Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 26 tháng 9 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 9 nhiệm kỳ 2004-2009 về việc hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2011;
Căn cứ văn bản số 1068/BNN-TL ngày 19/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đồng ý cho tỉnh Vĩnh Phúc làm thí điểm miễn thủy lợi phí;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính tại tờ Trình số 68/TTrLS-SNN&PTNT-TC ngày 12/7/2007, Báo cáo kết quả thẩm định số 64/BC-STP ngày 01/8/2007 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2221/2004/QĐ-UB ngày 30/6/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc miễn giảm thủy lợi phí cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC HỖ TRỢ THỦY LỢI PHÍ CHO SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 54/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho các hộ nông dân, cán bộ, công nhân viên thuộc các nông trường, trạm trại có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng nước tưới, tiêu cho sản xuất trồng lúa, rau màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn tỉnh.
Các đối tượng nói trên không phải đóng góp bất kỳ một khoản nào liên quan đến thủy lợi phí.
1. Diện tích tưới, tiêu có công trình thủy lợi phục vụ ổn định;
2. Diện tích chưa có công trình thủy lợi phục vụ hoặc phục vụ chưa ổn định được áp dụng như sau:
a) Các địa phương có diện tích không thể bố trí được công trình thủy lợi, UBND cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng các dự án thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng (kể cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội) trình UBND tỉnh phờ duyệt đầu tư, hỗ trợ và bố trí vào vốn XDCB hàng năm, hoàn thành trước năm 2009;
b) Diện tích có thể xây dựng được công trình thủy lợi và đã có công trình thủy lợi nhưng chưa ổn định về nguồn nước, Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT, Sở Tài chính và UBND cấp huyện rà soát, kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Nguồn vốn từ Trung ương và ngân sách tỉnh, được bố trí vào vốn XDCB hàng năm, hoàn thành trước năm 2009.
Điều 3. Phương thức, nguồn kinh phí và thời gian hỗ trợ
1. Phương thức hỗ trợ: Các đối tượng được quy định tại điều 1 được hỗ trợ 100% thủy lợi phí thông qua các Công ty khai thác công trình thủy lợi (Công ty KTCTTL), các nông trường, trạm, trại, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) dựng nước có quản lý khai thác công trình thủy lợi;
2. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn ngân sách tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm;
3. Thời gian hỗ trợ: Từ năm 2007 đến hết năm 2011.
Điều 4. Các hành vi nghiêm cấm
1. Khai tăng diện tích phục vụ tưới, tiêu hoặc thay đổi loại hình tưới, tiêu nhằm trục lợi;
2. Xâm phạm, gây hư hại các công trình thủy lợi;
3. Sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí không đúng quy định.
1. Diện tích tưới, tiêu thực tế được xác định như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản đồ tưới có xác nhận của UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Chi cục Thủy lợi và các Công ty KTCTTL;
- Diện tích thực tế gieo trồng thể hiện tại hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý phục vụ tưới, tiêu giữa đơn vị quản lý khai thác với các hộ dựng nước.
2. Loại hình tưới, tiêu được xác định:
- Tưới, tiêu đã được xác định trên bản đồ tưới;
- Tưới, tiêu thực tế thể hiện ở hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý giữa đơn vị quản lý khai thác với các hộ dựng nước.
Điều 6. Đơn giá, định mức hỗ trợ
1. Giá để tính thủy lợi phí thực hiện theo Quyết định 4892/2004/QĐ-UB ngày 23/12/2004 của UBND tỉnh “về việc quy định thu thủy lợi phí và tiền sử dụng nước từ các công trình thủy lợi trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, theo một giá thống nhất tính cho vùng đồng bằng và trung du.
2. Định mức cấp hỗ trợ thủy lợi phí.
a) Đối với cây lúa:
- Loại hình tưới chủ động được cấp 100% thủy lợi phí;
- Loại hình tưới bán chủ động được cấp 60% thủy lợi phí;
- Loại hình tưới tạo nguồn bằng trọng lực (hồ, đập) được tính 40% thủy lợi phí, bằng động lực (trạm bơm) được tính 50% thủy lợi phí, bằng biện pháp hỗn hợp được tính 45% thủy lợi phí; bơm nước từ nguồn được tạo đến mặt ruộng được tính 80% thủy lợi phí; trường hợp diện tích tưới phải bơm nhiều cấp thì tính toán theo tỷ lệ tương ứng hoặc dựa trên căn cứ chi phí thực tế; giao Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
b) Đối với cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày:
Được cấp 40% thủy lợi phí theo các loại hình quy định như cây lúa.
c) Đối với sản xuất vụ đông được tính 40% thủy lợi phí theo loại hình quy định như cây lúa chiêm.
3. Tiêu nước.
Trường hợp quản lý vận hành hệ thống tiêu vượt định mức sẽ được nhà nước cấp bù theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Các Công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại.
a) Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi từ đầu mối đến hết kênh cấp 2, hoặc từ đầu mối đến mặt ruộng đối với các công trình được các HTX bàn giao cho các Công ty KTCTTL quản lý;
b) Chịu trách nhiệm tính chính xác về diện tích và loại hình tưới, tiêu khi ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước;
c) Cấp nước đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các đối tượng sử dụng nước theo hợp đồng, có xác nhận về chất lượng tưới, tiêu của UBND cấp xã, cấp huyện.
Trường hợp cấp nước không đầy đủ hoặc không kịp thời làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị khấu trừ kinh phí cấp bù tương ứng với diện tích bị thiệt hại, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho các đơn vị, cá nhân sử dụng nước theo hợp đồng tưới, tiêu đã ký kết đầu vụ.
Trường hợp bất khả kháng do hạn hán, lũ lụt, thiên tai và các nguyên nhân khách quan khác có xác nhận của các đơn vị liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét để có biện pháp xử lý cụ thể;
d) Trích một phần kinh phí được cấp bù để sửa chữa, nâng cấp, duy tu và kiên cố hóa kênh mương loại 3 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giao Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
e) Sử dụng thủy lợi phí được cấp đúng mục đích và thanh quyết toán theo quy định.
2. Các HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi
a) Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi của địa phương đơn vị đang quản lý khai thác và các công trình từ kênh cấp 3 đến mặt ruộng khi ký kết hợp đồng với các Công ty KTCTTL;
b) Chịu trách nhiệm tính chính xác về diện tích và loại hình tưới, tiêu khi ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước;
c) Cấp nước đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các đối tượng sử dụng nước theo hợp đồng, có xác nhận về chất lượng tưới, tiêu của UBND cấp xã, trưởng thôn.
Trường hợp cấp nước không đầy đủ hoặc không kịp thời làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị khấu trừ kinh phí cấp bù tương ứng với diện tích bị thiệt hại, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nước theo hợp đồng tưới, tiêu đã ký kết đầu vụ.
Trường hợp do các nguyên nhân khách quan gây ra có xác nhận của các đơn vị liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét để có biện pháp xử lý cụ thể;
d) Sử dụng thủy lợi phí được cấp đúng mục đích và thanh quyết toán theo quy định; thủy lợi phí được cấp như sau:
- Được cấp 80% thủy lợi phí đối với trường hợp cấp nước từ nguồn được tạo đến mặt ruộng;
- Được cấp 100% thủy lợi phí đối với trường hợp cấp nước từ các công trỡnh đầu mối do địa phương quản lý khai thác đến mặt ruộng;
- Được chi trả từ 7% đến 10% thủy lợi phí qua ký kết hợp đồng từ các Công ty KTCTTL khi quản lý khai thác từ kênh cấp 3 đến mặt ruộng.
3. Tổ thủy nông
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và được trả công theo thỏa thuận.
b) Sử dụng thủy lợi phí được cấp đúng mục đích.
4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước vào trồng trọt
a) Có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với các đơn vị cung cấp nước;
b) Kê khai chính xác diện tích và loại hình tưới, tiêu;
c) Bảo vệ công trình thủy lợi, lấy nước kịp thời và sử dụng tiết kiệm nước;
d) Thông báo kịp thời những vướng mắc trong quản lý và sử dụng nước với UBND cấp xã để giải quyết.
Điều 8. Trình tự thủ tục cấp phát, thanh toán thủy lợi phí
1. Đối với các Công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại
a) Căn cứ diện tích, loại hình tưới, tiêu theo bản đồ và tình hình thực tế từng vụ, vào đầu vụ các Công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại tiến hành ký hợp đồng tưới, tiêu với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt, lập tờ trình UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh cấp tạm ứng 80% thủy lợi phí theo hợp đồng;
b) Cuối mỗi vụ, các Công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng tưới, tiêu từng vụ với các tổ chức cá nhân sử dụng nước, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã; kết thúc năm, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tiến hành thẩm định, quyết toán thủy lợi phí và trình UBND tỉnh cấp kinh phí còn lại.
2. Đối với các HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi
a) Căn cứ diện tích, loại hình tưới, tiêu theo bản đồ và tình hình thực tế từng vụ, vào đầu vụ, các HTX, THT tiến hành ký hợp đồng tưới, tiêu với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước; UBND cấp xã kiểm tra, lập tờ trình UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổng hợp trình UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh cấp tạm ứng 80% thủy lợi phí theo hợp đồng;
b) Cuối mỗi vụ, các HTX, THT tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, có xác nhận của trưởng thôn, Chủ tịch UBND cấp xã; kết thúc năm UBND cấp xã tổng hợp, kiểm tra, trình UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt quyết toán thủy lợi phí cả năm của từng xã, sau đó UBND cấp huyện tổng hợp trình UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính để cấp kinh phí còn lại.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành
1. Sở Nông nghiệp & PTNT:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm tính chính xác của diện tích và loại hình tưới, tiêu của các Công ty KTCTTL trên cơ sở bản đồ có xác nhận của UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Chi cục Thủy lợi và các Công ty KTCTTL;
b) Hướng dẫn các Công ty KTCTTL, các xã, HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi về diện tích và loại hình tưới, tiêu; về kỹ thuật quản lý khai thác công trình; các bước đảm bảo công bằng khi thực hiện chính sách hỗ trợ thủy lợi phí;
c) Chỉ đạo các Công ty KTCTTL tưới, tiêu đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ.
2. Sở Tài chính:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác kinh phí cấp cho các đơn vị và thất thoát thủy lợi phí; trình UBND tỉnh tạm ứng, thanh toán, quyết toán thủy lợi phí đúng thời gian quy định;
b) Hướng dẫn các Công ty KTCTTL, các xã, HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi về các thủ tục hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, tạm ứng, cấp phát, thanh quyết toán và sử dụng thủy lợi phí theo quy định.
c) Phối hợp với các cấp, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc sử dụng thủy lợi phí của các đơn vị.
3. UBND cấp huyện:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của diện tích và loại hình tưới, tiêu của các HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi cấp huyện;
b) Thẩm định, phê duyệt quyết toán thủy lợi phí của các HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi cấp huyện đúng thời gian quy định; chịu trách nhiệm về thất thoát thủy lợi phí của các đơn vị trên địa bàn;
c) Chỉ đạo các xã, HTX, THT có quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi cấp huyện quản lý thực hiện tưới, tiêu đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ;
d) Xác nhận chất lượng tưới, tiêu của các đơn vị trên địa bàn với các đối tượng sử dụng nước;
e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc sử dụng thủy lợi phí của các xã, HTX, THT và các cỏ nhõn quản lý khai thác công trình thủy lợi.
4. UBND cấp xã:
a) Không được tham gia quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi; chịu trách nhiệm về việc xác nhận diện tích và loại hình tưới, tiêu trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các trưởng thôn, các HTX,THT và các cá nhân quản lý khai thác công trình thực hiện hợp đồng tưới, tiêu đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ;
c) Giám sát, kiểm tra, xác nhận về chất lượng và thời vụ tưới, tiêu của các bên quản lý và sử dụng nước theo hợp đồng;
d) Giải quyết và xử lý những vướng mắc, tranh chấp, vi phạm hợp đồng giữa các Công ty KTCTTL, các HTX, THT, tổ thủy nông có quản lý khai thác công trình thủy lợi và các hộ sử dụng nước trên địa bàn.
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các tập thể, cỏ nhõn có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, phát hiện và kịp thời tố giác những hành vi gian lận liên quan đến diện tích, kinh phí cấp bù thủy lợi phí sẽ được khen thưởng theo quy định chung của nhà nước.
2. Các tập thể, cỏ nhõn thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, che giấu, khai khống diện tích, đảo hạng tưới, vi phạm các quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường.
Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cấp, các ngành báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT để xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 35/2010/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 35/2010/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 09/2007/NQ-HĐND về hỗ trợ 100% thuỷ lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007- 2011 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 9 ban hành
- 3Quyết định 4892/2004/QĐ-UB quy định thu thuỷ lợi phí và tiền sử dụng nước từ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 54/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/09/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra