cáo theo quy định.
Điều 11. Chuyển giao động vật hoang dã
1. Điều kiện chuyển giao động vật hoang dã:
Động vật hoang dã có quyết định xử lý, bàn giao tang vật của các cơ quan thừa hành pháp luật, của các cấp có thẩm quyền và văn bản giao nhận của các tổ chức, cá nhân hiến tặng.
2. Thẩm quyền ra quyết định chuyển giao động vật hoang dã:
a) Đối với động vật thông thường: cấp trên quản lý trực tiếp Trung tâm cứu hộ ra quyết định.
b) Đối với động vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm UBND thành phố Hà Nội ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội ra quyết định.
3. Trình tự thủ tục chuyển giao động vật hoang dã:
a) Cơ sở có nhu cầu nhận chuyển giao động vật hoang dã phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và có văn bản đề nghị tiếp nhận.
b) Trung tâm cứu hộ có văn bản đề xuất chuyển giao với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Trung tâm cứu hộ tổ chức chuyển giao theo quyết định và tuân thủ các quy định về kiểm dịch và vận chuyển động vật hoang dã.
Điều 12. Bảo tồn động vật hoang dã
1. Đối tượng:
Động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật sau cứu hộ không đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên, không đủ điều kiện chuyển giao được nuôi bảo tồn để duy trì loài.
2. Điều kiện nuôi, bảo tồn động vật hoang dã:
a) Khu nuôi đảm bảo phù hợp với loài; bố trí các sinh cảnh, điều kiện sống gần gũi với môi trường tự nhiên.
b) Cung cấp thức ăn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng cho động vật hoang dã sinh trưởng, phát triển bình thường.
c) Đảm bảo các điều kiện về phòng trị dịch bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên cho động vật hoang dã.
Điều 13. Nuôi động vật hoang dã sinh sản trong cứu hộ
Đối với những động vật hoang dã được sinh ra trong quá trình cứu hộ phải được chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng Quy trình kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã đã được ban hành.
Điều 17. Khen thưởng và Xử lý vi phạm
1. Khen thưởng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có các hoạt động liên quan đến công tác cứu hộ động vật hoang dã, chấp hành nghiêm những quy định tại Quy chế này.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế này sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm những quy định trong bản Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết theo quy định./.
- 1Quyết định 1397/2014/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 3020/QĐ-UBND năm 2023 về Đơn giá hoạt động nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 6Quyết định 1397/2014/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 3020/QĐ-UBND năm 2023 về Đơn giá hoạt động nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 5703/QĐ-UBND năm 2011 về "Quy chế cứu hộ động vật hoang dã” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 5703/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/12/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra