BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2001/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY PHẠM TRONG CÁC HẦM LÒ THAN VÀ DIỆP THẠCH TCN - 14.06.2000
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra Giám sát kỹ thuật an toàn Công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn thực hiện Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch (TCN - 14.06.2000)".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác than và diệp thạch bằng phương pháp hầm lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| Hoàng Trung Hải |
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
Hướng dẫn ghi sổ
Sổ ghi tất cả các nhận xét, các hỏng hóc của vì chống giếng, tháp giếng, đường dẫn hướng, đường ống nước, kẹp cáp và cáp điện làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của trục tải.
Cột 8 ghi thời gian (giờ và phút) dừng trục tải để xử lý các hỏng hóc trong giếng.
Cột 9 do Cơ điện trưởng mỏ ghi sau khi xử lý các hỏng hóc trong giếng. Ghi rõ thời gian và chữ ký.
Sổ phải in và đóng thành quyển, đóng dấu giáp lai.
Ngày, tháng kiểm tra | Tình trạng cột chống giếng và cốt giếng | Thời gian phát hiện hỏng hóc | Tính chất hỏng hóc | Nguyên nhân hỏng hóc | Chữ ký người kiểm tra giếng và người chịu trách nhiệm về tình trạng giếng | Các biện pháp khắc phục hỏng hóc | Thời gian dừng trục tải | Chữ ký của Cơ điện trưởng (Trưởng phòng Cơ điện) mỏ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn mỏ
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
Hướng dẫn ghi sổ
Sổ này dùng để ghi về:
a) Huấn luyện an toàn: Cho công nhân mới, huấn luyện an toàn định kỳ, không theo kế hoạch và tại chỗ làm việc của công nhân.
b) Làm quen với lối thoát chính và phụ lên mặt bằng mỏ.
c) Học phương pháp sử dụng các bình tự cứu.
d) Làm quen kế hoạch thủ thủ tiêu sự cố phần có liên quan tới chỗ làm việc.
e) Hướng dẫn các phương pháp phòng ngừa khi tiến hành các công việc ở các vỉa nguy hiểm về phụt than, đất đá và khí bất ngờ cũng như các dấu hiệu có thể có phụt than, đất đá và khí bất ngờ. Tính chất của các hiện tượng này.
g) Học cách sử dụng phương tiện PCC ban đầu.
TT | Họ và tên người được học an toàn | Số thẻ của người học an toàn | Ngày tháng tiến hành huấn luyện | Chương trình huấn luyện | Chữ ký của người huấn luyện | Chữ ký của người được huấn luyện |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Sổ thống kê xuất, nhập và bảo quản thiết bị hàn
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Người có trách nhiệm thống kê và bảo quản thiết bị hàn:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
TT | Loại thiết bị hàn | Số | Tình trạng thiết bị | Họ và tên, chức vụ của người ra lệnh xuất thiết bị | Xuất thiết bị | Nhập thiết bị | |||||
Nhà máy chế tạo | Kê khai | Ngày, tháng, giờ | Họ và tên người nhận | Chữ ký của người nhận | Ngày tháng, giờ | Họ và tên người nhập thiết bị | Chữ ký người nhập thiết bị | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
V. HƯỚNG DẪN LẬP, KIỂM TRA VÀ ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐẤT TRONG CÁC HẦM LÒ THAN VÀ DIỆP THẠCH
Hướng dẫn thực hiện Điều 407của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN - 14.06.2000
A. Yêu cầu chung
1. Tiếp đất cho các thiết bị bằng vật tiếp đất và dây tiếp đất.
2. Tiếp đất chính là một hệ thống liên hàn bằng cách nối các vật tiếp đất làm từ thép dẹt có tiết diện không nhỏ hơn 100 mm2. Bố trí hệ thống này ở gần hầm đặt thiết bị điện của trạm điện ngầm trung tâm.
3. Tiếp đất cục bộ phải được lập ở các điểm, trạm sau:
a) Trạm phân phối, trạm biến áp, gian (hầm) đặt thiết bị điện. Trừ gian đặt máy gần giếng, trạm biến áp ngầm trung tâm, kết cấu của hệ thống tiếp đất chính là những nơi đã nối với hệ thống tiếp đất chính.
b) Trạm phân phối cố định hoặc di động, trừ các trạm phân phối đặt trên toa goòng di chuyển thường xuyên trên đường ray.
c) Thiết bị phân phối, máy cắt đặt riêng lẻ.
d) Múp nối cáp chì bọc thép. ở nơi không có rãnh nước, đất đá quá cứng, xa nguồn cung cấp điện có thể không làm tiếp đất tại chỗ nhưng phải có cầu nối từ vỏ thép của múp nối sang vỏ chì của cáp.
đ) Các thiết bị đặt riêng lẻ.
4. Khi đặt một vật tiếp đất cho một nhóm các công trình cần tiếp đất phải sử dụng các dây tiếp đất và dây nối với vật tiếp đất bằng thép hoặc đồng có tiết diện nhỏ nhất tương ứng là 50 mm2, 25 mm2. Dây tiếp đất nối vật tiếp đất tại chỗ cũng phải theo quy định như trên.
5. Mỗi công trình được tiếp đất phải đấu nối với vòng tiếp đất hoặc cọc tiếp đất nhờ một nhánh riêng bằng thép tiết diện không dưới 50 mm 2 hoặc bằng đồng tiết diện không dưới 25 mm2. Đối với thiết bị thông tin liên lạc dây nối đất với thiết bị có thể bằng thép hoặc đồng có tiết diện tương ứng không nhỏ hơn 12 và 6mm2.
Tiếp đất cần được thực hiện sao cho khi tách riêng từng thiết bị và máy khỏi mạng tiếp đất sẽ không ảnh hưởng tới tiếp đất của các thiết bị khác.
Cấm đấu nối tiếp vỏ các công trình, thiết bị với mạng tiếp đất hoặc vật tiếp đất của các thiết bị khác, trừ các múp nối cáp và bóng đèn của mạng chiếu sáng cố định.
Hình 1- Sơ đồ nguyên lý lưới tiếp đất ở mỏ.
1 - Thiết bị phân phối trọn bộ; 2 - Động cơ bơm điện; 3 - Tiếp đất chính trong hố nước chính; 4 - Tiếp đất phụ của rơ le rò điện; 5 - Các tiếp đất cục bộ; 6 - Rơ le rò điện; 7 - Aptômát; 8 - Biến áp; 9 - Múp nối cáp; 10 - Tiếp đất trong rốn giếng; 11 - Máy liên hợp; 12 - Khởi động từ.
6. Để nối tiếp đất cục bộ với tiếp đất chính phải sử dụng dây thép, đồng và vỏ chì của cáp điện bọc thép và dây dẫn khác.
Ngoài việc phải đấu tiếp đất cục bộ của các máy điện thiết bị khác, các múp nối với vỏ chì của cáp điện thì tại múp nối của cáp chì phải đặt cầu nối bằng thép tiết diện 50mm2 hoặc đồng tiết diện 25mm2 để hệ thống tiếp đất thành mạng tiếp đất liên tục (Hình1). Khi sử dụng cáp điện vỏ cao su, lõi tiếp đất phải nối với nhau thành một mạch liền.
7. Để mạng tiếp đất có độ bền cao về cơ khí, tiếp xúc tốt về điện, dây tiếp đất phải thoả mãn các yêu cầu sau:
a) Vị trí tiếp xúc giữa vật tiếp đất và dây tiếp đất phải thực hiện bằng hàn. Công việc hàn phải tiến hành trên mặt đất.
b) Nối các dây tiếp đất với vỏ máy, thiết bị điện và với các cấu trúc khác mà trong quá trình vận hành cần di chuyển hoặc thay thế phải được thực hiện bằng đầu cốt (bu lông, đai ốc...) tại vị trí cố định cho mục đích này, đã quy định trước trên vỏ thiết bị
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH THỦ TIÊU SỰ CỐ TRONG CÁC HẦM LÒ THAN VÀ DIỆP THẠCH
Hướng dẫn thực hiện Điều 12 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000
1. Hàng quý, mỗi mỏ hầm lò phải lập kế hoạch thủ tiêu sự cố có sự thoả thuận của Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp (TTCCM) và phải được Giám đốc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thẩm quyền phê duyệt trước 15 ngày trước khi đưa vào áp dụng.
2. Kế hoạch thủ tiêu sự cố (KHTTSC) phải dự kiến tới những biện pháp sẽ được thực hiện ngay khi phát hiện ra sự cố và phải đảm bảo:
a) Cứu người nhanh nhất khi gặp sự cố;
b) Thủ tiêu sự cố và ngăn ngừa sự phát triển của nó.
3. Để xác định các biện pháp cứu người, ngăn chặn và phòng ngừa sự phát triển của sự cố, trước khi lập kế hoạch phải kiểm tra:
a) Sự đảm bảo của mỏ về các phương tiện chữa cháy và tình trạng của chúng;
b) Tình trạng của các thiết bị thông gió, trong đó bộ phận đảo chiều của thiết bị thông gió chính phải làm việc tốt, khả năng thực hiện các chế độ thông gió được dự kiến theo kế hoạch;
c) Sự ổn định của các luồng gió trong hầm lò khi có tác động của sự giảm áp do nhiệt từ đám cháy, các biện pháp ngăn chặn các luồng gió tự đảo chiều và bảo đảm chế độ thông gió an toàn ổn định;
d) Các lối ra dự phòng để di chuyển người và nhân viên cấp cứu mỏ có bình tự cứu;
đ) Thời gian di chuyển trong hầm lò tại các điểm xảy ra sự cố phù hợp với thời hạn có tác dụng bảo vệ của bình tự cứu hiện được sử dụng tại mỏ;
e) Số lượng hiện có, tình trạng và việc bố trí các bình tự cứu, nơi bảo quản các thiết bị cấp cứu, điểm bố trí các thiết bị tự cứu dự phòng, v.v...;
g) Phân công phạm vi trách nhiệm đối với các thành viên đội cấp cứu và các điểm liên lạc của đội cấp cứu trong mỏ;
h) Số lượng, tình trạng của các thiết bị thông tin trong kế hoạch thủ tiêu sự cố;
Ngoài các nội dung kiểm tra nêu trên phải:
- Dự đoán về tình trạng khí độc tại các khu vực trong trường hợp hệ thống thông gió bị ngắt;
- Thời gian tích tụ khí đến giới hạn cho phép của các gương lò cụt trong trường hợp ngừng quạt gió. Dự đoán các vùng có khả năng đảo chiều luồng gió khi xuất hiện đám cháy để có kế hoạch cứu người và loại trừ sự cố thích hợp. Xác định các hầm lò và các vùng có nguy cơ bị phụt khí bất ngờ, bục nước (các mạch bùn) và phụt đất đá.
Các tài liệu kiểm tra trên đây phải được ghi thành văn bản, phải được Giám đốc mỏ duyệt và phổ biến cho tất cả những người liên quan có trách nhiệm thực hiện.
4. Kế hoạch thủ tiêu sự cố lập phải phù hợp với tình trạng của mỏ trong thời điểm tương ứng. Các phương tiện kỹ thuật và vật tư đã được dự kiến trong kế hoạch để thực hiện các biện pháp cứu người và tiêu diệt sự cố phải ở trong tình trạng tốt và đủ về số lượng. Những người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phải biết cách sử dụng chúng một cách thành thạo. Các đơn vị trong cùng một hệ thống thông gió mỏ (Các đơn vị khai thác, xây dựng mỏ và cải tạo mỏ) phải lập chung một kế hoạch thủ tiêu sự cố thống nhất.
Giám đốc mỏ và Đội trưởng đội Cấp cứu của mỏ chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch thủ tiêu sự cố và kế hoạch đó phải phù hợp với tình trạng hiện thực của mỏ.
5. Khi đưa vào khai thác các khu vực và hầm lò mới hoặc loại bỏ các khu vực và hầm lò cũ, nếu làm thay đổi hệ thống thông gió, trong vòng một ngày Giám đốc mỏ phải đưa vào kế hoach thủ tiêu sự cố những sửa đổi và bổ sung đồng thời phải báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và thông báo cho Trung tâm cấp cứu mỏ. Trong trường hợp những thay đổi cần thiết không được đưa vào kế hoạch hoăc phát hiện ra những vấn đề của kế hoạch không phù hợp với tình trạng thực của mỏ, Đội trưỏng đội Cấp cứu của mỏ có quyền không đồng ý với kế hoạch thủ tiêu sự cố đó, kiến nghị sửa đổi. Nếu không nhất trí được thì có quyền báo cáo lên cơ quan cấp trên về những ý kiến không nhất trí của mình.
6. Kế hoạch thủ tiêu sự cố phải bao gồm:
a) Phần hành động, được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.
b) Danh sách các cá nhân và cơ quan cần phải được thông báo ngay khi có sự cố tại Phụ lục 3.
c) Các hoạt động của công nhân mỏ khi xảy ra sự cố phải tuân theo những quy định tại Phụ lục 4.
d) Các khuyến nghị về việc khắc phục hậu quả sự cố chưa có trong kế hoạch (đứt cũi, cháy do điện v.v…) nêu trong Phụ lục 5.
7. Ở phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố phải có các tài liệu sau:
a) Sơ đồ thông gió của mỏ được lập theo những yêu cầu của "Hướng dẫn lập kế hoạch thông gió". Trên sơ đồ thông gió ghi thêm thời gian tích khí của các gương lò cụt đến giới hạn nồng độ cho phép, các điểm liên lạc, sơ đồ các ống dẫn khử khí có chỉ dẫn nơi đặt van và các thiết bị đo kiểm tra (nếu ở mỏ có hệ thống khử khí);
b) Sơ đồ các khu khai thác có ghi các phương tiện chữa cháy, các phương tiện thông tin sự cố (bình cứu hoả, họng nước, điện thoại, bộ đàm); các phương tiện cấp cứu người khi có sự cố, sơ đồ cấp nước cho mỏ từ hệ thống cấp nước chung, các bể chứa và các nguồn nước khác;
c) Bản sơ đồ thu nhỏ hầm lò (chỉ dùng bản lưu trữ ở đội cấp cứu mỏ đã được cấp có thẩm quyền duyệt) có đánh dấu hướng chuyển động của không khí, nơi đặt điện thoại và số điện thoại, số điện thoại của nhân viên điều độ và phó Giám đốc kỹ thuật, độ dài và góc nghiêng của các lò chính;
d) Biên bản kết quả kiểm tra mức độ chuẩn bị của mỏ để thủ tiêu sự cố, thực hiện theo khoản 4 mục A Hướng dẫn này.
8. Để thuận tiện cho việc sử dụng kế hoạch thủ tiêu sự cố, mỗi mỏ hầm lò (mỗi nhóm lò, mỗi công trình bên trên mỏ) mang một số hiệu xác định (vị trí) được ghi trên sơ đồ thông gió (sơ đồ các đường lò). Các vị trí được đánh số theo hướng chuyển động của luồng gió, bắt đầu từ ngoài mặt bằng. Các lò trong cùng một vị trí được đánh dấu cùng một màu theo sơ đồ thông gió.
Trong phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố các vị trí được sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần. Số của mỗi vị trí phải trùng với số trong các trang của phần hành động của kế hoạch. Kế hoạch thủ tiêu sự cố phải có tờ bìa với chữ ký của những người lập kế hoạch thủ tiêu sự cố, đội trưởng đội cấp cứu mỏ, chữ ký của cấp có thẩm quyền phê duyệt và có phần mục lục.
9. Các kế hoạch thủ tiêu sự cố cùng với các Phụ lục tương ứng phải được lưu giữ ở phòng Điều độ mỏ, phòng An toàn, đội Cấp cứu mỏ, Phân xưởng thông gió.
Quản đốc các phân xưởng phải có bản quy tắc hành động của công nhân khi xảy ra sự cố. Trong bản kế hoạch thủ tiêu sự cố do Điều độ mỏ giữ phải có loại giấy phép đặc biệt cho phép người vào mỏ trong thời gian xảy ra sự cố. Tại trạm điện thoại của mỏ phải có danh sách những người và cơ quan cần thông báo khi có sự cố xảy ra.
10. Phòng (hoặc ban) An toàn của mỏ phải nghiên cứu và phổ biến kế hoạch thủ tiêu sự cố cho những người có liên quan trước khi kế hoạch có hiệu lực. Các nhân viên kỹ thuật cũng phải tìm hiểu về "Trách nhiệm của những người có nhiệm vụ tham gia vào công tác thủ tiêu sự cố " (Phụ lục 2). Quản đốc phân xưởng phải phổ biến cho công nhân về các quy tắc hành động khi xảy ra sự cố và các lối ra dự phòng khi công nhân vào làm ở mỏ. Sau đó cứ nửa năm một lần trước khi kế hoạch thủ tiêu sự cố mới có hiệu lực cũng như khi có sự điều chỉnh phần kế hoạch thủ tiêu sự cố liên quan đến khu vực đó.
Sau khi đã được giới thiệu về các quy tắc hành động khi xảy ra sự cố và các lối ra dự phòng, công nhân ký xác nhận vào "Sổ chỉ dẫn an toàn lao động"
B. Các chỉ dẫn cơ bản về việc lập phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố
1. Các mục của phần hành động được lập cho các trường hợp:
a) Cháy: Cho tất cả các công trình trong hầm lò của mỏ, các công trình và nhà trên mỏ nơi mà khi cháy các vật cháy có thể rơi vào mỏ, cho nhà có đặt thang máy, nhà để máy nén khí, nhà để máy bơm chân không;
b) Nổ: Cho tất cả các công trình trong hầm lò của mỏ có khí nổ (buồng lật goòng, buồng chứa than, kho than dạng "ủ", gương lò chợ và lò độc đạo khi tiến hành nổ mìn, các lò vận chuyển than tự chảy...), các nhà trạm bơm chân không và nén khí, các kho vật liệu nổ;
c) Phụt bất ngờ: Cho tất cả các gương lò chợ và gương lò chuẩn bị có nguy cơ phụt bất ngờ của than, đất đá và khí;
d) Bục nước: Cho tất cả các lò và vùng có nguy cơ bị bục nước, bùn.
đ) Sập lò than và đá: Lập cho tất cả các hầm lò của mỏ.
2. Một mục của kế hoạch có thể bao gồm một vài mỏ ở cạnh nhau, nối tiếp nhau và được gộp vào nếu chúng tuân thủ các điều kiện sau:
Có một chế độ thông gió như nhau khi có sự cố;
Các thành viên đội cấp cứu mỏ của khu vực cùng tham gia vào việc cứu người và thủ tiêu sự cố, thời gian để họ tới được một mỏ bất kỳ bị sự cố không quá 30 phút.
Cho phép gộp các trường hợp cháy và nổ vào một mục nếu như theo các điều kiện trên.
3. Đối với mỗi lò độc đạo có độ thoát khí cao, không nối tiếp với gương lò chợ phải lập một mục riêng cho trường hợp cháy, nổ.
4. Tuỳ theo đặc điểm và nơi xảy ra sự cố, mức độ nguy hiểm khi nó phát triển, trong các mục của kế hoạch cần dự tính tới các biện pháp chính sau đây về công tác cứu người, loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố phát triển theo trình tự sau:
a) Ngay lập tức gọi các đội cấp cứu mỏ khi xảy ra bất kỳ sự cố nào nêu trong khoản 1 mục B Hướng dẫn này, bất kể mức độ ra sao. Yêu cầu rõ số lượng các bộ phận và phương tiện kỹ thuật đặc biệt của đội cấp cứu mỏ phải có mặt tại mỏ theo tín hiệu "Báo động". Nếu có cháy tại các toà nhà và công trình trên mỏ, tại các lò giếng, phỗng gió và các hầm lò khác có lối lên trên mặt đất, phải gọi thêm cảnh sát chữa cháy địa phương.
b) Cho quạt làm việc ở chế độ sự cố phải đảm bảo người rút ra theo các lò không có tích tụ khí nổ, khí độc, không bị đổ và không có trở ngại khác.
Chọn chế độ thông gió lúc đó phải tính tới các điều kiện sau:
- Khi có nổ hoặc phụt than, đất đá và khí bất ngờ, thì hướng của luồng gió vẫn giữ như trước khi có sự cố. Phải dự kiến các phương pháp tăng cường cung cấp không khí cho khu vực bị sự cố.
- Khi cháy nhà trên mỏ, giếng hoặc sân giếng có luồng gió vào, mỏ phải dự kiến đến sự đảo chiều luồng gió. Khi mở rộng vùng đảo chiều ra các lò chính khác của mỏ, nơi có luồng gió đến phải được xem xét giải quyết khi lập kế hoạch, có tính đến điều kiện kỹ thuật cụ thể và bắt buộc kiểm tra về khả năng thực hiện trong khi có sự cố.
- Khi cháy ở rãnh gió của giếng có luồng gió thải, cháy nhà trên mỏ của giếng đó (khi thông gió hút), phải đảm bảo quạt làm việc bình thường ở lò thông gió chính của giếng bị sự cố. Việc đảo chiều gió các quạt còn lại của lò thông gió chính của mỏ (nếu có) nhằm đảm bảo luồng gió hút ổn định theo giếng bị sự cố khi quạt của nó dừng đột ngột.
- Khi cháy trong nhà và rãnh gió (khi thông gió hút) phải đảo chiều quạt không bị sự cố của mỏ, sau đó tắt quạt bị sự cố, đóng rãnh gió bằng cửa chắn, mở các cửa cách ly trong nhà trên mỏ. Nếu thông gió kiểu đẩy, dừng quạt bị sự cố lại, quạt kia làm việc ở chế độ bình thường.
- Đối với các lò nghiêng, thông gió từ trên xuống, để ngăn chặn sự đảo chiều của luồng gió dưới tác dụng của sự giảm áp do nhiệt, phải dự tính đến các biện pháp tăng sức cản trong các lò song song và trong các lò nối giữa chúng; khi không thể tạo ra sự thông gió từ trên xuống ổn định cần phải tính tới việc đảo chiều gió cục bộ hoặc toàn mỏ;
- Đối với các lò nghiêng thông gió từ dưới lên, để ngăn chặn sự sai lệch chế độ thông gió trong các lò song song, sự thay đổi chiều gió và sự xâm nhập của các sản phẩm cháy có trong luồng không khi mới, phải dự kiến các biện pháp giảm mức độ ảnh hưởng của sự giảm áp do nhiệt (đóng các cửa phòng cháy dẫn đến nguồn cháy... )
- Khi cháy trong gương lò độc đạo có khí nổ, phải giữ chế độ thông gió bình thường như trước khi cháy.
- Nếu cháy trong các lò khác, phải giữ chế độ làm việc bình thường của các quạt trong hệ thống thông gió chính.
Tuỳ thuộc vào loại và vị trí xảy ra sự cố, khí thải..., có thể dự kiến đến việc giảm hoặc tăng lượng gió, dừng quạt, làm ngắn đường đi của khí thải hoặc đảo chiều cục bộ luồng gió.
c. Chế độ làm việc của hệ thống cung cấp năng lượng:
- Khi có nổ phải ngừng ngay cung cấp điện cho mỏ;
- Khi chế độ thông gió đảo chiều, cung cấp điện cho mỏ theo trình tự sau: Cho phép cung cấp điện cho toàn mỏ hoặc các lò riêng biệt để giúp việc đưa người ra khỏi mỏ một cách nhanh chóng và an toàn. Ngừng cung cấp điện cho mỏ sau khi đã kết thúc đưa người ra khỏi mỏ.
- Khi cháy, phụt than hoặc khí bất ngờ trong các khu vực riêng biệt, ngừng cấp điện cho các khu vực đó và các lò có luồng gió đi ra từ khu vực cháy;
- Khi cháy các công trình của giếng (phỗng gió) có luồng khí thải đi ra, công trình khác trên mỏ, trong các hầm được thông gió riêng biệt (gara điện, nhà kho vật liệu nổ...), thì chỉ ngừng cung cấp điện tại những vị trí đó;
- Khi cháy ở những lò có luồng khí thải, chỉ ngắt điện tại những lò đó;
- Khi cháy trong lò độc đạo nguy hiểm về nổ khí Mê tan, ngắt điện trong lò bị sự cố, nhưng vẫn phải cung cấp điện cho quạt cục bộ thông gió cho lò độc đạo đó;
- Nếu trong hầm lò có sử dụng năng lượng khí nén, phải đảm bảo sao cho khí nén được cấp liên tục tới mỏ khi có nổ, phụt than hoặc khí bất ngờ, sập lò, cũng như khi có cháy trong các hầm lò độc đạo nguy hiểm về khí Mê tan.
d). Khi lập kế hoạch cho các biện pháp thông báo và đưa người ra khỏi khu vực sự cố cần phải dựa vào những điều sau:
- Tất cả những người làm việc tại mỏ phải được thông báo về sự cố xảy ra. Trong đó chỉ rõ phương pháp thông báo (các tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng, điện thoại...). Trước tiên thông báo cho những người ở khu vực sự cố và có nguy cơ sự cố;
- Khi có nổ khí hoặc bụi than, trong trường hợp đảo chiều các quạt của hệ thông gió chính, cũng như khi có cháy trong các mỏ chỉ có hai lối lên mặt đất, phải dự tính đến việc đưa tất cả mọi người ra khỏi mỏ;.
- Khi có cháy trong các mỏ có hơn hai lối dự phòng lên mặt đất, nếu vẫn duy trì chế độ thông gió bình thường, cần dự tính đến việc đưa người ra khỏi các lò và khu vực, nơi có các sản phẩm cháy và những khu vực bị đe doạ mất an toàn;
Ghi chú: Khu vực được coi là bị đe doạ nếu do sự cố nó có thể bị tích khí hoăc nó không có lối ra thứ hai.
đ) Trong những sự cố có tính chất cục bộ chỉ cần tiến hành đưa người ra khỏi các khu vực bị sự cố và bị đe doạ;
- Để nhanh chóng đưa được người ra khỏi nơi bị sự cố đến nơi an toàn, phải sử dụng tất cả các loại phương tiện vận chuyển ở dưới lò. Đồng thời sử dụng các phương tiện này để đưa các đơn vị cấp cứu mỏ và các nhân viên y tế tới nơi xảy ra sự cố;
- Khi có sự tích khí ở các lối ra chính (ví dụ giếng thùng cũi) phải chỉ ra trình tự chuẩn bị các lối ra dự phòng để đưa người ra và đưa các đơn vị cấp cứu mỏ vào lò;
e) Nhiệm vụ thủ tiêu sự cố của các thành viên của đội cấp cứu mỏ khu vực lân cận đến trợ giúp, do cán bộ đIều hành của đội cấp cứu tại nơi xảy ra sự cố phân công. Trong nhiệm vụ phải nêu các khu vực và lò mà từ đó các nhân viên đội cấp cứu mỏ được huy động cùng với các trang thiết bị cấp cứu, Hướng di chuyển tới vùng bị sự cố phải đi từ hướng luồng gió sạch. Việc cử các đội viên đội cấp cứu mỏ vùng khác tới giúp đỡ đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có khả năng loại trừ được sự cố và không ít hơn 2 người. Thời gian tới nơi bị sự cố không được quá 30 phút.
g) Các biện pháp thủ tiêu sự cố trong giai đoạn đầu được dự kiến:
- Đảm bảo việc cấp nước tới nơi có cháy (chạy máy bơm, ngắt các ống dẫn song song v.v…);
- Sử dụng các thiết bị chữa cháy cố định (họng nước, trạm bơm v.v…)
- Đưa đoàn xe chữa cháy tới nơi có cháy;
- Sử dụng các máy bơm và ống bơm hiện có. Ngăn không để các trạm bơm chính bị ngập nước, bùn bất ngờ v.v…
h) Các biện pháp đề phòng sự phát triển của sự cố:
- Đóng các nắp phòng cháy và cửa trong các hầm lò;
- Mở các màn nước, máy phun nước trên đường lò mà sự cố có khả năng phát triển;
- Kế hoạch thủ tiêu sự cố phải đề ra chế độ khử các loại khí độc;
- Chuẩn bị các phương tiện để vận chuyển thiết bị kỹ thuật chữa cháy bằng bột và bọt tới nơi sự cố;
- Sơ tán các phương tiện gây nổ và các vật liệu dễ nổ ra khỏi các kho vật liệu nổ khi có cháy tại đó;
- Đề phòng các cáp và phụ kiện của thùng nâng bị rơ rão do cháy;
- Đề phòng việc ngừng thông gió do lò bị sập và ngập nước do dùng nước để chữa cháy...
i) Các đơn vị hoạt động cấp cứu mỏ (Trung tâm cấp cứu mỏ, đội cấp cứu của mỏ) và đơn vị cứu hoả:
- Những người đầu tiên có mặt tại mỏ của các đơn vị hoạt động cấp cứu phải tập trung vào việc cứu người và thủ tiêu sự cố. Khi đưa ra nhiệm vụ cho các đơn vị này, Đội trưỏng đội cấp cứu phải căn cứ vào Quy chế hiện hành của mỏ và Nhà nước.
- Các đơn vị cứu hoả tập trung loại trừ sự cố nhà, công trình trên mỏ, các lò có lối lên mặt đất.
- Nếu mỏ ở xa Trung tâm cấp cứu mỏ thì mỏ phải thông báo và tập hợp các đội viên đội cấp cứu bán chuyên của mỏ tại trụ sở, tổ chức thành các đội và giao nhiệm vụ cứu người và thủ tiêu sự cố...
k) Tại các điều mục trong phần hành động phải nêu rõ nhiệm vụ và biện pháp thực hiện cho từng cán bộ kỹ thuật phụ trách các khu vực của mỏ.
MẪU VÀ SƠ ĐỒ MẪU CHO VIỆC LẬP PHẦN HÀNH ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH THỦ TIÊU SỰ CỐ
(Phù hợp với sơ đồ mẫu các lò của mỏ trên hình 1)
Số | Các biện pháp cứu người và loại trừ sự cố | Người chịu trách nhiệm thực hiện Người thực hiện |
| Điểm xảy ra và giả định sự cố 1: Nhà trên mỏ tại giếng thùng cũi – Cháy |
|
1 | Gọi trung đội 2 của Đội cấp cứu của mỏ (ĐCCM) và đội cứu hoả | Điều độ mỏ Người trực điện thoại |
| Đảm bảo cho đơn vị số 6 của Trung tâm cấp cứu mỏ (TTCCM) và ô tô cấp cứu y tế ( CCYT) đến mỏ | Đội trưởng trung đội TTCCM Người trực điện thoại |
2 | Đảo chiều của quạt tại hệ thống thông gió chính của giếng thùng Skíp | Cơ điện trưởng mỏ Điều độ mỏ |
3 | Ngắt điện tại nhà trên mỏ của giếng thùng cũi (ngăn 2 của phân trạm mặt đất) và cánh của mỏ (lối vào số 2 của phân trạm) | Cơ điện trưởng mỏ Người trực phân trạm |
4 | Ngắt điện tại lò thượng cánh Đông sau khi đã đưa hết người ra lò dọc vỉa thông gió chính | Cơ điện trưởng mỏ Người trực tại phân trạm mặt đất |
5 | Bằng hệ thống thông tin số 3 và điện thoại thông báo về sự cố và đưa tất cả mọi người ra khỏi mỏ và nhà trên mỏ | Người trực trạm trên mặt đất Trực thông tin khu vực, nhân viên đội CCM |
6 | Chuẩn bị máy nâng thùng skíp để đưa người lên và đưa các đơn vị của Đội cấp cứu mỏ (ĐCCM) xuống, kiểm tra sự có mặt của thợ trục tải và người điều khiển máy nâng, các thang cấp cứu và thắt lưng an toàn. | Cơ điện trưởng mỏ Cán bộ cơ điện phụ trách máy nâng, thợ cơ điện và thợ điều khiển máy nâng |
7 | Chuẩn bị phương tiện vận tải để đưa người ra theo lò thượng cánh Đông | Đội trưởng đội vận tải Thợ điều khiển các phương tiện vận tải |
8 | Đưa nhân viên ĐCCM cùng bình thở và bình cứu hoả vào mỏ để đưa người ra và dập cháy | Đội trưởng ĐCCM Nhân viên ĐCCM |
9 | Đảm bảo việc cấp nước cho nhà trên mỏ của giếng thùng cũi và sân giếng, mở bơm chữa cháy mặt đất. | Cơ điện trưởng mỏ Thợ trực máy bơm |
10 | Mở màn nước tại khu vực dưới miệng giếng thùng cũi | Cơ điện trưởng mỏ Thợ cơ điện trực máy bơm |
11 | Đặt thùng cũi trên các vấu tại các khu vực sàn tiếp nhận trên và sàn tiếp nhận dưới, đóng nắp phòng cháy ở miệng giếng thùng cũi | Cơ điện trưởng mỏ Thợ điều khiển máy nâng, thợ cơ điện máy nâng |
12 | Điều động: Bộ phận của Trung tâm cấp cứu mỏ chuyên nghiệp (TTCCM) số 1 phụ trách từ nhà trên mỏ tại giếng thùng cũi tới nơi có hoả hoạn để dập cháy. Bộ phận này phải kiểm tra việc đóng nắp chống cháy trong giếng thùng cũi màn nước trong giếng Bộ phận số 2 của TTCCM vào mỏ theo giếng thùng skíp, lò xuyên vỉa băng truyền, lò dọc vỉa băng tải, tới giếng thùng cũi để dập những vật liệu cháy rơi xuống giếng. Các bộ phận khác của TTCCM thực hiện công tác cứu người tuỳ theo hoàn cảnh và theo ý kiến của ngưoừi chỉ huy. Đội cứu hoả đến nơi có cháy để dập cháy | Giám đốc mỏ ( Điều độ mỏ) Đội trưởng bộ phận cứu hoả, Đội trưởng các đội cấp cứu mỏ của TTCCM |
| Điểm xảy ra và giả định sự cố 17 : Khu vực lò chợ số 12, lò dọc vỉa vận chuyển và lò song song |
|
1 | Gọi trung đội 2 của TTCCM: Đảm bảo sự có mặt của 6 tổ của TTCCM các ô tô chuyên dụng cùng với các phương tiện kỹ thuật dập cháy bằng nước, bọt và thiết bị cấp cứu mỏ. | Điều độ mỏ Người trực điện thoại |
2 | Nếu có cháy: Đảm bảo quạt của hệ thống thông gió chính tại giếng thùng skíp làm việc bình thường. Nếu có nổ: Tăng công suất quạt của hệ thống thông gió chính tại giếng thùng skíp bằng cách mở hết cỡ các cánh của thiết bị định hướng | Cơ điện trưởng mỏ Thợ cơ điện tại tạm quạt gió |
3 | Ngắt điện: Vào khu vực khai thác lò chợ số 12 của mỏ khi có cháy; Toàn bộ các khu vực hầm lò của mỏ khi xảy ra nổ. | Giám đốc mỏ ( Điều độ mỏ) Cơ điện trưởng mỏ, trực điện các khu vực |
4 | Bằng hệ thống thông tin số 3 và điện thoại thông báo về sự cố và đưa tất cả mọi người ra khỏi mỏ và nhà trên mỏ | Người trực trạm trên mặt đất Trực thông tin khu vực, nhân viên đội CCM |
5 | Đưa các nhân viên ĐCCM, Đội cứu hoả (ĐCH) đến lò chợ số 12 có mang theo bình thở và các phương tiện cấp cứu, dập cháyđến lò chợ số 12 để dập cháy và thủ tiêu sự cố. | Đội trưởng ĐCCM, ĐCH Các thành viên của ĐCCM và ĐCH |
6 | Đảm bảo cung cấp nước đến các lò vân tải dọc vỉa, lò thông gió của khu vực lò chợ vỉa 12 | Cơ điện trưởng mỏ Công nhân trực cơ điện, trực máy bơm |
7 | Đưa các phương tiện cứu hoả đến lò dọc vỉa vận chuyển của vỉa 12 | Đội trưởng ĐCH Thợ vận hành tàu điện |
8 | Điều động: Đơn vị số 1 của TTCCM: Theo giếng thùng cũi, lò xuyên vỉa vận chuyển chính, lò dọc vỉa đến khu vực lò chợ số 12 để khảo sát các đường lò của khu vực cháy theo hướng của luồng không khí đi ra và để đưa người ra mặt đất. Đơn vị số 2 của TTCCM: Theo giếng thùng cũi, lò xuyên vỉa vận chuyển chính, lò dọc vỉa đến khu vực lò chợ số 12, đến vị trí xảy ra cháy và dập cháy. Các bộ phận khác của TTCCM thục hiện việc cứu người tuỳ theo hoàn cảnh và theo lệnh của người lãnh đạo công tác tiêu diệt sự cố của mỏ. | Chỉ huy trưởng công tác thủ tiêu sự cố Điều độ mỏ, Đội trưởng đơn vị số 1 của |
TRÁCH NHIỆM VÀ TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CÔNG TÁC THỦ TIÊU SỰ CỐ
I. GIÁM ĐỐC MỎ
Giám đốc mỏ là người lãnh đạo cao nhất về công tác thủ tiêu sự cố:
1. Ngay lập tức cho thực hiện các biện pháp đã được dự kiến trong phần hành động của kế hoạch thủ tiêu sự cố và kiểm tra việc thực hiện.
Khi thực hiện công tác thủ tiêu sự cố, chỉ có những mệnh lệnh của người lãnh đạo cao nhất về thủ tiêu sự cố mới được coi là bắt buộc.
2. Có mặt thường trực tại địa điểm chỉ huy thủ tiêu sự cố cho tới khi thực hiện hoàn toàn các biện pháp được dự kiến trong điều mục của kế hoạch.
3. Kiểm tra việc gọi Trung tâm cấp cứu mỏ và đội cứu hoả.
4. Xác định rõ số công nhân đang gặp sự cố, vị trí của họ trong lò.
5. Lãnh đạo đơn vị và các cá nhân tham gia cứu người trong lò và thủ tiêu sự cố.
6. Trong trường hợp nếu mỏ có sự cố có liên hệ với mỏ bên cạnh bằng các đường lò, ngay lập tức phải báo cho Giám đốc hoặc Điều độ mỏ bên cạnh biết về sự cố đó.
7. Cùng với Đội trưởng của Trung tâm cấp cứu mỏ làm rõ thêm kế hoạch hành động cứu người và thủ tiêu sự cố, theo đó trao cho Đội trưỏng đội cấp cứu mỏ của Trung tâm cấp cứu mỏ văn bản nhiệm vụ cứu người và thủ tiêu sự cố.
Người lãnh đạo thủ tiêu sự cố và Đội trưởng đội cấp cứu mỏ của Trung tâm cấp cứu mỏ căn cứ vào Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm cấp cứu mỏ để thực hiện công việc.
Trong trường hợp không có sự nhất trí giữa hai người, quyết định của Giám đốc mỏ là bắt buộc phải thực hiện nếu nó không trái với những quy định của Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm cấp cứu mỏ. Khi đó Đội trưởng đội cấp cứu của Trung tâm cấp cứu mỏ ghi ý kiến của mình vào sổ theo dõi công tác thủ tiêu sự cố.
8. Giao cho một người của của đội cấp cứu mỏ ghi sổ theo dõi công tác thủ tiêu sự cố (theo mẫu trong Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm cấp cứu mỏ.
9. Nhận thông tin về công tác cấp cứu mỏ và kiểm tra hoạt động của các nhân viên hành chính - kỹ thuật theo kế hoạch hành động cứu người và thủ tiêu sự cố.
10. Chỉ định đội cấp cứu vào các vị trí:
a) Tại các máy điện thoại trong sân giếng, trong các nhà trên mặt bằng mỏ để liên lạc với nơi có sự cố;
b) Tại giếng để kiểm tra giấy phép của những người xuống lò.
11. Lập sơ đồ công việc của các kỹ thuật viên và công nhân mỏ nếu sự cố kéo dài.
Lãnh đạo cao nhất trong một vụ thủ tiêu sự cố có thể đề nghị lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền (Tổng Công ty, Công ty) thành lập Hội đồng giám định hoặc tư vấn về công tác cứu người và thủ tiêu sự cố. Tuy nhiên điều đó không thay thế được trách nhiệm của lãnh đạo trực tiếp tại nơi xảy ra sự cố để đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời đối với việc cứu người và thủ tiêu sự cố.
Trong thời gian tiến hành thủ tiêu sự cố, tại trụ sở chỉ huy chỉ bao gồm những người liên quan trực tiếp đến công tác thủ tiêu sự cố để làm nhiệm vụ chỉ huy.
II. ĐIỀU ĐỘ CỦA MỎ
Từ lúc nhận được thông tin về sự cố cho tới khi Giám đốc mỏ đến, Điều độ mỏ thực hiện các nhiệm vụ của người lãnh đạo chịu trách nhiệm về công tác thủ tiêu sự cố, dựa theo khoản 1 của Phụ lục này.
Vị trí của chỉ huy công tác thủ tiêu sự cố trong trường hợp này đặt tại nơi làm việc của Điều độ mỏ.
Sau khi Giám đốc mỏ tới vị trí chỉ huy công tác thủ tiêu sự cố, Điều độ mỏ thông báo về tình hình công tác thủ tiêu sự cố và chịu sự lãnh đạo của Giám đốc mỏ.
III. ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI CẤP CỨU CỦA TRUNG TÂM CẤP CỨU MỎ
1. Trực tiếp chỉ huy công việc của các đội cấp cứu mỏ và các đội phụ trợ cấp cứu mỏ phù hợp với kế hoạch thủ tiêu sự cố, Quy chế tổ chức hoạt động của TTCCM và các biện pháp cứu người và thủ tiêu sự cố, thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố giao cho, lập kế hoạch và tổ chức công tác cấp cứu mỏ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện chúng.
2. Thông báo một cách có hệ thống cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố biết về các hoạt động của các phân đội TTCCM
3. Sau khi đến mỏ, các đơn vị của Trung tâm cấp cứu mỏ chịu sự chỉ huy của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố của mỏ.
* Đội truởng đội cấp cứu mỏ của Trung tâm cấp cứu mỏ và Đội trưởng đội Phòng chống cháy phối hợp để chỉ huy đội cấp cứu mỏ theo các nôi dung sau:
- Các hoạt động của nhân viên đội cấp cứu mỏ và chữa cháy làm việc trong lò để cứu người và thủ tiêu sự cố.
- Tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các công tác thủ tiêu sự cố.
- Tham gia vào việc phân công các đội viên của đội cấp cứu mỏ và chữa cháy theo ca trực.
- Tổ chức và bố trí các nhân viên của đội cấp cứu mỏ và chữa cháy theo vị trí làm việc.
- Cập nhật công việc của nhân viên đội cấp cứu mỏ và chữa cháy ( kể cả những người có bình thở ).
- Chuẩn bị nguồn dự trữ các đội viên đội cấp cứu mỏ và chữa cháy, phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho việc cấp cứu mỏ được liên tục
IV. ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI PHÒNG CHỐNG CHÁY (PCC)
Các hoạt động của đội cứu hoả thủ tiêu sự cố tại mỏ phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy.
1. Sau khi có mặt tại mỏ Đội trưởng độ PCC thuộc quyền điều khiển của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố, tham gia vào công việc chữa cháy theo sự phân công.
2. Tổ chức công việc của đội cứu hoả theo kế hoạch thủ tiêu sự cố và những nhiệm vụ do người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố giao.
3. Thông báo một cách có hệ thống cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố về hoạt động của đội cứu hoả. Sử dụng những lực lượng và phương tiện bổ sung của đội cứu hoả để thực hiện các nhiệm vụ thủ tiêu sự cố.
V. GIÁM ĐỐC CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
1. Giúp đỡ công tác thủ tiêu sự cố, không làm thay công việc của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố trong thời gian sự cố.
2. Có các biện pháp để giúp mỏ những trang bị, vật liệu và các phương tiện vận chuyển cần cho công tác thủ tiêu sự cố từ các nguồn khác theo khả năng huy động của mình, hoặc đưa thẳng từ kho nội bộ và chịu trách nhiệm về viêc thực hiện kịp thời các biện pháp đó.
Triệu tập các chuyên gia đến mỏ, tổ chức công việc của nhóm chuyên gia và thành lập Hội đồng tư vấn về thủ tiêu sự cố. Giám đốc của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền ra lệnh bằng văn bản bãi chức của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố và nhận công tác đó hoặc giao cho ngươì khác.
VI. PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT MỎ
1. Sau khi nhận được thông báo về sự cố, ngay lập tức phải có mặt tại mỏ và thông báo sự có mặt của mình cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
2. Là người có quyền thay thế Giám đốc mỏ lãnh đạo công việc thủ tiêu sự cố khi được uỷ quyền.
3. Chỉ đạo việc ngăn chặn những người không có giấy phép xuống mỏ, tổ chức cấp giấy phép đặc biệt và theo dõi việc cho người xuống mỏ theo các giấy phép đó.
4. Tổ chức cho các đơn vị cấp cứu mỏ xuống mỏ kịp thời và được ưu tiên hàng đầu .
5. Tổ chức đưa tất cả những người không có phận sự ra khỏi nhà trên mỏ.
6. Đặt các điểm đặc biệt tại tất cả các lối ra của mỏ, những nơi có thể xuống hoặc ra khỏi mỏ.
7. Tổ chức thống kê tất cả những người ra khỏi mỏ, đặc biệt những người ra khỏi khu vực có sự cố.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, tổ chức đưa người vừa ra từ khu vực sự cố đến chỗ người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố để họ báo cáo tình trạng trong mỏ.
VII. PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT MỎ
1. Sau khi nhận được thông báo về sự cố, ngay lập tức phải có mặt tại mỏ và thông báo sự có mặt của mình cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
2. Tổ chức công tác cấp cứu những người gặp sự cố.
3 Thống kê số người còn ở lại trong lò.
4. Nếu cần thiết, huy động vào công tác thủ tiêu sự cố những công nhân và nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm của mỏ, cũng như đảm bảo có người thường trực để thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp.
5. Thông báo cho các đơn vị liên quan về tính chất của sự cố và công tác cấp cứu mỏ.
6. Tổ chức và thực hiện các biện pháp liên quan đến sự cố xảy ra ở mỏ.
VIII. PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ MỎ
1. Lãnh đạo công tác vận tải để đảm bảo cung cấp kịp thời vật liệu, trang thiết bị và phương tiện để thủ tiêu sự cố.
2. Tổ chức việc ăn uống cho những người làm công tác cấp cứu mỏ, chuẩn bị chỗ nghỉ, bố trí phòng đặt máy phân tích khí, trang bị bình tự cứu và các công việc phục vụ khác.
3. Đảm bảo sự phục vụ liên tục của các kho vật liệu, gỗ và chuẩn bị các vật liệu cần thiết cho công tác thủ tiêu sự cố.
4. Tổ chức tiếp nhận các đơn vị cấp cứu mỏ từ các đơn vị khác đến hỗ trợ và cử các đội cấp cứu của mỏ để hỗ trợ đơn vị khác khi có yêu cầu.
IX. QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG THÔNG GIÓ TRƯỞNG PHÒNG AN TOÀN MỎ
1. Ngay lập tức có mặt tại mỏ và thông báo sự có mặt của mình cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
2. Theo lệnh của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố thực hiện việc thay đổi chế độ thông gió.
3. Theo dõi sự làm việc của các quạt và báo cáo kết quả cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
4. Xác định các yêu cầu và kiểm tra các vật liệu hiện có cần thiết cho việc sửa chữa thiết bị thông gió.
5. Thông báo cho lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố về tất cả các hoạt động của mình và những thông tin có được về sự cố.
X. CƠ ĐIỆN TRƯỞNG MỎ (HOẶC TRƯỞNG PHÒNG CƠ ĐIỆN)
1. Ngay lập tức có mặt tại mỏ và thông báo sự có mặt của mình cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
2. Tổ chức các đội và duy trì các ca trực liên tục của thợ cơ điện và những người khác để thưc hiện các công tác thủ tiêu sự cố.
3. Theo lệnh của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố chỉ đạo thực hiện cắt hay đóng điện, khí ép.
4. Đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống dẫn khí, nước vào nơi có sự cố.
5. Thông báo với các trạm cấp điện cho mỏ biết về sự cố và nhu cầu về cung cấp điện liên tục.
6. Đảm bảo sự làm việc liên tục của các thiết bị cơ điện mỏ (máy nâng, máy bơm, quạt, máy nén khí v.v…).
7. Đảm bảo độ tin cậy của thiết bị điện thoại và thiết lập liên lạc điện thoại với khu vực bị sự cố.
8. ở tại một vị trí xác định do người lãnh đạo thủ tiêu sự cố quy định, báo cáo với người lãnh đạo thủ tiêu sự cố về tất cả các hoạt động của mình.
XI. QUẢN ĐỐC, PHÓ QUẢN ĐỐC KHU VỰC BỊ SỰ CỐ
1. Ngay lập tức, trực tiếp hoặc qua các nhân viên của mình (trong trường hợp không thể rời khu vực), thông báo cho người lãnh đạo thủ tiêu sự cố biết về vị trí của mình, lãnh đạo các hoạt động của đội cấp cứu mỏ cứu người và thủ tiêu sự cố và thực hiện tại chỗ các biện pháp đưa người ra và thủ tiêu sự cố.
2. Nếu đang ở trên mặt đất, ngay lập tức tới chỗ người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố và hoạt động theo chỉ thị của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố.
XII. NHÂN VIÊN Y TẾ TRỰC CA CẤP CỨU KHU VỰC
1. Nếu đang ở trong lò thì hướng dẫn các hoạt động của nhân viên cấp cứu mỏ tại khu vực bị sự cố để cứu người và thủ tiêu sự cố, thực hiện tại chỗ các biện pháp cứu và đưa người ra khỏi khu vực và thủ tiêu sự cố, thông báo về sự cố xảy ra cho lãnh đạo thủ tiêu sự cố, điều độ mỏ hoặc nhân viên điện thoại.
2. Nếu đang ở trên mặt đất khi biết về sự cố, ngay lập tức phải tới vị trí của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố để nhận nhiệm vụ.
XIII. NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHÀ ĐÈN
1. Xác định số người chưa trả đèn và thông báo ngay cho người lãnh đạo thủ tiêu sự cố.
2. Nhận đèn và thiết bị cấp cứu mỏ từ những người ra khỏi mỏ, đặc biệt chú ý đến những đèn phát hiện bị hỏng hoặc bình tự cứu cá nhân đã bị mở.
3. Đảm bảo đèn chỉ được trao cho những người có giấy phép đặc biệt.
XIV. BÁC SỸ TRƯỞNG TRẠM Y TẾ
Khi biết hoặc nhận được thông báo về sự cố:
1. Phải lập tức gửi nhân viên y tế tới khu vực có sự cố cùng với các thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc men.
2. Tổ chức trực y tế, trong trường hợp cần thiết đưa người tới nơi có sự cố để chỉ huy công tác cấp cứu người bị nạn; đưa người bị nạn vào bệnh viện, tổ chức cho nhân viên y tế trực liên tục trong thời gian cấp cứu mỏ.
XV. NHÂN VIÊN TRỰC TRẠM ĐIỆN THOẠI MỎ
Khi biết có sự cố phải:
1. Ngay lập tức gọi cho đơn vị cấp cứu mỏ. Ngừng các cuộc gọi cho những người không có quan hệ trực tiếp đến sự cố, gọi cho Giám đốc mỏ và những người có liên quan theo danh sách nêu ở Phụ lục 3
Ghi chú: Nếu như ngoài trạm của mỏ còn có trạm điện thoại trung tâm, nhân viên điện thoại mỏ phải ngay lập tức thông báo về sự cố cho trạm điện thoại trung tâm sau khi đã gọi đơn vị cấp cứu mỏ.
2. Không tiến hành nối liên lạc cho bất kỳ thuê bao nào ngoài những người có liên quan đến công tác thủ tiêu sự cố.
3.Trong suốt thời gian thủ tiêu sự cố tiến hành gọi các đơn vị cấp cứu mỏ bổ sung cho công tác cứu người và thủ tiêu sự cố, cắt các thuê bao khác.
XVI. QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN
Sau khi được biết về sự cố, ngay lập tức tới mỏ và thực hiện các chỉ thị của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ VÀ CÁC CƠ QUAN CẦN THÔNG BÁO NGAY VỀ SỰ CỐ
Cơ quan hoặc người có chức vụ | Họ và tên | Số điện thoại | Địa chỉ | ||
CQ | NNR | CCQ | NNR | ||
- Điều độ mỏ - Đội cấp cứu của mỏ - Trung tâm cấp cứu mỏ - Quản đốc phân xưởng bị sự cố - Đội trưỏng đội cấp cứu mỏ - Đội cứu hoả - Giám đốc mỏ - Các phó Giám đốc mỏ - Quản đốc phân xưởng thông gió, - Phân xưởng Cơ điện của mỏ - Các trưởng phòng Cơ điện, An toàn, Kỹ thuật mỏ. - Giám đốc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Tổng Công ty, Công ty hoặc Sở Công nghiệp) - Trưởng Trạm y tế. - Trưởng phòng năng lượng (nếu có) và các trưởng phòng khác có liên quan. - Các Quản đốc phân xưởng có liên quan - Cán bộ phụ trách an toàn khu vực - Trạm y tế của mỏ - Công đoàn mỏ - Đảng uỷ mỏ - Công an địa phương nơi gần nhất - Thanh tra an toàn lao động địa phương - Công đoàn lao động địa phương - Y tế địa phương |
|
|
|
|
|
| Giám đốc mỏ (Ký tên) |
QUY TẮC HÀNH ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN MỎ KHI CÓ SỰ CỐ
1. Các công nhân của mỏ phải biết rõ các quy tắc hành động trong tình huống có sự cố, nơi để các phương tiện thủ tiêu sự cố và thiết bị tự cứu, biết cách sử dụng chúng.
Khi vạch kế hoạch thủ tiêu sự cố, phải chỉ cụ thể nơi có đặt những điểm đổi bình tự cứu dự trữ, các điểm cấp cứu mỏ di động, thiết bị phải đảm bảo chất lượng để sử dụng khi có sự cố.
2. Những người đang ở trong hầm lò nếu nhận thấy có dấu hiệu sự cố, phải ngay lập tức thông báo cho Điều độ mỏ hoặc Quản đốc trực ca.
3. Tất cả các công nhân của mỏ phải nắm thật vững các quy tắc hành động sau đây của mình khi có sự cố :
a) Cháy, nổ khí hoặc bụi than
- Khi phát hiện thấy có khói phía đối diện phải đeo ngay bình tự cứu và đi tới lò gần nhất có không khí sạch, tới lối ra dự phòng. Biết được sự thay đổi hướng của luồng gió ở các lò chính do đảo chiều gió khi đám cháy xảy ra. Trong trường hợp đó cần tiếp tục đi về hướng đón đầu luồng gió sạch đã đảo chiều mà không cởi bỏ bình tự cứu cho tới tận giếng (giếng thăm dò, lò nối vỉa);
- Khi phát hiện ra đám cháy từ phía luồng gió sạch cần phải đeo bình tự cứu và dập cháy bằng những phương tiện cứu hoả đầu tiên. Nếu cháy các thiết bị điện, cáp điện, cần phải ngắt mạch các thiết bị gặp sự cố;
- Nếu cháy trong gương lò độc đạo cần phải đeo bình tự cứu và dập cháy bằng những phương tiện đầu tiên. Nếu không thể dập cháy bằng những phương tiện đang có, phải ra khỏi lò độc đạo tới nơi có luồng gió sạch và cắt điện cung cấp cho các thiết bị. Nếu cháy trong lò độc đạo có khí, bụi nổ thì quạt thông gió cục bộ phải làm việc ở chế độ bình thường;
- Khi cháy trong lò độc đạo cách gương một khoảng mà trong có người, phải lập tức đeo bình tự cứu, mang các phương tiện chữa cháy và bằng mọi cách có thể vượt qua đám cháy đi đến chỗ có lối ra khỏi lò độc đạo và tiến hành dập cháy. Nếu không thể đi qua nguồn cháy và dập tắt nó, phải đi ra cách nguồn cháy, dùng các vật liệu sẵn có để cách ly với đám cháy (ống dẫn thông gió, các tấm ván, quần áo bảo hộ, đinh. Ngay khi việc cấp không khí theo các ống thông gió ngừng lại, phải đặt 2, 3 tường chắn càng gần nguồn cháy càng tốt, đi xa về phía gương lò, đợi nhân viên cấp cứu mỏ đến, trong lúc đó sử dụng các phương tiện đảm bảo sự sống: không khí nén, bình thở của các điểm quy định trong kế hoạch thủ tiêu sự cố.
b) Phụt than và khí bất ngờ
- Ngay lập tức đeo bình tự cứu, bằng đường ngắn nhất đi ra nơi có luồng gió sạch. Cắt điện tại các thiết bị ở vùng có phụt than và khí.
- Nếu do sự cố các đường ra bị bịt, phải đeo các bình tự cứu, bình thở của các điểm trực cấp cứu mỏ và đợi nhân viên cấp cứu mỏ đến.
- Để ngăn ngừa nổ, cấm dùng công tắc chuyển mạch của đèn ắc quy (nếu mất ánh sáng không được bật công tắc đèn).
c) Sập lò
- Những người trong vùng bị sập lò phải thực hiện các biện pháp để cứu những người bị vùi dưới đống sập, xác định tính chất vụ sập và khả năng an toàn khi đi ra qua phần vòm của lò. Nếu không thể ra, phải tiến hành củng cố chống giữ và dọn đống sập. Trong trường hợp không thể thoát ra được, phải đợi nhân viên cấp cứu mỏ đến. Trong thời gian đó đánh tín hiệu vào các vật kim loại (vật cứng) theo các mã hiệu:
Khi có sập trong lò chuẩn bị: Đập thưa theo số người có sau đống sập.
Khi có sập trong lò khai thác: Những tiếng đập đầu tiên là số vì chống của lò chợ tại vị trí có người, còn sau đó đập thưa là số người có trong chỗ sập.
- Trong trường hợp những người bị sập đang ở trong phần cụt của lò, cần phải ngắt ống dẫn và đặt tường chắn cách đống sập 5 - 10 mét để ngăn ngừa khí mê tan.
d) Ngập nước, bùn
Khi có ngập nước, bùn phải mang bình tự cứu và đi theo các lò gần nhất ra chỗ cao hơn hoăc theo hướng chảy của nước bùn để tới giếng.
đ) Tích tụ khí
Phải đeo bình tự cứu, ra khỏi lò bị tích khí, cắt điện và đặt ký hiệu cấm vào lò đó (gạch chéo tại lò hoặc đặt hai cây gỗ chéo với tiết diện lò).
Ghi chú: Khi lập kế hoạch thủ tiêu sự cố phải đưa ra quy tắc hành động của nhân viên từng khu vực, dựa vào điều kiện cụ thể của mỏ và "Quy tắc hành động của nhân viên mỏ khi có sự cố".
KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CÁC TÌNH HUỐNG SỰ CỐ
Ngoài các tình huống dự kiến trong kế hoạch thủ tiêu sự cố, có thể xảy ra những sự cố (tích tụ khí, quạt gió chính dừng đột ngột, mất điện toàn mỏ, thùng cũi máy nâng đang chở người bị kẹt trong giếng hoặc đứt dây cáp, bị điện giật) mà việc khắc phục nó đòi hỏi những hành động nhanh, chính xác, cụ thể là:
I. TÍCH TỤ KHÍ
1. Ngừng tất cả các công việc và mọi người phải ra khỏi lò bị tích tụ khí đi đến nơi an toàn. Cấm người và tàu điện đi lại theo các hầm lò liền kề với luồng gió thải.
2. Cắt điện trong lò có luồng gió thải đi qua bị tích tụ khí.
3. Bố trí nhân viên của đội cấp cứu của mỏ ở những nơi an toàn để ngăn người vào khu vực lò tích tụ khí và nơi có thiết bị đóng cắt mạch điện.
4. Thông báo cho Giám đốc mỏ, Điều độ mỏ, Quản đốc phân xưởng bị tích tụ khí.
5. Tiến hành việc làm giảm khí theo "Hướng dẫn làm giảm tích tụ khí. Điều tra, thống kê và phòng ngừa tích tụ khí trong các lò".
6. Khi không có khả năng thông gió cho các lò bị tích tụ khí, những công việc khắc phục sự cố sẽ do các đơn vị cấp cứu của mỏ thực hiện dựa vào các biện pháp đã được dự kiến theo trình tự quy định.
II. QUẠT GIÓ CHÍNH BỊ DỪNG ĐỘT NGỘT
1. Ở các mỏ có khí, bụi nổ:
a) Ghi thời gian quạt dừng.
b) Ngừng tất cả các công việc và mọi người phải ra chỗ có luồng gió sạch, cắt điện ở các thiết bị dùng điện.
c) Thông báo cho Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng mỏ, đưa các thợ cơ điện trực của khu vực đến trạm quạt thông gió chính.
d) Trong vòng 30 phút sau khi quạt dừng đột ngột tất cả mọi người phải ra nơi có luồng gió sạch; nếu có hỏng hóc cần nhiều thời gian để sửa chữa mọi người phải lên mặt đất, trừ cán bộ trực ca thông gió, thợ trục tải, thợ máy hệ thống thoát nước trung tâm và thợ cơ điện đang trực thùng cũi được giữ lại tại nơi họ làm việc.
đ) Cho quạt dự phòng làm việc, tìm nguyên nhân quạt chính dừng. Nếu không thể chữa quạt dự phòng làm việc thì gọi Đội cấp cứu của mỏ.
e) Phải đảm bảo hệ thống thoát nước trung tâm làm việc ổn định.
g) Khi cần thiết mở cửa gió tại giếng thùng skíp để thông gió toàn bộ hầm lò và các buồng của sân giếng bằng thông gió tự nhiên.
h) Sau khi đã lập lại chế độ thông gió bình thường, bộ phận đo khí tiến hành đo hàm lượng khí mỏ tại những nơi sản xuất, nơi đặt máy. Trong tất cả các lò lân cận, đối với thiết bị điện phải đo hàm lượng khí ở khoảng cách 20 mét cách nơi đặt chúng, khởi động quạt gió cục bộ, thông gió các gương lò độc đạo.
i) Tiếp tục công việc lại, đóng điện cho các thiết bị điện và quạt gió cục bộ sau khi có thông tin của bộ phận đo khí về hàm lượng không khí mỏ và được phép của người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố. Khi phát hiện ra có tích tụ khí, thực hiện theo quy định đối với các lò có tích tụ khí.
2. Ở mỏ không có khí, bụi nổ:
a) Ghi thời gian quạt dừng.
b) Ngừng các công việc ở lò độc đạo, mọi người phải ra nơi có luồng gió sạch, cắt điện các thiết bị điện.
c) Thông báo cho Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng mỏ, các thợ cơ điện trực của khu vực phải đến trạm quạt thông gió chính.
d) Cho quạt dự trữ làm việc, làm rõ nguyên nhân quạt gió chính dừng. Khi không thể khởi động quạt phụ thì gọi đội cấp cứu mỏ.
đ) Chỉ khôi phục lại công việc sau khi:
- Kiểm tra lò chợ, lò độc đạo, lò khai thác.
- Đóng điện cho thiết bị điện, quạt gió cục bộ.
- Đo hàm lượng các thành phần không khí mỏ và thông báo kết quả đo cho người lãnh đạo công tác thủ tiêu sự cố.
- Có lệnh cho phép của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố. Nếu phát hiện lò có tích tụ khí, thực hiện theo quy định đối với lò có tích tụ khí.
e) Phải đảm bảo hệ thống thoát nước trung tâm làm việc ổn định;
III. MẤT ĐIỆN TOÀN MỎ
1. Ghi thời gian mất điện.
2. Thông báo cho Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng (Trưởng phòng cơ điện) mỏ.
3. Ngừng các hoạt động trong lò, cắt điện vào các máy và đưa người tới nơi có luồng gió sạch.
4. Tìm nguyên nhân và ước tính thời gian sẽ mất điện, trên cơ sở đó có quyết định đưa người ra mặt đất theo khoang cầu thang của giếng.
5. Nếu giếng không có các khoang cầu thang, phải mở cửa gió trên miệng giếng thùng skíp để đảm bảo thông gió tự nhiên.
6. Khi lò có nguy cơ bị ngập nước do dòng chảy từ ngoài vào, đóng các cửa sự cố hầm nước trung tâm.
IV. THÙNG CŨI TRỤC TẢI ĐANG CHỞ NGƯỜI BỊ KẸT TRONG GIẾNG HOẶC ĐỨT DÂY CÁP:
1. Tìm nguyên nhân gây kẹt thùng cũi, đứt cáp.
2. Thông báo sự cố cho đội cấp cứu mỏ, Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng mỏ, thợ cơ điện phải tới nhà trục tải bị sự cố.
3. Nếu có thể, tháo các liên kết cũi bị kẹt với tang của máy nâng, đưa cũi không bị kẹt lên mặt bằng cốt "0", bổ sung thêm đai đỡ tăng cường, các vật liệu để tạo một giá đỡ tạm thời, thả các thợ cơ điện đang trực theo cũi không bị kẹt xuống cũi gặp sự cố, cố định cũi gặp sự cố, dựng giá đỡ tạm thời để đưa người ra mặt đất theo khoang cầu thang của giếng hoặc bằng cũi không bị sự cố dưới sự chỉ huy của cán bộ phụ trách máy nâng.
4. Đội cấp cứu của mỏ phải đảm bảo liên lạc với những người trong thùng cũi bị kẹt bằng các thiết bị liên lạc có dây dẫn hoặc liên lạc không dây dẫn.
5. Nếu sự cố xảy ra vào mùa đông phải cấp áo ấm cho người trong cũi bị kẹt.
V. NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
1. Cắt điện khu vực.
2. Gọi đội cấp cứu của mỏ, dự tính đủ số lượng người để cấp cứu cho số người bị nạn.
3. Những người sau đây cần nhanh chóng đến nơi có người bị nạn:
a) Đội viên đội cấp cứu của mỏ, cán bộ an toàn mỏ từ nơi làm việc gần nhất để giúp cấp cứu trước khi có cán bộ y tế đến.
b) Nhân viên y tế trực của trạm y tế khu vực và của mỏ.
4. Yêu cầu nhân viên hồi sức của Trung tâm cấp cứu tới mỏ. Nếu nhân viên này không đến kịp thì gọi đội cấp cứu của y tế địa phương.
5. Phân công các đội viên đội cấp cứu của mỏ thường trực tại những điểm cạnh các thiết bị khởi động để ngăn ngừa việc đóng điện và không cho bất cứ một ai đến gần chúng cho tới khi những người có trách nhiệm tới.
6) Đảm bảo việc chuẩn bị các thiết bị chở người sẵn có như: goòng chở người, băng chuyền, đường cáp treo... Nhanh chóng đưa các phân đội và nhân viên hồi sức cấp cứu đến nơi xảy ra sự cố. Sau đó đưa họ cùng với các nạn nhân ra mặt đất.
VI. NHỮNG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ KHÁC: CHẤN THƯƠNG VÌ ĐẤT ĐÁ VA ĐẬP DO SẬP LÒ, DO VẬN HÀNH MÂY MÓC, TAI NẠN DO PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRONG MỎ V.V…
Những người sau đây phải đến chỗ xảy ra sự cố cứu người bị nạn:
1. Đội cấp cứu của mỏ để cứu người bị nạn trước khi có nhiên viên y tế tới:
a) Đội viên đội cấp cứu mỏ và người phụ trách an toàn từ các điểm làm việc gần nơi xảy ra sự cố nhất;
b) Cán bộ y tế trực của trạm y tế khu vực.
2. Yêu cầu nhân viên hồi sức cấp cứu của Trung tâm cấp cứu tới mỏ hoặc đội cấp cứu của y tế địa phương.
3. Thông báo về sự cố cho Giám đốc, Điều độ mỏ và Quản đốc phân xưởng.
4. Đảm bảo việc chuẩn bị các thiết bị chở người: các goòng chở người, đường cáp treo...Nhanh chóng đưa các phân đội và nhân viên hồi sức cấp cứu đến chỗ xảy ra sự cố, sau đó đưa họ cùng với các nạn nhân ra mặt đất.
5. Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể về địa chất và kỹ thuật của mỏ mà có thể có những sự cố khác cần bổ sung vào khuyến nghị này.
- Có lệnh cho phép của người lãnh đạo thủ tiêu sự cố. Nếu phát hiện lò có tích tụ khí, thực hiện theo quy định đối với lò có tích tụ khí.
e) Phải đảm bảo hệ thống thoát nước trung tâm làm việc ổn định;
III. MẤT ĐIỆN TOÀN MỎ
1. Ghi thời gian mất điện.
2. Thông báo cho Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng (Trưởng phòng cơ điện) mỏ.
3. Ngừng các hoạt động trong lò, cắt điện vào các máy và đưa người tới nơi có luồng gió sạch.
4. Tìm nguyên nhân và ước tính thời gian sẽ mất điện, trên cơ sở đó có quyết định đưa người ra mặt đất theo khoang cầu thang của giếng.
5. Nếu giếng không có các khoang cầu thang, phải mở cửa gió trên miệng giếng thùng skíp để đảm bảo thông gió tự nhiên.
6. Khi lò có nguy cơ bị ngập nước do dòng chảy từ ngoài vào, đóng các cửa sự cố hầm nước trung tâm.
IV. THÙNG CŨI TRỤC TẢI ĐANG CHỞ NGƯỜI BỊ KẸT TRONG GIẾNG HOẶC ĐỨT DÂY CÁP:
1. Tìm nguyên nhân gây kẹt thùng cũi, đứt cáp.
2. Thông báo sự cố cho đội cấp cứu mỏ, Giám đốc, Điều độ, Cơ điện trưởng mỏ, thợ cơ điện phải tới nhà trục tải bị sự cố.
3. Nếu có thể, tháo các liên kết cũi bị kẹt với tang của máy nâng, đưa cũi không bị kẹt lên mặt bằng cốt "0", bổ sung thêm đai đỡ tăng cường, các vật liệu để tạo một giá đỡ tạm thời, thả các thợ cơ điện đang trực theo cũi không bị kẹt xuống cũi gặp sự cố, cố định cũi gặp sự cố, dựng giá đỡ tạm thời để đưa người ra mặt đất theo khoang cầu thang của giếng hoặc bằng cũi không bị sự cố dưới sự chỉ huy của cán bộ phụ trách máy nâng.
4. Đội cấp cứu của mỏ phải đảm bảo liên lạc với những người trong thùng cũi bị kẹt bằng các thiết bị liên lạc có dây dẫn hoặc liên lạc không dây dẫn.
5. Nếu sự cố xảy ra vào mùa đông phải cấp áo ấm cho người trong cũi bị kẹt.
V. NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
1. Cắt điện khu vực.
2. Gọi đội cấp cứu của mỏ, dự tính đủ số lượng người để cấp cứu cho số người bị nạn.
3. Những người sau đây cần nhanh chóng đến nơi có người bị nạn:
a) Đội viên đội cấp cứu của mỏ, cán bộ an toàn mỏ từ nơi làm việc gần nhất để giúp cấp cứu trước khi có cán bộ y tế đến.
b) Nhân viên y tế trực của trạm y tế khu vực và của mỏ.
4. Yêu cầu nhân viên hồi sức của Trung tâm cấp cứu tới mỏ. Nếu nhân viên này không đến kịp thì gọi đội cấp cứu của y tế địa phương.
5. Phân công các đội viên đội cấp cứu của mỏ thường trực tại những điểm cạnh các thiết bị khởi động để ngăn ngừa việc đóng điện và không cho bất cứ một ai đến gần chúng cho tới khi những người có trách nhiệm tới.
6) Đảm bảo việc chuẩn bị các thiết bị chở người sẵn có như: goòng chở người, băng chuyền, đường cáp treo... Nhanh chóng đưa các phân đội và nhân viên hồi sức cấp cứu đến nơi xảy ra sự cố. Sau đó đưa họ cùng với các nạn nhân ra mặt đất.
VI. NHỮNG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ KHÁC: CHẤN THƯƠNG VÌ ĐẤT ĐÁ VA ĐẬP DO SẬP LÒ, DO VẬN HÀNH MÂY MÓC, TAI NẠN DO PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRONG MỎ V.V..
Những người sau đây phải đến chỗ xảy ra sự cố cứu người bị nạn:
1. Đội cấp cứu của mỏ để cứu người bị nạn trước khi có nhiên viên y tế tới:
a) Đội viên đội cấp cứu mỏ và người phụ trách an toàn từ các điểm làm việc gần nơi xảy ra sự cố nhất;
b) Cán bộ y tế trực của trạm y tế khu vực.
2. Yêu cầu nhân viên hồi sức cấp cứu của Trung tâm cấp cứu tới mỏ hoặc đội cấp cứu của y tế địa phương.
3. Thông báo về sự cố cho Giám đốc, Điều độ mỏ và Quản đốc phân xưởng.
4. Đảm bảo việc chuẩn bị các thiết bị chở người: các goòng chở người, đường cáp treo...Nhanh chóng đưa các phân đội và nhân viên hồi sức cấp cứu đến chỗ xảy ra sự cố, sau đó đưa họ cùng với các nạn nhân ra mặt đất.
5. Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể về địa chất và kỹ thuật của mỏ mà có thể có những sự cố khác cần bổ sung vào khuyến nghị này.
Sổ kiểm tra thiết bị trục tải mỏ
Hướng dẫn thực hiện Điều: 195, 295, 202, 303, 336 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Hướng dẫn ghi sổ
Mỗi thiết bị trục tải mỏ có một quyển sổ riêng.
Phần I Ghi chép tình trạng các chi tiết của trạm trục tải mỏ sau khi kiểm tra.
Cột 3 do Cơ điện trưởng trục tải hoặc người được mỏ phân công chuyên trách về trục tải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra trục tải ghi. Ghi thứ tự theo từng tháng, trong cột ghi ký hiệu:
"T" - Chỉ chi tiết, cụm chi tiết còn tốt;
"H" - Chỉ chi tiết, cụm chi tiết hỏng;
"CKT" - Chỉ chi tiết, cụm chi tiết chưa được kiểm tra.
Đối với đường cáp treo chở người được ghi vào các mục 1, 2, 12, 13, 14, 15 và 16.
Phần II Ghi các hỏng hóc: hỏng chi tiết nào, mức độ hỏng hóc và phương pháp khắc phục chúng.
Người tiến hành kiểm tra (thợ trực cơ điện trục tải) ghi vào cột 2 chi tiết, mức độ hỏng của các bộ phận và đánh dấu ký hiệu "H" vào phần I.
Cột 3, Cơ điện trưởng mỏ ghi phương án khắc phục chi tiết, bộ phận hỏng và người chịu trách nhiệm thực hiện các phương án đó (thường là người chuyên trách trục tải của mỏ).
Người chịu nhiệm về các sổ này là Cơ điện trưởng mỏ.
Sổ phải đánh số trang, có kẹp bảo quản và đóng dấu giáp lai.
Phần I
TT | Các hạng mục kiểm tra | Tháng, năm, ngày | |||
|
| 1 | 2 | ... n | 31 |
1 | 2 | 3 | 4 | n | 33 |
1 | Trục tải: a) Tang (puli dẫn động); b) Phanh (tổ hợp phanh); c) Truyền động máy; d) Bộ chỉ báo độ sâu. |
|
|
|
|
2 | Thiết bị điện: a) Thiết bị phòng ngừa và bảo vệ (hạn chế tốc độ, khoá ngắt cuối, đồng hồ tốc độ...) b) Động cơ trục tải, cụm biến đổi máy phát - động cơ; c) Thiết bị phân phối và chuyển mạch đảo chiều; d) Thiết bị điều khiển và bảng rơ le điều khiển rô to; e) Trạm điều khiển; f) Thiết bị tự động, tín hiệu và đo lường. |
|
|
|
|
3 | Pu li: a) ống lồng; b) ổ đỡ (ổ bi), bạc; c) Nan hoa và vành; d) Tình trạng bôi trơn. |
|
|
|
|
4 | Thùng nâng: a) Cơ cấu treo; b) Chốt và thiết bị chặn (cửa); c) Phanh dù; d) Thiết bị dẫn hướng; |
|
|
|
|
5 | Cam |
|
|
|
|
6 | Sàn rung |
|
|
|
|
7 | Thiết bị rỡ tải |
|
|
|
|
8 | Dẫn hướng |
|
|
|
|
9 | Thiết bị chất tải |
|
|
|
|
10 | Các chốt hãm |
|
|
|
|
11 | Thiết bị giảm sóc của trục tải nhiều cáp |
|
|
|
|
12 | Đường lò và các chi tiết thuộc dẫn hướng |
|
|
|
|
13 | Con lăn đỡ và trượt |
|
|
|
|
14 | Cơ cấu treo |
|
|
|
|
15 | Cơ cấu giằng: a) Giằng puli; b) Giá đỡ. |
|
|
|
|
16 | Chữ ký của người tiến hành kiểm tra |
|
|
|
|
Nhận xét của Cơ điện trưởng (Trưởng phòng cơ điện) mỏ
Phần II.
Ngày, tháng | Ghi các hỏng hóc của các cơ cấu hoặc các thiết bị | Phương pháp khắc phục các bộ phận hư hỏng, thời gian thực hiện. Họ, tên người thực hiện | Đánh giá về sự thực hiện khắc phục hư hỏng. Chữ ký của người thực hiện và Cơ điện trưởng mỏ. |
1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
Hướng dẫn thực hiện các Điều 298, 303 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Trục tải:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Hướng dẫn ghi sổ
Sổ ghi chép tình trạng thiết bị trục tải khi kiểm tra hàng ca của thợ vận hành máy khi giao nhận ca.
Cột 4 ghi tình trạng và số lượng hiện có của thiết bị PCC. Thợ máy ghi "đủ" hoặc "thiếu"
Cột 5 ghi về vệ sinh nhà máy. Thợ máy ghi "sạch" hoặc "bẩn".
Cột 6 - 19 ghi tình trạng các chi tiết của trục tải. Thợ máy ghi các ký hiệu "T" hoặc "H".
Các phần tử tự động của trục tải do thợ cơ điện và thợ vận hành máy kiểm tra theo hướng dẫn.
Cột 21 do thợ vận hành máy ghi tình trạng các chi tiết của trục tải không được ghi vào các mục từ 6 đến 19. Người kiểm tra (Người phụ trách trục tải, Cơ điện trưởng mỏ hoặc cơ quan quản lý cấp trên) ký vào các mục trên sau ngày kiểm tra trục tải.
Sổ kiểm tra cáp và tiêu hao cáp
Hướng dẫn thực hiện các Điều: 303, 320, 331 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Trục tải:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Hướng dẫn ghi sổ
Mỗi thiết bị trục tải phải có sổ riêng, trong đó ghi kết quả kiểm tra cáp hàng ca, ngày, tuần. Kết quả kiểm tra cáp ghi theo phần I.
Trang bên trái của sổ dùng để cho cáp trái, cáp đầu của trục tải với pu li ma sát khi đường cáp chở người. Những cột không ghi thì gạch chéo.
Trang bên phải sổ dùng để cho cáp phải, cáp đuôi của trục tải với pu li ma sát khi đường cáp chở người. Những cột không ghi thì gạch chéo.
Cáp đầu của trục tải nhiều cáp và trục tải tang cân bằng ghi vào sổ riêng.
Kết quả kiểm tra hàng ngày ghi vào các cột 1, 3, 5 và 10; hàng tuần ghi vào các cột 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 10; hàng tháng ghi vào cột 4.
Cột 12 Cơ điện trưởng mỏ hoặc người phụ trách trục tải ghi nhận xét tình trạng cáp (độ han rỉ, dấu hiệu biến dạng của cáp, các sợi con bị đứt v.v...)
Kết quả kiểm tra cáp hàng tháng phải ghi tất cả các cột trong sổ. Cột 4 ghi khoảng cách từ cuối cáp gần cơ cấu treo tới chỗ có số lượng sợi con đứt nhiều nhất trên một bước bện của cáp. Khoảng cách này có thể thay đổi phụ thuộc vào chỗ xuất hiện số sợi con đứt lớn nhất trên một bước bện. Nếu chỗ này nằm trên đoạn đặc biệt của cáp (vòng chuyển tiếp, kẹp cáp v.v...) thì chỗ đó phải đánh dấu.
Kiểm tra độ mòn hoặc sự dãn dài các sợi cáp riêng lẻ phải thực hiện định kỳ. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ và theo dõi chặt chẽ.
Cột 5 ghi độ dãn dài của cáp xuất hiện trong quá trình cáp làm việc, đặc biệt chu kỳ đầu tiên kể từ khi treo cáp. Khi cắt các phần cáp phải ghi vào cột 5 số lượng mét cắt.
Trong trường hợp cáp quá căng phải kiểm tra ngay và phải ghi vào tất cả các cột cần thiết. Trong trường hợp này cột 5 ghi độ dãn dài chung của cáp. Cột 11 Cơ điện trưởng mỏ phải ghi "Kiểm tra sau khi cáp quá căng".
Kết quả kiểm tra đường kính cáp chở người hàng ngày ghi ở cột 1, 2, 4 và 10; hàng tháng ghi ở các cột 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 11. Khi đó cột 4 ghi đoạn hỏng lớn nhất theo số thứ tự treo.
Khi thay cáp phải đánh dấu vào cột thay cáp. Bên dưới ghi thông số cáp mới treo (cấu tạo, bước bện, đường kính cáp, lần thử cáp tiếp theo) tại trạm thử cáp.
Phần II để thống kê lượng tiêu hao và thời gian phục vụ của cáp.
Cột 6 phần II ghi ngắn gọn cấu tạo và bước bện cáp. Ví dụ: cáp có 6 dảnh, mỗi dảnh có 36 sợi con, loại 7668-80 xoắn phải ký hiệu KP 6 x 36 + 1 O.C. L K.
Cơ điện trưởng mỏ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc ghi đúng, đủ vào sổ theo dõi này. Sổ phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai, bảo quản tốt.
Sổ Ghi tình trạng thiết bị điện và tiếp đất
Hướng dẫn thực hiện các Điều: 424, 429, 432 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Hướng dẫn ghi sổ
1. Sổ này để ghi kết quả kiểm tra, đo điện trở tiếp đất các thiết bị điện, ghi kết quả kiểm tra, đo điện trở tiếp đất của các công trình không phải là thiết bị điện nhưng phải làm tiếp địa theo quy định của Quy phạm an toàn.
2. Cột 2 ghi tên các công trình không có cột dành riêng thiết bị điện, các lò trong đó đặt các thiết bị, ví dụ: Trạm phân phối 400V (PP P - 0,4) lò chợ số 2 cánh Tây mức -50m; thiết bị điện của máy liên hợp G - 68 lò chợ cánh Đông số 3 công trường 4.
3. Cột 3 được ghi những đánh giá tình trạng chung của thiết bị điện và tiếp đất, điện trở chuyển tiếp của tiếp đất, thời gian cắt mạch khỏi dòng điện rò nhân tạo xuống "đất", cũng như tính chất hư hỏng (trong đó có sự giảm điện trở cách điện dưới định mức).
4. Sổ này phải do Cơ điện trưởng (Trưởng phòng cơ điện) mỏ lưu giữ.
Sổ theo dõi cháy và kiểm tra tình trạng các tường chắn cách ly
Hướng dẫn thực hiện các Điều: 454, 456 của Quy phạm an toàn trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Hướng dẫn ghi sổ
Sổ để ghi kết quả kiểm tra tình trạng các lò và tường chắn cắch ly do các đơn vị chuyên trách của mỏ và thành viên đội cấp cứu mỏ thực hiện.
Kiểm tra các tường chắn cách ly vùng lò đang cháy phải thực hiện hàng ngày. Trong trường hợp đặc biệt: khi có cháy khẩn cấp trong hầm lò, khi các tường chắn hỏng hoặc có sự dao động lớn thành phần không khí sau tường chắn phải kiểm tra không ít hơn một lần trong một ca.
Kiểm tra các tường chắn cách ly vùng đã bỏ và các lò đang hoạt động phải được thực hiện không ít hơn một lần trong tuần.
Sổ kiểm tra và ghi chép tình trạng của trạm bơm thoát nước
Hướng dẫn thực hiện Điều 471 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.6.2000.
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Vị trí đặt thiết bị:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm
Kết thúc ghi sổ vào ngày tháng năm
Mỗi một trạm bơm phải có một sổ và phải được bảo quản tại trạm bơm
Do Quản đốc giao hàng ngày cho các ca sản xuất thực hiện tại công trường (phân xưởng)
Sổ nhật lệnh phải có nội dung sau:
1. Khối lượng công việc cần thực hiện .
2. Các thiết bị và vật liệu cần sử dụng.
3. Bố trí lao động (cụ thể đến từng ca).
4. Các biện pháp an toàn (nếu có thể phải trích, vẽ từ bản thiết kế đã được duyệt, biện pháp phải cụ thể cho từng công việc)
5. Ký nhận của người ra lệnh và người nhận lệnh.
Do các Trưởng ca giao và nhận sau mỗi ca sản xuất
Sổ giao nhận ca phải có các nội dung sau:
1. Hiện trạng vị trí sản xuất trước ca (tình trạng lò, khí, nước, gió, trang thiết bị v.v...)
2. Khối lượng công việc cần thực hiện trong ca tiếp theo (căn cứ vào hiện trạng của ca trước, nhật lệnh của Quản đốc).
3. Các biện pháp kỹ thuật và an toàn cần lưu ý phải ghi rõ để ca sau nắm được để đề ra các biện pháp bổ xung cho sát thực tế, có hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện Điều 221, 492 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14.06.2000
Tổng Công ty, Công ty:
Tên Mỏ:
Loại mỏ xếp theo khí và bụi nổ:
Độ thoát khí tương đối: (m3 khí Mêtan/ Tấn, ngày đêm).
Bắt đầu ghi sổ từ ngày ..... tháng ..... năm....
Kết thúc ghi sổ vào ngày ..... tháng ....năm....
1. Sổ thông gió gồm 3 phần:
Phần1: Ghi chế độ làm việc của quạt gió.
Phần 2: Nêu đặc tính mạng thông gió và phân phối gió trong các lò.
Phần 3: Nêu đặc tính thông gió các lò độc đạo và quy định thời gian thông gió sau nổ mìn.
2. Phần1: Ghi chế độ làm việc của quạt gió, Biểu 1 ghi các chỉ số đặc trưng độ thông gió phức tạp của các mỏ.
Đối với mỗi trạm quạt, sổ phải có những trang riêng để ghi chép về quạt dự phòng nếu như nó là loại khác và thông số làm việc khác quạt chính.
Cứ một tháng một lần phải đo lưu lượng và hạ áp của từng quạt và ghi vào cột 2 và 3 biểu 1. Khi có máy tự ghi lưu lượng thì trong sổ ghi phải ghi kết quả đã có. Trường hợp đo lưu lượng trực tiếp của quạt thì có thể một quý đo một lần.
Phần 1: Chế độ làm việc của quạt gió mỏ, trạm quạt gió
Trạm quạt gió số:
a) Địa điểm đặt quạt:
b) Loại quạt gió:
c) Đường kính bánh công tác, mm:
d) Tần số quay bánh công tác, vòng/ phút:
e) Góc đặt cánh quạt, độ:
g) Góc đặt cánh của cánh dẫn hướng, độ:
h) Chỉ tiêu thông gió phức tạp của mỏ – chỉ số khởi động nr, KW.s/m3
Với lưu lượng quạt gió cho trước Q (M3/phút) và hạ áp h (daPa) tính toán sức cản khí động học R (Km ) theo công thức:
R = 3670 h/Q2
Giá trị sức cản khí động học ghi vào cột 4
Nếu chế độ làm việc của quạt gió bình thường thì Giám đốc mỏ ghi vào cột 5. Giám đốc mỏ nếu thấy cần phải thay đổi chế độ công tác của quạt gió hoặc thay đổi sức cản khí động học của mỏ thì phải lệnh cho Cơ điện trưởng, Đội trưởng thông gió mỏ hoặc Quản đốc phụ trách khu vực thực hiện và ghi vào cột 5.
Cuối phần 1 ghi giá trị của nr là chỉ số thông gió phức tạp của mỏ. Giá trị của nr xác định một lần trong một năm, tính toán theo công thức:
nr = | S Q h |
100 (S Qkt + S Qhc + S Qđđ + S Qht ) |
Trong đó:
nr - Công suất riêng để truyền 1m3 không khí sạch, KW.s/ m3.
Q - Lưu lượng thực tế của quạt gió, m3 /phút.
h - Hạ áp thực tế của quạt gió, daPa.
S Qkt - Tổng lưu lượng gió chi phí cho các gương khấu, m3/phút.
S Qhc - Tổng lưu lượng gió để duy trì hoạt động của các lò hiện có, m3/phút.
S Qlc - Tổng lưu lượng gió cung cấp cho các lò độc đạo (cụt), m3/phút .
S Qht - Tổng lưu lượng gió thông gió cho các hầm trạm, m3/phút.
Thông gió nối tiếp trong nhóm lò bằng một luồng gió thì lượng gió được tính một lần (đối với lò có lượng gió yêu cầu lớn nhất).
Mỏ thông gió đơn giản, giá trị của nr < 2,5.
Mỏ thông gió mức trung bình thì giá trị nr = 2,5 á 5.
Mỏ thông gió phức tạp, giá trị nr > 5.
Ghi chú: 1 Km = 0,981 daPa, s2/m6.
Phần 2 ghi các số liệu:
Lượng gió vào, ra cho mỏ, cho từng tầng, vỉa, cánh, khu khai thác, lò chợ, lò độc đạo, hầm trạm và các lò đang hoạt động khác. ( cột 5, 10)
Hàm lượng không khí mỏ (cột 11 á 13) khi khai thác ở các vỉa không có khả năng tự cháy và cột (11 á 14) khi khai thác vỉa than có khả năng tự cháy.
Kết quả đo các thông số ở luồng gió vào và luồng gió ra cần phải viết theo trình tự sau:
Trước tiên cho toàn bộ mỏ, sau đó đến các luồng gió cho tầng, vỉa, cánh, khu vực khai thác, lò chợ, lò độc đạo và hầm trạm.
Lượng gió chung đưa vào mỏ (cho tầng, vỉa, cánh, khu vực khai thác và hầm trạm) và lượng gió thải ra từ tầng, cánh, vỉa...phải viết vào các phần tương ứng của cột 5,10 và phải viết vào một dòng.
Cột 5 và 10 ghi lượng gió cấp cho tầng, vỉa, cánh, khu khai thác, lò chợ, lò độc đạo và hầm trạm. Cột 6, 11á 15 ghi thành phần không khí, nhiệt độ, độ ẩm và về chất lượng thông gió. Cột 5 và 10 ghi nhận xét về độ ổn định thông gió.
Đối với mỏ loại III, siêu hạng và mỏ nguy hiểm về phụt khí, đo lưu lượng gió tương ứng từ 2 đến 3 lần trong một tháng, đo thành phần khí mỏ một lần trong một tháng. Do đó việc đo một hoặc hai lần trong một tháng ở những mỏ đó theo biểu 2 của phần 2 chỉ phụ thuộc vào lưu lượng gió.
Đối với lò chợ, lò độc đạo, khu vực khai thác, cột 11, 12, 13 ghi dưới dạng phân số:
Tử số là thành phần khí đưa vào.
Mẫu số là thành phần khí ở luồng gió thải ra.
Cột 6 và 15 ghi dưới dạng phân số: Tử số là nhiệt độ, mẫu số là độ ẩm tương đối.
Cột 16 ghi các ý kiến của Giám đốc mỏ hoặc của Quản đốc phân xưởng thông gió ghi tăng hay giảm lượng gió của mỏ.
Cột 11 ghi thành phần khí Mêtan trong trạm nạp ác quy: tử số là thành phần khí Mêtan, mẫu số là thành phần khí H 2.
Biểu 2 dùng để đánh giá độ kín của các công trình, thiết bị thông gió tại thời gian xác định độ chứa khí và phân loại mỏ theo khí.
Đánh giá độ kín của công trình và thiết bị thông gió theo chế độ một lần trong một năm, vào tháng cuối cùng trong năm.
Cột 5 và 10 xác định độ rò gió và so sánh với định mức theo các quy định hiện hành về thông gió đối với một mỏ đang hoạt động.
Lượng rò gió trong tuyệt đối với 1 mỏ khi tính toán gió cung cấp cho một tầng công tác, 1 vỉa, 1 cánh xác định theo công thức:
Qtd = Qc - S Qkt - S Qhc - S Qlc - S Qht
Hệ số tính toán độ rò gió tuyệt đối trong:
Km = | 100 Qtd |
Qc |
Trong đó: Qc = Lưu lượng gió yêu cầu chung cho mỏ, m3/phút.
Lượng rò gió ngoài tuyệt đối đối với một mỏ cũng như của mỗi trạm quạt được xác định theo công thức:
Qntd = Qq - Qt
Hệ số tính toán độ rò gió tuyệt đối ngoài:
Kn = | 100 Qtt |
|
Trong đó: Qq- lưu lượng đẩy của quạt gió, m3/phút.
Qtt - Lượng gió đi ra khỏi mỏ theo giếng, m3/phút.
Các biểu trên đây sử dụng để đánh giá độ kín của các công trình, thiết bị thông gió mỏ.
4. Phần 3 (biểu 3) ghi kết đo thành phần khí, lưu lượng gió trong các lò cụt, thời gian thông gió sau khi bắn mìn.
Việc đo thành phần khí và lưu lượng gió phải tuân theo Phần I của Hướng dẫn số 3. Cột 1 ghi toàn bộ lò cụt. Trước tiên phải đo thành phần không khí của lò cụt sau nổ mìn, sau đó ghi kết quả của các lò còn lại.
Đối với các lò phải đo thành phần không khí sau nổ mìn phải chia làm 3 loại: Lò bằng, lò nghiêng và lò thượng. Mỗi nhóm ghi một số đặc điểm của chúng: Tiết diện ngang lò, chiều dài lò và số thuốc nổ đồng thời. Khi đó tỷ lệ giữa diện tích tiết diện ngang lò, số thuốc nổ đồng thời và chiều dài lò kể từ chỗ gió vào không vượt quá 1,3; 1,4; 1,3. Khi phân các lò ra thành các nhóm cần lưu ý rằng lượng khí độc sinh ra khi nổ 1 kg thuốc nổ trong than sẽ nhiều hơn 2,5 lần nổ trong đá, có nghĩa là chi phí gió khi nổ 1 kg thuốc nổ trong than bằng chi phí gió nổ 2,5 kg thuốc nổ trong đá.
Ngày đo lưu lượng gió và kiểm tra thành phần khí ghi vào cột 2 dưới dạng phân số: Tử số là ngày đo, mẫu số là ngày kiểm tra.
Cột 5 ghi dưới dạng phân số liên quan giữa lượng thuốc nổ tối đa, các gương lò nổ đồng thời cho mỗi lần nổ trong than (tử số) và nổ trong đá (mẫu số) theo hộ chiếu khoan bắn mìn .
Cột 10, 11, 12 ghi kết quả đo thành phần khí để đánh giá chất lượng không khí và xác định độ thoát khí của lò. Ngoài ra cột 11, 12, 13 và 14 ghi kết quả đo thành phần không khí sau nổ mìn trong các lò có điều kiện thông gió kém nhất. Để tiện việc theo dõi, cần dành lại một số dòng để ghi kết quả đo.
Các lò có điều kiện thông gió kém nhất ghép vào một nhóm căn cứ vào thời gian kiểm tra thành phần khí mỏ T, xác định theo công thức (1) tại "Hướng dẫn kiểm tra thành phần không khí mỏ, xác định độ thoát khí và xếp loại mỏ theo khí Mêtan" của phần 3 sử dụng số liệu của cột 3 á 6.
Nếu T có giá trị lớn thì lò có điều kiện thông gió kém. Đối với những lò kể trên phải kiểm tra thành phần khí mỏ sau khi nổ mìn để xác định thời gian thông gió. Việc kiểm tra này phải tiến hành theo chế độ một lần trong một tháng. Kiểm tra lưu lượng gió tiến hành không chậm hơn 2 ngày sau khi kiểm tra thành phần khí. Nếu nổ mìn ở một số địa điểm thì chọn nơi sinh ra khí độc (sản phẩm khí do nổ mìn) lớn nhất để kiểm tra.
Từ những số liệu về thành phần khí ở những lò có điều kiện thông gió kém ở cột 11 á 14, chỉ ghi số liệu của khí Ôxyt cacbon (CO) và N2O5 ứng với thời gian thông gió ít nhất, tổng lượng khí độc sinh ra tính theo khí Ôxyt cac bon (CO) không được vượt quá 0,008%.
Số đo về tích tụ khí Ôxyt cacbon ghi vào cột 15, còn cột 16 ghi thời gian ngắn nhất để khí sinh ra do nổ mìn bị làm loãng đạt được số liệu ghi ở cột 15.
Đồng thời cũng tiến hành đo đạc đối với các lò khác như đã làm trên đây.
Đặc tính thông gió các lò độc đạo.
( Trang thứ nhất ghi cột 1 đến 8)
Tên lò | Thời gian ấn định kiểm tra và đo lưu lượng khí Thời gian đo thành phần khí sau nổ mìn | Tiết diện lò (m2) | Chiều dài lò độc đạo. (m) | Số lượng thuốc nổ sử dụng đồng thời (Kg) (Tử số là lượng thuốc bắn trong than, mẫu số là lượngthuốc bắn trong đá) | Lưu lượng gió , m3/phút | ||
Đưa vào gương lò đào | Gió thải từ các gương lò độc đạo | Lượng gió đưa đến vị trí đặt trạm quạt gió | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
( Từ cột 9 - 17 trang thứ 2)
Thông gió cục bộ (m3/phút) | Hàm lượng, % | Độ tập trung khí CO và N2O5 tính quy đổi theo CO, % | Thời gian thông gió lò tính đến khi công nhân được phép vào lò sau khi nổ mìn, phút | ý kiến của Phó giám đốc kỹ thuật và chữ ký nhận của Quản đốc phân xưởng. | ||||
CH4 | CO2 | O2 | CO | N2O5 | ||||
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
Sổ kiểm tra quạt gió và kiểm tra đảo chiều gió
Hướng dẫn thực hiện Điều 144, 145 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch – TCN 14.06.2000
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Vị trí đặt quạt:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
Hướng dẫn ghi sổ:
Mỗi một tổ hợp thiết bị quạt gió phải ghi riêng vào một trang của sổ. Sổ phải in, từng trang phải đánh số và đóng thành quyển có đóng dấu giáp lai.
1. Xem xét kiểm tra trạm quạt gió.
Cột 2 ghi các hư hỏng được phát hiện khi kiểm tra quạt gió, động cơ dụng cụ đo kiểm tra, cơ cấu đảo chiều và chuyển mạch, thiết bị khởi động và điều khiển, các thiết bị điều khiển từ xa và tự động, rãnh gió, nền móng và nhà trạm.
Các nhận xét về trạm quạt của Cơ điện trưởng mỏ sau khi sửa chữa ghi vào cột 6.
Kiểm tra cơ cấu đảo chiều gió, cơ cấu chuyển mạch, làm kín và đảo chiều gió.
Cột 1 đến 4 ghi khi kiểm tra cơ cấu đảo chiều gió, cơ cấu chuyển mạch,
làm kín và đảo chiều gió.
Cột 4 ghi thời gian dừng quạt và chuyển mạch cơ cấu đảo chiều gió.
Cột 5 á 7 để ghi chép khi kiểm tra đảo chiều gió.
Loại quạt gió và thiết bị khởi động: ........................
Ngày tháng năm kiểm tra | Các hư hỏng phát hiện khi xem xét trạm quạt gió | Chữ ký người tiến hành xem xét | Các biện pháp khắc phục hỏng hóc | Chữ ký của người khắc phục hỏng hóc, ngày tháng kết thúc công việc | Nhận xét của Cơ điện trưởng mỏ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiểm tra cơ cấu đảo chiều, chuyển mạch, làm kín và đảo chiều gió.
Ngày tháng kiểm tra | Các hư hỏng phát hiện khi kiểm tra thiết bị chuyển mạch, làm kín gió và rãnh gió | Các phương pháp khắc phục các hư hỏng được phát hiện | Thời gian chuyển quạt gió sang làm việc ở chế độ đảo chiều (phút) |
1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời gian thay đổi hướng của luồng gió (phút) | Lưu lượng gió vào mỏ sau khi đảo chiều luồng gió | Chữ ký của người kiểm tra | Chỉ thị của giám đốc mỏ | |
m3/s | % so với lưu lượng gió định mức | |||
5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sổ theo dõi hoạt động của trạm quạt gió
Hướng dẫn thực hiện Điều 146 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14.06.2000
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Vị trí đặt quạt:
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
Hướng dẫn ghi sổ
Sổ dùng cho người thợ máy trực trạm quạt, người điều khiển trạm quạt từ xa hoặc người kiểm tra trạm quạt gió.
Cứ sau 2 giờ thợ trực máy phải ghi các chỉ số đo của đồng hồ đo lường vào các cột 4 đến 6. Ghi các tình trạng của trạm quạt vào cột 9.
Đối với trạm quạt gió tự động cột 4 đến 6 chỉ được ghi các tín hiệu sai lệch thông gió làm việc của trạm quạt so với các thông số cho trước. Cột 2 ghi thời gian trạm quạt vào làm việc.
Cột 4 và 5 nếu trạm quạt có dụng cụ tự ghi thì không cần ghi.
Thợ máy trực hoặc người điều khiển trạm quạt từ xa, vào đầu mỗi ca phải ghi ngày tháng, thời gian trên biểu đồ của dụng cụ tự ghi.
Loại quạt và tổ hợp thiết bị thông gió
|
|
|
|
| ||||||
áp suất daPa (mm Hg) | Lưu lượng m3/h |
|
|
| ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |||||
|
|
|
|
|
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dừng quạt | Các nhận xét về hư hỏng của tổ hợp thiết bị quạt gió (ổ đỡ, động cơ v.v...) | Chữ ký của thợ máy trực hoặc người trực trạm điều khiển từ xa và kiểm tra sự làm việc của trạm quạt gió | Chữ ký của thợ máy khi giao nhận ca | Nhận xét của phân xưởng thông gió | |
Thời gian dừng | Nguyên nhân | ||||
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 6 |
|
|
|
|
|
|
Sổ đo khí Mêtan và theo dõi sự tích tụ khí
Hướng dẫn thực hiện Điều 164, 183, 185 của Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch – TCN 14.06.2000
Tổng Công ty, Công ty:
Mỏ:
Cấp khí mỏ: Loại
Bắt đầu ghi sổ từ ngày tháng năm:
Kết thúc ghi sổ từ ngày tháng năm:
Hướng dẫn ghi sổ
1. Sổ bao gồm bốn phần:
Biểu 1 ghi kết quả đo hàm lượng khí Mêtan;
Biểu 2 thống kê sự tích tụ khí;
Biểu 3 thống kê sự phụt khí Mêtan;
Biểu 4 thống kê hàm lượng khí Cácbôníc cao vượt trị số cho phép.
ở các mỏ không có khí, sổ có thể chỉ có biểu 4 và gọi là "Sổ thống kê hàm lượng khí Cácbôníc cao vượt trị số cho phép".
2. Quản đốc phân xưởng thông gió hoặc người được Quản đốc uỷ quyền chịu trách nhiện ghi sổ.
3. Biểu 1 được ghi hàng ngày, từ các phiếu ghi kết quả đo khí tại các điểm đo trong hầm lò trong ngày sau đây:
- Luồng gió đi vào khu vực khấu;
- Luồng gió đi vào lò khai thác khi thông gió nối tiếp cho các lò chợ (đối với đường đi thứ 2 của luồng gió vào lò chợ);
- Luồng gió thải từ các lò khai thác của khu vực khấu khi không có thông tin của cảm biến tự động đo hàm lượng khí Mêtan.
Đối với luồng gió thải của lò khai thác trong một cột ghi ở dạng phân số: Tử số là giá trị cực đại, mẫu số là giá trị trung bình.
Cứ qua 10 ngày không phụ thuộc vào ca đo khí, Quản đốc phân xưởng thông gió phải nghiên cứu hàm lượng khí trong lò theo phiếu ghi kết quả đo khí tại các điểm trong hầm lò và điền vào biểu thích hợp.
4. Biểu 2 ghi sự thoát khí ở các lò:
Cột 2 ghi tên vỉa, khu vực, lò trong đó phát hiện có tích tụ khí Mêtan ở dạng tích tụ (điểm, lớp và toàn phần) tại nóc lò và hông lò sau vì chống, khoảng không gần gương lò, trên toàn bộ chiều dài lò chợ và lò dọc vỉa thông gió v.v...
Cột 6 ghi thời gian trước đó vào thời điểm phát hiện sự tích tụ khí (được xác lập bằng cách theo dõi nguyên nhân tích tụ khí) tới khi khí thoát hoàn toàn.
Cột 11 ghi các biện pháp phòng ngừa sự tích tụ khí với các chỉ dẫn về khối lượng, thời gian thực hiện các công việc và người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc đó.
Cột 12 do Quản đốc phân xưởng thông gió và Quản đốc khu vực nơi có sự xuất hiện tích tụ khí ghi.
5. Biểu 3 ghi các trường hợp phụt khí Mêtan theo thứ tự các lần chúng xuất hiện.
Đánh số thứ tự các lần phụt khí trong bản kế hoạch khai thác, vị trí phụt khí phải đánh dấu bằng vòng tròn màu đỏ theo số thứ tự và ghi ngày, tháng, năm.
Các thông số mỗi lần phụt khí phải được ghi không chậm hơn một ngày kể từ khi xảy ra phụt khí và đưa ra các biện pháp bổ sung để đo được các thông số mới tiếp theo.
Cột 4, ghi các vị trí thoát khí Mêtan: Từ các vỉa than, đất đá, nóc hoặc nền lò.
Cột 5 và 6 ghi kết quả thông số đo hàm lượng khí Mêtan và lưu lượng gió bổ sung mỗi lần xuất hiện mới cho từng ngày đo sau đó. Vì vậy phải đo đồng thời lưu lượng gió và hàm lượng khí Mêtan tại vị trí xác định trước.
Lưu lượng khí dưới tác động của sự phụt khí được xác định theo sự chênh lệch lưu lượng khí tại vị trí trước và sau điểm phụt khí. Để thực hiện được việc trên phải xác định trước các điểm đo đồng thời hàm lượng khí Mêtan và lưu lượng gió. Lưu lượng khí phụt ra được xác định theo độ chênh của sự thoát khí trong các lò trước lúc sảy ra phụt khí và khi có phụt khí. Trường hợp thứ nhất lưu lượng khí được lấy theo kết quả đo gần nhất theo kế hoạch, trường hợp thứ hai xác định các kết quả đo trực tiếp lưu lượng khí và hàm lượng khí Mêtan.
6. Biểu 4 ghi các trường hợp hàm lượng khí Cácboníc tăng cao trong các lò của mỏ không có khí nổ. Việc ghi chép được tiến hành không chậm sau 1 ngày tính từ thời điểm phát hiện trong lò có sự tăng cuả khí Cácboníc cùng với các biện pháp bổ sung để có được các thông số đo mới nhất.
Cột 5 ghi các kết đô lưu lượng không khí vào lò nơi có xuất hiện hàm lượng khí Cácboníc tăng cao. Các kết quả đo hàm lượng khí Cácboníc được ghi ở cột 6.
Biểu 1
Các kết quả đo hàm lượng khí Mêtan
Tên công trường
Ngày, tháng, năm
Tên lò | Các kết quả đo hàm lượng khí Mêtan, % | Số trường hợp hàm lượng Mêtan vượt giới hạn cho phép trong tháng | Chữ ký người ghi chép của công trường theo ca | Chữ ký của Phó Giám đốc kỹ thuật mỏ | Nhận xét | |||||||||
Ngày trong tháng | ||||||||||||||
1 | 2 | .... | 31 | |||||||||||
Ca | ||||||||||||||
I | II | III | I | II | III | ... | I | II | III | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2
Theo dõi sự tích tụ khí
Ngày và thời gian phát hiện tích tụ khí, giờ,phút | Tên vỉa, khu vẹc lò | Hàm lượng khí Mêtan tại vị trí tích tụ khí | Nguyên nhân tích tụ khí. Dạng tích tụ khí (công nghệ, sự cố) | Thời gian tích tụ khí kéo dài giờ, phút. | Sự tổn thất do sự tích tụ khí | Ghi chép của người chịu trách nhiệm | Các biện pháp phòng ngừa sự tích tụ khí | Chữ ký của Quản đốc công trường công nghệ và Thông gió. | Chữ ký của Giám đốc mỏ | |||
Vị trí đo | Hàm lượng cao nhất | Đào lò (m) | Khai thác (T) | Sử lý sự tích tụ khí | Theo dõi | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu3
Theo dõi sự phụt khí
Phụt khí lần thứ, Ngày, tháng phát hiện sự phụt khíCác công việc đang làm trong hầm lò trước lúc phụt khí Mêtan. | Các công nghệ ở vị trí và gần vị trí phụt khí bị phá huỷ. | Các phương pháp để sử lý sự phụt khí. | Chữ ký của Quản đốc phân xưởng công nghệ và Thông gió. | Chữ ký của Giám đốc mỏ |
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu4
Thống kê hàm lượng khí Oxit Các bon cao vượt giới hạn cho phép
Tên lò và vị trí phát hiện hàm lượng khí cao vượt giới hạn cho phép | Ngày và thời gian phát hiện hàm lượng khí cao vượt giới hạn cho phép | Thời gian tiến hành đo | Kết quả đo | Thời gian, trong đó phát hiện hàm lượng khí tăng cao | Sự xuất hiện hàm lượng khí tăng cao | Các biện pháp khắc phục sự tăng cao khí | Chữ ký của Quản đốc phân xưởng Thông gió và công nghệ | Chữ ký của Giám đốc mỏ | ||
Vị trí đo | Lưu lượng gió m3/phút | Hàm lượng khí | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
MỤC LỤC
Phần một: Hướng dẫn lập hộ chiếu đào, chống lò và khai thác trong các hầm lò than và diệp thạch
Phần hai: Hướng dẫn công tác thông gió trong các hầm lò than và diệp thạch
I. Hướng dẫn lập kế hoạch thông gió
II. Hướng dẫn đảo chiều gió và kiểm tra hoạt động của thiết bị đảo chiều gió của trạm quạt.
Phần ba: Hướng dẫn công tác kiểm soát khí trong các hầm lò than và diệp thạch
I. Hướng dẫn kiểm tra thành phần không khí mỏ, xác định độ thoát khí và xếp loại mỏ theo khí Mêtan.
II. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị tự động kiểm tra hàm lượng khí Mêtan.
III. Hướng dẫn các biện pháp làm giảm tích tụ khí, điều tra, thống kê và phòng ngừa tích tụ khí trong các lò.
Phần bốn: Hướng dẫn cung cấp điện và sử dụng thiết bị điện trong các hầm lò than và diệp thạch.
I. Hướng dẫn cung cấp điện và sử dụng thiết bị điện ở các mỏ than hầm lò nguy hiểm về phụt bất ngờ than đất đá và khí khi khai thác các vỉa dốc đứng.
II. Hướng dẫn cung cấp điện và sử dụng thiết bi điện trong các lò độc đạo được thông gió cục bộ ở mỏ có nguy hiểm về khí Mêtan.
III. Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện mỏ có cấu tạo thông thường và thiết bị điện thông dụng công nghiệp trong các hầm lò nguy hiểm về khí và bụi.
IV. Hướng dẫn xác định dòng điện ngắn mạch, chọn và kiểm nghiệm trị số dòng tác động bảo vệ cực đại trong các mạng điện áp đến 1140V.
V. Hướng dẫn lập, kiểm tra và đo điện trở tiếp đất trong các hầm lò than và diệp thạch.
VI. Hướng dẫn xem xét, kiểm tra và kiểm định thiết bị điện an toàn nổ sử dụng trong các mỏ hầm lò.
VII. Hướng dẫn về an toàn khi tiến hành công việc ở các thiết bị điện trong hầm lò than và diệp thạch.
VIII. Hướng dẫn kiểm tra bảo vệ dòng cực đại ở các thiết bị điện mỏ.
Phần năm: Hướng dẫn phòng chống cháy, quy định về sử dụng ngọn lửa trần trong các hầm lò than, diệp thạch và các công trình trên mặt bằng mỏ
I. Hướng dẫn phòng chống cháy trong các hầm lò than và diệp thạch.
II. Hướng dẫn thực hiện công việc có sử dụng ngọn lửa trần trong hầm lò và công trình trên mỏ.
Phần sáu: Hướng dẫn lập kế hoạch thủ tiêu sự cố trong các hầm lò than và diệp thạch
Phần bảy: Quy định mẫu các loại sổ sách ghi chép phục vụ công tác quản lý kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch
1. Sổ kiểm tra thiết bị trục tải mỏ
2. Sổ giao nhận ca trục tải mỏ
3. Sổ kiểm tra cáp và tiêu hao cáp
4. Sổ ghi tình trạng thiết bị điện và tiếp đất
5. Sổ theo dõi đám cháy và kiểm tra tình trạng các tường chắn cách ly
6. Sổ kiểm tra và ghi chép tình trạng của trạm bơm thoát nước mỏ
7. Sổ nhật lệnh
8. Sổ giao nhận ca
9. Sổ thông gió
10. Sổ kiểm tra quạt gió và kiểm tra đảo chiều gió
11. Sổ theo dõi hoạt động của trạm quạt gió
12. Sổ đo khí Mêtan và theo dõi tích tụ khí
13. Sổ kiểm tra giếng mỏ
14. Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn
15. Sổ thống kê xuất, nhập và bảo quản thiết bị hàn.
Quyết định 57/2001/QĐ-BCN hướng dẫn thực hiện Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN - 14.06.2000 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 57/2001/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2001
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2001
- Ngày hết hiệu lực: 05/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực