Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2006/QĐ-UBND | Đông Hà, ngày 13 tháng 7 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VĂN HOÁ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chương trình hành động số 1109/CP-VX ngày 17/9/1998 của Chính phủ về việc Thực hiện Nghị quyết V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII;
Căn cứ Quyết định số 01/2000/QĐ-BCĐ ngày 12/4/2000 của Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá Trung ương về việc Ban hành kế hoạch triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và Chương trình số 670/CTr-BVHTT ngày 06/3/2006 của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá về việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" giai đoạn 2006- 2010;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 27/3/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở";
Xét đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Xây dựng Đơn vị văn hoá.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VĂN HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2006/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Chương I
Quy định này được ban hành nhằm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trên cơ sở kế thừa và lồng ghép cuộc vận động “Xây dựng Làng văn hoá- Gia đình văn hoá” và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Nội dung, mục tiêu của cuộc vận động này dựa trên cơ sở nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” do Ban Chỉ đạo Trung ương phát động và tình hình thực tiễn của tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
1. Đoàn kết cùng đóng góp công sức xây dựng tư tưởng chính trị ở từng địa phương trong sạch vững mạnh.
2. Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm đáng kể hộ nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng để xây dựng và phát triển quê hương.
3. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, chấp hành kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
4. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, xây dựng khu dân cư, cơ quan đơn vị an toàn trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội, phòng chống và kìm chế tội phạm.
Điều 3. Gia đình văn hoá; làng, bản, khu phố văn hoá; Đơn vị văn hoá và danh hiệu công nhận
1. Gia đình văn hoá: Là hộ gia đình có chung một hộ khẩu được đăng ký thường trú tại một nơi nhất định.
2. Làng, bản, khu phố văn hoá: Là những đơn vị trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn.
3. Đơn vị văn hoá: Là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, đồn, phân đội, tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương.
4. Huyện, thị xã (Sau đây gọi tắt là cấp huyện): Là đơn vị có địa giới hành chính do Chính phủ quy định.
5. Danh hiệu công nhận:
a) Gia đình văn hoá;
b) Làng, bản, khu phố văn hoá;
c) Đơn vị văn hoá (Cơ quan, trường học, đơn vị sự nghiệp, đồn, phân đội, tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương);
d) Đơn vị văn hoá xuất sắc;
e) Huyện điển hình văn hoá.
1. Đối với Gia đình văn hoá:
a) Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương, đoàn thể;
b) Thực hiện tốt các quy ước, hương ước của cộng đồng, quan hệ tốt đối với xóm làng, có nếp sống văn minh trong gia đình và nơi công cộng, không tham gia các tệ nạn xã hội, không hoạt động truyền bá mê tín dị đoan, không có thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật, không có người trong độ tuổi đi học mà không đi học;
c) Xây dựng được không khí hoà thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, sống chung thủy, bình đẳng, thực hiện tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em;
d) Có kế hoạch phát triển kinh tế để vượt qua đói, nghèo và làm giàu chính đáng.
2. Đối với Làng, bản, khu phố văn hoá:
2.1. Đối với Làng, khu phố văn hoá:
a) Chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đoàn kết xây dựng cơ sở vững mạnh. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, hưởng ứng các cuộc vận động của Nhà nước và các đoàn thể. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không phải là điểm nóng về an ninh trật tự, không có tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ma tuý, mại dâm, say rượu bia càn quấy, không có các loại văn hoá phẩm độc hại, không có tội phạm nghiêm trọng, không có khiếu kiện đông người vượt cấp... Không có công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không có quân nhân đào ngũ trên địa bàn. Thực hiện tốt chính sách về đất đai, thuế và công tác dân số, gia đình và trẻ em, có ít nhất 85% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ 3 trở lên, đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi đến trường, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS;
b) Có phong trào tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu, hàng năm có tỷ lệ giảm hộ nghèo từ 3% trở lên, không còn hộ đói (Trừ trường hợp thiên tai, hoả hoạn). Có kế hoạch giúp đỡ, chăm sóc các gia đình chính sách, có công với nước, người tàn tật, người già cô đơn, phụ nữ, trẻ em;
c) Tổ chức sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú, lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, chú trọng việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá, có tụ điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao, có tủ sách, báo, có cổng chào làng, panô, áp phích...;có phương tiện thông tin nghe nhìn và tổ chức được các sinh hoạt định kỳ có chất lượng, có phong trào luyện tập thể dục thể thao. Xây dựng được quy ước, hương ước về các hoạt động của cộng đồng, về đám đình, lễ hội phù hợp với pháp luật và nếp sống mới, loại trừ hủ tục mê tín dị đoan;
d) Có kế hoạch hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường cảnh quan sạch đẹp, chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cho toàn dân nhất là biết sử dụng nguồn nước sạch, an toàn thực phẩm, ngăn chặn và phòng chống các bệnh dịch có hiệu quả;
e) Được UBMTTQVN cấp huyện quyết định công nhận Khu dân cư tiên tiến. Có từ 80% hộ gia đình trở lên đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá.
2.2. Đối với Bản văn hoá:
a) Thực hiện nghiêm túc các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng các cuộc vận động của Nhà nước và các đoàn thể. Cảnh giác chống lại các luận điệu tuyên truyền sai trái của kẻ địch và các phần tử xấu. Không có công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không có quân nhân đào ngũ trên địa bàn. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường, xoá được mù chữ trong độ tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học vững chắc và triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS có hiệu quả;
b) Thực hiện tốt quy ước xây dựng bản văn hoá, đoàn kết, giúp đỡ bà con trong bản xoá bỏ tệ nạn xã hội như: Say rượu bê tha, hành nghề mê tín dị đoan, chống lại các việc làm gây hận thù, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc;
c) Xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, chống đánh đập vợ con, thương yêu kính trọng người già. Bình đẳng nam nữ, thực hiện tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em, có ít nhất 80% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ 3 trở lên. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh phòng dịch;
d) Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ để xoá đói, hàng năm giảm 2% trở lên hộ nghèo (Trừ thiên tai, hoả hoạn), thực hiện định canh định cư, bảo vệ rừng;
e) Được UBMTTQVN cấp huyện công nhận Khu dân cư tiên tiến. Có từ 60% số hộ gia đình trở lên đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá.
3. Đối với Đơn vị văn hoá:
a) Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và các nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị. Chấp hành đầy đủ Pháp lệnh Công chức, Luật phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hành tốt Quy chế dân chủ, không có các biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương, cơ hội chính trị, gây mất đoàn kết trong đơn vị. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn công sở, đơn vị. Bảo vệ tốt tài sản của Nhà nước. Hàng năm được cấp trên khen thưởng về hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Từng cá nhân trong đơn vị có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công tác, có kế hoạch nâng cao trình độ, giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, không có người vi phạm pháp luật Nhà nước và tệ nạn xã hội;
c) Tổ chức được nhiều hình thức hoạt động văn hoá tinh thần phong phú, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo ra được những cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin, báo chí. Xây dựng nề nếp sinh hoạt tư tưởng, văn hoá lành mạnh;
d) Thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho cơ quan, đơn vị sạch đẹp, thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, nhiệt tình trong công việc, từng cán bộ, nhân viên và toàn cơ quan gương mẫu thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú. Tích cực cùng xã hội gìn giữ bảo vệ môi trường, cảnh quan, gương mẫu trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị;
e) 100% cán bộ công chức được địa phương nơi cư trú xác nhận là gương mẫu;
g) Chi bộ hoặc Đảng bộ cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
4. Đối với đơn vị văn hoá được tỉnh công nhận là Đơn vị văn hoá xuất sắc.
a) Duy trì tốt các nội dung và tiêu chuẩn của đơn vị văn hoá liên tục trong 36 tháng trở lên;
b) Có trên 85% gia đình đạt chuẩn Gia đình văn hoá (Đồng bằng);
c) Có trên 75% gia đình đạt chuẩn Gia đình văn hoá (Miền núi);
d) Hoàn thành cơ bản các thiết chế văn hoá cơ sở như: Có nhà sinh hoạt Văn hóa- Giáo dục cộng đồng, có điểm vui chơi cho trẻ em…, có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển.
5. Tiêu chuẩn công nhận cấp huyện điển hình văn hoá.
- Hoàn thành 95% các tiêu chí về xây dựng cấp huyện văn hoá điển hình trong đề án cấp huyện đưa ra đã được UBND tỉnh phê duyệt.
QUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHẬN ĐƠN VỊ VĂN HOÁ VÀ KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu "Gia đình văn hoá".
- Do hội nghị dân chủ của các làng, bản, khu dân cư, khu phố bình chọn, Ban Điều hành hoặc Ban Vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở xét đề nghị với UBND xã công nhận sau 12 tháng kể từ khi các gia đình đăng ký “Gia đình văn hoá”. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận;
- Hàng năm hội nghị dân chủ bình xét các gia đình không giữ được danh hiệu “Gia đình văn hoá” trình Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định hủy bỏ danh hiệu.
2. Danh hiệu "Làng văn hoá", "Bản văn hoá", "Khu phố văn hoá".
- Làng, bản, khu phố văn hoá do UBND xã, phường, thị trấn đề nghị trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp xã (Từ đây, gọi tắt các Ban Chỉ đạo phong trào cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh). Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận;
- Thời hạn xét công nhận “Làng văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Khu phố văn hoá” là sau 24 tháng kể từ ngày làm lễ phát động;
- Hàng năm Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện họp xem xét, những làng, bản, khu phố không giữ được danh hiệu trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định hủy bỏ danh hiệu.
3. Danh hiệu "Đơn vị văn hoá"
- Các “Đơn vị văn hoá” là cơ quan, trường học, doanh nghiệp... trực thuộc cấp huyện, do Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện. Các “Đơn vị văn hoá” là cơ quan doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh công nhận, trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ đạo xây dựng đơn vị văn hóa liên ngành của tỉnh. Thời hạn xét là 24 tháng kể từ ngày đơn vị đó làm lễ phát động;
- Hàng năm Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện, và liên ngành kiểm tra, nếu xét thấy các đơn vị văn hoá không giữ được danh hiệu thì trình cấp có thẩm quyền công nhận đơn vị văn hóa ra quyết định hủy bỏ danh hiệu.
4. Danh hiệu "Làng văn hoá xuất sắc", "Bản văn hoá xuất sắc", "Khu phố văn hoá xuất sắc", "Đơn vị văn hoá xuất sắc" do tỉnh công nhận và khen thưởng.
- Các đơn vị đã được UBND cấp huyện và Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh công nhận danh hiệu làng, bản, khu phố văn hoá và đơn vị văn hoá sau thời hạn 36 tháng trở lên nếu đạt được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, Chương II của Quy định này thì được UBND cấp huyện, Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh, đề nghị trên cơ sở hồ sơ, báo cáo của Ban Chỉ đạo phong trào cấp huyện, Liên đoàn Lao động tỉnh xét trình UBND cấp tỉnh quyết định khen thưởng đơn vị văn hoá xuất sắc.
5. Danh hiệu cấp huyện điển hình văn hoá.
Các huyện điển hình văn hoá do Chủ tịch UBND tỉnh công nhận trên cơ sở đề nghị của UBND huyện và ý kiến thẩm định của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Thời hạn xét là 5 năm kể từ ngày đơn vị đó làm lễ phát động.
- Hàng năm Ban Chỉ đạo phong trào cấp tỉnh kiểm tra, nếu xét thấy đơn vị không duy trì được phong trào thì trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hủy bỏ danh hiệu đối với các đơn vị văn hoá điển hình.
6. Thẩm quyền không công nhận các danh hiệu văn hoá.
Cấp có thẩm quyền công nhận các danh hiệu văn hoá được quy định tại Quy chế này có thẩm quyền rút các danh hiệu công nhận trong trường hợp đơn vị hoặc gia đình được công nhận có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Đơn vị được UBND tỉnh công nhận “Đơn vị văn hoá xuất sắc” được cấp bằng công nhận kèm theo tiền thưởng 4.000.000đ (Bốn triệu đồng);
- Đơn vị làng, bản, khu phố được UBND cấp huyện công nhận “Đơn vị văn hoá” được cấp bằng công nhận kèm theo tiền thưởng 2.000.000đ (Hai triệu đồng);
- Các cơ quan, đơn vị được UBND cấp huyện, Ban Chỉ đạo phong trào cấp tỉnh công nhận đơn vị văn hóa được cấp bằng công nhận kèm theo thưởng 1.000.000đ (Một triệu đồng);
- 5 năm một lần UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương và khen thưởng những địa phương, đơn vị, gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá. Tiêu chuẩn và điều kiện khen thưởng sẽ có hướng dẫn riêng.
Điều 7. Về kinh phí phục vụ cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
- Kinh phí được huy động từ các nguồn lực đầu tư của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư để phục vụ cho phong trào;
- Hàng năm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH cấp tỉnh (Sở Văn hoá- Thông tin) phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tài chính có kế hoạch đề nghị UBND tỉnh bố trí một khoản kinh phí phục vụ cho công tác chỉ đạo và khen thưởng các đơn vị được công nhận “Đơn vị văn hoá” và "Đơn vị văn hoá xuất sắc";
- UBND huyện bố trí ngân sách cho công tác chỉ đạo và khen thưởng đối với diện do UBND huyện công nhận;
- HĐND, UBND xã, phường bố trí ngân sách cho công tác chỉ đạo và khen thưởng đối với diện do UBND xã, phường công nhận.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- 1Quyết định 267/2003/QĐ-UB giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2003-2005 cho đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Bảo tàng Tôn Đức Thắng trực thuộc Sở Văn hoá và Thông tin do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 262/2003/QĐ-UB về việc giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2003-2005 cho đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Trung tâm Văn hoá thành phố trực thuộc Sở Văn hoá và Thông tin do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 10/2012/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 1676/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định tiêu chuẩn và thủ tục công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học văn hoá kèm theo Quyết định 2621/2006/QĐ-UBND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5Quyết định 18/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế xây dựng, công nhận các danh hiệu văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Quyết định 01/2000/QĐ-BCĐ về Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá do Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ban hành
- 4Quyết định 267/2003/QĐ-UB giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2003-2005 cho đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Bảo tàng Tôn Đức Thắng trực thuộc Sở Văn hoá và Thông tin do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 262/2003/QĐ-UB về việc giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2003-2005 cho đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Trung tâm Văn hoá thành phố trực thuộc Sở Văn hoá và Thông tin do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chương trình hành động số 1109/CP-VX về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hàng TW Đảng (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" do Chính phủ ban hành do Chính Phủ ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Quyết định 10/2012/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 9Quyết định 1676/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định tiêu chuẩn và thủ tục công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học văn hoá kèm theo Quyết định 2621/2006/QĐ-UBND do tỉnh Cao Bằng ban hành
Quyết định 57/2006/QĐ-UBND quy định về xây dựng Đơn vị văn hoá do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 57/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Hữu Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2006
- Ngày hết hiệu lực: 04/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra