- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 7Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 8Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1397/2014/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 02 tháng 7 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về tiêu chí xác định loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu;
Theo đề nghị của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tại Tờ trình số 205/TTr-VQG ngày 23/6/2014 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 102/BC-STP ngày 20/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quyết định này kèm theo bản Quy chế cứu hộ động vật hoang dã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông bà Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Tư pháp; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh; Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1397/2014/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến công tác cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh Quảng Ninh bàn giao động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Bái Tử Long (dưới đây viết tắt là Trung tâm cứu hộ).
Điều 3. Nguyên tắc cứu hộ động vật hoang dã
Việc cứu hộ động vật hoang dã được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trong Quy chế này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Động vật hoang dã: Là động vật có nguồn gốc từ tự nhiên chưa được con người thuần hóa.
2. Động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm: Là động vật thuộc danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Động vật hoang dã thông thường: Là động vật không thuộc Khoản 2, Điều 4 Quy chế này.
4. Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã: Là nơi tiếp nhận, chữa trị, nuôi dưỡng, phục hồi khả năng sinh sống của các loài động vật hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên, chuyển giao, nuôi sinh sản trong cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã.
5. Cứu hộ động vật hoang dã: Là những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ của con người tác động vào từng cá thể động vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp khác nhau, do bị cất giữ, vận chuyển, mua bán trái pháp luật (bị thương, bị bệnh, mất tập tính do nuôi nhốt lâu ngày …) để phục hồi sự sống và tồn tại được trong điều kiện tự nhiên hoặc những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
6. Chuyển giao động vật hoang dã: Là hoạt động chuyển giao động vật hoang dã sau cứu hộ từ Trung tâm cứu hộ sang chủ thể quản lý, sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
7. Thả động vật hoang dã về tự nhiên: Là đưa trở lại môi trường tự nhiên những cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ có đủ điều kiện tái hòa nhập trong môi trường tự nhiên, phù hợp với vùng phân bố theo quy định của pháp luật hoặc thả về môi trường tự nhiên những động vật hoang dã do cơ quan Kiểm lâm tỉnh hoặc các tổ chức cá nhân khác bàn giao cho còn khỏe mạnh phù hợp với điều kiện sinh cảnh.
8. Bảo tồn động vật hoang dã: Là những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, lưu giữ lâu dài trong quá trình tự nhiên của động vật hoang dã, với điều kiện có quản lý nhằm duy trì tính bền vững của các loài.
Điều 5. Điều kiện giao, nhận động vật hoang dã
1. Động vật hoang dã do các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh thu giữ phải cứu hộ, cần thực hiện ngay các thủ tục theo quy định như (Hồ sơ bắt giữ, xử phạt vi phạm hành chính …) và bàn giao cho Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm cứu hộ tiếp nhận, cứu hộ theo quy định của Quy chế này.
2. Động vật hoang dã do các cơ quan chức năng thuộc địa phương khác thu giữ, muốn giao cho Trung tâm cứu hộ phải có văn bản gửi Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đề nghị tiếp nhận, cứu hộ.
3. Các tổ chức, cá nhân hiến tặng động vật hoang dã cho Trung tâm cứu hộ phải có văn bản đề nghị tiếp nhận, cứu hộ gửi đến Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Điều 6. Địa điểm giao, nhận động vật hoang dã
Căn cứ vào tình hình thực tế, việc giao, nhận được thực hiện tại Trung tâm cứu hộ hoặc nơi thu giữ, hiến tặng đảm bảo kịp thời, phù hợp để giảm tối đa những tác động xấu tới cá thể động vật hoang dã.
Điều 7. Thủ tục giao, nhận động vật hoang dã
1. Biên bản phân loại.
2. Biên bản giao nhận, trong đó ghi rõ:
a) Số ký hiệu văn bản vi phạm hành chính, Quyết định tạm giữ, tịch thu động vật hoang dã của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản hiến tặng động vật hoang dã của các tổ chức, cá nhân.
b) Số lượng, trọng lượng, giống, loài của từng đàn hoặc cá thể động vật hoang dã theo tên Việt Nam và tên khoa học (nếu biết).
c) Chẩn đoán lâm sàng tình trạng sức khỏe của động vật hoang dã.
d) Nguồn gốc, xuất xứ của động vật hoang dã.
3. Biên bản giao, nhận động vật hoang dã phải có chữ ký đại diện của các bên giao, nhận và mỗi bên giữ 01 bản.
Điều 8. Sau khi tiếp nhận động vật hoang dã
Trung tâm cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác cứu hộ theo Quy trình kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã và đề xuất các biện pháp xử lý sau cứu hộ.
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG QUÁ TRÌNH CỨU HỘ
Điều 9. Đối với động vật hoang dã nghi bị dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
1. Trung tâm cứu hộ phải báo cáo ngay với Cơ quan thú y địa phương, Chính quyền sở tại và Cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm cứu hộ, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
2. Sau khi xác định có dịch bệnh nguy hiểm, Trung tâm cứu hộ phối hợp với Cơ quan thú y lập biên bản, thành lập hội đồng tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên.
3. Đối với trường hợp không thuộc khoản 2, của điều này. Trung tâm cứu hộ áp dụng các biện pháp phòng, trị theo Quy trình kỹ thuật đã được ban hành.
Điều 10. Xử lý động vật hoang dã chết trong quá trình cứu hộ.
1. Giám định:
a) Trung tâm cứu hộ tham mưu cho cơ quan quản lý trực tiếp để thành lập Hội đồng xử lý động vật hoang dã chết, gồm:
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Bái Tử Long: Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Bác sỹ thú y điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên.
- Mời cơ quan Thú y sở tại tham gia Hội đồng.
b) Trách nhiệm của Hội đồng: Xác định nguyên nhân động vật bị chết trong quá trình cứu hộ (trường hợp cần thiết phải mổ khám bệnh tích, xét nghiệm …) và đề xuất biện pháp xử lý.
2. Tiêu hủy:
a) Đối với động vật hoang dã thông thường: Trung tâm cứu hộ tham mưu cho cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm để thành lập Hội đồng tiêu hủy, thành phần gồm có:
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Bái Tử Long: Phó chủ tịch Hội đồng.
- Bác sỹ điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên.
- Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại: Thành viên.
b) Đối với động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm: Trung tâm cứu hộ tham mưu cho cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm để thành lập Hội đồng tiêu hủy, thành phần gồm có:
- Đại diện cơ quan cấp trên trực tiếp: Chủ tịch Hội đồng;
- Giám đốc Trung tâm cứu hộ: Phó chủ tịch Hội đồng;
- Bác sỹ điều trị, chăm sóc trực tiếp: Thành viên;
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện sở tại: Thành viên;
- Đại diện cơ quan Thú y cấp huyện sở tại: Thành viên;
- Đại diện Kiểm lâm cấp huyện sở tại: Thành viên.
c) Trách nhiệm của Hội đồng: Quyết định biện pháp và tổ chức tiêu hủy đối với động vật hoang dã chết theo quy định hiện hành. Kết thúc việc tiêu hủy, Hội đồng tiến hành lập biên bản theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp.
Điều 11. Thả động vật hoang dã
1. Việc thả động vật hoang dã phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
a) Động vật hoang dã đã có Quyết định xử lý, bàn giao tang vật của các cơ quan thừa hành pháp luật, của cấp có thẩm quyền hoặc Biên bản giao, nhận của các tổ chức, cá nhân hiến tặng.
b) Động vật hoang dã phải hoàn toàn khỏe mạnh, đủ điều kiện sống trong môi trường tự nhiên.
c) Động vật hoang dã phải được thả theo vùng phân bố của loài được thả.
d) Đối với loài động vật hoang dã không xác định được vùng phân bố, loài động vật hoang dã mới phải có ý kiến của cơ quan khoa học có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền ra quyết định thả động vật hoang dã:
a) Đối với động vật hoang dã thông thường, cấp trên trực tiếp quản lý Trung tâm ra quyết định theo báo cáo đề xuất của Trung tâm.
b) Đối với động vật hoang dã quý hiếm:
- Đối với các cá thể được cứu hộ và phục hồi sức khỏe tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ra Quyết định.
- Đối với động vật hoang dã do Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh bàn giao hoặc các tổ chức, cá nhân hiến tặng, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quyết định.
- Đối tượng động vật hoang dã do các cơ quan, đơn vị tỉnh ngoài bàn giao và thả về môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ra Quyết định.
3. Trình tự thủ tục thả động vật hoang dã:
a) Trung tâm cứu hộ có văn bản đề nghị thả động vật hoang dã và được Chủ rừng chấp nhận bằng văn bản.
b) Trung tâm cứu hộ tổ chức thả động vật hoang dã, sau khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Thành phần tham gia thả động vật hoang dã gồm: Chủ rừng, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi thả, Kiểm lâm nơi thả, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, chính quyền địa phương nơi thả, cơ quan có thẩm quyền khác trong trường hợp cần thiết.
d) Phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thú y, quy định về vận chuyển động vật hoang dã.
e) Kết thúc việc thả động vật hoang dã, phải lập hồ sơ theo dõi và báo cáo theo quy định.
Điều 12. Chuyển giao động vật hoang dã
1. Điều kiện chuyển giao động vật hoang dã:
Động vật hoang dã có quyết định xử lý, bàn giao tang vật của các cơ quan thực thi pháp luật, của các cấp có thẩm quyền hoặc văn bản giao nhận của các tổ chức, cá nhân hiến tặng.
2. Thẩm quyền ra quyết định chuyển giao động vật hoang dã:
a) Đối với động vật thông thường: Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long ra quyết định.
b) Đối với động vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm UBND tỉnh Quảng Ninh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh ra quyết định.
3. Trình tự thủ tục chuyển giao động vật hoang dã:
a) Cơ sở có nhu cầu nhận chuyển giao động vật hoang dã phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và có văn bản đề nghị tiếp nhận.
b) Trung tâm cứu hộ có văn bản đề xuất chuyển giao với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Trung tâm cứu hộ tổ chức chuyển giao theo quyết định và tuân thủ các quy định về kiểm dịch và vận chuyển động vật hoang dã.
Điều 13. Bảo tồn động vật hoang dã
1. Đối tượng:
Động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật; sau khi cứu hộ không đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên, không đủ điều kiện chuyển giao được nuôi bảo tồn để duy trì loài.
2. Điều kiện nuôi, bảo tồn động vật hoang dã:
a) Khu nuôi đảm bảo phù hợp với đặc tính sinh thái của loài; bố trí các sinh cảnh, điều kiện sống gần gũi với môi trường tự nhiên.
b) Cung cấp thức ăn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng cho động vật hoang dã sinh trưởng, phát triển bình thường, nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.
c) Đảm bảo các điều kiện về phòng trị dịch bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên cho động vật hoang dã.
Điều 14. Nuôi động vật hoang dã sinh sản trong cứu hộ
Đối với những động vật hoang dã được sinh ra trong quá trình cứu hộ phải được chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng Quy trình kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã đã được ban hành.
Điều 15. Kinh phí đảm bảo công tác cứu hộ động vật hoang dã
Kinh phí đảm bảo công tác cứu hộ động vật hoang dã được trích từ ngân sách tỉnh, trong đó:
1. Kinh phí cho nuôi bảo tồn động vật hoang dã được ghi trong kế hoạch sự nghiệp hàng năm.
2. Các trường hợp khác (phòng chống dịch; xử lý động vật hoang dã chết; thả động vật hoang dã; chuyển giao động vật hoang dã; cứu hộ và nuôi cứu hộ động vật hoang dã) Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long lập dự toán cho từng trường hợp cụ thể báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình, phê duyệt để bổ sung kinh phí.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các hoạt động liên quan đến công tác cứu hộ động vật hoang dã, chấp hành tốt những quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Khen thưởng và Xử lý vi phạm
1. Khen thưởng:
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế này sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm những quy định trong bản Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét, giải quyết theo quy định./.
- 1Quyết định 5703/QĐ-UBND năm 2011 về "Quy chế cứu hộ động vật hoang dã” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 4982/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500, địa điểm: xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- 3Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý, kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật do Uy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 3020/QĐ-UBND năm 2023 về Đơn giá hoạt động nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 7Quyết định 5703/QĐ-UBND năm 2011 về "Quy chế cứu hộ động vật hoang dã” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 9Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 10Quyết định 4982/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu chức năng: Xây dựng, mở rộng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - tỷ lệ 1/500, địa điểm: xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- 11Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020
- 12Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý, kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 13Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 14Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật do Uy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 15Quyết định 3020/QĐ-UBND năm 2023 về Đơn giá hoạt động nuôi dưỡng, cứu hộ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 1397/2014/QĐ-UBND Quy chế cứu hộ động vật hoang dã do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 1397/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực