Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 93/TTr-STTTT ngày 08 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG THÔNG TIN BÁO CÁO TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Quy chế này quy định về nguyên tắc và trách nhiệm cung cấp thông tin, nhập số liệu, báo cáo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và chia sẻ dữ liệu của phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Hệ thống).
1. Các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là các ngành và địa phương); các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thực hiện Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 30/05/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND) và các chế độ báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trên Hệ thống.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia nhập số liệu, vận hành và sử dụng Hệ thống.
1. Bảo đảm cung cấp số liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các số liệu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất giữa các ngành về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
1. Cản trở hoặc ngăn cản trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu báo cáo.
2. Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu báo cáo.
3. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ thông tin của Hệ thống.
4. Sử dụng số liệu từ Hệ thống vào mục đích cá nhân mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ các dữ liệu đã được công khai trên Hệ thống.
5. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỰC HIỆN TRÊN HỆ THỐNG
Điều 5. Các loại chế độ báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo trên Hệ thống
1. Chế độ báo cáo và đối tượng thực hiện báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thuộc thẩm quyền giải quyết của các ngành, địa phương được giao tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2019/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của Bộ, ngành Trung ương. Bao gồm:
a) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các ngành, địa phương. Đối tượng thực hiện báo cáo là các ngành, địa phương và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
b) Báo cáo kết quả hoạt động sáng kiến của các ngành, địa phương. Đối tượng thực hiện báo cáo là các cơ sở xét công nhận sáng kiến của ngành, địa phương.
c) Báo cáo tình hình, kết quả đánh giá sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý Cao Phong. Đối tượng thực hiện báo cáo là Ban Kiểm soát Chỉ dẫn địa lý Cao Phong.
d) Báo cáo về tình hình quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì cầu đường giao thông nông thôn do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện.
đ) Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông do Sở Giao thông Vận tải thực hiện.
e) Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông xuân, triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa hè thu: Đối tượng thực hiện báo cáo là các Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
f) Báo cáo kết quả sản xuất vụ mùa hè thu, triển khai kế hoạch sản xuất đông xuân: Đối tượng thực hiện báo cáo là các Chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
g) Báo cáo hoạt động đối ngoại. Đối tượng thực hiện báo cáo là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Chế độ báo cáo phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đối với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. Đối tượng thực hiện báo cáo gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
Điều 6. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
1. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND.
2. Đối với việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ: Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Điều 7. Phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Việc cập nhật, tổng hợp thông tin, số liệu, duyệt và gửi, nhận báo cáo quy định tại Quy chế này thực hiện thông qua các chức năng của Hệ thống.
2. Đối với việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đối với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh: Các ngành, địa phương được giao cung cấp số liệu thực hiện cập nhật thông tin trên Hệ thống của tỉnh và sử dụng chức năng liên thông gửi báo cáo tới Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ.
3. Trường hợp Hệ thống có sự cố kỹ thuật dẫn tới không thể triển khai gửi, nhận báo cáo trong thời hạn quy định, việc gửi, nhận báo cáo được thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Yêu cầu đối với cơ quan gửi báo cáo
1. Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu.
2. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu trong trường hợp cơ quan nhận báo cáo trả lại trên Hệ thống.
Điều 9. Yêu cầu đối với cơ quan nhận báo cáo
1. Kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền.
2. Kịp thời trả lại và yêu cầu cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo không bảo đảm tính đầy đủ, chính xác.
Cơ quan gửi báo cáo thực hiện ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo, gói tin dữ liệu báo cáo trên Hệ thống theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý thông tin, báo cáo
Đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các ngành, địa phương và các báo cáo định kỳ khác được quy định tại Điều 6 Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND.
Điều 12. Khai thác thông tin, số liệu
1. Thông tin, số liệu trên Hệ thống được khai thác, sử dụng trong công tác thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện cung cấp, chia sẻ và công khai thông tin báo cáo theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin.
2. Đầu mối quản lý, lưu trữ, chia sẻ thông tin báo cáo đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, công khai thông tin dữ liệu một tháng/lần trên trang giao diện hiển thị (Dashboard) để phục vụ cho nhu cầu tra cứu thông tin của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG
Điều 13. Chức năng của Hệ thống
Hệ thống có các chức năng đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điều 17, 18 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, được vận hành, khai thác, duy trì hoạt động tại địa chỉ: https://thongtinbaocao.hoabinh.gov.vn, gồm các nhóm chức năng chính như sau:
1. Quản lý báo cáo điện tử theo quy định tại Quyết định số 12/2019/QĐ- UBND, bao gồm: Các biểu mẫu, đề cương báo cáo; danh sách báo cáo gửi đến; tổng hợp, phân tích dữ liệu; nhập liệu báo cáo; phê duyệt báo cáo; gửi báo cáo đến cơ quan tổng hợp; thống kê, báo cáo các chế độ báo cáo đã thực hiện.
2. Chức năng tổng hợp, gửi dữ liệu lên Hệ thống báo cáo quốc gia.
3. Quản lý danh mục gồm: Danh mục dùng chung; chuyên ngành; danh mục các chỉ tiêu phân bổ.
4. Chức năng quản trị gồm: Quản lý người dùng; phân quyền; cấu hình tổng hợp dữ liệu; nhật ký hệ thống; quản lý tham số hệ thống; thiết lập giao diện hiển thị (Dashboard).
5. Quản lý khai thác dữ liệu gồm: Biên tập, khai thác dữ liệu (trích, lọc, tổng hợp, trích xuất dữ liệu).
6. Hệ thống được kết nối, liên thống với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Hệ thống thông tin báo của các bộ, ngành Trung ương để phục vụ cho việc chia sẻ, đồng bộ, cung cấp dữ liệu theo quy định.
1. Sử dụng chức năng của Hệ thống để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ được giao theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Tổ chức cập nhật và khai thác các thông tin dữ liệu lưu trữ trên Hệ thống phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời điện tử hóa chế độ báo cáo định kỳ đã được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền quản lý, được giao thực hiện để cập nhật, bổ sung lên Hệ thống theo quy định.
4. Tổ chức quản lý tài khoản của người dùng và tài khoản quản trị Hệ thống do Sở Thông tin và Truyền thông cấp đảm bảo theo các quy định về an toàn, an ninh thông tin. Sử dụng tài khoản quản trị được cấp để phân quyền tham gia sử dụng Hệ thống cho các phòng, ban chuyên môn và cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
5. Thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông ngay sau khi phát hiện Hệ thống có sai sót, sự cố kỹ thuật dẫn tới ảnh hưởng hoạt động hoặc an ninh, an toàn thông tin của Hệ thống.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức quản lý, sử dụng Hệ thống theo các quy định tại Quy chế này.
2. Thực hiện cấp mới tài khoản người dùng, tài khoản quản trị cho các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng Hệ thống.
3. Nghiên cứu, đề xuất phương án nâng cấp kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển và sự hoạt động ổn định của Hệ thống.
4. Theo dõi, rà soát, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế này và tổng hợp kết quả triển khai sử dụng Hệ thống của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
5. Xây dựng kế hoạch, dự toán nguồn kinh phí để duy trì, quản lý, vận hành Hệ thống đảm bảo thường xuyên, liên tục, an toàn, an ninh thông tin.
Điều 16. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Phối hợp các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát chế độ báo cáo để sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và cung cấp các biểu mẫu báo cáo đã chuẩn hóa cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện điện tử hóa trên Hệ thống để tổ chức triển khai theo quy định.
2. Phối hợp với với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đối với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh lên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và đơn vị liên quan nghiên cứu, kiểm tra, đối soát, tổng hợp cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đối với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh lên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ theo thời gian quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo thực hiện nhiệm vụ của các ngành, địa phương. Việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo Quy chế này được coi là một trong các tiêu chí để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các ngành, địa phương.
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành Hệ thống
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành Hệ thống có nhiệm vụ:
1. Quản lý, vận hành Hệ thống đảm bảo hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật kết nối cho việc gửi dữ liệu từ Hệ thống của tỉnh lên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính Phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, ngành khác theo yêu cầu.
3. Định kỳ sao lưu dữ liệu không để mất dữ liệu khi sự cố xảy ra. Thường xuyên rà soát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về chính sách quản lý, vận hành đối với trang thiết bị máy chủ, phần mềm cài đặt của Hệ thống nhằm đảm bảo vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, an ninh thông tin.
4. Tạo lập quản trị Hệ thống cho các ngành, địa phương để quản lý tài khoản người dùng thuộc phạm vi quản lý.
5. Tổ chức tiếp nhận các yêu cầu và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, sử dụng Hệ thống; phối hợp với các các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống khi có yêu cầu.
6. Hàng năm dự trù kinh phí để vận hành, duy trì hoạt động của Hệ thống gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 20. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tham gia, sử dụng Hệ thống
1. Sử dụng Hệ thống trong thực hiện chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Quy chế này.
2. Quản lý tài khoản đã được cấp để thực hiện nhiệm vụ đúng quy trình, thời gian theo quy định; bảo mật thông tin tài khoản của cá nhân, thông tin của Hệ thống và thông tin của các tổ chức, cá nhân.
3. Máy tính của cán bộ, công chức, viên chức có tài khoản tham gia vào quy trình nghiệp vụ của cơ quan đơn vị trên hệ thống phải được trang bị phần mềm diệt virus bản quyền.
4. Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin của đơn vị có trách nhiệm đầu mối thông tin hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi tình hình sử dụng Hệ thống của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao; hướng dẫn cán bộ, công chức sử dụng Hệ thống tại đơn vị đảm bảo vận hành hiệu quả.
Điều 21. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của Hệ thống
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
- Phân loại, tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp độ an toàn, an ninh thông tin cho Hệ thống theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổ chức triển khai các giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý, vận hành đối với Hệ thống phù hợp với cấp độ an toàn, an ninh thông tin được phê duyệt.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của Hệ thống.
- Thường xuyên thông báo cho các cơ quan, đơn vị về phương thức, thủ đoạn mới của các loại tội phạm xâm phạm an toàn, an ninh thông tin để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
- Điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm an toàn, an ninh thông tin theo thẩm quyền.
3. Các ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 22. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dựa trên kết quả thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trên Hệ thống để đánh giá xếp hạng các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử. Trên cơ sở đó, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định.
2. Các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm các điều khoản trong Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo định kỳ được giao trên Hệ thống theo quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, phát sinh; đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Kế hoạch 4270/KH-UBND năm 2020 triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Trị
- 2Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế sử dụng, quản lý và khai thác Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 330/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2021 triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 48/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lào Cai
- 7Quyết định 1107/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 53/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đắk Lắk
- 9Quyết định 4267/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố Hà Nội
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Quyết định 628/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Luật tiếp cận thông tin 2016
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 8Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 9Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- 11Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 14Kế hoạch 4270/KH-UBND năm 2020 triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Trị
- 15Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế sử dụng, quản lý và khai thác Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Trị
- 16Quyết định 330/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 17Kế hoạch 335/KH-UBND năm 2021 triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lào Cai
- 18Quyết định 48/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Bình
- 19Quyết định 17/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lào Cai
- 20Quyết định 1107/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Vĩnh Long
- 21Quyết định 53/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đắk Lắk
- 22Quyết định 4267/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố Hà Nội
Quyết định 54/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 54/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra