- 1Luật Quy hoạch 2017
- 2Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 58/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 560/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 31 tháng 03 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2023, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Công văn số 9174/BKHDT-ĐTNN ngày 16/12/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tờ trình số ngày 23/3/2023, thẩm định dự toán của Sở chính tại Công văn 482/STC-HCSN ngày 21/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023, tỉnh Điện Biên.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 560/QĐ-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh Điện Biên)
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022
- Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế và triển khai những định hướng trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2022 UBND tỉnh Điện Biên đã thực hiện đánh giá kết quả thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Điện Biên năm 2021, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 303/KH-UBND ngày 28/01/2022 về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 trong đó đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, phân công cụ thể đến từng cơ quan đơn vị trong tỉnh để thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.
- Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với nhiều ca bệnh mới trong cộng đồng, đã ảnh hưởng đến đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng, vận tải, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, tài chính tín dụng,.... Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện "mục tiêu kép" và chế độ "bình thường mới" vừa phòng chống, kiểm soát tốt dịch Covid-19, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, thực hiện tốt các nhiệm vụ chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng là người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nên kết quả tăng trưởng kinh tế vẫn đạt khá (6,74%).Trong 06 tháng cuối năm 2022, kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 6 tháng đầu năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) cả năm 2022 (theo giá so sánh) đạt 13.963,91 tỷ đồng, tăng 10,19% so với năm 2021.
- Trong năm 2022, đã có nhiều nhà đầu tư tư nhân lớn, có uy tín đã đến khảo sát và đăng ký đầu tư nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh; một số dự án hoàn thiện thủ tục được cấp chứng nhận đầu tư để triển khai thực hiện
- UBND tỉnh đã thường xuyên tổ chức gặp mặt, duy trì các kênh thông tin giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư để kịp thời nắm bắt giải quyết các vướng mắc khó khăn. Tổ chức các cuộc gặp mặt định kỳ và thông báo kết quả giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh các kỳ trước, chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh. Đến nay, cơ bản những khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết, một số nội dung vượt thẩm quyền của UBND tỉnh đã được tổng hợp, báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương xem xét. Bên cạnh đó, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tiếp nhận thông tin, phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau (thông qua đường dây nóng của tỉnh; mục hỏi đáp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh,...) để ghi nhận, giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Về công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp; UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy trình lập và thẩm định các dự án đầu tư.
- Về công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút đầu tư: Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí Trung ương và chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên thực hiện hoạt động tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, thế mạnh và chủ trương, chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư như: Phối hợp với tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện Chương trình tuyên truyền với chủ đề "Điện Biên: Kiến tạo môi trường Đầu tư và Phát triển kinh tế", phối hợp với tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương với chuyên đề:" Tỉnh Điện Biên: Tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá trong bối cảnh và điều kiện mới", Báo Điện Biên Phủ, Truyền hình Điện Biên,... thực hiện nhiều tin bài về quảng bá, xúc tiến đầu tư.
2. Một số kết quả về thu hút đầu tư
- Môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều thay đổi và được cải thiện theo chiều hướng tích cực, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu đã tạo được sự tín nhiệm và sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư lớn trong cả nước. Đặc biệt trong năm 2022, tỉnh đã tích cực kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư và đã đón nhận khoảng gần 30 nhà đầu tư, tập đoàn, công ty lớn hàng đầu đất nước đến tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu, ký thỏa thuận hợp tác đầu tư như: Tập đoàn Sun Group; Vingroup; Hải Phát; Liên danh Công ty Đèo cả - Văn phú - Phú Mỹ - Thành Lợi; Công ty Cổ phần đầu tư Văn phú - Inves; Công ty cổ phần ONew; Tập đoàn TH,... UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong giới thiệu vị trí, địa điểm đầu tư và tiến hành lập quy hoạch chi tiết, lập đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án có tiềm năng, triển vọng, xây dựng được mối quan hệ tin cậy, được các nhà đầu tư đề xuất khảo sát, nghiên cứu các dự án cụ thể, mở ra bức tranh tươi sáng về đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.
- Đặc biệt đầu tư về lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư trồng Mắc ca và trồng rừng sản xuất, từ năm 2018 đến nay đã cấp chủ trương đầu tư cho 12 dự án trồng cây mắc ca của 11 doanh nghiệp (Nhà đầu tư), với quy mô thực hiện trồng 83.815 ha tại các vùng, khu vực khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn.
- Triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm: Trong năm 2022, tỉnh Điện Biên đã khởi công, triển khai nhiều công trình, dự án trọng điểm của tỉnh như Nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên; Dự án Trung tâm Thương mại và Nhà ở Thương mại thành phố Điện Biên Phủ, đây là dự án đầu tiên do Tập đoàn Vingroup triển khai tại tỉnh Điện Biên; Dự án Chợ và Thương mại dịch vụ Mường Thanh do Công ty cổ phần thương mại và xây dựng NQT Quảng Ninh thực hiện; Ngoài ra tỉnh cũng đã triển khai một số dự án nhà ở, khu đô thị, phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu đối với một số dự án về phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các dự án đã tạo hiệu ứng lan toả sâu rộng, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Trong năm 2022, tỉnh Điện Biên đã triển khai và cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh, dự kiến có từ 12-18 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến từ 5.500 - 6.000 tỷ đồng. Kết quả thực hiện trong năm 2022, tỉnh đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 17 dự án về thủy điện, thương mại - dịch vụ, nông - lâm nghiệp, xây dựng khu dân cư với tổng số vốn đăng ký đầu tư 8.405,5 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước (năm 2021 là 19 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.759,7 tỷ đồng). Lũy kế có 195 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 43.159,44 tỷ đồng, trong đó: có 118 dự án hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 12.288,08 tỷ đồng; 77 dự án đang thực hiện đầu tư với tổng số vốn giải ngân là 3.847 tỷ đồng/30.871,36 tỷ đồng (bằng 12,5% số vốn đăng ký), đã kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ vì nguyên nhân chủ quan liên quan đến năng lực của Nhà đầu tư.
- Trong năm 2022, có 110 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng; 73 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh; giải thể tự nguyện 14 doanh nghiệp. Có 72 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký (thông báo) hoạt động trên địa bàn tỉnh; 10 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông báo tạm ngừng hoạt động; có 03 địa điểm kinh doanh và 01 chi nhánh giải thể tự nguyện. Lũy kế đến hết năm 2022 toàn tỉnh có 1.340 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 30.000 tỷ đồng và 565 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại địa phương.
- Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển, năm 2022 thành lập mới 37 hợp tác xã, đạt 168% so với kế hoạch, tổng số vốn điều lệ 94,57 ty đồng; có 19 HTX giải thể; toàn tỉnh hiện có 283 HTX với 9.491 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 789 tỷ đồng. Trong năm 2022 đã có 1.234 hộ kinh doanh đăng ký mới với tổng số vốn 175 tỷ đồng; lũy kế toàn tỉnh có 18.986 hộ kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 1.373 tỷ đồng.
- Điện Biên là tỉnh miền núi Biên giới, điều kiện về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật còn nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài ra việc kết nối giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh trong nước và Quốc tế có nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn, là những hạn chế để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư tại tỉnh.
- Trình tự, thủ tục thu hồi và giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tiếp cận các dịch vụ công, công tác giải phóng mặt bằng,... còn chậm.
- Công tác phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ nhà đầu tư của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh vẫn chưa chặt chẽ, kịp thời do vậy việc cung cấp các thông tin có liên quan đến nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát còn chậm; các quy hoạch vẫn còn tình trạng chồng chéo làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.
CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2023
I. Quan điểm, định hướng, mục tiêu
1. Quan điểm
- Bám sát chỉ đạo về định hướng tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị và các chương trình hành động của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050: Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030,...
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư chủ động, có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đa dạng hóa phương thức xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động xúc tiến và quản lý đầu tư; tăng cường hoạt động hỗ trợ đầu tư, nhất là đầu tư tại chỗ;
- Thu hút đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng để bổ sung nguồn lực, có tính chất quyết định đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, cần phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến năm 2030.
- Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Thu hút đầu tư phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, phát huy lợi thế sẵn có, đảm bảo phát triển bền vững; không thu hút đầu tư bằng mọi giá.
- Đồng hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; tập trung thu hút các nhà đầu tư lớn có tiềm lực vốn, công nghệ tiên tiến để tham gia đầu tư vào các lĩnh vực lợi thế của tỉnh.
- Đa dạng hóa hình thức xúc tiến đầu tư; tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động đối ngoại, hợp tác với các cơ quan, tổ chức ngoại giao, kinh tế, thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời lấy hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ làm trọng tâm để giữ chân các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh.
- Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải xây dựng trên cơ sở Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2023 thực hiện trên tinh thần định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải xác định về tính khả thi, phương thức, thời gian, kinh phí và tiến độ triển khai thực hiện.
2. Định hướng
- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh, gắn kết với các hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành Trung ương và của địa phương.
- Tăng cường công tác thông tin và truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh, chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh đến các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Chú trọng và tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước, tranh thủ tối đa sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình tài trợ do các tổ chức đại diện Quốc tế và các đại sứ quán, các sự kiện xúc tiến đầu tư (XTĐT) do Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tổ chức. Chú trọng công tác thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, các dự án đã và đang triển khai. Tiếp tục cải thiện các chỉ số thành phần có điểm thấp trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu đưa vị thứ xếp hạng PCI tỉnh vào nhóm khá trong bảng xếp hạng PCI cả nước.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành Nông - Lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, văn hóa - du lịch, cụm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, các khu du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - cộng đồng,... có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm đang triển khai trên địa bàn để sớm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung đầu tư phát triển theo hướng ưu tiên các lĩnh vực có thế mạnh như: Chế biến, nông - lâm nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa phục vụ cho nông nghiệp - nông thôn; hạ tầng khu đô thị và nhà ở; hạ tầng giao thông; sản xuất vật liệu xây dựng (ưu tiên cho sản xuất vật xây dựng không nung); rà soát, đánh giá, cân nhắc phát triển các dự án thủy điện, điện sinh khối, điện mặt trời, điện gió, thủy điện tích năng,... theo đúng quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế cửa khẩu, các cụm công nghiệp, công nghiệp dược phẩm và sản xuất dược liệu, hợp tác xã, làng nghề truyền thống tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.
- Đẩy mạnh xúc tiến, phục hồi dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhất là đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí ở nhiều phân khúc, gắn với khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú mới có quy mô và chất lượng cao.
- Xã hội hóa việc phát triển các trung tâm thương mại ở vùng thuận lợi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, chợ, cửa hàng,... ở vùng khó khăn, nơi chưa có điều kiện; phát triển mạnh thương mại điện tử. Chủ động mở rộng các mặt hàng và đa dạng hóa thị trường; đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại, dịch vụ; hình thành các chợ phiên tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng và hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác xúc tiến đầu tư và quản lý nhà nước đối với xúc tiến đầu tư; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu mở hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Đẩy mạnh các hoạt động về phát triển công nghệ. Tập trung ứng dụng và chuyển giao các công nghệ chủ chốt, tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của tỉnh vào các ngành, lĩnh vực như: công nghệ thông tin, công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ; bảo quản, chế biến nông sản, dược liệu và các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải xác định về tính khả thi, phương thức, thời gian, kinh phí và tiến độ triển khai thực hiện.
- Phối hợp có hiệu quả giữa chương trình xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại về thu hút đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thu hút đầu tư, tiến tới xã hội hóa công tác xúc tiến đầu tư.
- Phát huy vai trò và sự phối hợp của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các hoạt động giao lưu, kết nối, với các hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước qua tăng cường giới thiệu tiềm năng thế mạnh và cơ chế chính sách của tỉnh để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu đến đầu tư.
3. Mục tiêu
- Tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận tiện, thông thoáng, minh bạch và thân thiện cho nhà đầu tư đến tìm hiểu và kinh doanh. Nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo; nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.
- Tiến hành rà soát, lựa chọn các danh mục dự án chi tiết có trọng tâm, trọng điểm nhằm thu hút, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh tìm hiểu và đầu tư.
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để định hướng, lựa chọn và xây dựng các danh mục dự án chi tiết kêu gọi, thu hút đầu tư.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh Điện Biên tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Năm 2023 dự kiến thu hút các dự án đầu tư từ 10 đến 12 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư dự ước khoảng 5.000 - 6.000 tỷ đồng.
- Phấn đấu 100% các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ, không có dự án ảnh hưởng đến môi trường, an ninh và đều mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục chỉ đạo các ngành tiến hành rà soát, kiểm tra các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư; chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
II. Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Điện Biên năm 2023
Năm 2023 tỉnh Điện Biên dự kiến 08 hoạt động XTĐT như sau:
1. Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư (Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường; Tiếp đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư và địa điểm đầu tư tại tỉnh).
2. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư.
3. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư (Hội nghị gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh và các nhà đầu tư; Điều chỉnh Bộ chỉ số DDCI; Tổ chức đánh giá DDCI; Kinh phí phục vụ Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Điện Biên).
4. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư (Xây dựng vận hành Trang thông tin điện tử về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư). Nghiên cứu, triển khai kênh thông tin về xúc tiến, thu hút đầu tư trên các nền tảng Zalo Official.
5. Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư (Định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư). Đăng tải danh mục các dự án tiềm năng, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh bằng cả tiếng Việt và tiếng anh lên Cổng thông tin của tỉnh và Sở kế hoạch và Đầu tư cũng như một số nền tảng công nghệ thông tin khác.
6. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư (Thực hiện Chương trình "Điện Biên: Kiến tạo môi trường đầu tư, phát triển kinh tế" của năm 2022). Cung cấp mã QR-code truy cập đến trang thông tin điện tử các nội dung về thu hút đầu tư.
7. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư.
8. Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư (Tổ chức các đoàn Xúc tiến đầu tư trong nước).
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 thuộc dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các đơn vị (bổ sung khi có nhiệm vụ mới) và chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia (nếu có).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và các địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; đồng thời là cơ quan đầu mối theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, tổng hợp báo cáo định kỳ; tham mưu, đề xuất giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư tổ chức thực hiện cụ thể các hoạt động xúc tiến đầu tư theo chức năng và nhiệm vụ được tỉnh giao.
- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí các nguồn kinh phí theo đúng thời gian quy định, để triển khai các hoạt động của Chương trình.
4. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối với các Đại sứ quán các nước; các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các địa phương nước ngoài. Phối hợp đón tiếp các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đến thăm và làm việc với tỉnh Điện Biên.
5. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư của từng cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao tính chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ được giao trong nội dung Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023.
- Trong quá trình thực hiện công tác thu hút, quảng bá đầu tư cần đặc biệt lưu ý các nội dung chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 9174/BKHDT-ĐTNN ngày 16/12/2022, để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả. Chú trọng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư cho đầu tư phát triển, tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: Chế biến, nông - lâm nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa phục vụ cho nông nghiệp - nông thôn; khai thác và chế biến khoáng sản; hạ tầng khu đô thị và nhà ở; sản xuất vật liệu xây dựng (ưu tiên cho sản xuất vật xây dựng không nung); rà soát, đánh giá, cân nhắc phát triển các dự án thủy điện, điện sinh khối, điện mặt trời, điện gió, thủy điện tích năng,... theo đúng quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế cửa khẩu, các cụm công nghiệp, công nghiệp dược phẩm và sản xuất dược liệu, hợp tác xã, làng nghề truyền thống tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn,... Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, ít tác động đến môi trường sinh thái, hạn chế các dự án có quy mô nhỏ, lẻ sử dụng diện tích đất lớn và gây ô nhiễm môi trường, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư.
- Phối hợp cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư của toàn tỉnh gửi cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư để cung cấp thông tin, khảo sát thực địa và tiếp đón các nhà đầu tư.
- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện trong việc thực hiện và triển khai hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua bám sát, đôn đốc, hỗ trợ các dự án đầu tư, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; rà soát phát hiện các vấn đề bất cập và đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến quản lý các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả các kênh tiếp nhận thông tin nhà đầu tư; phân công đầu mối theo dõi, định kỳ tổng hợp và gửi thông tin thường xuyên về Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư (06 tháng đầu năm và cả năm) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 560/QĐ-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên hoạt động xúc tiến đầu tư | Loại hoạt động xúc tiến đầu tư | Thời gian tổ chức | Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện | Địa điểm tổ chức | Mục đích/Nội dung của hoạt động | Địa bàn/ tỉnh/ vùng kêu gọi đầu tư | Đơn vị phối hợp | Kinh phí (đồng) | |||
Trong nước | Nước ngoài | Tên đơn vị | Quốc tịch/Tỉnh, Thành phố | Ngân sách cấp | Khác (tài trợ), Vốn Xã hội hóa | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 | Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư | Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
| 619.200.000 | - |
1.1 | Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường | Năm 2023 | Trung tâm xúc tiến đầu tư | Trong nước |
| Thu thập thông tin, nghiên cứu, tổng hợp xây dựng các đề án, báo cáo; Tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu; Tổ chức các hội nghị, công bố kết quả, để phục vụ cho công tác XTĐT | Tỉnh Điện Biên | 10 đơn vị (Thuộc địa bàn UBND các huyện, Thị xã, Thành phố) | Trong tỉnh | 544.000.000 |
| |
1.2 | Tiếp đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu về môi trường đầu tư và địa điểm đầu tư tại tỉnh | Khi có nhà đầu tư | Trung tâm xúc tiến đầu tư | Tỉnh Điện Biên |
| Hỗ trợ nhà đầu tư, đẩy mạnh hợp tác và đề xuất dự án, lĩnh vực kêu gọi đầu tư | Tỉnh Điện Biên | Các Cơ quan và địa phương có liên quan | Trong và ngoài nước | 75.200.000 |
| |
2 | Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư | Thông tin và truyền thông trang Website Sở Kế hoạch & đầu tư | Thường xuyên | Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư | Tỉnh Điện Biên | Sở Thông tin và Truyền thông | Trong tỉnh | - |
|
3 | Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư | Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
| 829.960.000 |
|
3.1 | Hội nghị gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh và các nhà đầu tư | 1 năm/2 lần | Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho Nhà đầu tư | Tỉnh Điện Biên | HHDN; Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TX, TP | Trong tỉnh | 194.960.000 |
| |
3.2 | Tổ chức đánh giá DDCI | Năm 2023 | Trung tâm xúc tiến đầu tư | Tỉnh Điện Biên |
| Đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các Sở, ngành, địa phương | Tỉnh Điện Biên | MTTQ Việt nam, HH Doanh nghiệp tỉnh và các sở, ngành địa phương | Trong tỉnh | 635.000.000 |
| |
3.4 | Kinh phí phục vụ Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Điện Biên | Định kỳ | Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Giám sát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh | Tỉnh Điện Biên | Ban chỉ đạo PCI và Tổ giúp việc PCI | Trong tỉnh | - |
| |
4 | Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư | Xây dựng vận hành Trang thông tin điện tử về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư | Định kỳ | Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Tổng hợp, thu thập thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. | Tỉnh Điện Biên | Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thịm thành phố | Trong tỉnh | - |
|
5 | Định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư | Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư | Định kỳ | Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư, phục vụ kịp thời các hoạt động xúc tiến đầu tư | Tỉnh Điện Biên | Các ngành, địa phương, đơn vị liên quan | Trong tỉnh | - |
|
6 | Xây dựng ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư | Xây dựng ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
| 369.100.000 |
|
6.1 | Chi phí in ấn tài liệu "Giới thiệu Điện Biên, tiềm năng và cơ hội đầu tư" | Quý IV | Trung tâm xúc tiến đầu tư - Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Tài liệu, ấn phẩm "Giới thiệu danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên" | Tỉnh Điện Biên | Các ngành, địa phương, đơn vị liên quan | Trong tỉnh | 23.100.000 |
| |
6.2 | Thực hiện Chương trình "Điện Biên: Kiến tạo môi trường đầu tư, phát triển kinh tế" của năm 2023 | Hàng tháng hoặc quý theo nội dung tuyên truyền | Trung tâm xúc tiến đầu tư - Sở KHĐT | Tỉnh Điện Biên |
| Quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư trên Báo | Tỉnh Điện Biên | Các cơ quan thông tấn, báo chí, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp (VCCI); Sở Thông tin Truyền thông tỉnh, các ngành địa phương, đơn vị liên quan | Trong nước | 346.000.000 |
| |
7 | Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư | Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư | Quý II hoặc III | Trung tâm xúc tiến đầu tư | Tỉnh Điện Biên |
| Tập huấn nâng cao kiến thức về các luật mới ban hành và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật hiện hành | Tỉnh Điện Biên | Cán bộ các Trung tâm xúc tiến đầu tư và Cán bộ các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TX, TP làm công tác XTĐT | Trong tỉnh | - |
|
8 | Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư | Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
| 63.000.000 | - |
8.1 | Tổ chức các đoàn Xúc tiến đầu tư trong nước | 05 ngày | Trung tâm xúc tiến đầu tư | Trong nước |
| Học tập kinh nghiệm ở các tỉnh trong nước | Tỉnh Điện Biên | Sở KHĐT và các Sở, ngành liên quan | Trong nước | 63.000.000 |
| |
| Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.881.260.000 |
|
- 1Quyết định 208/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 70/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh năm 2023
- 3Quyết định 330/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 514/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2023
- 5Quyết định 49/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Đầu tư 2020
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 7Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 58/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Điện Biên
- 9Công văn 9174/BKHĐT-ĐTNN năm 2022 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10Quyết định 208/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 11Quyết định 70/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh năm 2023
- 12Quyết định 330/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Hà Giang
- 13Quyết định 514/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2023
- 14Quyết định 49/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024
Quyết định 560/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023, tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 560/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Thành Đô
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết