Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 556/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1910/QĐ-BNV ngày 25/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1023/QĐ-BNV ngày 20/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 556/QĐ-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm và quan hệ công tác của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ (sau đây gọi chung là Hội đồng).
Thành viên Hội đồng và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
2. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành Nội vụ theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ; chịu trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Thứ trưởng (kiêm Chủ tịch Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cơ quan Bộ).
1. Chủ trì các phiên họp của Hội đồng theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
2. Chỉ đạo công việc thường xuyên của Thường trực Hội đồng.
3. Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và phong trào thi đua của toàn ngành Nội vụ.
1. Lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
2. Đôn đốc các thành viên Hội đồng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công;
3. Chuẩn bị các nội dung và các văn bản báo cáo Hội đồng tại phiên họp.
4. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng việc đề xuất các danh hiệu, hình thức đề nghị khen thưởng của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng và khen thưởng bậc cao do các Hội đồng cơ sở đề nghị;
5. Chịu trách nhiệm xem xét hiệp y khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng;
6. Chỉ đạo công việc của cơ quan giúp việc của Hội đồng;
7. Dự toán kinh phí cho hoạt động công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, quản lý quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ theo quy định của pháp luật;
8. Trong trường hợp đột xuất và gấp, Thường trực Hội đồng quyết định một số công việc do Hội đồng ủy quyền được quy định tại Khoản 3, Điều 3 Quyết định số 1910/QĐ-BNV ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo Hội đồng các công việc giải quyết vào kỳ họp ngay sau đó.
Điều 6. Các ủy viên của Hội đồng
1. Các ủy viên là chủ tịch các Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ sở thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra phong trào thi đua thuộc đơn vị, lĩnh vực công tác mình phụ trách, báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng.
2. Tham dự, thảo luận và tham gia quyết nghị tại các cuộc họp của Hội đồng; thực hiện đầy đủ các chương trình công tác của Hội đồng.
1. Ghi chép biên bản các kỳ họp của Hội đồng.
2. Thực hiện nhiệm vụ là trưởng cơ quan giúp việc được quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 8. Cơ quan giúp việc cho Hội đồng
Phòng Thi đua, khen thưởng thuộc Văn phòng Bộ là cơ quan giúp việc cho Hội đồng có nhiệm vụ:
1. Giúp Thường trực Hội đồng lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.
2. Dự thảo nội dung các văn bản bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng được quy định tại Điều 2 Quy chế này.
3. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết cho các phiên họp của Hội đồng.
4. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ trong việc thẩm định hồ sơ, thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng bậc cao và các danh hiệu, hình thức thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng do các Hội đồng Thi đua cơ sở đề nghị theo quy trình, quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Hội đồng và chịu trách nhiệm báo cáo Thường trực Hội đồng về nội dung được triển khai tại các kỳ họp.
5. Giúp Thường trực Hội đồng xây dựng dự toán kinh phí cho hoạt động công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ theo đúng quy định của pháp luật.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Điều 9. Nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng
Việc bình xét thi đua, khen thưởng phải bảo đảm khách quan, trung thực, công khai, minh bạch và được thực hiện bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín (trong trường hợp đặc biệt), lấy theo kết quả từ cao xuống thấp và phải đạt tỷ lệ quy định.
Điều 10. Phiên họp thường kỳ của Hội đồng
1. Hội đồng họp định kỳ 3 tháng một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu của công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thường trực Hội đồng họp định kỳ 01 tháng một lần.
3. Các cuộc họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự trở lên mới được biểu quyết hoặc ra nghị quyết.
4. Tại các kỳ họp Hội đồng, cấp trưởng là thành viên vắng mặt phải cử cấp phó đi thay để đảm bảo tính liên tục và thẩm quyền quyết định những việc có liên quan đến đơn vị mình phụ trách; ý kiến của người đi họp thay được coi như ý kiến của thành viên vắng mặt và người đi họp thay được quyền biểu quyết các nội dung thảo luận của Hội đồng.
Điều 11. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản
1. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản, tài liệu, lấy ý kiến của từng thành viên, sau đó tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định.
2. Giấy mời, nội dung chương trình, các tài liệu liên quan đến cuộc họp của Hội đồng phải gửi tới các thành viên của Hội đồng chậm nhất trước 03 ngày diễn ra cuộc họp (trừ trường hợp đột xuất).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng có các mối quan hệ sau:
1. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Phối hợp với Hội đồng Thi đua, khen thưởng của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng đối với Hội đồng Thi đua, khen thưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
Điều 13. Công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng
Hội đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và ngành Nội vụ.
Hội đồng Thi đua, khen thưởng sử dụng con dấu của Bộ Nội vụ cho hoạt động của mình.
Quy chế này được phổ biến tới Hội đồng Thi đua, khen thưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có những điều chưa phù hợp, các thành viên Hội đồng, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ góp ý bằng văn bản gửi về cơ quan giúp việc Hội đồng để tổng hợp báo cáo Hội đồng, Thường trực Hội đồng trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét bổ sung, sửa đổi.
- 1Quyết định 2553/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 2866/BHXH-TĐKT năm 2013 thực hiện Quy chế Thi đua, Khen thưởng được sửa đổi bổ sung do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 66-QĐ/BDVTW năm 2011 về Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Dân vận do Trưởng Ban Dân vận Trung ương ban hành
- 4Quyết định 2826/QĐ-BKHCN năm 2014 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Quyết định 1910/QĐ-BNV năm 2011 kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ
- 5Quyết định 2553/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 2866/BHXH-TĐKT năm 2013 thực hiện Quy chế Thi đua, Khen thưởng được sửa đổi bổ sung do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 7Quyết định 66-QĐ/BDVTW năm 2011 về Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Dân vận do Trưởng Ban Dân vận Trung ương ban hành
- 8Quyết định 2826/QĐ-BKHCN năm 2014 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Quyết định 556/QĐ-BNV năm 2012 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ
- Số hiệu: 556/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2012
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Thái Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra