Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5628/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bản vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng Miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030”.
Điều 2: Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan thường trực và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện khu vực phía Bắc; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện khu vực phía Nam.
Điều 3: Kinh phí thực hiện Đề án được cấp từ nguồn Ngân sách Nhà nước, các nguồn kinh phí vận động tài trợ và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành; Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh và các bệnh viện tham gia Đề án; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁM CHỮA BỆNH RĂNG HÀM MẶT VÀ DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5628/QĐ-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe mỗi cá nhân, được chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) là quyền cơ bản của con người. Mọi người dân đều cần được CSSKRM phù hợp và chi phí hợp lý. Để tăng cường hiệu quả CSSKRM cần một số yếu tố: mạng lưới triển khai, nguồn lực, hành lang pháp lý, nhận thức, giáo dục sức khỏe răng miệng và tiếp cận dịch vụ.
Các vấn đề sức khỏe răng miệng của người dân có tác động đến nền kinh tế. Tại các nước phát triển (OECD), trung bình 5% tổng chi phí y tế có liên quan đến việc điều trị các bệnh răng miệng. Chi phí điều trị trực tiếp do các bệnh răng miệng trên toàn thế giới ước tính khoảng 298 tỷ USD hàng năm, tương ứng với mức trung bình 4,6% chi phí y tế toàn cầu. Chi phí gián tiếp do các bệnh răng miệng trên toàn thế giới lên tới 144 tỷ USD hàng năm, tương ứng với thiệt hại kinh tế nằm trong phạm vi của 10 nguyên nhân gây tử vong thường xuyên nhất trên toàn cầu.
Trước các tác động của sức khỏe răng miệng, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đầu tư cho các chương trình CSSKRM cộng đồng. Các chương trình này tác động đến các đối tượng trong xã hội, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ có thai, nhóm người dị tật… Các chương trình này thường được cấp kinh phí từ Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ khác.
Tại Việt Nam, trong những năm qua ngành Răng Hàm Mặt đã nỗ lực đạt được thành công nhất định trong công tác khám chữa bệnh và trong công tác dự phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, hướng tới sự hài lòng của nhân dân cũng như xóa bỏ sự bất công bằng về sức khỏe răng miệng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Răng Hàm Mặt vẫn cần phải khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém, bất cập hiện nay như: sự kết nối hệ thống công lập và ngoài công lập của các cơ sở y tế trong CSSKRM, chưa có hệ thống thu thập quản lý sử dụng dữ liệu sức khỏe và CSSKRM toàn dân số hóa thống nhất, cập nhật và áp dụng kỹ thuật mới trong phòng và điều trị bệnh răng miệng không đồng đều ở các tuyến và vùng miền, nguồn lực hạn chế về nhân lực và kinh phí đầu tư, chưa huy động được nguồn lực to lớn và bền vững là toàn xã hội tham gia vào công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng…
Về công tác phòng bệnh, chương trình Nha học đường là chương trình CSSKRM cộng đồng duy nhất còn thực hiện. Trong 10 năm gần đây, do thay đổi cơ chế quản lý, thiếu sự gắn kết với ngành Giáo dục, thiếu sự nhiệt tình của chính quyền địa phương và thiếu nguồn nhân lực được đào tạo để đáp ứng đúng theo Luật khám chữa bệnh, thiếu kinh phí thực hiện nên chương trình này nên chương trình ngày càng kém hiệu quả. Một số mô hình CSSKRM cộng đồng khác cũng được triển khai trước đây như Fluor hóa nguồn nước sinh hoạt, Fluor hóa muối ăn, chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” nhưng thiếu tính bền vững vì không thể đủ kinh phí và nhân lực cũng như không thúc đẩy được sự tham gia của cả hệ thống y tế và cộng đồng vào các hoạt động của mô hình.
Về tình hình bệnh răng miệng trong cộng đồng, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3 thực hiện năm 2015 cho thấy người Việt Nam có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao ở mọi lứa tuổi. Một số kết quả đáng lưu tâm như tỷ lệ sâu răng sữa ở nhóm tuổi 6-8 tuổi là rất cao (86,4%), trung bình mỗi trẻ em có 6,21 răng bị sâu; sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em xuất hiện sớm và có chiều hướng tăng theo thời gian. Trẻ em 6-8 tuổi đã có 20,9% sâu răng vĩnh viễn, lứa tuổi then chốt 6 tuổi: 85,6% sâu răng sữa, tuổi 12 và tuổi 17 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 44,8% và 35,2 tỷ lệ sâu răng người lớn ở tuổi 18-34 là 72,8%, tuổi từ 35-44 là 70,4%, tuổi trên 45 là 66,7%. Tỷ lệ mắc bệnh vùng quanh răng cũng ở mức cao như chảy máu lợi chiếm 54,5%; túi lợi nông chiếm 7,0%; túi lợi sâu là 3,9%. Tỷ lệ trẻ em bị lệch lạc răng cao chiếm trên 90,1%. Tỷ lệ người cao tuổi bị mất răng cao (chiếm 79,4%), trong đó tỷ lệ mất 1-8 răng (còn lại trên 20 răng còn chức năng) thấp chiếm 65,7%, tỷ lệ mắc bệnh quanh răng ở người trên 65 tuổi rất cao (chiếm 77,3%).
Về công tác điều trị, ngành răng hàm mặt Việt Nam đã làm chủ và thực hiện thường quy nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến, áp dụng các vật liệu và trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên nhiều người dân ở các vùng nông thôn, miền núi không được chăm sóc hay khó được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh và CSSKRM, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các bác sỹ răng hàm mặt chưa đồng đều, tại một số bệnh viện huyện không có bác sỹ răng hàm mặt. Việc quản lý các bệnh lý miệng và phẫu thuật miệng - hàm mặt như ung thư, chấn thương hàm mặt, dị dạng bẩm sinh vùng hàm mặt, tạo hình và thẩm mỹ vùng hàm mặt, bệnh lý khớp thái dương hàm, các biến dạng xương hàm… cũng gặp khó khăn do thiếu nhân lực và trang thiết bị phục vụ điều trị. Bên cạnh đó, sự thiếu gắn kết giữa các cơ sở khám bệnh chữa bệnh công lập và với các cơ sở ngoài công lập trong điều trị và CSSKRM cộng đồng đã làm giảm hiệu quả hoạt động.
Việc phát triển kỹ thuật cao, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh răng hàm mặt là định hướng quan trọng nhằm phát triển mũi nhọn cho các tuyến trung ương. Công nghệ 4.0 ngày nay được áp dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa và Răng Hàm Mặt trên thế giới như Trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên dữ liệu nha khoa/Răng Hàm Mặt, Rô-bốt phẫu thuật, công nghệ in 3D, phần mềm phẫu thuật ảo, các phần mềm lên kế hoạch điều trị với giao diện tương tác để cho người bệnh nhìn thấy trước kết quả phẫu thuật rất thuyết phục. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay mới tiếp cận được Công nghệ in 3D và một số phần mềm lập kế hoạch điều trị, phẫu thuật ảo và chưa được áp dụng rộng rãi, cơ sở nền tảng căn bản cho việc chuyển đổi số hóa trong công tác chăm sóc răng miệng nhân dân hiện chưa được xây dựng mặc dù đây là một trong những yêu cầu cấp thiết để đưa Việt Nam phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới đã được Chính phủ đề ra. Do đó, năng lực điều trị răng hàm mặt cần được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế cũng đã yêu cầu thúc đẩy phát triển chuyên ngành răng hàm mặt. Các bệnh viện răng hàm mặt cần tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, triển khai xây dựng hệ thống khám chữa bệnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám chữa bệnh; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nói chung và CSSKRM nói riêng.
Các bệnh viện cần tích cực, chủ động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là triển khai khám chữa bệnh từ xa để giúp người dân được thụ hưởng dịch vụ CSSKRM chất lượng cao của tuyến trung ương ngay tại cơ sở. Đặc biệt, cần chú trọng thực hiện chủ trương của Đảng để không ai bị bỏ lại phía sau, trong đó quan tâm trẻ em mắc dị tật vùng hàm mặt, đặc biệt trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, hướng tới mọi người dân đều được quản lý và CSSKRM.
Chính vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030” là nhiệm vụ hết sức cần thiết, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành Y tế, Giáo dục, Chính phủ, các Bộ, ban ngành mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, góp phần mang lại sức khỏe răng miệng tốt hơn cho thế hệ tương lai.
Một số từ ngữ trong Đề án này được hiểu như sau:
1. Bệnh răng miệng thường gặp: là các bệnh liên quan đến răng miệng, có tần suất mắc cao trong cộng đồng như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng…
2. Sức khỏe răng miệng: là tình trạng lành mạnh của các cấu trúc giải phẫu trong khoang miệng, răng, hàm mặt để thực hiện tốt các chức năng, thẩm mỹ.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Luật Khám bệnh, Chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
2. Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
3. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
4. Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam;
5. Quyết định số 4469/QĐ- BYT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
6. Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025.
Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo:
Sức khoẻ nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ răng miệng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
Phát triển ngành răng hàm mặt Việt Nam hiện đại, hội nhập, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dự phòng và sức khỏe răng miệng nhân dân.
1. Kiện toàn, phát triển hệ thống CSSKRM, gắn kết các cơ sở khám, chữa bệnh với nhà trường và các tổ chức xã hội.
2. Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng.
3. Xây dựng và chuẩn hóa quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt.
4. Phát triển năng lực khám, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh răng hàm mặt.
5. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng người Việt Nam.
Đề án được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
1. Phạm vi chuyên môn: Trọng tâm tại các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt tuyến Trung ương, các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa và chuyên khoa răng hàm mặt các tuyến, cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt ngoài công lập và các cơ sở đào tạo thực hành chuyên khoa.
2. Phạm vi cộng đồng: Trọng tâm tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, cơ sở đào tạo học sinh, sinh viên các cấp và chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội.
Phân kỳ thời gian triển khai Đề án như sau:
1. Giai đoạn 2021-2025: Triển khai các hoạt động đề án, ưu tiên kiện toàn hệ thống, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu, huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
2. Giai đoạn 2026-2030: Sơ kết đánh giá việc triển khai Đề án, tiếp tục duy trì mặt tích cực và các kết quả tốt của Đề án giai đoạn 2021-2025, tiếp tục huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
VI. MỘT SỐ CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG, TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
STT | Tên chỉ số | Kết quả sau 5 năm |
1. | Tổng số hoạt động truyền thông răng hàm mặt được triển khai (Chương trình Nha học đường, CSSKRM người cao tuổi, chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng) | 50 |
2. | Học sinh được tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng | Đạt 100% |
3. | Tổng số trường học tham gia hoạt động CSSKRM | Đạt 100% |
4. | Tổng số trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng cho học sinh đầu năm học theo quy định. | Đạt 85% |
5. | Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học. | Đạt 95% |
6. | Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học | Đạt 95% |
7. | Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi và CSSKRM | Đạt trên 90% |
8. | Tỷ lệ người dân khám răng miệng định kỳ | Đạt 10% |
9. | Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ CSSKRM | Đạt trên 80% |
10. | Số chương trình phối hợp giữa cơ sở điều trị răng hàm mặt với nhà trường được triển khai | 05 |
11. | Tổng số bệnh viện đa khoa có chuyên khoa răng hàm mặt (công lập và ngoài công lập) | 100 |
12. | Tổng số bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt (công lập và ngoài công lập) | 10 |
13. | Tổng kinh phí được đầu tư cho hoạt động liên quan răng hàm mặt | Trên 90 tỷ |
14. | Tổng số điều dưỡng, kỹ thuật viên răng hàm mặt được đào tạo | 5000 |
15. | Tổng số quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt được xây dựng và chuẩn hóa | 670 |
16. | Tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em dưới 6 tuổi, 6-8 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi: |
|
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi | Dưới 60% | |
-Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ 6 -8 tuổi | Dưới 80% | |
-Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi | Dưới 35% | |
-Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi | Dưới 30% | |
-Tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em | Dưới 40% | |
17. | Tỷ lệ bệnh răng miệng ở người trưởng thành theo các nhóm tuổi: |
|
-Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 18-34 | Dưới 63% | |
-Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 35-44 | Dưới 60% | |
-Tỷ lệ sâu răng độ tuổi > 45 | Dưới 60% | |
18. | Tỷ lệ răng người cao tuổi có ít nhất 20 răng còn chức năng (trên 60 tuổi) | Đạt 60% |
19. | Tỷ lệ người dân được khám và điều trị các bệnh răng miệng | 50% |
20. | Hệ thống thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng người Việt Nam được xây dựng | 01 |
21. | Tổng số cơ sở dữ liệu sức khỏe răng miệng | 04 |
22. | Các kỹ thuật mới, phương pháp mới điều trị răng hàm mặt được áp dụng | 25 |
23. | Tỷ lệ trung bình Bác sỹ Răng Hàm Mặt so với dân số | 1/10.000 dân |
24. | Giảm mức tiêu thụ đường trên đầu người | 12 kg/ năm |
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN VÀ GIẢI PHÁP
A. KIỆN TOÀN, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CSSKRM
1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án cấp Bộ Y tế
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án cấp Bộ Y tế, thành viên gồm lãnh đạo Bộ Y tế, các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ có liên quan, các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt tuyến trung ương, các trường đại học Y Dược có đào tạo răng hàm mặt.
2. Thành lập Ban triển khai Đề án cấp địa phương
Các tỉnh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập ban triển khai Đề án cấp địa phương. Thành phần gồm Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo và các ban ngành của địa phương có liên quan, bệnh viện và trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh răng hàm mặt chủ động xây dựng mạng lưới hợp tác với nhà trường và các tổ chức xã hội để phối hợp truyền thông, khám sàng lọc, CSSKRM.
- Xây dựng mạng lưới chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn giữa cơ sở công lập và ngoài công lập trong điều trị răng hàm mặt.
B. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG
1. Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh liên quan tới răng hàm mặt, đa dạng hóa các hình thức truyền thông và các kênh cung cấp thông tin.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông liên quan tới CSSKRM.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức, đơn vị có thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để lồng ghép nội dung CSSKRM trong các chương trình truyền thông.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ích lợi về chức năng, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống khi phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng - hàm mặt.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp và người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng - hàm mặt và lệch lạc răng - hàm.
- Tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc toàn diện khe hở môi vòm miệng ngay từ giai đoạn kết hôn, bà mẹ mang thai, sau khi sinh, phẫu thuật môi - vòm miệng, ngữ âm trị liệu, nắn chỉnh răng và các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương.
- Tuyên truyền về các yếu tố nguy cơ lệch lạc răng trẻ em, các phương pháp dự phòng và điều trị lệch lạc răng từ sớm.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho người cao tuổi.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho trẻ em.
2. Khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc
- Xây dựng quy trình khám sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt và tư vấn chăm sóc.
- Tập huấn chuyên môn, hướng dẫn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ sở.
- Phối hợp và huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp để triển khai khám sàng lọc tại cộng đồng, phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng - hàm mặt.
3. Duy trì, phát triển chương trình nha học đường và CSSKRM trẻ em
- Xây dựng và triển khai các văn bản cam kết phối hợp giữa cơ sở y tế với các cơ sở giáo dục - đào tạo về việc duy trì và phát triển chương trình Nha học đường.
- Huy động sự tham gia và hỗ trợ của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp cho chương trình nha học đường.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia xây dựng nội dung chương trình Nha học đường phù hợp tình hình mới.
- Tổ chức triển khai một số nội dung của chương trình Nha học đường như:
Xây dựng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non.
Mở lớp tập huấn cho cán bộ nha học đường cho 63 tỉnh/thành.
Hỗ trợ phòng nha học đường và trang thiết bị cho các phòng nha học đường tại trường học/trạm y tế tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ.
Mở mã đào tạo cử nhân điều dưỡng nha khoa nhằm tăng nguồn nhân lực CSSKRM cộng đồng.
Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, vị trí việc làm và phạm vi hành nghề cho cử nhân điều dưỡng nha khoa.
4. Xây dựng và triển khai chương trình CSSKRM người cao tuổi
- Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân xây dựng và triển khai chương trình CSSKRM người cao tuổi. Mục tiêu chính của chương trình là 60% người cao tuổi còn ít nhất 20 răng tự nhiên còn chức năng.
- Tổ chức triển khai một số nội dung chính của chương trình gồm:
Truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh răng miệng, cách tự chăm sóc các bệnh răng miệng;
Truyền thông, giáo dục sức khỏe chế độ ăn phù hợp và các thói quen không có lợi cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, có cồn, hút thuốc, chất ngọt…
Phân tích những lợi ích của khám răng miệng định kỳ, điều trị sớm các bệnh răng miệng;
Phục hình, phục hồi những răng mất chức năng và những răng đã mất.
C. XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HÓA CÁC QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN
Đề án sẽ thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện các danh mục kỹ thuật, quy trình chuyên môn và tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành răng hàm mặt theo hướng tiếp cận với xu hướng tiên tiến trên thế giới, gồm một số nội dung sau:
1. Xây dựng, hoàn thiện danh mục và định mức kinh tế kỹ thuật
- Xây dựng, hoàn thiện danh mục chẩn đoán theo mã ICD 10.
- Xây dựng, hoàn thiện danh mục các kỹ thuật răng hàm mặt.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong răng hàm mặt.
2. Xây dựng, hoàn thiện các quy trình chuyên môn
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật răng hàm mặt.
- Xây dựng bổ sung, hoàn thiện phác đồ điều trị răng hàm mặt.
- Xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy trình chăm sóc răng hàm mặt.
3. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng điều trị răng hàm mặt
- Xây dựng tiêu chí chất lượng chuyên khoa răng hàm mặt bổ sung trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.
- Xây dựng thí điểm tiêu chuẩn chất lượng đánh giá các kỹ thuật răng hàm mặt và thực hiện kiểm định lâm sàng cho một số kỹ thuật.
1. Đào tạo, tập huấn, phát triển năng lực khám, chữa bệnh
- Khảo sát tình trạng chuyên môn, kỹ thuật các tuyến.
- Tập huấn chuyên môn cho các tuyến về các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực chuyên sâu: Vi phẫu, Phẫu thuật chỉnh hình xương, Phục hình hàm mặt, Phục hình răng, Cấy ghép nha khoa, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Điều trị Nội nha dưới kính hiển vi...
2. Hợp tác quốc tế phát triển năng lực khám, chữa bệnh
- Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế đào tạo cho bác sỹ răng hàm mặt Việt Nam.
- Mở rộng liên kết, tăng cường hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia nước ngoài tập huấn, trình diễn kỹ thuật mới.
- Tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến mới, phương pháp mới, vật liệu mới trong điều trị răng hàm mặt.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến
- Phân công các bệnh viện tuyến trên phụ trách bệnh viện tuyến dưới theo từng địa bàn, khu vực.
- Luân phiên cán bộ, cử bác sỹ tuyến trên về tuyến dưới tập huấn, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật.
4. Tăng cường khám, chữa bệnh từ xa
- Huy động các nguồn lực đầu tư các phương tiện công nghệ thông tin và trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh từ xa.
- Xây dựng mạng lưới bác sỹ tuyến trên - tuyến dưới tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa.
- Thiết lập và duy trì giao ban, hội chẩn, khám, chữa bệnh từ xa định kỳ và đột xuất.
5. Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất
Huy động các nguồn lực nhà nước, nước ngoài, doanh nghiệp, tư nhân… đầu tư các trang thiết bị răng hàm mặt và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt.
E. ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin quốc gia về sức khỏe răng miệng
- Xây dựng và chuẩn hóa quy trình, biểu mẫu trong thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu số hóa về sức khỏe răng miệng người Việt Nam ở các lứa tuổi.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu số hóa về sức khỏe răng miệng.
- Xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu cho các tuyến.
- Phân công và cử bác sỹ học tập kinh nghiệm quốc tế về áp dụng trí tuệ nhân tạo trong trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng - hàm mặt.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng - hàm mặt.
I. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị.
2. Kinh phí đào tạo, tập huấn cho các bệnh viện tuyến trên, tuyến dưới.
3. Kinh phí thực hiện các chương trình răng hàm mặt theo nội dung Đề án.
4. Kinh phí triển khai Đề án tại tuyến trung ương, các tỉnh, bệnh viện và triển khai các hoạt động thực hiện theo mục tiêu Đề án.
Tổng kinh phí ước tính trong 10 năm triển khai Đề án: 91.470.000.000 đồng
(chi tiết trong phụ lục 1).
1. Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn ODA, nguồn đóng góp của các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Ngân sách Trung ương sẽ chi trả cho các hoạt động gắn với các nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Y tế giao cho các đơn vị.
3. Ngân sách địa phương sẽ đảm bảo kinh phí triển khai các nhiệm vụ do chính quyền địa phương phân công.
4. Các bệnh viện huy động nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị, nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Đề án.
5. Nhà trường và các cơ sở Giáo dục - Đào tạo huy động nguồn kinh phí từ tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các chương trình nha học đường.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:
a. Là đơn vị đầu mối thường trực giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án;
b. Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bệnh viện triển khai Đề án.
c. Làm đầu mối tổng hợp, tổ chức phê duyệt các tài liệu kỹ thuật chuyên môn, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến Đề án.
2. Cục Y tế Dự phòng:
a. Đầu mối, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động quản lý và truyền thông, nâng cao sức khỏe răng miệng tại cộng đồng.
b. Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các chương trình răng hàm mặt cộng đồng.
3. Cục Quản lý Môi trường y tế:
a. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động vệ sinh sức khỏe trường học, trong đó có chương trình nha học đường.
b. Phối hợp với các Vụ, Cục Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai các hoạt động CSSKRM.
4. Vụ Kế hoạch -Tài chính:
a. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổng hợp, bố trí kinh phí, hướng dẫn hoạt động tài chính của Đề án theo quy định của pháp luật.
5. Vụ Tổ chức cán bộ:
Chủ trì, phối hợp với các bệnh viện răng hàm mặt trung ương, các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách cho khoa răng hàm mặt, chương trình “Nha học đường” và các chương trình răng hàm mặt.
6. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế:
Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các bệnh viện để đáp ứng yêu cầu Đề án.
7. Vụ Hợp tác quốc tế:
Hỗ trợ, phối hợp với các bệnh viện răng hàm mặt trung ương xây dựng hoạt động hợp tác quốc tế trong việc hợp tác, đào tạo, tập huấn các kỹ thuật răng hàm mặt; cập nhật các kỹ thuật, phương pháp điều trị mới, ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, vật liệu mới và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, phát triển hệ thống răng hàm mặt quốc gia.
8. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng:
Phối hợp với Vụ, Cục Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung truyền thông và thi đua, khen thưởng của Đề án.
9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo:
a. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục, đào tạo chính quy liên quan đến Đề án.
b. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung mã ngành đào tạo các chức danh răng hàm mặt theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện hành và sửa đổi.
c. Chủ trì, phối hợp xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp và chuẩn chương trình đào tạo các chức danh răng hàm mặt.
10. Cục Công nghệ thông tin:
Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, các bệnh viện răng hàm mặt trung ương và các đơn vị liên quan chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống phần mềm thu thập, lưu trữ, quản lý, phân tích dữ liệu răng hàm mặt.
11. Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục & Đào tạo:
a. Phối hợp với các Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, các đơn vị y tế triển khai chương trình nha học đường.
b. Đầu mối xây dựng các chương trình CSSKRM học sinh, sinh viên và các hoạt động ngoại khóa.
c. Đầu mối xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, tiêu chí thúc đẩy công tác nha học đường tại các cơ sở giáo dục - đào tạo.
12. Hội người cao tuổi:
a. Phối hợp với Ban chỉ đạo, tuyên truyền giáo dục công tác CSSKRM người cao tuổi.
b. Đề xuất để mở rộng phạm vi thụ hưởng về Bảo hiểm Y tế một số dịch vụ kỹ thuật trước đây Bảo hiểm xã hội không thanh toán như: khám sức khỏe răng miệng định kỳ, phục hình răng, cấy ghép Implant nha khoa…
II. SỞ Y TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
a. Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và phối hợp với các ban ngành địa phương triển khai các nội dung Đề án.
b. Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ, huy động kinh phí và các nguồn nhân lực để triển khai Đề án.
c. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lồng ghép vào các chương trình của địa phương.
1. Các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt tuyến Trung ương:
a. Đầu mối xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng và phối hợp các đơn vị triển khai các hoạt động Đề án.
b. Đầu mối xây dựng các tài liệu kỹ thuật chuyên môn, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến Đề án.
c. Đầu mối theo dõi các hoạt động Đề án, báo cáo Ban chỉ đạo các vướng mắc, phát sinh sau khi triển khai và đề xuất giải pháp.
2. Các bệnh viện đa khoa có khoa răng hàm mặt và chuyên khoa tuyến tỉnh:
a. Tham gia các hoạt động Đề án, thực hiện theo phân công và chỉ đạo tuyến của các bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt tuyến trung ương.
b. Chủ động xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng tại địa phương và phối hợp với trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, các đơn vị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… triển khai các hoạt động Đề án.
3. Phân công địa bàn phụ trách:
a. Phân công cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội chỉ đạo triển khai Đề án trên phạm vi toàn quốc, và phụ trách địa bàn các tỉnh phía Bắc đến tỉnh Thừa Thiên - Huế.
b. Phân công cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh phối hợp triển khai Đề án trên phạm vi toàn quốc, và phụ trách địa bàn các tỉnh từ Đà Nẵng đến các tỉnh phía Nam.
Đề án được triển khai sẽ góp phần phát triển chuyên khoa răng hàm mặt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng hàm mặt tại cộng đồng; kiện toàn, hoàn thiện hệ thống tổ chức chuyên khoa răng hàm mặt từ trung ương tới địa phương, duy trì và phát triển các chương trình nha học đường, CSSKRM người cao tuổi…
Đề án sẽ huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở giáo dục, đào tạo, các tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, nhà tài trợ cùng tham gia chăm sóc sức khỏe răng hàm mặt, đồng thời sẽ huy động các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe răng hàm mặt. Các hoạt động của Đề án được triển khai sẽ giúp nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi của người dân trong CSSKRM, từ đó sẽ nâng cao sức khỏe răng miệng cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe và thể trạng của người dân Việt Nam. Đối với những người có nguy cơ hoặc mắc ung thư miệng hàm mặt sẽ được phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đề án sẽ thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển các kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động nguồn lực đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tăng cường hợp tác quốc tế, học tập và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh răng hàm mặt. Người bệnh được sử dụng các kỹ thuật hiện đại, có chất lượng cao ngay tại Việt Nam, giúp hạn chế việc người bệnh ra nước ngoài, đồng thời thu hút người nước ngoài điều trị tại Việt Nam, vừa rút ngắn thời gian và tiết kiệm kinh phí điều trị, đồng thời nâng cao sự hài lòng người bệnh. Người dân được thụ hưởng và tiếp cận dễ dàng các phương pháp bảo vệ, phòng ngừa và CSSKRM chất lượng cao nhờ ứng dụng kỹ thuật cao, vật liệu mới trong nha khoa.
Trên phạm vi quốc gia, Đề án được triển khai sẽ giúp xây dựng và vận hành được hệ thống thu thập, quản lý, sử dụng dữ liệu số hóa chuẩn quốc gia về tình trạng sức khỏe răng miệng và hệ thống CSSKRM toàn quốc. Việc này giúp cung cấp thông tin cho quản lý và xây dựng chính sách nâng cao chất lượng công tác điều trị và dự phòng CSSKRM nhân dân.
Dự trù kinh phí Đề án CSSKRM 2021-2030 giai đoạn 1 (2021-2023)
Năm 2021
STT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn |
1 | Xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí Khoa Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh 63 tỉnh thành: |
| Nguồn ngân sách nhà nước Viện trợ của các tổ chức và cá nhân hợp pháp |
- Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia xây dựng Bộ tiêu chí (100 người) | 150 | ||
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | 200 | ||
- Rà soát và lập kế hoạch triển khai tại các Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện 63 tỉnh/thành. - Triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng Tổng kết 1 năm | 200 | ||
2 | Mở mã đào tạo cử nhân điều dưỡng nha khoa nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho chuyên ngành |
| |
- Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia về nhu cầu và hiệu quả của việc mở mã ngành đào tạo cử nhân điều dưỡng nha khoa phục vụ cho công tác dự phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng. | 150 | ||
- Xây dựng hồ sơ mở mã đào tạo cử nhân điều dưỡng nha khoa trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt - Triển khai đào tạo và cấp bằng cho cử nhân điều dưỡng nha khoa (do cơ sở Đào tạo thực hiện) | 50 | ||
3 | Xây dựng vị trí việc làm và phạm vi hành nghề cho cử nhân điều dưỡng nha khoa (do Vụ Tổ chức Bộ Y tế thực hiện) |
|
|
4 | Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng- hàm mặt. |
| |
- Khảo sát tình trạng chuyên môn, kỹ thuật các tuyến (khảo sát ở 08 tỉnh/thành x 30 triệu/lần) | 240 | ||
- Tập huấn chuyên môn cho các tuyến về các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực chuyên sâu: vi phẫu, Phẫu thuật chỉnh hình xương, Phục hình hàm mặt, Phục hình răng, điều trị sử dụng Laser. (tập huấn 02 lớp/năm (01 lớp phía Bắc, 01 lớp phía Nam): 100 triệu/lớp x 2 lớp) | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị thực hiện các kỹ thuật cao cho Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tuyến tỉnh. (Danh mục TTB do các đơn vị tuyến dưới đề xuất, phù hợp với tình hình thực tế) | 2000 | ||
5 | Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng- hàm mặt đặc biệt là khe hở môi- vòm miệng và lệch lạc răng- hàm | 1000 | |
- Tổ chức chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các chuyên gia với cộng đồng. - Lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình, mạng xã hội… |
| ||
6 | Xây dựng quy trình và ứng dụng triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt |
| |
- Khảo sát đánh giá tình trạng các tổn thương ung thư vùng miệng - hàm mặt (01 đợt khảo sát phía Bắc, 01 đợt khảo sát phía Nam) | 200 | ||
- Xây dựng quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt. | 100 | ||
- Tập huấn chuyên môn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ sở: 100.000 triệu/lớp x 02 lớp | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị cho các tuyến cơ sở đảm bảo triển khai tốt quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt. | 1000 | ||
7 | Xây dựng nội dung và triển khai chương trình NHĐ phù hợp với điều kiện mới tại 63 tỉnh/thành trong cả nước. |
|
|
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia xây dựng nội dung chương trình NHĐ phù hợp tình hình mới. | 150 | ||
- Xây dựng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non. | 500 | ||
- Mở lớp tập huấn cán bộ NHĐ cho 63 tỉnh/thành | 200 | ||
- Hỗ trợ phòng NHĐ và trang thiết bị cho các phòng NHĐ tại trường học/trạm y tế tại 63 tỉnh/thành. | 1000 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
8 | Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc SKRM |
|
|
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức và dự phòng các bệnh răng miệng với nhiều hình thức. | 500 | ||
9 | Xây dựng và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng Người cao tuổi nhằm đạt 60% người trên 60 tuổi có 20 răng còn chức năng và có nhu cầu phục hình răng. |
|
|
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về việc xác định nhu cầu và xây dựng nội dung chương trình. | 150 | ||
- Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình | 300 | ||
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình (03 đợt/năm) - Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
10 | Xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu số hóa chuẩn quốc gia về sức khỏe răng miệng Việt Nam | 500 |
|
11 | Tổng kết đánh giá hiệu quả đề án năm 2021 | 200 |
|
Tổng | 9.590 |
| |
Bằng chữ: Chín tỷ năm trăm chín mươi triệu đồng./ |
Năm 2022
STT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn |
1 | Triển khai Bộ tiêu chí Khoa Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh 63 tỉnh thành: |
| Nguồn ngân sách nhà nước Viện trợ của các tổ chức và cá nhân hợp pháp |
- Khảo sát việc triển khai tại các Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện 63 tỉnh/thành. | 200 | ||
- Triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng Tổng kết 1 năm | 200 | ||
2 | - Triển khai đào tạo và cấp bằng cho cử nhân điều dưỡng nha khoa (do cơ sở Đào tạo thực hiện) |
|
|
3 | Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng- hàm mặt. |
|
|
- Khảo sát tình trạng chuyên môn, kỹ thuật các tuyến (khảo sát ở 08 tỉnh/thành x 30 triệu/lần) | 240 | ||
- Tập huấn chuyên môn cho các tuyến về các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực chuyên sâu: vi phẫu, Phẫu thuật chỉnh hình xương, Phục hình hàm mặt, Phục hình răng, điều trị sử dụng Laser. (tập huấn 02 lớp/năm (01 lớp phía Bắc, 01 lớp phía Nam): 100 triệu/lớp x 2 lớp) | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị thực hiện các kỹ thuật cao cho Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tuyến tỉnh. (Danh mục TTB do các đơn vị tuyến dưới đề xuất, phù hợp với tình hình thực tế) | 2000 | ||
4 | Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng- hàm mặt đặc biệt là khe hở môi- vòm miệng và lệch lạc răng- hàm | 1000 |
|
- Tổ chức chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các chuyên gia với cộng đồng. - Lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình, mạng xã hội… |
| ||
5 | Ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt |
|
|
- Khảo sát đánh giá tình trạng ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt (01 đợt khảo sát phía Bắc, 01 đợt khảo sát phía Nam) | 200 | ||
- Tập huấn chuyên môn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ sở: 100.000 triệu/lớp x 02 lớp | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị cho các tuyến cơ sở đảm bảo triển khai tốt quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt. | 1000 | ||
6 | Xây dựng nội dung và triển khai chương trình NHĐ phù hợp với điều kiện mới tại 63 tỉnh/thành trong cả nước. |
|
|
- Triển khai ứng dụng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non. | 1000 | ||
- Mở lớp tập huấn cán bộ NHĐ cho 63 tỉnh/thành | 500 | ||
- Hỗ trợ phòng NHĐ và trang thiết bị cho các phòng NHĐ tại trường học/trạm y tế tại 63 tỉnh/thành. | 1000 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
7 | Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc SKRM |
|
|
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức và dự phòng các bệnh răng miệng với nhiều hình thức. | 500 | ||
8 | Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng Người cao tuổi nhằm đạt 60% người trên 60 tuổi có 20 răng còn chức năng và có nhu cầu phục hình răng. |
|
|
- Tổ chức hội thảo đánh giá thực hiện nội dung chương trình. | 150 | ||
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình (03 đợt/năm) | 300 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
9 | - Đào tạo tập huấn thực hiện quy trình biểu mẫu chuẩn hoá quốc gia trong thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu về sức khỏe răng miệng thu được cho 2 BV Răng Hàm Mặt TW và 2 cơ sở đào tạo Răng Hàm Mặt Hà Nội và TPHCM | 400 |
|
- Xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu Big data về sức khỏe răng miệng tại Bộ Y tế và 2 bệnh viện đầu ngành Răng Hàm Mặt | 5000 | ||
10 | Tổng kết đánh giá hoạt động Đề án | 200 |
|
Tổng | 14.690 |
| |
Bằng chữ: Mười bốn tỷ sáu trăm chín mươi triệu đồng./ |
Năm 2023
STT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn |
1 | Triển khai Bộ tiêu chí Khoa Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh 63 tỉnh thành: |
| Nguồn ngân sách nhà nước Viện trợ của các tổ chức và cá nhân hợp pháp |
- Khảo sát việc triển khai tại các Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện 63 tỉnh/thành. | 200 | ||
- Triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng Tổng kết 1 năm | 200 | ||
2 | - Triển khai đào tạo và cấp bằng cho cử nhân điều dưỡng nha khoa (do cơ sở Đào tạo thực hiện) |
|
|
3 | Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng- hàm mặt. |
|
|
- Khảo sát tình trạng chuyên môn, kỹ thuật các tuyến (khảo sát ở 08 tỉnh/thành x 30 triệu/lần) | 240 | ||
- Tập huấn chuyên môn cho các tuyến về các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực chuyên sâu: vi phẫu, Phẫu thuật chỉnh hình xương, Phục hình hàm mặt, Phục hình răng, điều trị sử dụng Laser. (tập huấn 02 lớp/năm (01 lớp phía Bắc, 01 lớp phía Nam): 100 triệu/lớp x 2 lớp) | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị thực hiện các kỹ thuật cao cho Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tuyến tỉnh. (Danh mục TTB do các đơn vị tuyến dưới đề xuất, phù hợp với tình hình thực tế) | 2000 | ||
5 | Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng- hàm mặt đặc biệt là khe hở môi- vòm miệng và lệch lạc răng- hàm | 1000 |
|
- Tổ chức chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các chuyên gia với cộng đồng. - Lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình, mạng xã hội… |
| ||
6 | Ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt |
|
|
- Khảo sát đánh giá tình trạng ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt (01 đợt khảo sát phía Bắc, 01 đợt khảo sát phía Nam) | 200 | ||
- Tập huấn chuyên môn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ sở: 100.000 triệu/lớp x 02 lớp | 200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị cho các tuyến cơ sở đảm bảo triển khai tốt quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt | 1000 | ||
7 | Xây dựng nội dung và triển khai chương trình NHĐ phù hợp với điều kiện mới tại 63 tỉnh/thành trong cả nước. |
|
|
- Triển khai ứng dụng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non. | 1000 | ||
- Mở lớp tập huấn cán bộ NHĐ cho 63 tỉnh/thành | 500 | ||
- Hỗ trợ phòng NHĐ và trang thiết bị cho các phòng NHĐ tại trường học/trạm y tế tại 63 tỉnh/thành. | 1000 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
8 | Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc SKRM |
|
|
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức và dự phòng các bệnh răng miệng với nhiều hình thức. | 500 | ||
9 | Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng Người cao tuổi nhằm đạt 60% người trên 60 tuổi có 20 răng còn chức năng và có nhu cầu phục hình răng. |
|
|
- Tổ chức hội thảo đánh giá thực hiện nội dung chương trình. | 150 | ||
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình (03 đợt/năm) | 300 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | ||
10 | -Thí điểm vận hành thu thập, xử lý dữ liệu, sử dụng dữ liệu chuẩn về sức khỏe răng miệng tại 2 bệnh viện Trung ương Răng Hàm Mặt | 200 |
|
- Đào tạo, chuyển giao kĩ thuật và quy trình lưu trữ và quản lý sử dụng dữ liệu cho các cơ sở y tế các tuyến tỉnh /thành phố đủ điều kiện hạ tầng. | 1000 | ||
11 | Tổng kết đánh giá hiệu quả đề án sau 3 năm thực hiện | 200 |
|
Tổng | 10.490 |
| |
Bằng chữ: Mười tỷ bốn trăm chín mươi triệu đồng./ | |||
TỔNG KINH PHÍ 3 NĂM (1) | 34.770 |
| |
Bằng chữ: Ba mươi tư tỷ bảy trăm bảy mươi triệu đồng./ |
Năm 2024- 2029 (6 năm) và năm 2030
STT | Nội dung | Kinh phí | Tổng kinh phí 6 năm | Nguồn |
1 | Giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện Bộ tiêu chí Khoa Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh 63 tỉnh thành: |
|
| Nguồn ngân sách nhà nước Viện trợ của các tổ chức và cá nhân hợp pháp |
- Giám sát việc triển khai tại các Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện 63 tỉnh/thành. | 200 | 1200 | ||
- Đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng Tổng kết 1 năm | 200 | 1200 | ||
2 | - Triển khai đào tạo và cấp bằng cho cử nhân điều dưỡng nha khoa (do cơ sở Đào tạo thực hiện) |
|
| |
3 | Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, vật liệu mới và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý miệng- hàm mặt |
|
| |
- Khảo sát tình trạng chuyên môn, kỹ thuật các tuyến (khảo sát ở 08 tỉnh/thành x 30 triệu/lần) | 100 | 600 | ||
- Duy trì Tập huấn chuyên môn cho các tuyến về các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực chuyên sâu: vi phẫu, Phẫu thuật chỉnh hình xương, Phục hình hàm mặt, Phục hình răng, điều trị sử dụng Laser. (tập huấn 02 lớp/năm (01 lớp phía Bắc, 01 lớp phía Nam): 100 triệu/lớp x 2 lớp) | 200 | 1200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị thực hiện các kỹ thuật cao cho Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tuyến tỉnh. (Danh mục TTB do các đơn vị tuyến dưới đề xuất, phù hợp với tình hình thực tế) | 1000 | 6000 | ||
5 | Duy trì các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng- hàm mặt đặc biệt là khe hở môi- vòm miệng và lệch lạc răng- hàm | 1000 | 6000 |
|
- Tổ chức chiến dịch truyền thông với sự tham gia của các chuyên gia với cộng đồng. - Lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản - Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình, mạng xã hội… |
|
| ||
6 | Ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt |
|
|
|
- Khảo sát đánh giá tình trạng ứng dụng qui trình trong triển khai sàng lọc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vùng miệng-hàm mặt (01 đợt khảo sát phía Bắc, 01 đợt khảo sát phía Nam) | 200 | 1200 | ||
- Tập huấn chuyên môn triển khai quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt tại các tuyến cơ sở: 100.000 triệu/lớp x 02 lớp | 200 | 1200 | ||
- Hỗ trợ trang thiết bị cho các tuyến cơ sở đảm bảo triển khai tốt quy trình sàng lọc các tổn thương sớm ung thư vùng miệng - hàm mặt. | 500 | 3000 | ||
7 | Tiếp tục duy trì và điều chỉnh các nội dung chương trình NHĐ phù hợp với điều kiện mới tại 63 tỉnh/thành trong cả nước. |
|
|
|
- Ứng dụng bộ giáo cụ truyền thông trực quan cho đối tượng trẻ mầm non. | 500 | 3000 | ||
- Mở lớp tập huấn cán bộ NHĐ cho 63 tỉnh/thành | 500 | 3000 | ||
- Hỗ trợ phòng NHĐ và trang thiết bị cho các phòng NHĐ tại trường học/trạm y tế tại 63 tỉnh/thành. | 1000 | 6000 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | 1200 | ||
8 | Duy trì và đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc SKRM |
|
|
|
- Duy trì các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức và dự phòng các bệnh răng miệng với nhiều hình thức. | 500 | 3000 | ||
9 | Giám sát và đánh giá hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng Người cao tuổi nhằm đạt 60% người trên 60 tuổi có 20 răng còn chức năng và có nhu cầu phục hình răng. |
|
|
|
- Tổ chức hội thảo đánh giá thực hiện nội dung chương trình. | 150 | 900 | ||
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình (03 đợt/năm) | 300 | 1800 | ||
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình định kỳ. | 200 | 1200 | ||
10 | Đào tạo, chuyển giao kĩ thuật và quy trình lưu trữ và quản lý sử dụng dữ liệu cho các cơ sở y tế các tuyến xã và huyện thị. | 10.000 | 10.000 |
|
11 | Tổng kết đánh giá hiệu quả đề án sau 10 năm thực hiện |
| 5000 |
|
TỔNG KINH PHÍ 7 NĂM (2) | 56.700 |
| ||
Bằng chữ: Năm mươi sáu tỷ bảy trăm triệu đồng./ | ||||
TỔNG KINH PHÍ 10 NĂM (1 2) | 91.470 |
| ||
Bằng chữ: Chín mươi mốt tỷ bốn trăm bảy mươi triệu đồng ./ |
- 1Quyết định 4276/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 6589/BYT-KCB năm 2021 thực hiện Công điện 1068/CĐ-TTg và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thường quy do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 7330/BYT-KCB năm 2021 về tăng cường quản lý người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 6914/BYT-BH năm 2022 về đôn đốc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 4202/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 1651/QĐ-BYT năm 2024 phê duyệt Đề án dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2024-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 2Quyết định 4276/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 1092/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 6589/BYT-KCB năm 2021 thực hiện Công điện 1068/CĐ-TTg và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thường quy do Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 7330/BYT-KCB năm 2021 về tăng cường quản lý người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 6914/BYT-BH năm 2022 về đôn đốc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành
- 11Quyết định 4202/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 1651/QĐ-BYT năm 2024 phê duyệt Đề án dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2024-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 5628/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt và dự phòng bệnh Răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5628/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra